BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76768)
(Xem: 63135)
(Xem: 40537)
(Xem: 32162)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ông Hồ Chí Minh từng bị ba cái “đói” hành hạ?

16 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 1595)
Ông Hồ Chí Minh từng bị ba cái “đói” hành hạ?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
11
Gần đây đọc những tờ báo chính thức của nhà nước CHXHCNVN, đã cho thấy có một sự kiện lịch sử cần được làm sáng tỏ: “ông Hồ Chí Minh từng bị ba cái đói hành hạ?” .

1)- Đói tình mẫu tử: của ông Hồ Chí Minh được mô tả trên trang web Biên Phòng, ngày 16/2/2010, bài báo với tựa đề: “Chuyện kể rằng, trước lúc Người đi xa”, những kỷ niệm cuối cùng lúc ông Hồ Chí Minh lâm chung.

Chị Oanh còn nhớ, sáng sớm 2-9, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thăm Bác. Bác hỏi: “Sáng nay các chú tổ chức đồng bào mít-tinh thế nào?” Một lần, Bác đang hỏi chuyện về vùng quê Yên Lạc, Vĩnh Phúc của chị thì đồng chí Vũ Kỳ đi vào. Là người giúp việc Bác từ những ngày đầu cách mạng, nên đồng chí Vũ Kỳ hiểu được tâm nguyện của Bác lúc này. Ông nói với chị Oanh: “Cô có biết hát thì hát Bác nghe?” Tuy chưa bao giờ hát đơn ca, chỉ thỉnh thoảng tham gia văn nghệ quần chúng ở đơn vị, nên chị Oanh có vẻ ngập ngừng. Thấy vậy đồng chí Vũ Kỳ động viên: “Cô cứ mạnh dạn lên”.

Chị Oanh thoáng nghĩ điều hạnh phúc được vào phục vụ Bác, giờ lại được hát cho Bác nghe, hạnh phúc càng được nhân lên. Chị mạnh dạn xin phép Bác hát bài: “Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác” của nhạc sỹ Đỗ Niệm. Hát xong, đồng chí Vũ Kỳ động viên: “Cô có thuộc bài dân ca nào thì hát tiếp đi nhé!...”. Lần này, mạnh dạn hơn, chị Oanh hát bài dân ca quan họ Bắc Ninh: “Người ơi, người ở đừng về”. Trong tâm trạng bùi ngùi, lo lắng trước sức khỏe của Người, chị Oanh chẳng thể hát trọn khúc dân ca, nhưng vẫn được Bác động viên, vỗ tay và bảo đồng chí Vũ Kỳ lấy bông hồng đang cắm trong lọ tặng chị. Được Bác tặng hoa, chị Oanh sung sướng và hạnh phúc vô cùng, cứ đứng ngây ra, ấp úng mãi mới nói được nên lời cảm ơn Bác...

Sau này, trong một lần nhạc sĩ Trần Hoàn được nghe đồng chí Vũ Kỳ kể câu chuyện về cô y tá hát dâng Bác khúc dân ca quan họ “Người ơi người ở đừng về”, tâm hồn người nghệ sĩ bỗng dâng trào cảm hứng sáng tác. Không lâu sau đó bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” ra đời với những cảm xúc thiết tha, lay động lòng người. (1)

Những xúc cảm của ông Hồ Chí Minh nói trên được trang blog Phạm Viết Đào diễn dịch như sau:

Sở dĩ có việc này là bởi xuất phát từ một hoàn cảnh bất hạnh, éo le riêng của Bác. Mẹ của Bác mất ở Huế năm 1901, lúc đó Bác mới 11 tuổi; khi mẹ mất, cậu bé Nguyễn Sinh Cung mới 11 tuổi phải nhờ bà con láng giềng lo hậu sự cho mẹ, vì lúc đó ông Nguyễn Sinh Sắc và ông Cả Khiêm phải ra Thanh Hóa coi thi. Đối với một cậu bé thì đây là một sự bất hạnh quá lớn. Chính cái bất hạnh, éo le của tuổi ấu thơ đó chắc chắn đã để lại dấu ấn đậm nét, đeo đẳng suốt cuộc đời của Bác (2)

Đối chiếu sự kiện này với tài liệu lịch sử cho thấy nghịch lý như sau:

Trong quyển sách “Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh”. Tác giả Trần Minh Siêu nhà xuất bản Nghệ An năm 2003 ghi rõ:

Ngày chủ nhật (27-10-1946), Nguyễn Thị Thanh đã ra tận Hà Nội để gặp gỡ, thăm hỏi em trai mình là Chủ tịch Hồ Chí Minh.Một tuần lễ sau, khi Nguyễn Thị Thanh trở về Kim Liên, thì ngày chủ nhật (03-11-1946) Nguyễn Sinh Khiêm lại ra Hà Nội gặp em trai mình....

Nhân đang vui vẻ, bác Khiêm có hỏi Bác Hồ: “Tôi muốn hỏi riêng chú, việc gia đình riêng của chú ra sao?” Bác Hồ thong thả trả lời: “Cảm ơn anh, em chưa bao giờ dám nghĩ đến việc này, đến nay đã tu, tu trót, qua thì, thì thôi”. Bác cười vui vẻ nói: “Mình không phải là người tu hành nhưng vì việc nước phải quên việc nhà”....

Bác Khiêm biết ý không hỏi thêm nữa và nói tiếp: “Chú có ý định lúc nào về thăm quê?”. Bác Hồ thong thả trả lời: “Về đến đây cũng là về đến nhà rồi, tình hình là công việc thế này chưa cho phép nghĩ tới, chắc việc đó còn lâu”. (3)

Mãi 11 năm sau, cũng là ngày chủ nhật (16-5-1957) ông Hồ mới trở về thăm quê lần đầu tiên.

Trong Tâm tình với tuổi trẻ về Hồ Chí Minh tác giả Bùi Tín cũng ghi nhận sự kiện trên:

Cũng có người nói thái độ không bình thường của ông (Hồ Chí Minh) đối với người anh cả Nguyễn Tất Khiêm và với bà Thanh chị ruột ông, cũng như với làng quê Kim Liên, khi ông về Hà Nội từ năm 1945 mà đến tận năm 1957 mới về thăm quê lần đầu! (4)

Một người đói tình mẫu tử từ lúc nhỏ xa quê hương mấy chục năm, tại sao lại không sốt sắng về thăm quê? Ông Hồ Chí Minh tiếc thương mẹ ruột, tại sao lại không hề tổ chức một lần cúng giỗ, hay thắp một nén nhang trên bàn thờ của người của mẹ ruột?

Như vậy chỉ có thể kết luận ông Hồ Chí Minh đói tình mẫu tử từ lúc nhỏ, nhưng không hề bị hành hạ bởi sự thiếu thốn tình mẫu tử này vào những ngày cuối cuộc đời để mong được nghe câu hát dân ca.

2)- Đói tình mẫu quốc: của ông Hồ Chí Minh được mô tả trong tờ báo Xuân Canh Dần, Quân Đội Nhân Dân ngày 25/01/2010 qua bài viết “Ba lần Bác cười trước lúc đi xa”:

Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người. (5)

Bài báo này đã xác nhận lại nguồn tin trước đây là sự thật, như sau:

Trong bài “Gặp nhà Hồ Chí Minh học ở Quảng Tây” ghi rõ:

“Những tháng cuối cùng của năm 1969, túc trực bên giường bệnh của ông Hồ là đoàn bác sĩ Trung Quốc, cùng bác sĩ Việt Nam.

Theo sách của Hoàng Tranh, một buổi chiều cuối tháng Tám, khi tỉnh lại, Hồ Chí Minh nói với các bác sĩ Trung Quốc: “Mong nghe ai hát một bài ca Trung Quốc.” Một y tá của bệnh viện Bắc Kinh hát, Hồ Chủ tịch nghe xong, mỉm cười, và “đấy là nụ cười chót” của ông trước khi hôn mê mải cho đến lúc qua đời. (6)

Tâm lý chung của con người vào cuối cuộc đời thường hồi tưởng lại nguồn gốc của mình, ông Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ, ông đã tưởng nhớ lại nguồn gốc mẫu quốc của mình là Trung Hoa chăng? Vì thế sự thiếu /đói tình mẫu quốc này đã hành hạ ông Hồ Chí Minh suốt những ngày cuối cuộc đời.


“Hồ Chí Minh sanh bình khảo”. Gốc người Khách Gia, Đài Loan?


Năm 2008, một cuốn sách “Hồ Chí Minh sanh bình khảo” do tác giả Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan đã chứng minh ông Hồ Chí Minh lả Hồ Tập Chương, thuộc cho dòng giống Khách Gia (Hakka) tại Đài Loan. Sự kiện này đã được phân tích và bình giải đầy đủ trong loạt bài nghiên cứu: “Vụ án buôn vua Việt Nam Hồ Chí Minh” (7) với nhiều nghi vấn Hồ Chí Minh có nguồn gốc không phải là người Việt Nam.

Đâu là sự thật, ông Hồ Chí Minh là ai? là người Tàu xa quê hương? hay là người Việt nam vọng ngoại vào những ngày tháng cuối cuộc đời qua động tác thèm nghe nhạc Tàu, viết chúc thư mong muốn đi gặp Mác Lê Nin. Một vấn đề lịch sử chưa được lý giải rõ ràng.

3)- Bị chết đói trong hai mươi năm

Theo bài báo Xuân nói trên cũng đã ghi rõ:

Sáng ngày 2-9-1969, trái tim Chủ tịch Hồ Chí Minh ngừng đập. Người đã vĩnh viễn đi xa. Chúng tôi không cầm được nỗi buồn, nước mắt tuôn trào. Đứng bên giường bệnh của Người, vô cùng buồn thương& và từ biệt Người (5)

Theo tài liệu Wikipedia

Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội,[68] hưởng thọ 79 tuổi. Ngày mất của ông ban đầu được Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam công bố là ngày 3 tháng 9, đến năm 1989 mới công bố lại là ngày 2 tháng 9. (8)

Tìm hiểu phong thục tập quán Việt Nam, thực hành những nghi lễ cho người mất như sau:

Sau khi thân nhân mất, gia đình cần làm những gì?


1. Lễ mộc dục: tắm gội cho người mất

2. Sau lễ mộc dục thời gian chưa nhập quan:

Đắp chăn hoặc chiếu, buông màn, đặt một chiếc ghế con phía trên đầu, trên đó đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng một đôi đũa trên bát cơm và thắp hương. Có địa phương còn có tục để thêm một con dao trên bụng, (có lẽ để trừ tà ma hay quỷ nhập tràng). (9)

Lễ cúng giỗ vào ngày nào?


Lễ cúng giỗ vào đúng ngày mất hay trước ngày mất một ngày? Có người cho rằng phải cúng vào ngày đang còn sống (tức là trước ngày mất), có người lại cho rằng “trẻ dôi ra, già rút lại”, vậy nên chết trẻ thì cúng giỗ đúng ngày chết, còn người già thì cúng trước một ngày. (10)

Như vậy sự thật đã rõ ràng, ông Hồ Chí Minh chết ngày 2/9 vì nhu cầu chính trị đảng Cộng sản Việt Nam cố tình ém nhẹm không cho cử hành tang lễ, đến ngày 3/9 mới tuyên bố ông Hồ Chí Minh mất. Điều này cho thấy ông Hồ Chí Minh đã không được cúng cơm vào lúc mới chết theo phong tục Việt Nam, với ý nghĩa là người chết được ăn no trước lúc đi xa. Sau đó lại bị mổ thây vứt bỏ ruột gan do nhu cầu ướp xác.

Hai mươi năm tiếp theo từ 1969 đến 1989, nhà nhà cúng giỗ (11) sai ngày như vậy theo tâm linh ông Hồ vẫn là con ma đói không chứng hưởng được vật phẩm cúng giỗ. Và cho đến nay đảng csvn chưa một lần lập trai đàn giải oan cho ông Hồ Chí Minh chết đói một cách oan ức. Một người mang nhiều nổi oan khiên không thể nào siêu thoát được.

Một câu hỏi không thể không đặt ra:

Đảng Cộng sản Việt Nam tôn vinh ông Hồ Chí Minh như là một người thầy, một người cha, một lãnh tụ kính yêu. Tại sao lại đối xử với Hồ Chí Minh rất tàn độc như một tội nhân thiên cổ đã trình bày trên?

Câu hỏi còn bỏ ngỏ, để cho những ai tôn vinh ông Hồ Chí Minh trả lời vậy.

Thiên Đức

Ghi chú:

1)- Chuyện kể rằng, trước lúc Người đi xa.

2)- Vương Tinh Minh - Ba lần Bác cười trước lúc đi xa...

3)- Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh.

Tác giả Trần Minh Siêu nhà xuất bản Nghệ An năm 2003

4)- Tâm tình với tuổi trẻ Hồ Chí Minh

5)- Ba lần Bác cười trước lúc đi xa

6)- Gặp nhà Hồ Chí Minh học ở Quảng Tây

7)- Vụ án buôn vua Việt Nam Hồ Chí Minh

8)- Tiểu sử Hồ Chí Minh

9)- 67- Sau khi thân nhân mất, gia đình cần làm những gì?

10)- 93. Lễ cúng giỗ vào ngày nào?

11)- Nhà nhà cúng giỗ Bác Hồ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn