BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73240)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Quốc Hội của cộng sản là cơ quan xấu hổ vô liêm sỉ nhất.

07 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 1035)
Quốc Hội của cộng sản là cơ quan xấu hổ vô liêm sỉ nhất.
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Đáng lẽ tới thời đại này, vào thế kỷ 21, còn sót ngoi ngóp 4 nước cộng sản, không nên, không cần thiết bày cái trò bầu cử quốc hội nữa.

Mỗi lần nghe nói Việt cộng tổ chức bầu quốc hội, một trò hề dân chúng quá nhàm chán, dân chúng cảm thấy khó chịu, muốn ói mửa vì công khai bị khinh khi, công khai bị bịp bợm,… tôi lại nhớ đến lần đầu tiên dân tộc Việt nam được đi bầu cử quốc hội năm 1946.

 Trước 1946, dân Việt nam thật sự chỉ được đi bầu cấp xã tức bầu Lý trưởng, tức xã trưởng. Phép vua thua lệ làng, dưới thời phong kiến, dưới thời Pháp cai trị, tuy vậy, tại xã làng, dân chúng được tự do đi bầu, chánh quyền cấp trên như huyện tỉnh không xen vào, không chi phối cuộc bầu cử ở làng xã, nên còn gọi là xã thôn tự trị.

Lý trưởng không có nhiệm kỳ, hoặc từ dịch, khi không muốn làm nữa, hoặc bãi dịch, khi làm điều gì sai trái bị dân tố cáo và quan trên không cho làm nữa. Và như vậy trong làng phải tổ chức bầu lý trưởng mới.

Ứng cử viên là người sinh quán tại làng đó, dân cư ngụ, tức sinh ở làng khác, không được ứng cử. Phải là người không có tiền án, phải biết chữ, tức biết chữ Nho và chữ quốc ngữ đủ đọc được các thông tri của thượng cấp, đủ đọc được các khế ruộng đất, và biết tính thuế để thu thuế ruộng đất và thuế thân. Mỗi công dân trên 18 tuổi phải đóng thuế gọi là thuế thân. Có được cái biên lai đóng thuế thân, tức là một công dân hợp pháp, được đi bầu lý trưởng.

 Xét cho cùng cuộc bầu cử Lý trưởng là cuộc bầu cử có tính chất dân chủ và đứng đắn nhất trong lịch sử Việt Nam, dù nó chỉ có dưới thời phong kiến và thời thực dân Pháp.

 Cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên của Việt Nam là một cuộc phổ thông đầu phiếu tổ chức vào tháng giêng năm 1946 dưới chánh quyền Hồ chí Minh.

Thoát được ách đô hộ của thực dân Pháp, thoát được ách Phát xít Nhật, Việt Nam hoàn toàn độc lập, toàn dân vui mừng tham gia cuộc bầu cử.

Tôi xin tường thuật lại cuộc bầu cử đầu tiên vào tháng giêng năm 1946, sau cuộc khởi nghĩa 4 tháng. Lúc đó tôi 13 tuổi. Trước ngày bầu cử cấp trên đưa xuống làng xã một danh sách dưới 100 người gọi là danh sách những người ứng cử vào quốc hội. Dân chúng được học tập về ý nghĩa và giá trị của cuộc bầu cử quốc hội. Đối với chúng tôi những người trong danh sách này hoàn toàn xa lạ, trừ ứng cử viên Võ đình Chư. Những người trong danh sách chưa có dịp nổi danh, chưa có dịp báo chí nhắc đến trước đó. Tôi theo cha tôi đi cổ động cho nhân vật Võ đình Chư. Ông này người làng chánh quán cha tôi, có bằng thành chung (bằng trung học), làm nhân viên hoả xa, tham gia trong vụ phá hoại đường xe lửa để giết toàn quyền Đông Dương người Pháp. Việc bại lộ, Võ đình Chư bị tù khổ sai chung thân đày Côn Đảo. Một người có học chống Pháp, lãnh án chung thân đày Côn Đảo, thì thành tích lớn quá, ngon lành quá, so với thành tích gần 100 ứng cử viên không có nhân vật nào hơn Võ đình Chư. Tỉnh Quảng Ngãi của chúng tôi được lấy 6 người đại diện dân chúng, nên Võ đình Chư chắc chắn đắc cử.

Trước ngày bầu cử 10 ngày, dân chúng lại được tin phải đi bầu cho 6 người đầu danh sách là Phạm văn Đồng, Nguyễn Trí, Hà văn Tính, Nguyễn Duân, Lê hồng Long, Phạm quang Lược. Để cho dễ nhớ, dân chúng chỉ cần học thuộc tên : Đồng Trí Tính Duân Long Lược.

Ngày bầu cử vui như ngày hội vì dân chúng nô nức mừng được đi chọn người đại biểu thay mình lo việc nước việc quốc gia đại sự. Bầu bằng cách dân chúng đến trước bàn có thư ký ngồi ở đó, nói cho họ biết : Đồng, Trí, Tính, Duân, Long, Lược. Người thư ký viết đủ tên họ 6 người vào miếng giấy, đưa cho người đi bầu đến thùng phỉếu bỏ vào, rồi vui vẻ ra về, lần đầu tiên nhờ cách mạng được đi bỏ phiếu.

Sau đó dân trong tỉnh mới biết Đồng là đứa con hư, hoang đàng của ông Cáo ( lời ông thừa Cáo, anh cả của ông Đồng ) ở Mộ đức, chống pháp bị tù côn đảo 3 năm, ông Trí ông Tín nhân viên lục lộ, ông Duân, nông dân cày ruộng, ông Long hốt thuốc Bắc ở chợ huyện, ông Lược thầy đồ già đói khổ…Sáu ông dân biểu này nhiệm kỳ mãi cho đến tắt thở, đến chết. Ông Đồng chính là thủ tưởng Phạm văn Đồng, có thành tích ký văn tự bán Trường Sa Hoàng Sa cho Tàu cộng, thủ tướng lâu năm nhất trong nhân loại, trên 50 năm làm thủ tướng.

 Qua cuộc bầu cử năm 1946 đó, tại Quảng Ngãi, chúng tôi thấy rõ dân chúng bị phỉnh gạt, thấy rõ tính chất lưu manh của chánh quyền Hồ chí Minh. Thì ra 6 người trúng cử đó là 6 đảng viên cộng sản trung kiên nhất, được đảng cộng sản bí mật lén lút chọn lựa trước. Tổ chức bầu cử năm 1946 là một trò bịp dân chúng, bịp với các nước ngoài, rằng Hồ chí Minh theo con đường dân chủ các nước văn minh, chứ không phải tên tay sai của đệ Tam quốc tế cộng sản Liên bang sô viết Nga. Tội nghiệp cho Hồ chí Minh, đảng viên cộng sản quốc tế mà chối bỏ không có bản lĩnh nhận mình là cộng sản, chối leo lẻo rằng ông ta là người theo thuyết dân tộc, không dính dáng gì với thứ cộng sản mà dân chúng Việt Nam không ưa thích. Đảng của ông là đảng Lao động chứ không phải đảng cộng sản, bọn phản động nước ngoài vu cáo cho ông, chứ ông không bao giờ làm cộng sản. Tư cách bản lĩnh của lãnh tụ vĩ đại Hồ chí Minh là vậy đó.

 Nhưng tại sao tôi bảo quốc hội của cộng sản là cơ quan xấu hổ nhất vô liêm sỉ nhất. ?


Xấu hổ, vì bảo đại diện cho dân, nhưng thật sự là chẳng những không đại diện, mà còn a tòng với bộ chánh trị làm hại dân chúng. Biết xấu hổ nhưng phải chường mặt ra để gặp dân chúng và nhiều lúc phải làm ngơ giả ngu giả điếc không nghe lời chưởi rủa của dân chúng. Từ ngày hoà bình, kinh tế phát triển, bộ chánh trị cướp bóc của dân chúng và trở thành những ông vua tham nhũng, trở thành những nhà tư bản đỏ không cần đầu tư không cần kinh doanh, quốc hội là nơi dung túng, hợp pháp hóa các việc phi pháp phi đạo đức của bộ chánh trị đảng cộng sản.

Thời gian gần đây, vụ Vinashin là một vụ ăn cướp tiền thuế của dân chúng tới 5 tỷ đô la Mỹ, bộ chánh trị cấm quốc hội bàn đến chuyện đó, và quốc hội ngoan ngoản vâng lời bộ chánh trị. Bộ chánh trị bảo không truy tố vụ cướp vĩ đại đó, quốc hội ngoan ngoản ngâm miệng vâng lời. Vụ khai quật bauxite là một vụ làm ăn lớn giữa bộ chánh trị với bọn Tàu cộng, toàn dân cực lực phản đối vì có thể gây hại đến tính mạng của người dân. Quốc hội câm như hến không dám hé môi phản đối . Bỉ ổi nhất là vụ hiếp dâm nữ sinh vị thành niên của tỉnh ủy Hà giang, hai nữ sinh nạn nhân bị toà án kết án. Một vụ hiếp dâm có tổ chức của đảng ủy xấu xa nhất trong lịch sử ăn chơi sa đọa của Việt nam. Quốc hội vẫn im hơi lặng tiếng, không dám có ý kiến. Qua ba vụ điển hình kể trên đủ chứng tỏ những dân biểu quốc hội là những người vô liêm sỉ, những đám thiếu đạo đức, những bọn vô lương tâm, ngậm miệng vuốt mặt nuốt nhục kiếm ăn qua ngày.

 Nếu đem so sánh các ngành trong guồng máy cai trị của cộng sản như quân đội, hành chánh, công an mật vụ, đảng ủy, và quốc hội, thì quốc hội là cơ quan thiếu liêm sỉ nhất bỉ ổi nhất vì là nơi giả dối nơi bịp bợm dân chúng và bịp bợm với nước ngoài.

 Nguyễn Liệu

Nguồn Quảng Ngãi Nghĩa Thục
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn