BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76790)
(Xem: 63140)
(Xem: 40541)
(Xem: 32168)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ốc Đảo Bị Bỏ Quên!

13 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 29392)
Ốc Đảo Bị Bỏ Quên!
543Vote
42Vote
34Vote
24Vote
121Vote
3.674

(tức TRẬN CHIẾN ĐỂ ĐỜI
CỦA TIỂU ĐOÀN 88 BIỆT ĐỘNG QUÂN BIÊN PHÒNG DAKPEK, KONTUM TRONG 57 NGÀY ĐÊM)


Với tựa đề Ốc Đảo Bị Bỏ Quên có vẻ hấp dẫn này, nếu không có những dòng nói về “Trận Chiến Để Đời” theo sau, hẳn quý vị và các bạn có thể hiểu lầm đây là một mẫu chuyện thuộc loại hương xa, hoặc tiểu thuyết trinh thám, hay là chuyện hoang đường có màu sắc ly kỳ nào đó, mà bên trong chứa đầy trân châu, mã não, kim cương… và còn có cả một bầy tiên nữ khỏa thân, lồ lộ những “tòa thiên nhiên”, đang tắm bên bờ suối mộng, làm ngất ngây những kẻ được diễm phúc thưởng ngoạn đó chăng ?


Thưa không ! Đây là lời tuyên truyền rêu rao của Việt Cộng đối với Dakpek, một Căn Cứ được gọi là Tiền Đồn Biên Phòng, cách Tỉnh lỵ đèo heo hút gió Kontum đến trên 80 cây số đường chim bay, lại chếch về hướng Tây Bắc trong một vùng rừng núi âm u, quanh năm sương mù bao phủ hơn là nắng ấm hiện về.


Những địa danh không thể quên được trong tâm khảm người chiến sĩ Cộng Hòa, nhất là những người lính từng tham chiến tại Vùng II Chiến Thuật như : Daktô, Tân Cảnh, Daksut, Benhet, Dakseang… mà Quốc Lộ 14, là con đường độc đạo hoang phế chạy ngang qua đó, thì Dakpek là một Căn Cứ xa hơn hết, với phía bắc giáp ranh dãy núi rừng rộng lớn của Quận Ba Tơ, trong Vùng I Chiến Thuật.


Phía tây giáp biên giới Hạ Lào, và cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 9 cây số. Còn phía đông là những dãy núi cao chớn chở trên dưới 1.000 mét, chạy dài hàng trăm cây số mới đến được Tỉnh lỵ Quảng Ngải. Phía nam cách xa khoảng 28 km là Căn Cứ Biên Phòng Dakseang.


1.- Tổng Quát :


Dakpek được dịch âm là “Đức Phong”, một địa danh của đồng bào Thượng ở vùng rừng núi Kontum, gồm đủ các sắc dân như : người Jhé, Cô-Hô, Ja-Rai, Mơ-Nông, Sê-Đăng, Bah-Nar, vv… quần tụ lại và sinh sống trên những triền núi bao quanh một lòng chảo, khoảng gần hai cây số đường bán kính.


Chảy vòng quanh qua đó, là con sông Dakpôkô êm đềm thơ mộng trong mùa nắng, nhưng cũng sẽ gào thét ầm ì đầy hãi sợ trong mùa mưa, vì mực nước dâng cao như thác lũ, đổ về Kontum và xuôi ra biển.


Khi đi ngang qua vùng rừng núi Phú Bổn nó được đổi tên là Sông Ba, và khi đến vùng Thị xã Tuy Hòa thuộc Tỉnh Phú Yên, lại được đổi tên thêm một lần nữa, đó là sông Đà Rằng.


Với hơn 3.000 cư dân người sắc tộc, chia thành 11 làng sống chung quanh thung lũng Dakpek như vậy, nên Tỉnh Kontum đã đặt một Chi Khu tại đây lấy tên là Chi Khu Dakpek – cũng gồm đủ ban bệ : Công An, Cảnh Sát, Nghĩa Quân, vv… nhưng người “Kinh” trong Bộ Chỉ Huy Chi Khu cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.


Họ sống trên một ngọn đồi phòng thủ khá vững vàng, chỉ chờ mỗi tháng hai lần trực thăng tiếp tế thực phẩm tươi đến, và hàng tháng lãnh lương mà thôi.


Chứ công việc hành chánh giấy tờ ít khi được dùng tới, vì 11 làng Thượng của Chi Khu, cách nhau mỗi làng là từng dãy núi đồi cao thấp. Từ làng này muốn đến làng kia cũng phải leo núi… mệt thở, cho nên sự liên lạc giữa dân làng với giới hữu trách tại đây, cũng thỉnh thoảng mới xảy ra.


Hơn nữa, người dân Thượng cũng ít khi cần đến những thứ giấy tờ lỉnh kỉnh, như khai sanh, giá thú, chứng chỉ học bạ, học trình… thành ra Bộ Chỉ Huy Chi Khu dựng lên cũng để… làm vì.


Nhưng nếu chỉ bằng ngần ấy lực lượng bán quân sự, để bảo vệ Chi Khu và 11 làng Thượng kia, thì hẳn nhiên là không kham nổi.


Lại nữa, bọn Cộng Sản Bắc Việt đang mỗi ngày một gia tăng quân số để đánh phá Miền Nam, và trên đường xuôi xuống vùng đồng ruộng trù phú… của Miền Tây nước ta giáp với Cao Miên, họ phải đi ngang cứ điểm này.


Thế nên Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, đã phối hợp với Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam Cộng Hòa, thành lập một Trại Dân Sự Chiến Đấu (CIDG) ngay ở bên cạnh Chi Khu, cũng lấy tên là Trại Dakpek, hay là Căn Cứ Biên Phòng Dakpek có nhiệm vụ bảo vệ Chi Khu, đồng thời thu thập tin tức xâm nhập, của Cộng Sản Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí Minh.


Hay nói một cách khác, thì có nhiều sắc dân Thượng vì chiến tranh loạn lạc, họ đã dắt díu nhau từng buôn làng, vào ẩn náu rải rác trong rừng sâu của vùng Hạ Lào.


Nếu không tìm cách tập trung lại, để ổn định đời sống của họ, chắc chắn Việt Cộng sẽ tìm cách tuyên truyền, mua chuộc họ chống đối lại phe ta, thì càng nguy hại nhiều hơn.


Cho nên Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ, và Việt Nam mới thành lập Căn Cứ Dakpek này, để hoàn thành những sứ mạng nêu trên.


Vấn đề tiếp tế lương thực, vật liệu xây cất, vv… nhất nhất đều do Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ lo liệu, rất dồi dào từ năm 1962 tới giờ.


Nhiều sắc dân Thượng cũng vì đó, mà tập trung về sinh sống mỗi ngày một đông, nên Chi Khu mới được thành lập để lo về việc hành chánh cho họ.


Về sau này, khoảng năm 1969, 1970, vấn đề Việt Nam Hóa Chiến Tranh đã khiến cho việc vận chuyển, tiếp tế lương thực trở nên khó khăn.


Phần thì đường bộ không có, phần thì Quân Đội Mỹ phải rút về nước, phương tiện phi cơ bị hạn chế tối đa, vấn đề ổn định đời sống của hơn 3.000 dân Thượng ở đây thật quá nhiêu khê.


Các cơ quan hữu trách của Việt Nam đưa ra giải pháp, là di dời tất cả 11 làng Thượng này, về sinh sống gần Tỉnh lỵ Kontum để dễ dàng yểm trợ họ.


Giải pháp khá hợp lý, nhưng mắc phải trở ngại cũng khá to lớn. Đó là phải dùng phương tiện hàng không, chuyên chở toàn bộ 11 làng Thượng, từ người cho đến trâu bò, cùng vật dụng linh tinh cho mỗi gia đình người dân, rất là tốn kém và khó khăn không ít.


Lại còn sợ theo thói quen của người Thượng, là họ thích sống trong vùng rừng núi, chứ không thích sống gần nơi thành thị. Cho nên sau một thời gian di dời. Có thể là họ lại dắt díu từng gia đình, trở về chốn cũ làng xưa sinh sống, thì càng nguy hại không nhỏ cho chính quyền sở tại.


Bằng lập luận như thế, ông John Paul Vann, vị dân sự với chức vụ Cố Vấn Trưởng cho Quân Đoàn II và Quân Khu 2, tức Vùng II Chiến Thuật ở Pleiku, đã thẳng thừng bác bỏ chuyện di dời.


Thế là giải pháp không thành, bởi vì bao nhiêu phương tiện chuyên chở đều nằm trong tay của vị Cố Vấn Mỹ này.


Nếu Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa tự giải quyết, thì sự tốn kém quá nhiều, không có lợi trong tình hình chiến tranh như hiện tại.


Cuối cùng thì vấn đề Dakpek vẫn không thay đổi, nhưng sự tiếp vận tiếp liệu và tiếp tế lương thực, mỗi ngày một yếu dần đi…


Đến đây, xin được phép mở một dấu ngoặc, nói qua đôi chút về nhân vật John Paul Vann, và trại Dân Sự Chiến Đấu của Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ, cùng Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam thành lập.


Dân Sự Chiến Đấu theo tiếng Mỹ gọi là CIDG, là chữ viết tắt của “Civilian Irregular Defense Group”. Người Mỹ quan niệm rằng có 2 lý do để thành lập các toán Dân Sự Chiến Đấu này :


- Một là Việt Cộng lợi dụng các sắc tộc Thượng, thường hay sống rải rác trong rừng sâu, để tuyên truyền móc nối họ chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.


- Hai là vì các sắc dân Thượng này, không bị ảnh hưởng bởi luật “Tổng Động Viên” của Việt Nam Cộng Hòa.


Do đó Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ phối hợp với Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam, tìm cách quy tụ các thanh niên Thượng lại, thành lập từng Đại Đội Dân Sự Chiến Đấu không thống thuộc vào Quân Lực VNCH. Những Đại Đội này do người Mỹ huấn luyện riêng biệt và trả lương cho họ, đồng thời thiết lập những Căn Cứ Biên Phòng, tức là những Trại Dân Sự Chiến Đấu dọc theo biên giới Việt-Lào, Việt-Miên, để khám phá, phát giác, và chiến đấu… chống lại sự xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt vào quấy phá Miền Nam Việt Nam.


Còn nhân vật John Paul Vann, nguyên là Trung Tá Bộ Binh trong Quân Đội Mỹ, đã làm Cố Vấn Sư Đoàn 7 Bộ Binh VN ở Vùng IV Chiến Thuật năm 1962-1963, sau đó về Mỹ được giải ngũ.


Ông trở lại Việt Nam năm 1966, làm Cố Vấn dân sự cho các Chương Trình Bình Định Phát Triển cũng tại Vùng IV Chiến Thuật.


Đến tháng 8 năm 1970, Vann được đổi lên Vùng II Chiến Thuật, với nhiệm vụ Cố Vấn Trưởng cho Quân Đoàn II và Quân Khu 2.


Vann có dáng dấp khá thanh tao, phong nhã... của một chính trị gia hơn là một nhà quân sự. Ông đã ly thân với bà vợ Mỹ, và nghe đâu đang xây dựng hôn nhân, với một thiếu nữ VN ở vùng Cần Thơ.


Ông rất thông minh, gan dạ, hiếu thắng và thích làm anh hùng cá nhân, như thường hay lái phi cơ trực thăng loại “Cán Gáo” (OH58 ?) vào chiều tối, để đáp xuống các tiền đồn biên phòng hẻo lánh trong địa phận Vùng II Chiến Thuật, và ngủ qua đêm tại đó.


Trở lại Trại Dân Sự Chiến Đấu Dakpek, là do Toán A.242 Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam, cùng các Cố Vấn Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ thành lập vào cuối năm 1962.


Đến năm 1970, theo đà Việt Nam Hóa Chiến Tranh dưới thời Tổng Thống Nixon, Quân Đội Hoa Kỳ phải rút khỏi Miền Nam Việt Nam, và toàn bộ 37 Trại Dân Sự Chiến Đấu nằm dọc theo biên giới Việt-Miên- Lào, do các Toán A Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam chỉ huy, nay phải cải tuyển sang lực lượng quân sự của Việt Nam.


Một ít trại chuyển sang Địa Phương Quân, còn đa số thì sáp nhập vào Binh Chủng Biệt Động Quân, để thành lập từng Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng.


Riêng Trại Dân Sự Chiến Đấu Dakpek, hay còn gọi là Căn Cứ Tiền Đồn Dakpek, được chính thức cải tuyển thành Tiểu Đoàn 88 Biệt Động Quân Biên Phòng Dakpek, vào ngày 30 tháng 11 năm 1970.


Nhiệm vụ của các Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng, vẫn giống như nhiệm vụ của các Trại Dân Sự Chiến Đấu trước đây, nhưng từng Tiểu Đoàn Biên Phòng lại được bổ sung thêm sĩ quan, hạ sĩ quan, và binh sĩ Biệt Động Quân theo Bảng Cấp Số đề ra.


Tuy nhiên, mỗi Tiểu Đoàn BĐQ Biên Phòng, chỉ có một Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ và 3 Đại Đội tác chiến mà thôi.


(Thay vì có 4 Đại Đội tác chiến như các Tiểu Đoàn BĐQ Tổng Trừ Bị).

  

Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Giêng 20196:04 SA
Khách
Thật xúc động, rất xúc động khi đọc hồi ký bi hùng này, nói trung thực chỉ có một số nhỏ cấp chỉ huy cao cấp là thực sự có tài trong Quân Đội chúng ta. Nhưng may mắn thay Quân Đội VNCH oai hùng của chúng ta lại có hàng hàng lớp lớp các chiến sĩ anh hùng vô cùng dũng cảm, tài trí, thực sự chiến đấu và sẵn sàng hi sinh xương máu chống lại bọn cộng sản Bắc Việt để bảo vệ Miền Nam Tự Do thân yêu. Những người lính cấp bậc tầm thường mà lòng dũng cảm lại phi thường. Không có bút mực nào, không có đền đài lăng miếu ghi ơn nào có thể nói lên được công ơn của những người đã Vị Quốc Vong Thân cho Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa chúng ta !!!
01 Tháng Chín 20165:31 SA
Khách
Kính Thiếu Tá,
Là một quân nhân VNCH, tôi thật kính phục những tấm gương chiến đấu anh dũng của tất cả quân dân trại Dakpek khi đọc thiên hồi ký này. Qua giọng văn trong sáng và chân tình, thiên hồi ký chiến trường của Thiếu Tá đã lôi cuốn tôi đọc đi đọc lại mãi. Duy chỉ có một điều nhỏ tôi xin góp ý kiến để nếu có thể mong Thiếu Tá hiệu đính. Đó là 2 chữ "cần vụ" được dùng vài lần như trong câu: "Viên Thiếu Tá vội ra lệnh cho tên lính cần vụ đứng gần đó, đi kêu Thiếu Úy Trợ Y đến coi vết thương cho Vinh, vừa bóp mạnh vào tay Vinh như có ý chúc lành, và đi nhanh về phía hầm truyền tin để liên lạc về Pleiku."

Thiết nghĩ 2 chữ "cần vụ" này không có trong QLVNCH. Kính chúc Thiếu Tá luôn vui khoẽ.
15 Tháng Chín 20107:00 SA
Khách
Kinh tham anh Van, Doc bai Oc Dao Bi bo Quen cua anh lam toi nho lai mua he nam 1972.Thoi gian do Tieu Doan Truong 95 Biet Dong Quan Bien Phong la Thieu Ta Le Chu(luc do Thieu ta Chu chua len Trung Ta). Tan Canh mat, can cu Ben Het bi vay va bi danh nhung Viet cong van khong chiem duoc. Sau tran danh Thieu Ta Chu duoc dac cach len Trung Ta. Con Trung ta Le Thanh long luc do la Chien doan Truong Chien Doan Bach Ho. Chien doan gom co 3 Tieu Doan:TD95BDQ/BP (TDT la Thieu ta Le Chu), Tieu Toan 71 BDQ/BP( TDT la Dai uy Dong Dang Khoa) va tieu doan 72 BDQ/BP(TDT la Dai uy Ngo Tung Lam). Chien doan duoc tang phai cho Su doan 22BB va tu lenh Su doan la Dai ta Le Duc Dat. Chuc anh luon vui manh va mong duoc doc nhung bai viet moi cua anh, Kinh Men, Phinh Vy
22 Tháng Chín 20107:00 SA
Khách
Doc doan but ky tren, toi xin nghieng minh kinh chao nhung chien si BDQ cua QK2. Mot binh chung ma toi co cam tinh khi con be. Toi cung khong hieu tai sao Tuong Lam Son chi thi bat 6 HSQ di vao nhung buon Thuong de cong tac! Di nhu the la vao tu dia. That khong hieu noi. Quan Luc VNCH chien dau dung cam la nho cac cap chi huy tu Thieu Uy den Trung Ta va mot so it Dai Ta, Con tuong lanh thi khong du kha nang. . .nen moi co cuoc rut quan o Pleiku. Cuoc rut quan co 1 khong hai trong Quan su, ke ca quan su the gioi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn