BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73344)
(Xem: 62242)
(Xem: 39427)
(Xem: 31174)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Triển lãm 'Cải Cách Ruộng Đất' thời Cộng Sản thị trường

15 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 1547)
Triển lãm 'Cải Cách Ruộng Đất' thời Cộng Sản thị trường
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
SÀI GÒN (NV) - Dù có tin Hà Nội đóng cửa cuộc cuộc triển lãm về Cải Cách Ruộng Đất sau vài ngày mở cửa, nhưng nó vẫn tiếp tục là nội dung chính trị gây dư luận xã hội đáng chú ý nhất tại Việt Nam.








Bản thông báo tạm ngưng cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất, sau khi nó gây cơn bão trong dư luận cả trong lẫn ngoài Việt Nam. (Hình: từ Facebook)



 Điều trước tiên mà nhiều người quan sát đặt ra là, sau hàng chục năm khỏa lấp bằng lừa dối và im lặng, tại sao thời điểm này chế độ Hà Nội lại đưa ra triển lãm cuộc Cải Cách Ruộng Đất?

Một nhiếp ảnh gia về phong cảnh tên P. nói, “Dù cuốn Đèn Cù của ông Trần Đĩnh đưa lên mạng sau cuộc triển lãm, nhưng theo tôi, mấy ông sếp tuyên huấn vốn biết trước cơn địa chấn cung đình, giải thiêng lãnh tụ từ cuốn Đèn Cù nên làm triển lãm trước để chạy tội.”

Có thể nhiều người không đồng tình lý do này, nhưng người am tường đều biết về một đợt tắm rửa hình tượng ông Hồ sắp được tung ra nhân “kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam.” Chuyện tẩy rửa hình ảnh cho ông Hồ không chỉ đặt tượng, xây quảng trường chiếm hết đường Nguyễn Huệ-Sài Gòn hay học tập tư tưởng, di chúc là đủ khỏa lấp sai lầm bất nhân của ông Hồ trong Cải Cách Ruộng Đất và lịch sử dân tộc.

Những ai theo dõi mạng xã hội Facebook và các blog cá nhân ở thời điểm hiện nay đều thấy chủ đề về cuộc Cải Cách Ruộng Đất đang vạch chiến tuyến, bút chiến như thế nào.

Chỉ cần một status trên trang cá nhân của một nữ nhà báo T.T. có ý tô hồng cuộc triển lãm và trí trá “kêu gọi lòng tha thứ” là gây “mưa bom bão đạn ngôn ngữ” từ mọi phía liên quan.

Điều đáng ngạc nhiên và cũng đáng mừng là phía giương cao ngọn cờ đòi sự thật cho các nạn nhân vô tội trong Cải Cách Ruộng Đất và cả phía muốn lên giọng nâng bi Đảng Cộng Sản đề cao thành tích của Cải Cách Ruộng Đất, tất cả họ, nếu theo vai vế họ thuộc hàng cháu cố, cháu sơ của cuộc “cải cách” bạo ác nhất của Cộng Sản diễn ra vào cuối những năm mươi của thế kỷ trước.

Gặp chúng tôi trong một quán cà phê quen thuộc ở quận 1, Sài Gòn vào sáng ngày cuộc triển lãm gây ồn ào. Anh M, một người luôn quen miệng khoe quen biết nhiều quan chức Cộng Sản. Nhưng lúc bàn về chuyện Cải Cách Ruộng Đất, anh này lên giọng lạnh tanh: “Cái tội ác này ông bà kể cho con, con kể cho con của con, đã là người Việt đời đời không quên được.”

Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước sự phán xét của anh M., người bạn ngồi cạnh chúng tôi quay sang nói nhỏ. “Hắn cùng quê với tôi, dân di cư năm tư.”

Không hề quá đáng khi cho rằng cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất diễn ra ở Hà Nội, nhưng chấn động Sài Gòn và các đô thị miền Nam.

Điều này dễ hiểu khi biết rằng trong hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, nếu không trực tiếp có gia đình là nạn nhân Cải Cách Ruộng Đất thì cũng bị ám ảnh kinh hoàng bởi cuộc cải cách đẫm máu và nước mắt này.

Ông C., một người sinh năm 1959. Trong một gia đình Bắc di cư ở Bình Thới quận 11, kể, “Mẹ tôi kể rằng, ông nội tôi là địa chủ, lúc nhà của ông bị đốt, bà tôi được người hàng xóm mách nếu còn sống thì bảo con cháu đến đống tàn tro mà đái vào. Sau này bọn đốt nhà sẽ mù mắt. Thật vậy, sau năm bảy lăm, có người làng không biết sao tìm ra nhà tôi ở Sài Gòn đến xin tha vì thời đó tham gia đấu tố và đốt nhà ông tôi. Người đàn ông cùng làng này bỗng nhiên bị mù, vợ ông cũng thế.”

Câu chuyện ông C. kể mang màu sắc huyền bí và cũng có thể là do mẹ ông uất hận quá mà dựng nên để phần nào hả lòng trước biến cố quá đau thương của dòng họ mình.

Về mức độ đau thương của những gia đình người Bắc di cư năm 1954 từng là nạn nhân thì ngay ở Sài Gòn có người, có gia đình suốt bốn mươi năm dù đủ điều kiện kinh tế vẫn không về Bắc dù chỉ một lần. Một vị cựu giáo sư đại học Sài Gòn nói, “Có ở trong không khí làng tôi những ngày đấu tố đó mới biết nơi đó đâu còn là quê hương của mình. Họ lấy đi hết cả tính người nữa là.”

Nếu ghi nhận tác động của cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất mà không đề cặp đến những người Bắc “phe thắng cuộc “ tràn ngập Sài Gòn sau 1975 thì có phần thiếu sót. Khác với người Bắc lao động vào miền Nam kiếm sống thì nhóm người Bắc “phe thắng cuộc” luôn sống với hai bộ mặt khi nói về cuộc cải cách đẫm máu này.

Bộ mặt thứ nhất là luôn tự nhận mình có ông bà, họ hàng từng là địa chủ, trung nông, nạn nhân của Cải Cách Ruộng Đất mà khinh rẻ thành phần “thắng cuộc” xuất thân lý lịch bần cố nông, những người bị xúi giục đấu tố địa chủ.

Bộ mặt thứ hai phủ nhận sai lầm và tội ác, bảo vệ đảng, ông Hồ nhưng lại thu tóm, vơ vét của cải phục hồi lối sống của địa chủ trung nông.

Chúng tôi tìm đến một người trong “phe thắng cuộc” đã trở thành tỉ phú. Anh chỉ vào đống đồ cổ sưu tập của giới địa chủ từ thời đấu tố, được chuyển từ Hà Nội vào, nói: “Đồ bảo tàng đưa ra triển lãm, tôi không bảo tất cả là giả, nhưng làm gì còn đồ thật cả. Tôi nhìn cuộc triển lãm này như một trưng bày của nhà đấu giá, mấy mươi năm nay chúng nó bao nhiêu tiền cũng không tiếc, đến cái cúc áo của địa chủ cũng thành báo vật; thế đấy, Cộng Sản mà chuyển sang con buôn kinh thế đấy.”

Khi linh hồn oan khuất và nỗi đau đớn không nguôi của thân nhân các nạn nhân vô tội Cải Cách Ruộng Đất vẫn hiện hữu hàng ngày, hàng giờ trong suốt lịch sử dân tộc. Dù những hình ảnh, vật dụng đẫm máu của họ có trở thành báu vật để lừa dối chính trị hay để đầu cơ kinh doanh thì chế độ Cộng Sản kiểu đấu tố hay kiểu con buôn vẫn phải đối diện với bản án chống lại loài người.

Phan Chánh/Người Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn