BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73328)
(Xem: 62237)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Triển lãm 'Cải Cách Ruộng Đất': Một nửa sự thật không phải là sự thật

11 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 901)
Triển lãm 'Cải Cách Ruộng Đất': Một nửa sự thật không phải là sự thật
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Lời tòa soạn: Lần đầu tiên tại Hà Nội, nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức một cuộc triển lãm về “Cải Cách Ruộng Đất 1946-1957.” Cuộc triển lãm này do Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Hà Nội thực hiện đã gây nhiều bất bình và tò mò trong dư luận. Dưới đây là hai trong số các ý kiến trên mạng xã hội về cuộc triển lãm này.








Những hình ảnh dã man thế này trong Cải Cách Ruộng Đất đã không xuất hiện tại cuộc triển lãm đang diễn ra ở Hà Nội. (Hình: Internet)



 Một nửa sự thật không phải là sự thật

Mai Tú Ân
(Nguồn Facebook Mai Tú Ân)


Với những gì ta thấy trong cái gọi là triển lãm ảnh Cuộc Cải Cách Ruộng Đất, thì đó chỉ là phần nổi nhỏ bé của tảng băng khổng lồ của tội ác, của đại thất nhân tâm... mà với những gì hé mở trong thế giấu giếm thì ta có thể gọi đây chưa phải là sự thật đúng nghĩa, thậm chí đây chỉ là phần bao biện, che giấu và giả dối...

Đất nước của chúng ta đã trải qua những biến thiên kinh thiên động địa, những thời khắc kinh hoàng trong lịch sử hiện đại thì trong đó có vở bi kịch đau lòng có tên Cải Cách Ruộng Đất... Một vở kịch bi hài mà phần bi kịch rơi vào những con người Việt Nam thấp cổ bé họng, vô tội và biến họ thành những kẻ có số phận thảm khốc, những cái chết thảm thương, những số phận khốn cùng nhà tan cửa nát trong một thời điêu linh của dân tộc...Và cả hài kịch với những màn sửa sai, những giọt nước mắt muộn màng và rồi là sự che giấu, bịt kín sự việc bao năm nay...

Cho tới tận bây giờ thì những tội ác Trời không dung, Đất không tha của một thời ngũ cương luân thường đạo lý của ông bà bị đảo lộn, ngả nghiêng đó vẫn bị một màn sương khói mà những người phạm sai lầm và những kẻ kế thừa vẫn phủ kín phần lớn...

Tại sao không đưa hết sự thật như nó vốn có ra để cho nhân dân, để cho lịch sử phán xét? Tại sao không đưa những kẻ thủ ác, những kẻ mà vì ngu xuẩn hay vì sáng suốt mà đem cả cha mẹ ra xét xử, những kẻ đã tàn nhẫn với cả đồng chí, đồng đội, với cả nhân dân và cha mẹ của mình...ra trước vành móng ngựa của lương tâm?

Tại sao không công khai hết tất cả những sai lầm, công khai hết cả những kẻ làm sai, và cho nhân dân biết vì sao đã làm sai, làm sai những gì và làm sai với những ai...

Không thể che giấu được nhân dân khi những tội ác đó là những đại tội ác, và những kẻ làm sai là những kẻ đại thủ ác...

Và cũng không thể che giấu được lịch sử khi thời kỳ đó đã hiển hiện ra là một thời điêu linh nhất, một thời khốn khiếp nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam chúng ta....

****


Tự triển lãm ảnh Cuộc Cải Cách Ruộng Đất

Bùi Quang Minh
(Facebook Bùi Quang Minh)


Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc Việt Nam là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là “bóc lột,” “phản quốc” (theo Pháp, chống lại đất nước), “phản động” (chống lại chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập... được Đảng Lao Động Việt Nam và Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thực hiện vào những năm 1953-1956.

Cải Cách Ruộng Đất tịch thu tài sản, đất đai của những người này và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội họ.

Tổng cộng có 6 đợt lớn Cải Cách Ruộng Đất. Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Quốc, chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh, với cường độ lớn. Từ giữa năm 1955 ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát.

Từ đó đến cuối năm 1955, cảnh đấu tố địa chủ xảy ra tràn lan, nhiều lúc chỉ đơn thuần bằng một lời tố giác đơn giản, những thành viên trong tòa án nhân dân cũng có thể xử tử hình hay tù khổ sai đối với người bị tố giác.

Đã xuất hiện tình trạng lạm dụng quyền hành của các cán bộ đội viên đội công tác ruộng đất trong công tác đất đai. Họ đấu tố mọi nhà, đấu tố mọi người, nhưng lại quên đấu tố bản thân. Số người bị quy oan, bị xử lý sai chiếm tỷ lệ rất cao. Ước tính đã có 15.000 người bị xử tử.

Theo bài diễn văn Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường đọc tại cuộc họp Mặt Trận Tổ Quốc ở Hà Nội ngày 30 tháng 10, 1956, cuộc Cải Cách Ruộng Đất được thực hiện với phương châm “thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch”; phương châm này đi ngược lại với quy tắc cơ bản của pháp luật, trong trường hợp này là “thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan.” Cụ thể các quy tắc pháp lý đã bị xâm phạm là:

- Không xử phạt các tội đã phạm quá lâu đến hiện tại mới điều tra ra.

- Trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân chịu, không quy kết cho vợ con, gia đình.

- Muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng.

- Thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị can. Bị can có quyền nhờ luật sư bào chữa. Phải tôn trọng bị can trong quá trình truy tố và xét xử; khi bị can ra trước tòa không được xiềng xích và không được dùng nhục hình.

Các nguyên nhân sai lầm được cho là: quan điểm ta-địch, thù-bạn của chính quyền đương nhiệm rất mơ hồ; chính quyền bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn át pháp lý; bất chấp ý kiến của giới chuyên môn.

Sai lầm kiểu như vậy vẫn còn bóng dáng cho đến ngày nay!

“Đấu tranh với địa chủ, thì phải có khí thế, chưa quen thì phải tập. Chưa có ai xuất hiện để mà đấu, thì có thể dùng cái cột nhà thay thế. Bà con và nhất là các phụ nữ. Giơ tay xỉa xói vào cái cột nhà: ‘Mày đã cướp của tao, mày đã đốt nhà tao, mày đã đánh đập tao thật tàn bạo, tao khó nhọc làm giàu cho mày, mà mày cho tao ăn đói ăn khát...’ Tất cả phải được nhuần nhuyễn, từ cử chỉ đến lời nói, để khi gặp ‘người thật’ không ngượng ngùng ái ngại.

Đến nỗi mà một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha già chị săn sóc hằng ngày. Chị nói với bố, ‘Ông có biết tôi là ai không?’ Người cha ngậm ngùi nhìn đứa con dứt ruột của mình và nói, ‘Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ.’ Lời thưa não nùng thảm thương, nhưng phải hỏi cái sức ma quỉ nào đó đã thúc đẩy người con chất vấn người bố như thế? Cứ đó mà luận ra những người khởi xướng!”

“Lấy lại ruộng đất để chia cho những người cày, không phải là mục tiêu chính của việc cải cách và chính việc cải cách cũng không phải là mục tiêu của cách mạng. Lấy lại ruộng đất chỉ là phương tiện để cải cách, chính việc cải cách cũng chỉ là phương tiện cho sự thống trị của giai cấp vô sản. Nói đúng ra cho sự thống trị của đảng chuyên chính được thiết lập vững chắc.

...Cải Cách Ruộng Đất là một cách quét sạch những địa chủ, những cường hào ác ôn, ác bá, những người có uy tín, những người có mầm mống để vươn lên. Tất cả những gì mà cách mạng cho là đối nghịch, là nguy hiểm trong hiện tại và trong tương lai. Quét sạch, để cho xã hội trở nên một tờ giấy trơn, để Đảng muốn vẽ gì thì vẽ, theo ý mình.”

...Người Cộng Sản Việt Nam học được kinh nghiệm của các anh Liên Xô, Trung Quốc, nên công cuộc được tổ chức rất chu đáo cặn kẽ, từ lúc phát động đến hoàn thành!

Ông Hồ Chí Minh nói với ông Hoàng Tùng, Chánh Văn Phòng Tư, “Mình đã nói là để cho mình đánh xong giặc Pháp rồi thì muốn làm gì hãy làm, nhưng họ không nghe, cứ ép mãi, thành ra bây giờ hỏng hết cả.”

Nguồn Người Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn