BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73233)
(Xem: 62214)
(Xem: 39392)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

‘Nàng thơ’ là người mẹ làng quê

21 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 1067)
‘Nàng thơ’ là người mẹ làng quê
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Người nữ trong thơ là người mẹ của tác giả, hiển hiện nhất là trường hợp Lưu Trọng Lư. Lưu Trọng Lư (16.9.1911 - 10.8.1991) sinh tại Quảng Bình, ra Hà Nội học nhưng rồi bỏ học đi làm báo, làm thơ. Là người đầu tiên viết bài tán thành Phan Khôi khi tác giả Tình Già “trình chánh” lối “thơ mới” với làng báo, làng thơ và cùng lúc, phổ biến những vần điệu mới sáng tác của ông theo chủ trương này. Lưu Trọng Lư nổi tiếng với thi phẩm Tiếng Thu (1939).

Bốn tác phẩm in sau 1954 ở Hà Nội không được ai nhắc đến. Người nữ trong bài Nắng Mới chính là người mẹ của ơng. Bài này được dùng dạy trong chương trình bậc tiểu học. Bài thứ hai nói về một thiếu nữ quay tơ, hình dung ra sự nhẫn nại, bình lặng, và tàn phai. Người mẹ ông và người nữ quay tơ hiển hiện vẻ đẹp của làng quê Việt Nam ngày xưa với hình ảnh sinh họat thôn trang khiến người đọc nghĩ rằng đó chính là nơi tác giả sinh ra và lớn lên.








“Rửa Rau Cầu Ao,” tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, 1930, trong “Hội Họa Hà Nội, Những ký ức còn lại” của Nguyễn Hải Yến, Picture Art Foundation, California, 2010.

 Nắng Mới
(Tặng hương hồn thầy me.*)

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.


Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.


Hình dáng me tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

(Lưu Trọng Lư, trong Tiếng Thu, 1939)

Thơ Sầu Rụng
(Tặng Hoài Thanh, người bạn đầu tiên đã đưa lại cho ta cái hương vị say nồng của cuộc đời và của văn chương.*)

Vừng trăng từ độ lên ngôi,
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ.
Để tóc vướng vần thơ sầu rụng
Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo.
Năm năm tiếng lụa xe đều,
Những ngày lạnh rớt, gió vèo trong cây.
Nhẹ bàn tay, nhẹ cánh tay.
Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông.
Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng,
Thời gian nặng rót một dòng buồn tênh.


(* Từ ngày ra hải ngoại, báo chí thường tự tiện cắt bỏ lời đề tặng nơi các bài thơ, có thể vì họ không thấy vai trò của người được thi sĩ đề tặng: chẳng hạn Thế Lữ tặng hai bài thơ tuyên ngôn nghệ thuật (Nhớ Rừng và Chạnh Lòng) cho Hoàng Đạo và Nhất Linh vì đó là hai lý thuyết gia của Tự Lực Văn Đoàn; và lời đề tặng của hai bài thơ đăng ở trên càng không thể nào không nhắc đến, vì người được đề tặng chính là chủ đề và linh hồn của bài thơ.)

Đoàn Văn Cừ
(1913-27.6.2004)

Sinh năm 1913 tại Nam Trực, Nam Định, có thơ đăng báo Ngày Nay của Nhóm TLVĐ từ những năm '30, xuất bản thi tập Thôn Ca, 1944. Nhân vật nữ trong bài thơ chính là mẹ tác giả (dân quê gọi là U). Bài thơ vẽ ra một hình bóng hầu như không còn nữa, hay nếu còn, chỉ là mờ nhạt, vì thời gian khi tác giả viết và khi ta đọc bây giờ, năm 2004 khi tác giả từ trần, là hơn sáu mươi năm. Người mẹ, hình bóng đó là nguồn cảm hứng thiêng liêng mà trong thế hệ Đoàn Văn Cừ, Lưu Trọng Lư, mang vóc dáng, màu sắc, đường nét của “nét cười đen nhánh sau tay áo” - cười mà che nụ cười - bên hàng dậu, trong tiếng gà, tiếng quay tơ, “thúng cắp bên hông nón đội đầu,” “yếm thắm, áo the nâu,” “thôn nữ... giữa cánh đồng”... Là một nhà giáo, câu thơ Đoàn Văn Cừ sắp xếp thứ tự ổn định, và ông lại có con mắt quan sát của môt họa sĩ, nên khung cảnh trước mắt hiện ra có ba chiều, cái gần cái xa, màu sắc điểm khuyết linh động. Đây là một bài thơ mô tả người mẹ duyên dáng khiến tôn lên vẻ đẹp quê hương mà chỉ những thi sĩ ý thức về việc làm thơ có khả năng ghi lại được, khiến cho dù là đề tài cũ, cảnh vật cũ, bài thơ vẫn giá trị ở mọi thời, giữ cái đương thời gửi tới người đọc lúc đó, và mai sau.

Đường Về Quê Mẹ

U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân
Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ,
Bên miền quê ngoại của hai thân [...]


Thúng cắp bên hông nón đội đầu
Khuyên vành yếm thắm, áo the nâu,
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au [...]


Tà áo nâu in giữa cánh đồng
Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng,
Bóng u hay bóng người thôn nữ,
Cuối nón mang đi cặp má hồng.


Tới đường làng gặp những người quen,
Ai cũng khen u nết thảo hiền,
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên.
(Đoàn Văn Cừ, Thôn Ca, 1944)

Hồ Dzếnh
(1916-1991)

Tên thật là Hà Triệu Anh, người Minh hương (cha Hoa, mẹ Việt), ra đời tại Quảng Trường, Thanh Hóa, học trường Dòng ở tỉnh, học trung học ở Hà Nội. Thơ truyện của ông xuất hiện từ 1937 trên các báo Trung Bắc Chủ nhật, Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Nổi tiếng với hai tác phẩm Chân Trời Cũ, 1942, Quê Ngoại, 1943. Còn viết tiểu thuyết với bút hiệu Lưu Thị Hạnh. Cảm hứng của ông về Quê Mẹ vô cùng bao la. Có lẽ ít có nhà thơ Việt Nam nào đã mô tả cô gái Việt Nam một cách tha thiết bằng Hồ Dzếnh.

Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.

(Cô gái Việt Nam)

Nàng thơ của ông chắc chắn là người nữ quê mẹ, dù là mẹ ông hay khi ông làm bài Cô Gái Việt Nam tặng Hồng Nhật, vợ ông. Khi nghĩ đến người nữ quê bố, chỉ thấy ông nhắc đến các nàng trong lịch sử, dã sử mà thôi: “Buồn Tư Mã, nhớ Chiêu Quân,” (Bài Đợi Thơ).

Lời Ru Của Mẹ

Khi con còn ngủ trong thai
Cuống rau mẹ chắt đêm ngày thức ăn
Nôi êm nâng giấc con nằm
Sữa thơm mẹ lại vắt phần nuôi con
Bùn màu thắm nước nâu non
Biết bao nghĩa cả tình son với đời
Kiếp sau xin lại làm người
Để nghe non nước vọng lời mẹ ru.

(Hồ Dzếnh)

Viên Linh

Nguồn Người Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn