BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73353)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đặc xá và những người tù chính trị

11 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 1143)
Đặc xá và những người tù chính trị
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Hằng năm, vào những ngày 30-04 hoặc 2-9 thân nhân của những người tù lại hồi hợp chờ đợi người thân của mình có được đặc xá hay không? Rất nhiều trường hợp phải “ chạy” ở nhiều “cửa quan” mới hy vọng người thân của mình được đặc xá. Theo Luật đặc xá ngày 21-11-2007 thì đây là dịp để những người bị kết án tù có quyền hy vọng được trả tự do trước thời hạn, là dịp để Nhà nước nhân danh toàn bộ xã hội tha thứ cho những người bị kết án tù. Tính nhân đạo này không phải riêng Việt nam mới có mà hầu như nước nào cũng vậy. Cần nhớ rằng: Đặc xá là sự tha thứ, sự khoan hồng của xã hội đối với người bị án chứ không phải là đặc quyền của một thể chế chính trị hay Đảng phái. Đó là nhu cầu khách quan và là mục tiêu mà loài người hướng tới.

Năm nay cũng vậy, ngoài sự kiện Quốc khánh, còn có thêm sự kiện trọng đại khác là kỷ niệm một ngàn năm Thăng long. Vì lẽ đó nên 2-9 năm nay số người được đặc xá rất nhiều. Con số chính thức của Bộ công an là 17.210 người. Dư luận trong và ngoài nước vô cùng thất vọng khi trong số hơn 17 nghìn người ấy không có tên những người tù nổi tiếng đã dân thân cho nền dân chủ của Việt nam mà dư luận chờ đợi. Đó là những người tù chính trị mà Nhà cầm quyền Việt nam đã dung từ “ những người phạm tội an ninh quốc gia”. Trong số những người được chờ đợi đó, có nhiều người đã bị giam cầm trên 30 năm, có nhiều người đã rất già, có nhiều người đang bệnh rất nặng, có nhiều người không còn thân nhân thăm nuôi. Nếu có dịp tiếp xúc một số tù nhân chính trị đã được tự do trong thời gian gần đây, mọi người sẽ biết được rằng họ đã “ chung đủ” không thiếu một ngày tù nào từ khi bị kết án. Vì sao vậy? Nhiều cách lý giải được đặc ra: họ không đủ điều kiện đặc xá? Họ vi phạm nội quy trại giam? Họ chưa “cải tạo” tốt hay Nhà nước thù ghét họ? v.v.v.

Để lý giải điều này, nghĩ cũng nên quay lại các điều kiện, trình tự, thủ tục đặc xá mà Luật đặc xá đã quy đinh. Theo điều 10 của luật này thì những người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chấp hành tốt quy chế, nội quy của trại giam; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành hình phạt tù được xếp lọai cải tạo từ loại khá trở lên; khi được ân xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an tòan xã hội.

b) Đã chấp hành được một phần ba thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn, ít nhất mười bốn năm đối với tù chung thân.

Ngoài ra điều luật quy định một số trường hợp đặc biệt khác, mặc dù chưa chấp hành đủ thời gian quy định nhưng có thể xem xét đặc xá như: có công cách mạng, bị bệnh tật, hoặc trên 70 tuổi v.v.v.

Đối chiếu quy định nêu trên thì đa số các tù nhân chính trị mà dư luận chờ đợi họ được đặc xá đều đủ các điều kiện này, nhưng qua nhiều năm họ vẫn không được đặc xá. Vấn đề nằm ở trình tự và thủ tục đặc xá. Một trong những thủ tục đầu tiên là người bị kết án phải có đơn xin đặc xá. Đa số những người tù chính trị đều không chấp nhận làm cái “ đơn xin” này. Đối với họ là vô tội, là oan sai, họ tin những điều mình làm là tốt đẹp cho xã hội. Họ xin đặc xá đồng nghĩa với sự thừa nhận những việc làm của mình là sai trái. Điều này gần như không thể xãy ra. Nó lý giải vì sao hằng năm Nhà nuớc đặc xá cho rất nhiều người nhưng ít khi có tên những người tù chính trị. Bằng chứng là mới đây khi trả lời đài RFA, con gái anh Nguyễn Hữu Cầu đã nói anh Cầu không chịu làm đơn xin đặc xá mặc dù anh đã thụ án gần 34 năm. Giám thị trại giam cũng đã nhiều lấn đề nghị anh làm ‘cái đơn xin” này để có “ cơ sở” đặc xá nhưng anh nhất quyết không làm.

Chúng ta biết rằng những người tù chính trị, mà Bộ công an gọi là “phạm tội an ninh quốc gia” hay chính xác hơn là người phạm những tội thuộc chương an ninh quốc gia của Bộ luật hình sự Việt nam. Toàn bộ tội danh thuộc chương này đếu có cấu thành bắt buộc là “ nhằm chống chính quyền nhân dân”. Một thể chế chính trị độc tài, độc đảng thì chính quyền do thể chế đó tạo ra ra không thể gọi là “ chính quyền nhân dân” được. Do vậy những người tù chính trị luôn tin rằng họ chống lại chính quyền độc tài chứ không chống lại nhân dân. Họ tin vào lý tưởng và hành động cao đẹp của mình chứ không “van xin” chính quyền độc tài đặc xá cho họ.

Tính nhân đạo của một xã hội được thể hiện ở nhiều hình thức. Đặc xá là một trong những hình thức đó.Tính nhân đạo của một xã hội là một thuộc tính khách quan, không phụ thuộc vào quan điểm chính trị, càng không thể lệ thuộc vào cơ chế “xin cho”. Hành động nhân danh xã hội “ ban phát” kèm theo các điều kiện có lợi cho mình không thể xem là hành động nhân đạo. Do đó, thiết nghĩ Nhà nước nên trả tự do vô điều kiện cho những tù nhân chính trị đề chứng tỏ tính nhân đạo của dân tộc Việt nam, thể hiện một chút nhân đạo của chính quyền hiện tại dù đã muộn màng.

Lê Trần Luật

04-09-2010

Theo Blog Lê Trần Luật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn