BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73240)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phạm Tuân, người bắn máy bay B52 : một huyền thoại có thật hay được dựng lên bởi mưu đồ chính trị ?

13 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 2834)
Phạm Tuân, người bắn máy bay B52 : một huyền thoại có thật hay được dựng lên bởi mưu đồ chính trị ?
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Hôm trước nhân chuyện lão Nghị cất công bay sang Mỹ để tặng lão McCain cái hình tượng đài kỷ niệm con chim sắt của lão bị rụng, mọi người bàn ra vô ai thực sự là kẻ vặt cánh lão McCain.


Người thì đưa bằng chứng rằng công dân Liên Xô là tác giả, kẻ thì lý lẽ rằng cộng sản Việt Nam làm điều đó. Bằng chứng thì dễ đọc, dễ nhìn. Lý lẽ thì dựa vào việc Liên Xô chẳng cần phải gắn công cho cộng sản Việt Nam.


Thế thì là mà, cho đến năm 1989, khi mà Trung Quốc không nói đến 320.000 lính họ sang miền Bắc thì cũng chẳng ai biết miền Bắc đã rước ngoại xâm Tàu khựa. Và nếu như các báo sau này không nhắc đến những phi công Bắc Hàn tử chiến ở miền Bắc hay những người lính Liên Xô tham gia các trận đánh ở Việt Nam, thì cũng lại chẳng có ai biết miền Bắc đã rước quân xâm lược Bắc Hàn và Liên Xô vào Việt Nam.





Gọi là "quân xâm lược" hoàn toàn theo định nghĩa "quân nước ngoài" có mặt ở Việt Nam theo tinh thần đảng và nhà nước nhé. Đối với Mỹ, Nam Hàn, ..., ở miền Nam và đối với Trung Quốc, Liên Xô, Bắc Hàn ở miền Bắc.


Để che giấu việc rước ngoại xâm vào đất nước, che giấu sự vi phạm Hiệp định Geneve và Hiệp định Paris, tất cả những thiệt hại của VNCH, Mỹ và quân đồng minh, nếu ở miền Bắc thì được gắn cho cộng sản miền Bắc, cho dù không hẳn họ là tác giả, và nếu ở miền Nam thì được gắn cho MTGPMN, cho dù cái mặt trận này chẳng có lính chính quy mà lại diệt được hơn 50.000 lính Mỹ và còn hơn thế nữa lính VNCH.


Nói dông dài vậy để quay lại trường hợp Phạm Tuân.


Nhân kỷ niệm lần thứ 40, chiến dịch 12 ngày đêm Linebacker II, gõ "Ký ức về 12 ngày đêm sục sôi máu lửa" của tác giả Phạm Thanh lên google sẽ có lời giới thiệu của báo Nhân dân và Báo mới. Nhìn từ phía lề trái, thì bài đó ít ra cũng sự việc xảy ra, chứ không nhẽ láo hoàn toàn . Nó được xếp vào loại "Hồ sơ - Tư liệu".


Trước khi bình luận, nên biết đêm 27/12 là ngày cuối cùng, mà 2 chiếc B52 bị bắn, B-52 D "Cobalt 01" và B-52 D "Ash 02" (hình kèm). Toàn bộ máy bay Mỹ bị bắn trong chiến dịch Linebacker II: http://www.linebacker2.com/Page_2_59BI.html


Phạm Tuân, theo chính thức từ phía VNDCCH, là người hạ B52 đầu tiên vào đêm 27 rạng sáng 28, tức là đêm cuối cùng. Sau đêm đó, không còn B52 nào bị bắn trong chiến dịch Linebacker II.


Trích từ bài "Ký ức về 12 ngày đêm sục sôi máu lửa":


- "Bao nhiêu tháng luyện tập đánh B52, lần này mới có dịp thử sức. Bước vào trận đánh, thủ trưởng cấp trên chỉ thị: Bắn rơi tại chỗ B52 là trách nhiệm chính trị của bộ đội tên lửa chúng ta. Cho phát sóng truy lùng, gạt “sương mù” (máy bay chiến thuật ném bom, hoặc bay bảo vệ) ra, bắt chính xác “mây đen” (B52) là đối tượng chính."



Tại sao lại "bắn rơi tại chỗ B52 là trách nhiệm chính trị"? Nếu không có trách nhiệm chính trị thì không bắn B52 sao? Nếu lỡ bắn B52 mà không có chỉ đạo chính trị thì có bị kỷ luật không?


Như vậy, đã rõ, chuyện bắn B52 phải được gắn với chính trị. Và tất cũng được hiểu, vì lý do chính trị nên phải bắn rơi B52 bằng mọi giá, kể cả có thể tự mình không bắn rơi nhưng cũng sẽ được gắn công người khác vào chính trị của mình.


- "Trong đêm 27-12, biên đội của Phạm Tuân và Hồ Oanh đã hạ gục chiếc B52 do Trung tá John Harry Yuill lái chính. Được lệnh cất cánh, biên đội Phạm Tuân băng qua các máy bay F4 chặn đường, lao thẳng về phía nam. Sở chỉ huy thấy Phạm Tuân đã vào khoảng cách tầm bắn có hiệu quả, ra lệnh: “Xạ kích! Thoát ly ngay bên trái!”, Phạm Tuân chỉnh đường ngắm, lao máy bay vào gần hơn: “Nghe tốt. Tôi bắn đây!” Một quả, hai quả đạn lao thẳng vào chiếc B52. Đó là lúc 22 giờ 30 phút. B52 bốc cháy rơi xuống theo chiều thẳng đứng. Thế là chỉ sau 20 phút tính từ khi cất cánh, chiếc MIG 21 của Phạm Tuân đã lập công oanh liệt, hạ cánh an toàn xuống sân bay trong niềm vui lớn của đồng đội. John Harry Yuill bị bắt sống, mặc áo kẻ sọc ngồi trong trại giam Hỏa Lò. Phi công có thâm niên 18 năm trong nghề, đã bay hơn 5.000 giờ, trong đó có 3.200 giờ bay B52 không biết đã nghĩ ngợi gì mà tha thiết xin gặp người lái MIG 21 đã hạ đo ván mình. Cấp trên để Phạm Tuân gặp và diễn lại cho anh ta biết một đường bay xuyên mây lên cao, thời điểm nào ấn nút phóng… John Harry Yuill chỉ còn biết gật đầu thán phục: Thật là một đường bay mưu trí, táo bạo và gan dạ!"



Dường như, khi Phạm Tuân được lệnh "xạ kích", thì chưa hẳn Phạm Tuân đã biết đích là chiếc B52. Toàn bộ do bên dưới, các đồng chí chính uỷ ra lệnh.


Tình tiết được kể tiếp mới ly kỳ và sống động làm sao giữa một John Harry Yuill tha thiết rồi mắt tròn mắt dẹt cùng thán phục và "anh hùng" Phạm Tuân thì thao thao bất tuyệt. Làm mình đọc mà như nuốt từng chữ.

Chỉ có điều chiếc B-52 D "Blue 01"của John Harry Yuill lại bị rụng ngày 21/12 (coi hình). Nói như cách nói Việt, thì ngày đó Phạm Tuân còn chửa mở mắt. Hay, chuyện cổ tích Việt cũng có "sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông".


Chuyện nếu chỉ nổ văng mạng vậy, cũng có thể chưa đủ làm nghi ngờ việc Phạm Tuân có bắn rụng B52 hay không. Nhưng tiếp theo thì dựa trên phần nào của "bật mí".


Số là, cái đêm hôm đó, Vũ Xuân Thiều là một phi công MIG khác đã lao máy bay của mình vào một chiếc B52 và làm rụng chiếc này. Xác của chiếc B52 còn gắn những mảnh vỡ của chiếc MIG, đã được các cơ quan quân sự cũng như nhà nước chính thức công nhận với bằng chứng.


Mãi sau này, Vũ Xuân Thiều mới được công nhận là người hạ B52. Và những bằng chứng trên đã xác minh sự thực. Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan (người được cử lên địa điểm nơi Thiều bắn rơi B-52 đêm 28-12-1972) đã kể lại: "... Ngay tối 28-12-1972, lúc khoảng 12g đêm, tôi nhận được điện từ sở chỉ huy giao dẫn đầu đoàn cán bộ lên địa điểm nơi phi công Vũ Xuân Thiều bắn rơi B-52 tại Sơn La để nắm và xác minh tình hình. Khi đến nơi, tôi có gặp các chiến sĩ bộ binh đóng quân tại khu vực, mọi người đều nói tối hôm qua thấy hai bó lửa rất to bùng cháy và rơi xuống. Đứng trên đồi chúng tôi nhìn thấy xác B-52 cháy sém một phía, phía bên kia quả đồi là xác chiếc MiG màu ánh bạc. Chúng tôi còn nhặt được hai mảnh xác máy bay MiG và B-52 găm vào nhau, đó là dấu hiệu cho thấy máy bay của Thiều đã lao vào chiếc B-52...." http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Xu%C3%A2n_Thi%E1%BB%81u


Theo tài liệu, danh sách toàn bộ B52 bị rơi ở Việt Nam thì tất cả B52 đều bị tên lửa SAM2 bắn, ngoại trừ chiếc B-52 D "Cobalt 01", có ghi thêm VNDCCH nói MIG bắn. http://books.google.fr/books?id=U0zIt5KPEbQC&pg=PA81&lpg=PA81&dq=B52D+cobalt+01&source=bl&ots=lUGQQCfLMK&sig=4-ymfkZhygrkHv5Qp2hFCoF3zXw&hl=fr&sa=X&ei=RirnU7_xFeeh0QW_hoDwCA&ved=0CEEQ6AEwAw#v=onepage&q&f=false


Như vậy, vẫn theo VNDCCH thì cả hai Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều đều hạ B52 đêm 27, đêm cuối cùng có B52 rụng. Mà chỉ có 1 chiếc B-52 D "Cobalt 01" để 2 người chia nhau. Vì là người đầu tiên, nên trước đó không có ai.


Người chết thì không thể cãi. Vũ Xuân Thiều còn có thể nói được điều gì nữa? Anh hùng thì không thể chết . Nếu không, làm sao mà tổ chức linh đình. Vì lý do chính trị, mà Phạm Tuân được gắn cho công trạng bắn B52 chăng?


Vũ Xuân Thiều nếu không chết khi đó, thì có thể bị chê cười sau này khi chân đi dép lốp Trung Quốc, vai kĩu kịt gánh bèo hoa dâu lên vũ trụ. Trong cái rủi có cái may. Cùng đêm đó, có 2 chiếc F4 bị rụng, mà Mỹ có ghi do MIG bắn. Ngay cả chiếc MIG bắn có phải của Phạm Tuân hay cũng chẳng phải luôn, ai mà biết.


 Giá mà chiếc B-52 D "Cobalt 01" đó không phải là chiếc cuối cùng bị rụng trong chiến dịch Linebacker II, thì câu chuyện Phạm Tuân hay Vũ Xuân Thiều hạ B52 sẽ thực tế hơn nữa. Ngẫu nhiên, "chiến công" đúng hôm cuối, để mà không còn "chiến công" khác của MIG đặng so sánh, phải chăng cũng chỉ cho mục đích chính trị.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn