BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73222)
(Xem: 62211)
(Xem: 39389)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

3,2 triệu giờ chổng mông gõ gúc gồ

11 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 1060)
3,2 triệu giờ chổng mông gõ gúc gồ
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Hôm qua báo Nhân dân đăng 1 cái tin ngắn về việc các loại cơ sở đoàn gửi tặng 1000 lá cờ cho bộ đội Trường sa “nhân 1000 năm Thăng Long”. Thế những lá cờ này sẽ dung làm gì nhỉ? Đề chào, để treo- đương nhiên rồi. Nhưng mà lấy đâu ra lắm đảo, lắm cột để treo hết cả ngàn lá cờ? À, nghĩ ra rồi, có khi vài hôm nữa bộ đội hải quân lại bắt chước Công ty 74 Binh đoàn 15 Gia Lai đem tặng lại những lá cờ này cho học sinh nghèo vượt khó. Gì chứ học sinh nghèo vượt khó thì đông lắm Ngàn lá cờ có khi chả đủ. Học sinh, góp tiền mua cờ tặng bộ đội rồi bộ đội lại tặng cờ cho học sinh để rồi, nhân một cuộc phát động nào đó, học sinh lại đem cờ tặng bộ đội. Hơi tội cho là quốc kỳ cứ bị đùn đùn đẩy đẩy với danh nghĩa món quà chẳng ai muốn nhận dù ý nghĩa của việc cho tặng này cao đẹp và thiết thực đến nối đã trao thì có muốn cũng cấm thằng nào có thể từ chối.

Sáng nay đi qua “hàng xóm” Trung ương Đoàn, bắt quả tang được con số hơn 3,2 triệu Bài thi tìm hiểu “Thăng Long – Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng” mà TƯ Đoàn đã “thu” được. Lại mừng đại lễ ngàn năm đây mà. “Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn Nguyên của Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm nào?”. Đây là một trong 13 câu đề trong bài thi tìm hiểu mà học sinh tiểu học ở Nghĩa Tân phải trả lời. “Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật toàn cầu nào?” Nếu bác nào mà còn đủ kiên nhẫn đọc đến đây thì làm ơn trả lời dùm câu hỏi này và trả lời chính xác giúp là mình có thực biết hay không. (Các phương án “ai là triệu phú” như sau: A- Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất. B-Là nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa của phương Đông và thế giới. C-Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài. D-Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần một thiên niên kỷ). Cũng may là GS Ngô được giải Fi-ét sau khi cuộc thi này được tổ chức chứ nếu không thế nào cũng có câu “Hãy phân tích ý nghĩa của việc giải bổ đề cơ bản”. Với 13 câu thi, chưa kể đến phần tự luận 1000 chữ (nếu tính nhuận bút còi nhất cũng phải 200 ngàn) nói thật, đến bố mẹ ông bà cô gì chú bác than bằng cố hữu nội ngoại xa gần của học sinh cũng phải chổng mông mà gõ gúc gồ cả tiếng mới thi hết 13 câu cho con cháu chứ sức mấy sinh viên đại học đã có trình độ sử học đủ để trả lời nổi những câu thế này. Nhìn cuộc thi “mừng đại lễ” chỉ thấy đó đúng chỉ là cơ hội giải ngân một cách không thương tiếc tiền đại lễ ngàn năm, chỉ thấy đó đúng là sự lãng phí đến vô lý. 3,2 triệu tờ giấy. 3,2 triệu giờ chổng mông gõ gúc gồ, tra sách lịch sử và 3,2 triệu nỗi bức xúc, phiên toái.

Cũng vẫn hội chứng ngàn năm, 2 hôm trước trang thong tin chính thức của Chính phủ đăng một “từ lạ”: Bát man tấn công. Theo tinh thần của bản tin thì đây là bản nhạc sẽ được dùng trong đại lễ ngàn năm. Người dơi tấn công? Không phải. Các blogger đối chiếu chán chê mới phát hiện hóa ra đó là bản “Bát man tấn cống”.

Bản nhạc có cái tên này hiểm quá. Theo GS Trần Văn Khê: Bát man tấn cống thuộc “Bát ngự”, gồm 8 bài được sáng tác để nghinh giá lúc vua Thành Thái vào Nam . 8 bài đó là: Đường Thái Tôn, Vọng phu, Chiêu quân, Ái tử kê, Bắc Man tấn cống, Tương tư, Quả phụ hàm oan, Duyên kỳ ngộ. Về bài Bắc Man tấn cống có chút dị biệt trong cách gọi. GS Lê Văn Tiếng trog quyền Cầm ca Tân điệu và Trần Hữu Trang gọi là Bát man tấn cống. Theo thiển ý thì bát man đúng hơn vì đó là chỉ 8 người thuộc về dân tộc man dị mọi dợ phía Nam, người Trung Quốc hay dung chữ Nam man. Wikipedia giải thích “ Nam man”, tức người man dợ ở phương nam, là từ miệt thị để chỉ các bộ lạc nổi loạn phía tây nam Trung Quốc. Chúng ta đã từng biết đến tứ di từ tư tưởng "bá quyền" trong nho học, coi khinh các dân tộc khác, coi mình là trung tâm còn "tứ di" xung quanh đều là "bỉ lậu" cả. Sách Tam quốc cũng đã có một hồi đặt tên “Thất cầm Mạnh Hoạch”, vua của người Miêu, được mô tả như lũ người man dợ chưa được khai hóa. Trong truyện “Trạng Lợn” cũng kể lại chuyện “Trạng” đối thoại với “Viên quan Tàu” bằng cách giơ tám ngón tay "Bát man tiến cống" (tám man dâng cống) để đối vế bốn ngón tay “Tứ di lai tân" (Bốn rợ khách đến). Đại ý trình “tra gúc” của Tại hạ cũng chỉ biết đến có thế. Còn vì sao bản nhạc này lại được biểu diễn trong dịp đại lễ, vì sao lại nói chuyện bát man trong dịp Thăng Long ngàn tuổi thì chịu. Tại hạ xin được các cao nhân chỉ giáo.

8 dợ dâng cống mà lại nhầm sang người dơi tấn công thì đúng là không còn cái lỗ nẻ nào để chui. Đau một cái là sự nhầm lẫn này lại được đăng trên website của Chính phủ. Đâu them cái nữa là không có “cô đánh máy” nào để mà đổ lỗi.

Còn hai chục ngày nữa là đến lễ thượng thọ cho Thăng Long ngàn tuổi. Không biết khi 1000 chiếc trống đồng cùng được gõ thì dân tình sẽ ngơ ngác náo loạn thế nào. Chả phải là trống ngũ liên chỉ được gõ đập khi thủy hỏa đạo tặc xảy ra đó sao. Hay là những nhà tổ chức đang chứng tỏ sự “rợ” của mình cho hòa hợp khi bản “bát man tấn cống” cất lên hoan hỉ trong dịp đại lễ.

Đào Tuấn

10-09-2010

Theo Blog Đào Tuấn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn