Tên cướp, có nhiều phần là không chuyên nghiệp, giết hai vợ chồng người chủ tiệm vàng ở Bắc Giang quả là tên máu lạnh quá tàn nhẫn khi say máu giết luôn đứa con chủ nhà mới 19 tháng tuổi, chặt đứt tay con chị của cháu bé này. Do chưa đủ 18 tuổi (thiếu 60 ngày) nên y chỉ bị xử tù 18 năm theo quy định của pháp luật. Cũng lạ, chỉ 60 ngày thôi thì người ta trưởng thành được gì so với hành vi tàn ác trên? Sau vụ giết người nói trên vài ngày, là một vụ giết người khác. Chỉ vì muốn chiếm đoạt cái nón bảo hiểm giá có vài chục ngàn đồng lý do là cỡi xe gắn máy nhưng không mang nón bảo hiểm sợ bị phạt mà một thanh niên đã đâm chết người chủ cái mũ! Giết người cướp vàng dẫu man rợ như kẻ sát nhân kia vẫn còn hiểu được. Nhưng có lẽ nào đang tồn tại những kẻ coi mạng người không hơn cái nón bảo hiểm?
Đọc báo và dư thì giờ nên nghĩ ngợi lan man về tội phạm ngày một nhiều gây một cảm giác mơ hồ về không khí bất an đã có mặt giữa một xã hội lẽ ra phải an bình như xã hội Việt Nam dù tương đối mới là đúng. Tội phạm trộm cướp, giết người ở lứa tuổi thanh niên và cả những vụ nghe có vẻ nhỏ như vụ cô gái bị dừng xe để kiểm tra vì vi phạm luật giao thông đã tát bôm bốp vào mặt người CSGT ngay trước mọi người trên đường phố… đã tới lúc phải suy nghĩ về nguyên nhân sâu xa mang tính xã hội học của nó thay vì chỉ xử lý hình sự.
Tên sát thủ chưa đủ 18 tuổi, y còn thiếu một số ngày để phải nhận án phạt tử hình theo quy định của pháp luật. Điều này cho phép nêu giả thuyết đã có sự rối loạn chức năng cơ thể trong tình hình cuộc sống thuần nhã của Việt Nam đang bị xô lấn bởi cuộc sống đô thị ngày càng đòi hỏi nhiều nhu cầu trong khi nền kinh tế còn yếu kém cả về tiềm lực cũng như về quản lý, tham nhũng táo tợn. Tham nhũng tràn lan và nhịp độ táo tợn, gay gắt kiểu một xã hội lai căng đã gây nên một tác động xã hội, và hậu quả là mất dần khả năng cũng như ý thức chấp nhận hoặc tôn trọng trật tự xã hội như nó phải có.
Giết người là cách phá rối trật tự từ trong tiềm thức, nhận định này có phần gần với tên giết người vừa bị bắt. Y có bộ dạng khá hiền lành, hàng xóm ngạc nhiên trước cái tin kinh hoàng này vì y là đứa trẻ ngoan trong gia đình và khu phố, không gây lộn, không vướng tệ nạn nào và gia đình y cũng không phải một gia đình quá nghèo khổ hoặc một gia đình có vấn đề… Có một thúc đẩy tâm lý trong con người gây ra hành vi man rợ mất nhân tính này. Bị chao đảo, y không thể chấp nhận mà trái lại muốn phá đổ một trật tự xã hội trong đó mọi người đều cần được che chở bảo vệ, y là kẻ nổi loạn từ trong vô thức!
Cũng từ yếu tố của cải trong hai vụ giết người nói trên – những cây vàng và cả cái nón bảo hiểm – cho thấy một khái niệm mà đến nay chưa được công nhận công khai trong xã hội ta. Đấy là sự bất công trong văn hóa thu nhập. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng có khoảng cách biên độ rộng ra hơn và cái giàu ngày càng có những trường hợp gần với cái không lành mạnh. Chuyện xảy ra cách nay không lâu trên sông Vàm Cỏ ở huyện Bến Lức tỉnh Long An là một ví dụ. Một số quan chức thuê thuyền máy chở ra sông mang theo mấy cô gái và những tôm cua, bia rượu để nhậu trên sông là việc làm rất tốn tiền và có dấu hiệu không lành mạnh. Đáng nói hơn, trong cuộc đi chơi của các quan chức thuộc ngành bảo vệ pháp luật cầm cân nảy mực này, lại có một cô gái 20 tuổi không phải gái bao hay gái tệ nạn chết đuối mà giờ này nguyên nhân còn chưa rõ, phải hiểu thế nào nếu nhìn từ góc độ người ngoài cuộc? Còn quá ít rất quá ít người có thể chấp nhận những quan chức thư giãn kiểu như trên vì đây là xã hội Việt Nam vốn nhất thể hóa vị trí xã hội của một người với lối sống thường nhật của người đó – thầy cô giáo ăn mặc hơi lòe loẹt thậm chí cầu kỳ, quan hệ xã hội hơi “thoáng” là điều gây cảm giác không bình thường và không “công bằng” giữa vị trí xã hội với lối sống cá nhân.
Trở lại với văn hóa thu nhập, nhiều thanh thiếu niên (và cả người lớn) hiện có não trạng tư duy hoang tưởng và hoảng loạn về một “sự bất công” trong thu nhập, nuôi ý tưởng bệnh hoạn là mình “lẽ ra có thu nhập cao hơn” mà không tính đến một cách thực tế khả năng của bản thân trong việc có một thu nhập cao như thế! Có phải do ức chế hoang tưởng mà những tên sát thủ ra tay một cách điên loạn với người giàu có, thậm chí với người chỉ có một xe máy và chiếc nón bảo hiểm?
Không chỉ có thế, nhiều cái chết làm choáng váng hồn người xảy ra trong những nơi gọi là tổ ấm, là mái nhà tức là nơi chung sống giữa những người máu thịt với nhau. Vợ đốt chồng không phải ở ngoài tha ma nhị tì mà ngay trên giường ngủ, chồng hạ độc thủ người đàn bà dù sao trên danh nghĩa cũng là của mình (xác hay hồn?). Đau đớn hơn, có một phụ nữ trẻ bị khởi tố vì nghi phạm tội giết con. Cũng có thằng con không có chữ người, đi chơi về thấy người cha mang mấy đĩa nhạc ra nghe, nó nổi cục ngăn cản vì đó là đĩa của nó mua, hai cha con cãi qua cãi lại người cha không dằn được tát nó một cái. Tiếp theo, thứ “con” ấy mua xăng về tưới lên người từng gọi là cha và đốt! Nhà sáng rực và nhà thương phải cấp cứu 5 con người!
Những nhà đạo đức lo âu và ngao ngán cho rằng đạo đức xã hội xuống cấp, thậm chí tan hoang… Nhưng nguyên nhân của những vụ thảm sát thì thật tình rất khó tìm ra trong một vài ý kiến dù có chính xác tới đâu. Mỗi người tùy theo não trạng, vị trí, trình độ của riêng mình mà đưa ra những giải mã và giải mã nào cũng có lý nhưng không lời giải nào làm hài lòng mọi người. Và cũng thật sự không có một đáp án nào có thể làm cơ sở cho những ai có trách nhiệm chặn đà đi xuống này.
Xã hội bây giờ có mức sống khá hơn nhiều so với thời gian trước dù nhìn dưới góc độ nào. Có điều, tại Sài Gòn, Hà Nội và hầu như tại bất cứ thành phố, thị xã nào cũng có những khu nhà trọ sơ sài mọc lên. Làm nhà tạm cho thuê trở thành một ngành kinh doanh, những người chủ nhà trọ này là những nhà kinh doanh… bất đắc dĩ nhờ cơm mang tận miệng! Nông thôn khó sống, giấc mơ đổi đời hoặc đơn giản hơn chỉ là mong thoát nghèo là sức hút người quê ra tỉnh và bị cuốn vào vòng xoáy. Trong vòng xoáy đó nhiều người mang lấy bức xúc của cái nghèo đô thị là mọi thứ vừa nghèo vừa bị nhốt như nêm cứng trong không gian chật hẹp. Từ chỗ nghèo mà không có một chút yên bình thanh thản khác với nghèo nông thôn truyền thống còn tìm thấy một tương lai xa, thật xa trên mảnh đất nhỏ, cho nên không ít người bị ức chế, dồn nén càng ngày càng nhiều và không có lối thoát cứ đẩy sâu vào trong lòng.
Không chỉ có ở những khu nhà trọ sơ sài, ngay người đô thị có chân sẵn ở đó, cũng không khỏi bức xúc, không mấy khác những gì dành cho người quê ra thành. Ra đường gặp không ít những khu đường ngập lụt, kẹt xe lóp ngóp giữa trời nóng nực hay dưới mưa tầm tã. Những va chạm kể như chuyện thường ngày thường dẫn đến hậu quả lẽ ra không đáng có nếu tâm hồn người ta thanh thản một chút. Rồi những cảnh chen chúc, chờ đợi tại các bến xe, nhà thương, trường học, tại các công sở với cách ứng xử hoặc quan liêu hoặc do quá tải… tạo không ít căng thẳng mà gần như không ai tin rằng đó chỉ là căng thẳng tạm và có tính thời vụ…Đó là một căn bệnh!
Trong vụ cô gái tát CSGT, có yếu tố là cô gái không phải một cô chiêu con của đại gia hay quan chức và khi ra tay như vậy cô hoàn toàn không bị anh CSGT làm mất danh dự, cô chỉ bị thổi còi và mời xuống xe. Đó phải chăng là sự cộng dồn ức chế của người dân đối với công chức mà nguyên nhân có khi chỉ là do những thủ tục nhiêu khê trong lĩnh vực hành chánh công hay những sách nhiễu hoặc một số trường hợp sống phi đạo đức hành chánh nào đó mà ai cũng có thể trải nghiệm hoặc đọc thấy (thật nhiều) trên báo chí? Thật thấm thía khi báo chí gọi hành chánh là “hành dân là chính”! Ức chế khi đã thành một tâm lý phổ biến thì chỉ cần một duyên cớ thật nhỏ khi đối mặt với công chức là nó bùng nổ như cô gái vừa lãnh án 3 năm tù về tội tát CSGT kia đã làm.
Căng thẳng, bị dồn nén bên ngoài theo một số người vào nhà, và căn nhà ấy như vừa rước cú dòm nhà đám, nuôi ong tay áo, rước hoạ vào nhà. Nó bùng lên một lúc nào đó nếu có một thành viên nào chế thêm dầu vào lửa! Bức xúc bùng lên và những kẻ sống bản năng bộc lộ một sát thủ tiềm tàng! Trừng trị nghiêm khắc nhưng kẻ này là một yêu cầu chung của toàn xã hội nhưng như thế chưa đủ, thậm chí là còn thiếu lắm. Bởi đã có cả một làn sóng tội ác đủ kiểu dạng và càng ngày càng nghiêm trọng về các mặt. Dưới bề mặt bình an của xã hội là một con nước ngầm của cái ác do cộng dồn những ức chế mà có, thì trừng phạt chỉ là chữa cái ngọn!
Còn nhớ, thơ Nguyễn Công Trứ có câu “Thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ”, đó là một xã hội có nền tảng là cái thiện, cái công bằng, cái an bần lạc đạo. Và để mặc cho cái thiện thua sự nghèo túng xét cho cùng là đồng lõa với cái ác, thậm chí chính là cái ác!
Cao Thoại Châu
Nguồn Blog Cao Thoại Châu
Đọc báo và dư thì giờ nên nghĩ ngợi lan man về tội phạm ngày một nhiều gây một cảm giác mơ hồ về không khí bất an đã có mặt giữa một xã hội lẽ ra phải an bình như xã hội Việt Nam dù tương đối mới là đúng. Tội phạm trộm cướp, giết người ở lứa tuổi thanh niên và cả những vụ nghe có vẻ nhỏ như vụ cô gái bị dừng xe để kiểm tra vì vi phạm luật giao thông đã tát bôm bốp vào mặt người CSGT ngay trước mọi người trên đường phố… đã tới lúc phải suy nghĩ về nguyên nhân sâu xa mang tính xã hội học của nó thay vì chỉ xử lý hình sự.
Tên sát thủ chưa đủ 18 tuổi, y còn thiếu một số ngày để phải nhận án phạt tử hình theo quy định của pháp luật. Điều này cho phép nêu giả thuyết đã có sự rối loạn chức năng cơ thể trong tình hình cuộc sống thuần nhã của Việt Nam đang bị xô lấn bởi cuộc sống đô thị ngày càng đòi hỏi nhiều nhu cầu trong khi nền kinh tế còn yếu kém cả về tiềm lực cũng như về quản lý, tham nhũng táo tợn. Tham nhũng tràn lan và nhịp độ táo tợn, gay gắt kiểu một xã hội lai căng đã gây nên một tác động xã hội, và hậu quả là mất dần khả năng cũng như ý thức chấp nhận hoặc tôn trọng trật tự xã hội như nó phải có.
Giết người là cách phá rối trật tự từ trong tiềm thức, nhận định này có phần gần với tên giết người vừa bị bắt. Y có bộ dạng khá hiền lành, hàng xóm ngạc nhiên trước cái tin kinh hoàng này vì y là đứa trẻ ngoan trong gia đình và khu phố, không gây lộn, không vướng tệ nạn nào và gia đình y cũng không phải một gia đình quá nghèo khổ hoặc một gia đình có vấn đề… Có một thúc đẩy tâm lý trong con người gây ra hành vi man rợ mất nhân tính này. Bị chao đảo, y không thể chấp nhận mà trái lại muốn phá đổ một trật tự xã hội trong đó mọi người đều cần được che chở bảo vệ, y là kẻ nổi loạn từ trong vô thức!
Cũng từ yếu tố của cải trong hai vụ giết người nói trên – những cây vàng và cả cái nón bảo hiểm – cho thấy một khái niệm mà đến nay chưa được công nhận công khai trong xã hội ta. Đấy là sự bất công trong văn hóa thu nhập. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng có khoảng cách biên độ rộng ra hơn và cái giàu ngày càng có những trường hợp gần với cái không lành mạnh. Chuyện xảy ra cách nay không lâu trên sông Vàm Cỏ ở huyện Bến Lức tỉnh Long An là một ví dụ. Một số quan chức thuê thuyền máy chở ra sông mang theo mấy cô gái và những tôm cua, bia rượu để nhậu trên sông là việc làm rất tốn tiền và có dấu hiệu không lành mạnh. Đáng nói hơn, trong cuộc đi chơi của các quan chức thuộc ngành bảo vệ pháp luật cầm cân nảy mực này, lại có một cô gái 20 tuổi không phải gái bao hay gái tệ nạn chết đuối mà giờ này nguyên nhân còn chưa rõ, phải hiểu thế nào nếu nhìn từ góc độ người ngoài cuộc? Còn quá ít rất quá ít người có thể chấp nhận những quan chức thư giãn kiểu như trên vì đây là xã hội Việt Nam vốn nhất thể hóa vị trí xã hội của một người với lối sống thường nhật của người đó – thầy cô giáo ăn mặc hơi lòe loẹt thậm chí cầu kỳ, quan hệ xã hội hơi “thoáng” là điều gây cảm giác không bình thường và không “công bằng” giữa vị trí xã hội với lối sống cá nhân.
Trở lại với văn hóa thu nhập, nhiều thanh thiếu niên (và cả người lớn) hiện có não trạng tư duy hoang tưởng và hoảng loạn về một “sự bất công” trong thu nhập, nuôi ý tưởng bệnh hoạn là mình “lẽ ra có thu nhập cao hơn” mà không tính đến một cách thực tế khả năng của bản thân trong việc có một thu nhập cao như thế! Có phải do ức chế hoang tưởng mà những tên sát thủ ra tay một cách điên loạn với người giàu có, thậm chí với người chỉ có một xe máy và chiếc nón bảo hiểm?
Không chỉ có thế, nhiều cái chết làm choáng váng hồn người xảy ra trong những nơi gọi là tổ ấm, là mái nhà tức là nơi chung sống giữa những người máu thịt với nhau. Vợ đốt chồng không phải ở ngoài tha ma nhị tì mà ngay trên giường ngủ, chồng hạ độc thủ người đàn bà dù sao trên danh nghĩa cũng là của mình (xác hay hồn?). Đau đớn hơn, có một phụ nữ trẻ bị khởi tố vì nghi phạm tội giết con. Cũng có thằng con không có chữ người, đi chơi về thấy người cha mang mấy đĩa nhạc ra nghe, nó nổi cục ngăn cản vì đó là đĩa của nó mua, hai cha con cãi qua cãi lại người cha không dằn được tát nó một cái. Tiếp theo, thứ “con” ấy mua xăng về tưới lên người từng gọi là cha và đốt! Nhà sáng rực và nhà thương phải cấp cứu 5 con người!
Những nhà đạo đức lo âu và ngao ngán cho rằng đạo đức xã hội xuống cấp, thậm chí tan hoang… Nhưng nguyên nhân của những vụ thảm sát thì thật tình rất khó tìm ra trong một vài ý kiến dù có chính xác tới đâu. Mỗi người tùy theo não trạng, vị trí, trình độ của riêng mình mà đưa ra những giải mã và giải mã nào cũng có lý nhưng không lời giải nào làm hài lòng mọi người. Và cũng thật sự không có một đáp án nào có thể làm cơ sở cho những ai có trách nhiệm chặn đà đi xuống này.
Xã hội bây giờ có mức sống khá hơn nhiều so với thời gian trước dù nhìn dưới góc độ nào. Có điều, tại Sài Gòn, Hà Nội và hầu như tại bất cứ thành phố, thị xã nào cũng có những khu nhà trọ sơ sài mọc lên. Làm nhà tạm cho thuê trở thành một ngành kinh doanh, những người chủ nhà trọ này là những nhà kinh doanh… bất đắc dĩ nhờ cơm mang tận miệng! Nông thôn khó sống, giấc mơ đổi đời hoặc đơn giản hơn chỉ là mong thoát nghèo là sức hút người quê ra tỉnh và bị cuốn vào vòng xoáy. Trong vòng xoáy đó nhiều người mang lấy bức xúc của cái nghèo đô thị là mọi thứ vừa nghèo vừa bị nhốt như nêm cứng trong không gian chật hẹp. Từ chỗ nghèo mà không có một chút yên bình thanh thản khác với nghèo nông thôn truyền thống còn tìm thấy một tương lai xa, thật xa trên mảnh đất nhỏ, cho nên không ít người bị ức chế, dồn nén càng ngày càng nhiều và không có lối thoát cứ đẩy sâu vào trong lòng.
Không chỉ có ở những khu nhà trọ sơ sài, ngay người đô thị có chân sẵn ở đó, cũng không khỏi bức xúc, không mấy khác những gì dành cho người quê ra thành. Ra đường gặp không ít những khu đường ngập lụt, kẹt xe lóp ngóp giữa trời nóng nực hay dưới mưa tầm tã. Những va chạm kể như chuyện thường ngày thường dẫn đến hậu quả lẽ ra không đáng có nếu tâm hồn người ta thanh thản một chút. Rồi những cảnh chen chúc, chờ đợi tại các bến xe, nhà thương, trường học, tại các công sở với cách ứng xử hoặc quan liêu hoặc do quá tải… tạo không ít căng thẳng mà gần như không ai tin rằng đó chỉ là căng thẳng tạm và có tính thời vụ…Đó là một căn bệnh!
Trong vụ cô gái tát CSGT, có yếu tố là cô gái không phải một cô chiêu con của đại gia hay quan chức và khi ra tay như vậy cô hoàn toàn không bị anh CSGT làm mất danh dự, cô chỉ bị thổi còi và mời xuống xe. Đó phải chăng là sự cộng dồn ức chế của người dân đối với công chức mà nguyên nhân có khi chỉ là do những thủ tục nhiêu khê trong lĩnh vực hành chánh công hay những sách nhiễu hoặc một số trường hợp sống phi đạo đức hành chánh nào đó mà ai cũng có thể trải nghiệm hoặc đọc thấy (thật nhiều) trên báo chí? Thật thấm thía khi báo chí gọi hành chánh là “hành dân là chính”! Ức chế khi đã thành một tâm lý phổ biến thì chỉ cần một duyên cớ thật nhỏ khi đối mặt với công chức là nó bùng nổ như cô gái vừa lãnh án 3 năm tù về tội tát CSGT kia đã làm.
Căng thẳng, bị dồn nén bên ngoài theo một số người vào nhà, và căn nhà ấy như vừa rước cú dòm nhà đám, nuôi ong tay áo, rước hoạ vào nhà. Nó bùng lên một lúc nào đó nếu có một thành viên nào chế thêm dầu vào lửa! Bức xúc bùng lên và những kẻ sống bản năng bộc lộ một sát thủ tiềm tàng! Trừng trị nghiêm khắc nhưng kẻ này là một yêu cầu chung của toàn xã hội nhưng như thế chưa đủ, thậm chí là còn thiếu lắm. Bởi đã có cả một làn sóng tội ác đủ kiểu dạng và càng ngày càng nghiêm trọng về các mặt. Dưới bề mặt bình an của xã hội là một con nước ngầm của cái ác do cộng dồn những ức chế mà có, thì trừng phạt chỉ là chữa cái ngọn!
Còn nhớ, thơ Nguyễn Công Trứ có câu “Thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ”, đó là một xã hội có nền tảng là cái thiện, cái công bằng, cái an bần lạc đạo. Và để mặc cho cái thiện thua sự nghèo túng xét cho cùng là đồng lõa với cái ác, thậm chí chính là cái ác!
Cao Thoại Châu
Nguồn Blog Cao Thoại Châu
Gửi ý kiến của bạn