
Người đọc có thể ngạc nhiên khi nghe tôi nói như thế, giống như tôi vừa ném một cái gì đó, phải không? Nhưng hãy ngược dòng thời gian để thấy Quỳnh Giao không phải là cô Tấm. Dĩ nhiên cuộc sống của Quỳnh Giao cũng không phải cuộc sống của một nàng công chúa, mặc dù nàng xuất thân từ một gia đình Hoàng tộc nhà Nguyễn.
Tôi có dịp gặp Quỳnh Giao từ thưở chúng tôi là hai cô bé. Cái dáng dấp thanh mãnh dịu dàng của cô ngay từ thuở ấy đã hiển hiện là một dáng dấp quý phái mà ít có đứa con nít nào có được, cái dáng dấp thoăn thoắt mềm như lụa đó đã biết làm ra tiền, đem về cho mẹ cưu mang một bầy em năm đứa do giọng ca trong trẻo ngân văn vắt vững vàng nhạc lý của cô.
Cô qua thời ấu thơ và càng lớn cô như con bướm trắng đẹp ngời ngợi thánh thoát như những ngón tay chạy dài trên phiến dương cầm mà người ta chỉ đứng chiêm ngưỡng mà không dám sổ sàng.
Quỳnh Giao, ngoài sắc đẹp, cung cách đẹp, cách sống đẹp, cách hành xử đẹp, ngoài ra cô còn là một ca sĩ đầy trí tuệ khiến nhiều độc giả thú vị qua những Tạp Ghi và Những Câu Chuyện Văn Nghệ trãi dài từ đầu nguồn ở tờ Người Việt đến không biết bao những trang báo khác.
Quỳnh Giao trân trọng cái đẹp, và muốn cái hình ảnh đầy sức sống còn sống mãi như câu thơ xưa “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng. Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu“ nên Quỳnh Giao như Lý Phu Nhân trong truyền thuyết khi lâm trọng bệnh sắp mất, Vua lo lắng đến tận giường thăm hỏi và muốn được nhìn mặt nàng lần cuối nhưng vì muốn lưu giữ mãi vẻ đẹp của mình với hoàng thượng nên mặc cho vua nhiều lần nài nỉ, Lý phu nhân vẫn nhất quyết úp mặt vào tường.
Đêm 23 tháng 7 năm 2014 cô Quỳnh Giao lặng lẽ rút ống thở để chết sau những tháng ngày vật vã trong cơn ung thư kỳ cuối.
. thụyvi
(Hầm Nắng 28/7/2014)
Ý kiến bạn đọc
01 Tháng Tám 20147:00 SA
thanh thanh
Khách
Vô cùng ngưởng mộ và thương tiếc QUỲNH GIAO