BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76768)
(Xem: 63135)
(Xem: 40537)
(Xem: 32162)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tổng giám đốc VTV bị tố cáo tham nhũng, làm sai nguyên tắc

09 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 1108)
  • Tác giả :
Tổng giám đốc VTV bị tố cáo tham nhũng, làm sai nguyên tắc
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
44
Hôm 4/9, văn phòng luật sư Vì dân của LS Trần Đình Triển ở Hà nội đã gửi các cơ quan chức năng đơn khiếu nại tố cáo của ông Trần Quốc Khánh, đảng viên, chuyên viên của VTV đối với ông Vũ Văn Hiến, tổng giám đốc VTV, ủy viên trung ương đảng.

Tải xuống để nghe.


Ông Vũ Văn Hiến, tổng giám đốc VTV. Photo courtesy of vtv


Theo công văn này, ông Vũ Văn Hiến bị cho là đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật và điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam. Việt Hà có bài tổng hợp và tường trình.

Dấu hiệu tham nhũng


Vụ việc ông Trần Quốc Khánh, đảng viên cộng sản, chuyên viên chính đài truyền hình Việt Nam nộp đơn kiện ông Vũ Văn Hiến, tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam xảy ra đang gây xôn xao dư luận mấy ngày gần đây, vào giữa lúc những bàn tán về chuyện ông phó tổng giám đốc đài là Trần Đăng Tuấn xin từ chức vẫn chưa nguôi.

Trong công văn đề ngày 4 tháng 9, văn phòng luật sư Vì dân, nơi nhận tư vấn pháp luật miễn phí cho ông Trần Quốc Khánh, có đoạn viết: “Qua nghiên cứu hồ sơ vụ việc, chúng tôi thấy có đủ căn cứ để khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với ông Vũ Văn Hiến về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điều 165 – Bộ luật hình sự), cần phải làm rõ những dấu hiệu tham nhũng và làm trái nguyên tắc về công tác tổ chức của Đảng và nhà nước”.

Theo luật sư Trần Đình Triển thuộc văn phòng luật sư Vì Dân, năm 2000, đài truyền hình Việt Nam có 5 dự án được nhà nước cho phép sử dụng nguồn vốn ngân sách quảng cáo trên truyền hình để đầu tư lại cho truyền hình. Sau khi ký hợp đồng, nguyên tổng giám đốc đài truyền hình lúc đó là ông Hồ Anh Dũng đã về hưu và bàn giao lại toàn bộ việc thực hiện các dự án cho ông Vũ Văn Hiến. Ông Hiến sau đó đã làm văn bản xin Thủ tướng chính phủ và bộ tài chính miễn giảm thuế giá trị gia tăng, nhưng không được chấp nhận. Số tiền mà các nhà thầu phải nộp thuế giá trị gia tăng cho nhà nước là khoảng 800 triệu đồng. Nhưng ông Vũ Văn Hiến đã không làm đúng theo công văn của thủ tướng chính phủ và bộ tài chính. Luật sư Trần Đình Triển cho biết:

LS Trần Đình Triển: Mặc dầu có các văn bản như vậy nhưng ông Hiến vẫn không chấp hành, bí mật chỉ đạo ông Sơn trưởng ban tài chính kế toán cùng ông Hưng phó tổng bí mật làm văn bản gửi lên bộ Tài chính. Bộ tài chính, ông Nghiệp thứ trưởng bỏ qua những nguyên tắc, luật lệ, bỏ qua cả ý kiến của thủ tướng chính phủ, bỏ qua ngay ý kiến của bộ mình đã trả lời trước đây, lại cho ghi thu, ghi chi khoản tiền hơn 800 triệu đó cho đài truyền hình. Như vậy là gì, các nhà thấu phải nộp cho nhà nước hơn 800 triệu đó thì các nhà thầu đó không phải nộp, vậy thì khoản tiền 800 triệu đó các nhà thầu sử dụng chia trác cho ai, trong đó có ông Hiến hay không? Tội cố ý làm trái thì đã rõ, còn nếu có chia chác ăn chia nữa thì lại cái tội tham nhũng, thì lại còn phải xử nặng nề hơn nữa.”

Ngoài ra, văn phòng luật sư Vì Dân cũng đưa ra dẫn chứng về tội cố ý làm trái, thiếu tinh thần trách nhiệm, dấu hiệu tham nhũng của ông Vũ Văn Hiến trong dự án sử dụng nguồn vốn ODA tại đài truyền hình lên đến 350 triệu đô la. Luật sư Trần Đình Triển giải thích:

LS Trần Đình Triển: Thứ hai nữa là một dự án chính phủ giao cho để thiết lập hệ thống truyền hình Việt Nam phải tương đương với các nước trong khu vực và thế giới, từ nguồn vốn ODA 350 triệu đô la, hiện nay ông Hiến đã ký các hợp đồng với các nhà thầu ở nước ngoài, thì tất cả nhà thầu bây giờ hầu như là đang dẫn đến sự tranh chấp. Hai nữa là nhập thiết bị thì lạc hậu, không nằm trong cái chung của nhà nước mà cũng không thể hiện sự hiện đại mà lại kô đồng bộ dẫn đến 350 triệu từ nguồn vốn ODA có thể một sự thất thoát nghiêm trọng mà lại không có giá trị để sử dụng nguồn vật tư thiết bị nhập đó. Hành vi đó đã đủ yếu tố cố ý làm trái theo quy định của pháp luật.


LS Trần Đình Triển. Photo courtesy of vtc.vn


Ngoài ra, ông Hiến cũng bị cáo buộc là đã vi phạm những nguyên tắc của Đảng về công tác cán bộ, thi đua, khen thưởng.

Bị trù dập vì chống tiêu cực


Ông Trần Quốc Khánh, người đứng đơn kiện ông Vũ Văn Hiến cho biết, ông là một người được đào tạo bài bản nhưng do đấu tranh chống tiêu cực tại đài truyền hình mà bị trù dập nhiều năm nay. Ông nói:

Trần Quốc Khánh: Tôi được đào tạo học hành rất bài bản nhưng đến giờ tôi bị vô hiệu hóa không được giao bất cứ việc gì, từ vài năm nay, tôi không được nâng lương, tôi bị kỷ luật đảng, không bị kỷ luật hành chính nhưng bị kỷ luật đảng bởi vì chính những người tố cáo mình thì lại đứng ra kỷ luật mình. Để làm được điều đó thì đứng đầu là ông Hiến vì ông ấy chỉ huy cả một hệ thống, gọi là hệ thống chính trị trong cơ quan có thanh tra, kiểm tra đảng, tất cả những người đó về phe ông ấy và kết luận đen thành trắng, đúng thành sai và kết luận những điều tôi tố cáo là sai, vậy thì người ta kỷ luật đảng không cho tôi lên lương và chuyển tôi làm công tác không đúng trong chuyên môn của tôi, ngồi chơi, giảm thu nhập.

Điều đáng chú ý là khoảng cuối tháng 6 đầu tháng 7, ủy ban kiểm tra trung ương đã có kết luật tại cuộc họp số 32 và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như sau “Ủy ban kiểm tra trung ương xem xét, kết luận giải quyết tố cáo đối với 12 cá nhân gồm: tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam… Qua giải quyết thư tố cáo, ở mức độ khác nhau, đồng chí nào cũng có khuyết điểm, có đồng chí phải làm quy trình xử lý kỷ luật”.

Tuy nhiên, cho đến giờ ông Vũ Văn Hiến vẫn chưa bị xử lý, vẫn tại vị. Và theo công văn của văn phòng luật sư Vì dân thì ông Hiến “tiếp tục dùng quyền uy của mình mà Đảng, nhà nước và nhân dân trao cho để trả thù, sát phạt những người có lương tri thật sự vì Đất nước và vì nhân dân dám đấu tranh vạch rõ những vi phạm pháp luật của ông Vũ Văn Hiến”.

Vụ kiện xảy ra vào một giai đoạn nhạy cảm là sau đại hội Đảng bộ đài truyền hình Việt Nam khóa 9 với sự việc tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, phó tổng giám đốc đài xin từ chức, với nhiều lời đồn đại về phe cánh. Ngoài ra, vào đầu năm sau, cũng diễn ra đại hội đảng toàn quốc, một sự kiện quan trọng của cả nước, với nhiều quyết định quan trọng về nhân sự trong nội bộ Đảng. Ông Trần Quốc Khánh nói, đơn kiện này được đưa ra chỉ tình cờ rơi vào khoảng thời gian này mà thôi:

Trần Quốc Khánh: Thứ nhất ở góc độ tôi chỉ là một đảng viên bình thường, tôi không giữ một chức vụ gì mà phải đấu đá, cái chuyện đại hội Đảng trong cơ quan hay của quốc gia đối với tôi chỉ là một họat động chính trị chứ tôi không tham gia vào vấn đề đấu đá bởi vì tôi không có quyền và không tham gia chạy chức chạy quyền. Cho nên cái chuyện kiện hay tố cáo này là với danh nghĩa của một công dân bảo vệ lợi ích của xã hội bị xâm phạm, bảo vệ uy tín của Đảng, phải có trách nhiệm tố cáo vạch mặt những hành vi của những người có chức có quyền mà trước lợi ích của dân tộc mà không bảo vệ trong khi đó họ lại đi ngược lại lợi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.”

Ông Khánh cũng hy vọng là với sự kiện đại hội đảng đang đến gần, vụ việc sẽ được giải quyết, mặc dù còn một chút băn khoăn. Ông nói:

Trần Quốc Khánh: “Tôi cũng rất hy vọng như thế, nhưng cũng không biết là kết quả thế nào, nhưng cũng có điều phải tâm sự là chính ngày hôm nay ông Hiến đã nhận huân chương độc lập hạng ba nhân ngày kỷ niệm 40 năm ngày truyền hình Việt Nam. Trước đó tháng 7 trong kết luận của ủy ban kiểm tra trung ương số 32 thì ông Hiến đã bị đứng đầu trong 12 ông bị tố cáo và có khuyết điểm không ít thì nhiều đã vi phạm, có đồng chí phải bị kỷ luật. Thì cái điều đấy cũng là một dấu hỏi cho tôi và rất nhiều người trong đó có tôi, kể cả những người đảng viên và không phải đảng viên. Chúng tôi rất lo cho cái cách giải quyết nếu không vì lợi ích chung mà chỉ vì lợi ích của một nhóm người nào đấy làm ảnh hưởng đến quyền lợi lớn của cả một dân tộc, thì cái việc của tôi có thể là một điều chưa hẳn đã có kết quả.

Đây là một vụ kiện hy hữu bởi vì kiện một ủy viên trung ương Đảng vốn không phải là chuyện nhỏ. Theo luật sư Trần Đình Triển, mặc dù ông Vũ Văn Hiến hiện là đại biểu quốc hội và ủy viên trung ương đảng nhưng ông không có quyền miễn trừ. Nếu một đại biểu quốc hội có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị tạm đình chỉ họat động đại biểu quốc hội. Tương tự đảng viên vi phạm pháp luật cũng bị đình chỉ sinh hoạt đảng. Nếu đương sự qua điều tra, xét xử có tội thực sự sẽ bị khai trừ khỏi đảng, còn nếu không có tội thì sẽ được khôi phục lại sinh hoạt đảng.

Việt Hà, phóng viên RFA

08-09-2010
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn