BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72808)
(Xem: 62102)
(Xem: 39197)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cà phê bệt thời @

18 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 1094)
Cà phê bệt thời @
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Sáng ra, chợt nhớ cả tháng trời nay chưa đi bộ lần nào, sợ máu phọt lên não vì chia tay bồ đã lâu rồi mà chưa kịp chiếm giữ em nào làm của riêng , liền xỏ vào đôi giày thể thao( để quên nơi cánh cửa) vào chân, đi tắt trong lòng ngõ hẹp quanh co để ra công viên thành phố. Vừa đi vừa nghĩ đến nhận xét tài tình, đạt chuẩn của ông Nguyễn Tuân về nơi mình trọ: “Hà Nội là thành phố của những ngõ ngách”

5 phút sau nhận ra công viên trước mặt, cả chục năm trước nó vẫn được gọi là công viên Lê Nin, nhưng từ ngày “đờ mờ tư duy”* đến nay, thơ bút tre về ông râu xồm nhiều quá nên cái tên cũng mất thiêng theo quy luật đào thải của thời gian, của gã em họ Lê Duẩn, nên người dân gọi thành công viên thành phố (Cả Hà Nội bao nhiêu năm qua chỉ có mình nó, vài năm nay mới có thêm một cái gọi là công viên nước) thực chất là nơi chặt đẹp, chém cổ khách. Vì vậy, hơn 6 triệu cư dân thủ đô chỉ còn bờ hồ và chỗ này là nơi giành cho người già cả, thừa thời gian , ít tiền.

Chui qua một lỗ thủng nhân tạo để tiết kiệm 5 nghìn đồng tiền vào cửa, mình vui vẻ nhón gót bắt đầu thở và chạy… Trời nóng nên chỉ nửa tiếng sau, mồ hôi đã vã ra như tắm…Đang trên đường chạy, chợt nhìn thấy quán cà phê bệt ngay gốc cây bên bờ hồ Thiền Quang , bèn chạy lại.

Mới 9 giờ sáng mà quán đã đông, không gian rộng, thoáng nên tất cả “thượng đế” tha hồ ngồi bệt xuống vỉa hè, kè đá, hướng mắt ra hồ, bên cạnh là cà phê đen, nâu, ca cao, nước dừa tươi, đủ loại.

Cafe bệt. Zing blog


Đang lui húi tìm chỗ ngồi, khi các mảnh cactong đã hết, chị chủ quán như biết ý liền chìa ra cả tập báo nhân dân, quân đội , giọng xởi lởi:

- Ngồi xuống đây em ơi, thông cảm cho chị nhé, hết “ghế” rồi. Miệng cười, mắt sáng như sao, hàm răng khểnh trông đầy hấp dẫn, chị tán thêm:

- Thưởng thức hương vị cà phê, gió mát vi vu là chính, chứ đâu phải tiện nghi sang trọng, phải không em?

Đón lấy tập báo, mình vui vẻ nhặt một tờ trải xuống nền xi măng ngồi bệt xuống, bắt đầu đá lưỡi, giọng hung hăng:

- Không chơi mất công bằng đâu nhé, trâu chậm phải uống nước đục, nên chỉ trả tiền nước đục thôi đấy nhé,

- Chết chết em ơi, chị bán hàng kêu to:- Có 10 nghìn đồng một cốc, giá rẻ giật mình rồi, nếu em định trừ tiền bìa các tông của chị thì nhớ cộng giá tờ báo cho chị nhé.

Đang đà vui, mình gạt đi:

-Báo cũ mèm thế này, đáng bao nhiêu … chợt nhìn xuống, thấy báo còn mới nguyên, thơm mùi mực , giấy.

Hiểu ý mình, chị bán hàng tiếp tục vượt mặt “thượng đế”,

- Báo đảng bây giờ chỉ làm nhiệm vụ phục vụ quần chúng nhân dân ở những nơi như thế này thôi em ơi.

Mình ớ ra, chưa kịp uốn nắn tư tưởng … ngoài lề của chị ta, thì chị ta bẻm mép:

- Thật đấy. Các báo khác như Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Văn Nghệ Công An còn có người xem, chứ mấy tờ thổ tả này ai mua.

Ngồi bên cạnh, nhóm bạn trẻ “rách việc “ trêu:

- Được ngồi lên mặt lãnh đạo đảng và nhà nước …oai thế còn gì?

- Ừ nhỉ, mình nhổm vội mông lên để…nhìn, khiến tất cả cười phá ra, không gian đang tĩnh lặng bỗng xôm tụ hẳn lên, ai cũng thò cổ sang bình …loạn:

- Gọi là báo cũ, nhưng vẫn nguyên trinh, mép, gáy chưa rọc, chỉ có một tác dụng duy nhất là đem bán cân cho người ta lót đít ngồi để uống cà phê bệt thời hậu hiện đại thôi bố ạ.

-Ơ, một cậu cãi: thời hội nhập toàn cầu, @ (a còng ) này mà lại là hậu hiện đại, chữ nghĩa đến kinh?

- Chứ còn gì nữa, có giỏi ông cứ so GDP với các nước xem, thua cả thằng Lào, Căm pu chia rồi nhá.

- Ờ nhỉ, cô gái đeo kính, trông vô cùng trí thức, đưa mắt ra lòng hồ bâng qươ: -Chả phải kinh tế càng ngày càng tụt hậu, cà phê truyền thống không còn đất sống nên phải nháo nhác ra vỉa hè, gốc cây kiếm sống qua ngày hay sao?

- Thế là tối kiến chứ đâu phải sáng kiến? Thế mà báo chí cứ ồ ạt ca ngợi: Loại hình mới, năng động, tận dụng không gian thoáng mát, phục vụ các loại thượng đế, từ ông già bà cả, đến sinh viên, thanh niên , vì giá cả siêu rẻ, hoà mình với thiên nhiên. Chẳng qua là không còn cách nào chống đỡ nổi cơn bão giá lạm phát, đành phải ngồi bệt xuống đất mà thôi …một cậu bứt cỏ, lắc đầu nhận xét.

- Này đừng làm các bác ấy sốc đấy! Cậu thư sinh, cả miệng lẫn mắt mũi tròn vo, kêu to: – Vài năm trước, các loại báo đảng còn dùng để gói xôi thay lá chuối, lá sen đấy nhớ, chỉ khi các loại túi ni lon chào đời, báo đảng mới hết tác dụng thôi.

Anh chàng mặc áo sơ mi kẻ, quần bò dày cộp, tóc sịt gôm dựng đứng như cái đầu gà , gạt đi:

- Chết chết, báo toàn mực đỏ, mực đen thế này mà đem gói xôi để người ăn mắc bệnh ung thư chết hết à ? Còn dùng để chùi đít mỗi khi đi cầu …thì bị trĩ nặng, bệnh viện nào chữa cho nổi?

- Chữ nghĩa kinh quá, cậu kính cận ngồi phía ngoài lợm giọng nhận xét.

- Ơ! cái đầu gà trên đầu cậu “quần bò” bổ liên tục:- Văn tả thực mà , nếu chối qúa thì đề nghị bộ giáo dục đổi từ mông, đít thành “bàn tọa, bàn ngồi” cho nó êm ái.

-Ối giời ! Chàng sinh viên gầy nhẳng, mặt nổi đầy mụn trứng cá thủng thỉnh xen vào:

- Cứ gọi là cà phê bệt, nhưng muốn “hot” thì gọi là cà phê “sịch”, cà phê “đỗ” cho nhanh.

- “Bệt” hay “xổm” cũng được, miễn cho vào bụng mà không phải lết ra khỏi toillet là được. Một tiếng nói kèm tiếng cười lạc lõng cất lên.

- Khiếp! Nhiều người chun mũi, gắt: – Ăn với nói, mất hết cả cảm giác lãng mạn, thi vị, trang nghiêm nơi đất phật .

Chị bán hàng xen ngang:

- Đúng đấy, gọi là “bệt” để không phải lo bàn ghế lỉnh kỉnh thôi. Chứ chất lượng cà phê vẫn là loại đắt nhất kinh thành, không phải loại rởm đâu mà lo …lê lết sau khi dùng , các chú ạ.

Ngước mắt ra hồ, ngắm nhìn “ánh sáng của Phật” soi chiếu trên mặt hồ đúng như tên gọi. Cô gái kính trắng góp thêm :
- Báo nhân dân mà trải ra ngồi… tuyệt qúa còn gì, khổ vừa rộng, lại mới. Nhiều tờ vừa ra khỏi nhà in là chạy thẳng tới đây ngay, khỏi phải đi vòng qua các phòng ban vụ viện, như một sự bị hành.

Nhiều tiếng cười khúc khích nổi lên, một anh chàng có vẻ sinh viên năm đầu , vì mặt còn búng ra sữa, góp thêm:
- Tớ vừa kịp nhớ tới nhận xét trứ danh của lão thầy bói già Đinh Vũ Hoàng Nguyên: – Từ ngày nước ta sử dụng các loại giấy vệ sinh mỏng, mềm. Báo nhân dân đã xa rời quần… chúng .

-Hí hí, vài tiếng cười phụ họa: -Lão thầy bói già mà viết như thế thì bọn làm báo đảng dù có bị sỉ nhục cũng phải …phục lăn.

- Ừ, “quần bò” tâm đắc: – Xem ra một bộ phận không nhỏ dân mình cũng muốn trải nghiệm cảm giác “ngồi” lên mặt lãnh đạo một cách hợp pháp mà không lo bị bỏ tù.

- Đúng qúa chứ còn gì nữa, lãnh đạo Việt Nam suốt ngày chình ình trên mặt báo Nhân Dân, Quân Đội, đài truyền hình , chỉ bán nước, buôn dân, đánh đập, trấn áp đồng bào, hèn bỏ mẹ.

Vài phút im lặng hiếm hoi, lắng nghe thiên nhiên vọng lại quanh mình , lão “nông tri điền” từ nhà quê khăn áo lên kinh kỳ thăm con, đánh tiếng:

-Nghe chú ni nói, tui cũng thấy sợ cho lão thầy bói này quá, câu nói của lão ối kẻ chết tức tưởi chứ không ngoa
Chuyện nọ xọ chuyện kia, một chú mắt sâu, đường lông mày kẻ dài, mũi thẳng , cặp môi mỏng, nét môi mềm mại, đậm đà. Nếu không nhờ đường ria xanh rì quanh mép, thể hiện sự nam tính, e người ta tưởng đó là một cô gái mang trang phục đàn ông, mỉm cười, đưa đón:

- Buồn cười, mấy lão công an ở khu mình ở, sau khi mò vào tận nhà lục tìm tất cả đồ đạc, tài liệu của mình, lấy hai chục cái áo No- u, Hoàng Sa – Trường Sa …mà mình chưa kịp phát, bảo là : “ Tịch thu vì vấn đề an ninh quốc gia” kèm máy vi tính, điện thoại di động, ổ USB, tài liệu về quyền con người v.v…Khi tìm xuống ngăn tủ cuối cùng, chúng mò được một đôi tất công an do ông anh họ xa của mình trong ngành thải cho thì một thằng hất hàm bảo: “Định đi tất an ninh để đe dọa dân đen à?”.

- Hí hí! Đúng là “Chưa cháy nhà đã ra mặt chuột”. Chỉ qua câu nói để đời này , họ đã để lộ bản chất thật rồi đó. Họ sợ chú em cướp ” nghề”. của họ! Hí hí

- Có nghĩa là nó thừa nhận : Công an, mật vụ chuyên đe doạ người dân? Người kể chuyện tung ra câu hỏi.

- Tất nhiên rồi. Mấy tiếng nói sôi nổi, hào hứng: – Chính vì chúng thường xuyên hù dọa cuộc sống của người dân cho nên chúng mới buột miệng nói ra như thế , chíp ạ.

- Có thể, cậu trai trẻ gật gù, mái tóc bồng bềnh rủ xuống trán- Chỉ có những kẻ chuyên hành nghề ác đó mới biết mà nói ra miệng thôi , anh em mình là trí thức có bao giờ nghĩ được như thế đâu?

- Chí phải ! Một cậu nhoài người, giơ bàn tay dài thòng vỗ vai bạn: – họ tự vạch áo cho người xem lưng đó mà…Tất cả cán bộ , quan chức của ngành công an đều nhằm mục đích : đe dọa người dân là chính, bắt bớ là căn bản…đừng đùa, kẻo vào đồn rồi là ra thẳng Đài hóa thân đó.

- Đôi tất của bọn qủy đỏ, con cháu lũ lãnh đạo ở Ba Đình ai nhìn chả phải sợ. Chúng đi tới đâu là gieo tang tóc ở đấy. Chính bọn công an đã xác nhận rồi. Than có thể cạn, rừng đầu nguồn có thể bị xói mòn( vì bán cho tàu cộng), nhưng chân lý cướp thì không bao giờ thay đổi.

Quay lại với chủ đề cũ, một gương mặt đàn ông ghồ ghề, đôi gò má cao và hàng lông mày rậm rì đen nhánh, úp mở:

-Báo chí nước nhà tài tình quá nên chả được nước dân chủ nào mời họp về “Tự do báo chí ” cả. Có khi mời, họ lại bị mang tiếng là lợi dụng tự do dân chủ để đánh phá nhà nước ta cũng nên.

- Ôi! Một giọng đàn ông cục cằn gạt đi:- Ăn mì tôm, uống cà phê bệt mà còn bàn chuyện thế giới, thôi dẹp…

Cuộc tranh luận say sưa đã đến điểm dừng. Có lẽ dòng máu nóng anh hùng từ nghìn xưa đã bị sự sợ sệt của dòng máu vô cảm lạnh lùng lấn át, vì thế chỉ ít phút sau là câu chuyện rơi tõm vào đề tài bồ bịch, em ún, gái gú, chân ngắn, chân dài,
Ngồi đã hơi lâu, mà bụng thì gào réo cồn cào, mình đành đứng dạy trả tiền rồi lê bước về lại nhà trọ. Lại băng qua những ngõ ngách ngoằn nghèo chằng chịt của phố cổ Cô Đầu( Khâm Thiên) như cũ, nhưng tâm trí không còn vấn vương với câu nói nổi tiếng của Cụ Nguyễn Tuân, mà choán kín các góc trong đầu là những câu chuyện “ vô bổ” nhưng không hề tầm phào” tại quán cà phê bệt nơi ánh sáng của nhà Phật ngự trị… Trời ơi bao giờ thì Phật pháp nhiệm màu để báo Đảng cháy thành tro và những đôi tất của ngành an ninh không còn là nỗi ám ảnh bà con dân Nam được nữa?

T.K.T.T

(Phóng tác theo lời kể của một người bạn tại quán Cà phê bệt ở Hà Nội)

Nguồn Đàn Chim Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn