BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73344)
(Xem: 62242)
(Xem: 39427)
(Xem: 31174)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tắt đèn nổ súng

04 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 1053)
Tắt đèn nổ súng
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Những gì xảy ra ở quảng trường Thiên An Môn cách đây 25 năm, vào những ngày này, đã bị xóa bỏ trong lịch sử, và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đang tìm mọi cách tiêu diệt mọi ký ức về sự kiện này trong lòng người dân.

Thiên An Môn -1989


Ngày 15 tháng 4 năm 1989, Hồ Diệu Bang qua đời. Sinh viên Bắc Kinh biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn để bày tỏ lòng thương tiếc một Tổng bí thư tận tụy với cải cách nhưng bị cánh bảo thủ buộc phải từ chức.

Đây là một cuộc đấu tay đôi giữa sinh viên với những nhân vật bảo thủ trong Đảng. Tượng thần Tự do dựng lên đối diện với chân dung Mao tại quảng trường.

Qua tháng Năm, biểu tình đã thu hút mọi mọi tầng lớp nhân dân, và lan rộng trên 80 thành phố toàn lãnh thổ Trung Quốc. Chỉ một tháng mà tầm vóc của nó đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia.

Ngày 20 tháng 5, Đảng Cộng sản Trung Quốc, bắt đầu chuyển quân đội vào Bắc Kinh, bao vây Thiên An Môn. Nhưng những người dân đã ra cản đường bảo vệ cuộc biểu tình, và giải thích cho quân nhân hiểu lý do của cuộc biểu tình chỉ là chống độc tài, tham nhũng, khuyên họ đừng có nghe lời tuyên truyền của chính ủy, đừng nổ súng vào sinh viên, nên trở về doanh trại.

Không một tấc sắt trong tay, một biển người tuyệt thực, cùng với một biển lều và xe đạp trên quảng trường Thiên An Môn đã thách đố sự thống trị của đảng Cộng sản Trung Quốc, thách thức sự tồn vong của chế độ. Hầu hết báo chí phương Tây đều cùng một nhật định rằng ngày cáo chung của chính quyền Trung Quốc đã đến rất gần. Cơn hấp hối đang được tính bằng ngày.

Nhưng sau đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dùng thủ đoạn khác. Lính cơ động đã được chuyển từ những quân khu xa vào Bắc Kinh bằng xe bus ngụy trang, và tàu điện ngầm dân sự vào ban đêm để tránh tai mắt và sự ngăn cản của nhân dân. Rồi vũ khí được bí mật tuồn vào trong “Đại Lễ đường Nhân dân” (Nhà Quốc Hội). Nơi đây là điểm tập kết để triển khai cuộc thảm sát. Những người lính thề trung thành với Đặng Tiểu Bình, không hay biết gì về cuộc biểu tình, và được bảo rằng ngoài kia là những quân phiến loạn.

Đúng 10:30 phút đêm ngày 3 tháng 6, chính quyền Trung Quốc cho: “Tắt đèn nổ súng”. Xe bọc thép, quân đội võ trang với lưỡi lê tuốt trần tiến vào quảng trường từ mọi hướng. Tiếp theo là xe ủi để hốt xác sinh viên đã chết hoặc còn đang hấp hối đi phi tang. Sau cùng, là đoàn xe chữa lửa xả nước rửa sạch máu trên sân. Công việc hoàn tất trước bình minh.

Cuộc biểu tình đã bị dìm trong biển máu và không mang lại một cải cách chính trị nào. Nhưng hình ảnh sinh viên tay không chống lại xe bọc thép trên đại lộ Trường An đã trở thành bất tử. Điều đau đớn nhất là quân đội nhân dân lại quay nòng súng vào chính nhân dân.

Các nhà viết sử thế giới mô tả những người biểu tình và kết thúc của nó là một sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử đương đại của Trung Quốc. Năm 1989, lần đầu tiên Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rung chuyển bởi những sinh viên tay không. Sức mạnh của nhân dân đã vùng lên đương đầu với bàn tay sắt của chính quyền.

Trung Quốc hậu 1989, vội vàng tăng tốc cải tổ kinh tế, trong khi đóng sập cánh cửa chính trị. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chọn hình thức bạo lực, giết con em mình, đồng bào mình, một cách tàn nhẫn, không xót thương, để duy trì quyền lực. Hay nói một cách khác, chính quyền sinh ra từ họng súng. Nỗi sợ biểu tình bạo loạn thường trực bùng phát trong xã hội là nỗi quan tâm hàng đầu của những người lãnh đạo đất nước hậu Thiên An Môn.

Cũng từ đêm này, cách đây 25 năm, thế giới bàng hoàng nhận ra Trung Quốc là mối hiểm họa cho nhân loại.

June 3, 2014

Trần Hồng Tâm
Nguồn Đàn Chim Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn