BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73243)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Suy nghĩ về chuyện “bạo loạn” trong các cuộc biểu tình vừa qua

19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 927)
Suy nghĩ về chuyện “bạo loạn” trong các cuộc biểu tình vừa qua
50Vote
42Vote
30Vote
20Vote
10Vote
42
Đã có hàng chục ngàn công nhân và người lao động cầm cờ đỏ sao vàng, dùng gậy gộc, trống, phèng la… xuống đường tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, và Hà Tĩnh…phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam.

Những cuộc biểu tình này đã “đột nhiên biến thành bạo loạn” gây thiệt hại vật chất cho các nhà máy của các công ty nước ngoài (mà chủ yếu là Trung Quốc). Và đã có người chết.



Dư luận báo chí và cộng đồng mạng đa số tỏ ra hoài nghi rằng có bàn tay lông lá nào đó đã giật dây các cuộc bạo loạn với các mục đích:

-Bôi xấu hình ảnh Việt Nam

-Bôi xấu hình ảnh các lực lượng biểu tình

-Tạo cớ cho Trung Quốc tấn công Việt Nam

-Tạo cớ cho công an đàn áp mạnh trong tương lai

-Vân vân…

Những dự đoán ấy cũng không phải là vô căn cứ.

Riêng tôi, tôi không hề ngạc nhiên khi hay tin các cuộc biểu tình ở Bình Dương và Hà Tĩnh đã nhanh chóng biến thành bạo loạn. Bởi vì hiện tượng “bạo loạn” đó – trong “lịch sử biểu tình” ở Việt Nam – chẳng có gì mới mẻ cả.

Trước năm 1975, các cuộc biểu tình chống chế độ cũ cũng đầy dẫy những “bạo loạn” mặc dù chúng đã được nhiều thế lực “bậc thầy” về biểu tình như quý ông Việt Cộng nằm vùng, quý ông cao tăng Phật Giáo, quý ông Liên Đoàn Lao Công (giống như Công Đoàn bây giờ) tổ chức, lãnh đạo.

Với một đám đông hàng chục, hàng trăm nghìn người cuồng nộ thì chúng ta không thể nào kiểm soát toàn diện được.

Những cuộc biểu tình trước năm 75 ở một số thành phố Miền Trung, mặc dù do Đảng CS lãnh đạo, phối hợp với Phật Giáo, với công nhân các nhà máy, nhân dân lao động và trí thức… nhưng cũng đã xảy ra những cảnh hôi của kinh hoàng hơn Bình Dương và Hà Tĩnh rất nhiều.

Những tên hôi của vác búa tạ, vác rìu, cặp nách những cây gỗ nặng vài trăm ký, hô to: “một, hai, ba…” rồi phá sập hàng loạt cửa sắt của nhà dân (dân Việt chính cống), chặt đứt những xích sắt, những ổ khoá hai bên đường phố, phá kho hàng, đốt nhà, cướp của…

Chúng cõng gạo, vải vóc, ti-vi…chúng hốt sạch vàng bạc, hàng hoá của dân, chúng chạy ngờ ngờ như vịt. Lửa cháy ngút trời trên các đường phố (chứ không phải âm thầm trong các khu công nghiệp như hiện nay).

Thế nhưng biểu tình vẫn là biểu tình.

Phật giáo vẫn lật được chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn lật được chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà.

*

Vì thế, có lẽ chúng ta nên đánh giá thành quả của các cuộc biểu tình căn cứ vào tiếng vang của nó, vào khả năng quy tụ quần chúng, khả năng diễn tập quần chúng… hơn là sợ công nhân mất việc, sợ các nhà máy đóng cửa.

Đã đấu tranh chống quân xâm lược, bảo vệ tổ quốc mà còn sợ mất việc, sợ các ông chủ nước ngoài phật lòng thì còn đấu tranh cái nỗi gì?

Hôi của, cướp bóc là tội ác, cần phải nghiêm trị, cần phải ngăn chặn.

Nhưng công nhân vẫn là công nhân, vẫn là những kẻ bị áp bức, vẫn là một lực lượng đáng kể, đáng nể và đáng trân trọng.

Sức mạnh lớn nhất của họ là “họ không có gì để mất”

Vì thế theo thiển ý, chúng ta nên khuyến khích họ chống Trung Quốc xâm lược. Họ luôn là chỗ dựa của dân tộc để chống ngoại xâm. Họ sẽ dạy chúng ta chứ không phải chúng ta dạy họ.

Xưa nay những người lao động nghèo (với vai trò người lính ngoài mặt trận) luôn là lực lượng quyết định trên khắp mọi chiến trường chứ không phải Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi hay Võ Nguyên Giáp. Càng không phải Napoléon Bonaparte, hay Thành Cát Tư Hãn…

*

Trong những cuộc biểu tình sắp tới chúng ta phải biết tự quản, sớm phát hiện các phần tử xấu, bảo vệ các cuộc biểu tình hướng đến mục đích cốt yếu là chống Trung Quốc xâm lược.

Những khu công nghiệp nước ngoài cần được bảo vệ

Những thiệt hại cần được bồi thường

Nhưng lực lượng công nhân và người lao động phải được trân trọng, được đánh giá cao, được vinh danh, được khuyến khích vì đó là một mũi nhọn tấn công sắc bén.

Các cuộc biểu tình của công nhân vừa qua tại Bình Dương và Hà Tĩnh đã nhắc cho chúng ta nhớ rằng: chớ nên bỏ quên họ. Họ mạnh hơn chúng ta rất nhiều.

Và chúng ta lại càng không được phép bỏ quên những người lao động khác trong mọi thành phần xã hội.

Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục ngoan cố không chịu rút giàn khoan HD 981 về nước thì những cuộc biểu tình quy mô lớn (có thể bao gồm cả lực lượng công an và bộ đội) liên tục và bền bỉ sẽ là những đòn tấn công quyết định.

Trong sứ mệnh xua đuổi giàn khoan HD 981 ra khỏi lãnh hải Việt Nam, nếu Việt Nam không thể thắng Trung Quốc bằng vũ khí thì chúng ta chắc chắn sẽ thắng họ bằng những cuộc biểu tình.

ĐÀO HIẾU

18-05-2014

Nguồn Lề Trái
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn