BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76768)
(Xem: 63135)
(Xem: 40537)
(Xem: 32162)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Sự việc hay sự kiện?

07 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 1085)
Sự việc hay sự kiện?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Dư luận trong nước và nước ngoài đã và đang quan tâm đặc biệt tới diễn tiến của hai sự kiện mới xảy ra ở Việt nam. Một là sự kiện Ngô Bảo Châu và hai là sự kiện Trần Đăng Tuấn. Hai cái tên, hai vấn đề lớn của xã hội và cũng chính là hai nỗi đau.

Về Ngô Bảo Châu, có lẽ giới truyền thông ăn lương đã làm tất cả những gì có thể để làm lu mờ cả vấn đề Biển Đông và che khuất tầm mắt của dư luận trong nan đề quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.

Cả hội chứng “con cừu và người tự do” với nhiều cách hiểu, nhiều cách suy diễn đã vô tình trở thành một sự kiện Ngô Bảo Châu vượt lên trên tầm vóc đáng có của nó. Nhưng dù sao nó cũng vinh dự đáng được coi là sự kiện lớn vì không phải bản thân nó vĩ đại mà chính dư luận đã cứa một nhát dao vào danh dự và trách nhiệm của cả một dân tộc đang say ngủ.

Sự kiện “Fields Viet nam” với Ngô Bảo Châu là cái ngòi cho vụ nổ truyền thông đã làm vỡ bung ra những mảnh vụn bê tông che chắn thói hư danh, trục lợi vô lối của những kẻ thừa gian manh nhưng quá nghèo nàn tri thức chân chính để có thể đưa ra một cách thức ứng xử đúng đạo lý.

Sự kiện Trần Đăng Tuấn cũng là một vụ nổ theo một cách khác. Người ta thấy tin bài về sự kiện này khá thưa thớt. Lác đác trên các báo chỉ có vài bài đưa tin dè dặt, nhạt nhẽo. Ngay VTV là cơ quan truyền thông lớn nhất nước chứa trong thân thể của nó cái ung nhọt bê bối tiền, tình cũng lảng tránh nếu không muốn nói là cố tình ém nhẹm vụ việc. Nếu không có Internet, có lẽ người ta đã đưa sự kiện này vào bóng đêm. Và có thể họ còn tạo ra một dư luận mù mờ có lợi cho họ giống như cách đây không lâu, các em Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy học sinh trường PTTH Việt Lâm, Hà Giang từ nạn nhân bị cưỡng dâm trở thành “bị cáo” dưới bàn tay phù thủy của họ.

Còn bây giờ, người ta đang tìm mọi cách biến sự kiện Trần Đăng Tuấn thành một sự việc. Một sự việc cỏn con theo cách nói thời thượng là “cơ chế thị trường không làm chỗ này thì làm chỗ khác”.

Dư luận của giới truyền thông tự do vì “không ăn xôi chùa” nên chẳng có gì mà phải “ngọng miệng” cả. Họ nói thẳng: đó là hệ quả tất yếu của một xã hội thiếu chính danh, thiếu dân chủ.

Ông Vũ Văn Hiến Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt nam, Ủy viên Ban chấp hàng Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam đang bị tố cáo cố ý làm trái pháp luật trong những dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách ở Đài Truyền hình gây thất thoát hàng trăm tỷ và có dấu hiệu tham nhũng nhưng vẫn vô can.

Mặc dù cô Kiều Trinh “sáu ngón” đã làm ô danh đất nước Việt nam bằng cách “xuất khẩu” thói trộm cắp sang Thụy Điển, ông Vũ Văn Hiến vẫn dung túng cho cô con gái của ông làm việc trong Đài, vẫn tiếp tục dùng phe cánh để cơ cấu, thăng chức cho Kiều Trinh bất chấp dư luận cả nước.

Viết đến đây không thể không liên tưởng tới hai việc ở nước ngoài:

Một, ở Pháp. Con trai Tổng thống Sarkozy chỉ mới ghi danh ứng cử vào chức lãnh đạo cơ quan nhà nước thôi đã làm dấy lên một làn sóng phản đối dữ dội trong dư luận Pháp cho đó là một biểu hiện của tệ nạn lạm dụng thân thế. Việc đó đã làm sụt giảm nghiêm trọng uy tín của Tổng thống đương nhiệm.

Hai, mới đây, ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung Hwan hôm 4/9 đã đệ đơn từ chức lên Văn phòng chính phủ, sau khi gặp phải phản ứng của nhân dân về việc tuyển dụng con gái ông vào làm việc tại Bộ Ngoại giao.

Ở Việt Nam, đó là “chuyện nhỏ”.

Nếu ở bất kì một nước nào khác Việt Nam, bức chân dung của ông Vũ Văn Hiến quá đủ để làm nhọ nhem thanh danh nhà nước, và làm tiêu ma sự nghiệp cá nhân. Nhưng không, tất cả sẽ là im lặng giống như vụ Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô mua dâm thiếu nữ còn trong tuổi đến trường. Rồi để một ngày nào đó nhóm lợi ích tiếp tục o bế nhau, đưa nhau “lên một tầm cao mới” và vùi dập không mảy may thương tiếc những tiếng nói trái chiều.

Quay lại sự kiện phó bí thư đảng ủy khóa VIII, phó tổng giám đốc thường trực Đài truyền hình Việt nam Trần Đăng Tuấn rút đơn không tham gia cấp ủy khóa tới và thôi chức phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt nam. Truyền thông nhà nước khá im ắng. Dư luận truyền thông mạng lại đang sôi động với quan điểm trái chiều. Có dư luận phê phán ông Hiến Tổng giám đốc VTV và đệ của ông là Trần Bình Minh, con trai ông Trần Lâm là phe cánh tham nhũng, suy thoái tư cách đạo đức, yếu kém về năng lực chuyên môn, bênh vực, đề cao tài năng của ông Trần Đăng Tuấn.v.v…

Những cuộc đấu đá, tranh giành miếng mồi quyền lực và quyền lợi ở tất cả các cấp đang được phơi bầy hiển hiện trước mắt mọi người không cần che đậy, cho thấy những mâu thuẫn nội tại đang là khối u ác tính đang đi đến giai đoạn kịch phát.

Chính sự thật hiển nhiên của từng sự kiện đã thổi bùng lên những nghi ngờ về các giá trị đạo đức được kì công che đậy bấy lâu nay và không tránh khỏi nỗi đau xót, thất vọng về các giá trị đạo lí, lẽ công bằng xã hội mà nhà nước đổ tiền, đổ của ra quảng bá.

Chính vì vậy, người ta đang cố tình biến một sự kiện mang tính khoa học thành một sự kiện mang tầm vóc vĩ đại để che lấp các sự kiện chính trị quốc gia và cố tình biến một sự kiện có tính thể diện quốc gia trở thành một sự việc cỏn còn con.

07/09/2010

Mai Xuân Dũng

Theo Blog Dân Luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn