BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73239)
(Xem: 62215)
(Xem: 39395)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cứu nước hay cứu đảng

15 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 943)
Cứu nước hay cứu đảng
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã rất khôn ngoan và kiên quyết chống nhân dân đòi dân chủ, tự do nhưng lại hoang mang và lúng túng khi phải đối diện với hiểm họa mất nước vào tay Trung Quốc.

Bằng chứng đã hiện ra trước mắt kể từ ngày 3/5 (2014) khi Bắc Kinh đem giàn khoan HD-981 và một lực lượng quân sự hùng hâu bảo vệ vào hoạt động công khai bên trong vùng “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý (lối 370 cây số) của Việt Nam.

Khu vực đặt giàn khoan khổng lồ HD-981 nằm phía nam quần đào Hòang Sa nhưng chỉ cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 119 hải lý (lối 221 cây số) , hay 80 hải lý (trên 148 cây số) bên trong lằn ranh ngoài cùng của vùng “đặc quyến kinh tế”. Giàn khoan do Trung Quốc chế tạo tốn lối 1 tỷ dollars, có khả năng hoạt động ở độ nước sâu 3000 mét và mũi khoan có khả năng đào sâu 10,000 mét.

Tầu Trung Quốc tấn công tầu VN. Ảnh: CS Biển VN


Giàn khoan này được Bắc Kinh bảo vệ bởi gần 100 tàu chiến có hỏa tiễn và súng nặng, máy bay, tàu săn ngầm và hàng chục tàu đổ bộ, Hải giám, Hải cảnh, Ngư chính, Cứu hộ, Vận tải và tàu cá vỏ sắt.

Sau hơn 2 tuần lễ, không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ bỏ cuộc, mặc cho Việt Nam phản đối, chỉ trích hay dùng tàu “đâm nhau” hoặc xịt nước xua đuổi lẫn nhau trên Biển Đông.

Từ ngày 13/5/2014 phía Cảnh sát biển Việt Nam báo cáo về đất liền “tình hình rất căng thẳng” trong khi Phát ngôn viên của Bộ Ngọai giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thản nhiên bảo “Việt Nam sẽ thất bại” vì Trung Quốc tìm kiến dầu khí “trên biển của Trung Quốc”!

Phía Việt Nam cho biết cứ mỗi lần các tàu Cảnh sát biển của Việt Nam tìm cách tiến gần giàn khoan HD-981 thì các tàu Hải Giám và Hải Cảnh của Trung Quốc lại ngăn chặn hoặc bao vây tàu Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam cũng báo cáo các tàu Trung Quốc đã nhiều lần chạy với tốc độ mạnh toan đâm vào tàu Việt Nam nhưng các tàu Việt Nam đã tránh được.

Các chuyên viên Quốc tế quan ngại về thái độ cứng rắn và hung hãn lần này của Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 vì Bắc Kinh biết Việt Nam không có khả năng quân sự đề đuổi giàn khoan và các tàu của Bắc Kinh ra khỏi khu vực.

Tuy nhiên lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nói họ kiên quyết bám vị trí và nhất định xua đuổi giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, nhưng không biết có thành công hay không.

Việt Nam đã làm gì?

Về phía Trung Quốc thì tình hình tại chỗ cho thấy không có dấu hiệu nào Bắc Kinh sẽ bỏ cuộc. Họ nói giàn khoan HD-981 có thời khóa biểu hoạt động 100 ngày ở vùng biển của Việt Nam, kể từ 3/5/2014, nhưng không ai chắc Trung Quốc sẽ rút lui sau thời gian này.

Có nhiều lo ngại từ phiá Việt Nam sợ Bắc Kinh sẽ tiếp tục rời đi chỗ khác để tìm kiếm dầu trong phạm vi đường Lưỡi Bò (hay đường 9 đọan) mà Trung Quốc đã “tự chế ra” từ năm 2009 để chiếm biển của nước khác. Diện tích của đường Lưỡi Bò chiếm tới 2/3 của tổng số 3.5 triệu cây số vuông Biển Đông, bao gồm cả Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Vậy đảng và nhà nước CSVN đã làm gì để bảo vệ sự vẹn tòan lãnh thổ mà không bị đánh bẹp bởi quân Trung Quốc ở Biển Đông?

Thứ nhất, về mặt ngọai giao, ngoài phản đối bằng văn bản, họp báo, họp tay đôi trung cấp và cuộc điện đàm duy nhất giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh và Ngọai trường Trung Quốc Dương Khiết Trì, không có bất cứ hành động nào của cấp Tổng Bí thư giữa hai đảng. Thủ tướng Việt-Trung cũng không nói chuyện với nhau.

Thậm chí có tin “không chính thức” nói rằng Tổng Bí thư-Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã không thèm đáp lại đề nghị gặp nhau ở Bắc Kinh của Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng để thảo luận về vụ giàn khoan HD-981.

Nếu tin này có thật thì liên lạc Việt-Trung đã rẽ sang một hướng rất nghiêm trọng và ông Trọng đã không những bị họ Tập coi thường mà uy tín của ông Trọng cũng không còn với đảng và người dân trong nước.

Diễn đàn quốc tế duy nhất mà Việt Nam đã sử dụng để nói lên lập trường của mình và lên án hành động của Trung Quốc đã diễn ra ngày 11/5 tại thủ đô Nay Pyi Taw, Miến Điện, nước chủ nhà tổ chức Hội nghị ASEAN cấp cao kỳ thứ 24.

Tại đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đọc bài diễn văn chỉ đích danh Trung Quốc đã “Từ ngày 01/5/2014 Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. 

Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương.” 

Ông Dũng nói: “Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia ký kết. 

Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông”.

Thủ tướng Dũng cáo buộc Trung Quốc “không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn vu khống, đổ lỗi cho Việt Nam và tiếp tục dùng sức mạnh, gia tăng các hành động uy hiếp, xâm phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn”.

Tuy nhiên hy vọng ASEAN sẽ có phản ứng mạnh theo yêu cầu của Việt Nam đã thất bại.

Tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á chưa bao giờ đoàn kết khi phải đối phó với Trung Quốc vì quyền lợi của mỗi nước khác nhau.

Vì vậy trong lời Tuyên bố chung ngắn ngủi tại Miến Điện kỳ này khối 10 nước ASEAN đã không nêu tên Trung Quốc mà chỉ kêu gọi suông các bên hãy: “Tăng cường hợp tác bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đặc biệt kêu gọi tất cả các bên thực hiện kiềm chế và không sử dụng vũ lực, cũng như không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng và sớm đạt được Bộ Quy tắc về Ứng xử ở Biển Đông (COC) như đã được thể hiện trong Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông”.

Ngay cả Tuyên bố của Chủ tịch (Miến Điện) Hội nghị Cấp cao ASEAN-24 cũng chỉ “bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra ở Biển Đông” nhưng không chỉ đích danh Trung Quốc là nước đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Biển Đông từ ngày 03/05/2014.

Tuyên bố viết: "Chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tham gia Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) thực hiện đầy đủ và hiệu quả tuyên bố này nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin; thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Theo đó, chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng của Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình hiện nay ở Biển Đông, đã được Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đưa ra ngày 10/05/2014".

Trong Tuyên bố ngày 10/05, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã “yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thực hiện kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.”

Sự kiện ASEAN không công khai nêu tên Trung Quốc đã gây ra cuộc khủng hoảng mới tại Biển Đông bằng hành động đưa giàn khoan dầu khí HD-981 vào sâu bên trong vùng “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý (370 cây số) của Việt Nam đã thể hiện chủ trương “trung lập” của ASEAN, nhưng lại đem lại “thắng lợi” cho Trung Quốc.

Ngay từ Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2012 tại Nam Vang, Kampuchea, Trung Quốc đã áp lực thành công với Thủ tướng nước chủ nhà Hun Sen để ông này không đưa ra tuyên bố chung của Hội nghị về tình hình Biển Đông.

Lý do vì Bắc Kinh là nguồn tài trợ và đầu tư chính tại Kampuchea với 2.7 tỷ dollars năm 2012. Trong khi mậu dịch Lào-Trung Quốc cũng lên đến 1.728 tỷ dollars năm 2012 nên hai nước Cao Miên-Lào luôn luôn đứng về phiá Bắc Kinh mỗi khi cần bỏ phiếu trong tổ chức ASEAN.

Ngoài Phi Luật Tân, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương, Brunei và Việt Nam, hai nước Thái Lan và Miến Điện cũng có những quen hệ kinh tế đặc biệt với Bắc Kinh nên khối ASEAN chưa bao giờ có thể đòan kết và thống nhất lập trường khi phải đương đấu với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Vì vậy, Bắc Kinh luôn luôn lợi dụng ưu điểm viện trợ và mậu dịch để trì hòan việc thảo luận Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC, Code of Conduct) với ASEAN để không bị ràng buộc pháp lý. 

Mục đích của COC là thay thế cho Tuyên bố về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (DOC, Declaration of Conduct) mà Trung Quốc và khối ASEAN đã ký với nhau ở Nam Vang năm 2002. Văn kiện DOC “không có tính cách pháp lý” nên nước nào cũng có thể “ vi phạm” hay “không cần thi hành” mà không bị xử lý.

Đó là lý do tại sao Trung Quốc đã tự vẽ ra hình Luỡi Bò hay còn gọi là Đường 9 Đoạn nạp cho Liên Hiệp Quốc năm 2009 với tham vọng chiếm ¾ của diện tích 3.5 triệu cây số vuông của Biển Đông mà không bị ASEAN ngăn chặn.

Từ đó, Bắc Kinh đã thao túng và khuấy động làm mất ổn định thường xuyên ở Biển Đông bằng hành động “tự tuyên bố chủ quyền” trên phần biển cuả nước khác.

Bắc Kinh cũng tự cho mình có “quyền lợi cốt lõi” ở Biển Đông và tự coi vùng biển quan trọng này như “ao nhà” của mình. Từ năm 2005, các tàu Hải Giám của Bắc Kinh đã tấn công và ngăn chặn ngư dân các nước trong khu vực, đặc biệt từ Việt Nam đi đánh bắt ở hai vùng biển Hòang Sa và Trường Sa.
 
Nghe và hành động

Trong cuộc xung đột mới trực tiếp giữa Việt Nam và Trung Quốc về vụ giàn khoan HD-981, Việt Nam vẫn chưa dám đưa Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế và không dám tố cáo Trung Quốc ra trước Liên Hiệp Quốc dù Bắc Kinh đã vi phạm Luật Biển-Liện Hiệp Quốc năm 1982.

Nhiều giới trong nước, kể cả Tiến sỹ Trần Cộng Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã nhiều lần khuyên nhà nước nên kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm, nhưng chính phủ Việt Nam không nghe.

Như vậy, bây giờ, sau khi Trung Quốc đã đặt giàn khoan HD-981 vào vùng biển kinh tế của Việt Nam thì liệu việc kiện Bắc Kinh ra Tòa án Công lý Quốc tế hay Tòa Trọng tài Luật biểnLiên Hiệp Quốc có quá trễ không?

Không muộn. Đó là câu trà lời của nhiều chuyên viên, ngược lại còn là cơ hội tốt nhất cho Việt Nam vào lúc này vì bằng chứng giàn khoan HD-981 đã nằm chình ình ra đó.

Nhưng về phiá đảng và nhà nước Việt Nam thì có vẻ như vẫn “lừng khừng” vì lãnh đạo không có lập trường dứt khoát và chia rẽ trong vấn đề đối phó với giàn khoan HD-981 của Trung Quốc.

Lập trường “nhũn như con chi chi” của Chính phủ Việt Nam đã phản ảnh qua lời nói của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN ngày 11/5/2014 ở Miến Điện.

Ông nói: “Việt Nam cũng luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của Khu vực và Thế giới”.

Ngay cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đảng cũng chỉ “theo dõi” và “nghe báo cáo”, trong khi họp Hội nghị Trung ương 9 từ ngày 08 đến 14/05/2014, về việc Trung Quốcđặt giàn khoan HD-981 trong vùng “đặc quyền kinh tế”, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Tại sao một biến cố quan trọng và cực kỳ nguy hiểm xâm phạm trắng trợn lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc đã gây chấn động dư luận Âu-Á như thế mà không được thảo luận tại Hội nghị 9?Trong diễn văn bế mạc ngày 14/05 (2014), chỉ thấy ông Trọng “nói bâng quơ” rằng: “Trước những diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới, trong khu vực, nhất là tình hình Biển Đông hiện nay, cần có sự quan tâm đặc biệt đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đang đặt ra và chủ trương, chính sách, biện pháp cần áp dụng để giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Nhận định, đánh giá thật sát, đúng về kết quả đấu tranh, đẩy lùi 4 nguy cơ mà Đảng ta đã cảnh báo để có chính sách, biện pháp phù hợp, bảo đảm thực hiện thành công Chiến lược bảo vệ Tổ quốc đã được Hội nghị Trung ương 8 khoá XI ban hành gần đây”. 

Bốn (4) nguy cơ mà ông Trọng nói tới đã được đặt ra tại kỳ họp “giữa nhiệm kỳ” từ 20-25/1-1994 của Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười. Đó là: “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch”.

Vấn đề gọi là “nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa” của 20 năm trước đã biến thành “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng. Các biến chứng của chữ “tự” là “tự bỏ sinh hoạt đảng”, “tự cho mình quyền không tin vào đảng và chủ nghĩa Cộng sản nữa”, “tự ý ra khỏi đảng” và “tự cho mình quyền không làm theo lệnh đảng, mệnh lệnh của cấp trên!”.

Cũng rất ngạc nhiên là trong diễn văn này, ông Trọng không nói đến giàn khoan HD-981 hay lên án Trung Quốc đã “ngồi” vào biển của Việt Nam. Ông chỉ nói như khách qua đường: “Đặc biệt là, tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”.

Ông Nguyễn Phú Trọng là người lãnh đạo đảng cầm quyền mà chỉ “dám nói” xa xôi như thế trong khi giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đã ngồi trong “nhà Việt Nam” thì giá trị lời nói của ông được mấy đồng “nhân tệ” của Trung Quốc”?

Trong khi ấy thì Thông báo cuối Hội nghị Trung ương 9 cũng chỉ nói chuyện “cưỡi ngựa xem hoa” đến “vô duyên” và “hời hợt lãng nhách” của 200 Ủy viên như thế này: “Ban Chấp hành Trung ươngtheo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước tavà khẳng định:Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết, nhất trí, đồng tâm hiệp lực cả nước một lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để hợp tác và phát triển; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhưng liệu khối 90 triệu người dân khốn khổ đang lo quân Trung Quốc tràn vào nhà như “cá nằm trên thớt” có thể nào mà “đoàn kết, nhất trí, đồng tâm hiệp lực”  với một đảng đang “khúm núm” trước quân thù và lãnh đạo thì “nhát như cáy” không dám kiên quyết và dứt khóat với giặc bành trướng phương Bắc trong vụ giàn khoan HD-981?

Khốn nỗi, trong khi ông Trọng và Nhà nước CSVN cứ nhai đi nhai lại mấy chữ vô nghĩa khuyên mọi người hãy “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triểnbền vững đất nước”thì Bắc Kinh đã sử dụng “súng đạn” và “vũ khí kinh tế” để buộc Việt Nam phải đồng ý “gác tranh chấp để cùng khai thác” ngay trong vùng biển của Việt Nam!

Các lãnh đạo Việt Nam đã biết âm mưu của Trung Quốc từ lâu nhưng cứ cù cưa không dứt khoát “của anh, của tôi” mà lại chịu lép vế nhượng bộ vì đã lỡ “há miệng mắc quai” và “sập bẫy” Trung Quốc nhiều phen rồi.

Hai trong số này là thỏa hiệp bí mật Thành Đô (Tứ Xuyên) năm 1990 giữa phái đòan Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trường (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng họp với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.

Chuyện “cá cắn câu” của đảng CSVN trước đó nằm trong nội dung bức Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 nhìn nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tiếp đến là các Hiệp định, Hiệp ước, Tuyên bố, Nguyên tắc này kia tứ năm 1999 đến năm 2013 giữa Việt Nam-Trung Quốc đã mở đường cho Bắc Kinh chiếm thêm đất, lấy thêm biển “rất hợp pháp” của Việt Nam.

Hãy nghe nhà thơ Trần Đăng Khoa nói với báo Giáo Dục hôm 13/05/2014: “Chúng ta đã tôn trọng, thực hiện đúng cam kết, nhưng Trung Quốc luôn nói một đằng làm một nẻo. Cái bi kịch lớn nhất của nước ta là lại phải ở bên cạnh một ông bạn nham hiểm và rất xấu tính. Ở các nước khác trên thế giới, trong đó hầu hết là các nước tư bản, họ sống với nhau rất êm đềm, hòa thuận. Tôi đi từ Pháp sang Đức, từ Pháp sang Bỉ, hay từ Anh sang các nước khác, không thấy có biên giới, không thấy hải quan. Cứ đi thẳng một lèo. Khi nhìn lên biển chỉ đường, thấy dòng chữ khác, mới hay mình đã sang nước khác rồi.

Ngay cả kẻ thù của chúng ta xưa như Pháp và Mỹ, mặc dù rất tàn bạo, nhưng họ không chiếm của ta một mét đất nào. Còn ta với Trung Quốc thì sao? Mang danh anh em “môi hở răng lạnh”, luôn nêu cao 16 chữ vàng, nhưng họ lấn của ta từng gốc cây ngọn cỏ. Họ nắn cả dòng chảy của sông suối để nước xói mòn sang phía ta. Đây là trò rất trẻ con và bẩn thỉu.

Ấy thế rồi cứ như tằm nhấm lá dâu, cả một vùng đất đai cương giới của ta nằm gọn trong túi họ. Xin đơn cử: Cửa Ải Nam quan, cột cây số không, nơi Nguyễn Trãi chia tay cha là Nguyễn Phi Khanh, giờ đã nằm sâu trong đất Trung Quốc đến hàng chục cây số.

Thác Bản Giốc vốn từ bao đời là danh thắng của chúng ta, giờ Trung Quốc đã chiếm một nửa rồi. Rồi Hoàng Sa là của chúng ta, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép từ mấy chục năm nay.

Và bây giờ, Trung Quốc lại đưa giàn khoan khủng, được xem như lãnh thổ di động của Trung Quốc được tàu chiến bảo vệ lấn sâu vào thềm lục địa của ta, rồi ngang nhiên tấn công các tàu thuyền chức năng của ta, vu vạ ta gây hấn với họ. Đó là một hành động ngang ngược và bẩn thỉu nhất. Đúng là một kẻ “vừa ăn cướp vừa la làng”.

Nhà thơ nổi tiếng Trần Đăng Khoa, có lẽ là người ít nói về chuyện “thế sự nhạy cảm” mà còn trăn trở, nhức nhối như thế thì tại sao cả Ban Chấp hành Trung ương đảng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là những người “cầm cân nẩy mực” cho cả nước noi theo mà không dám “đụng đến chân lông” Tập Cận Bình trong vụ gian khoan HD-981 thì có còn ra “thể thống” gì nữa không?

Hay là các ông bà sợ “cởi trói” cho dân để họ được quyền tự do biểu tình chống xâm lăng Trung Quốc khi nào họ muốn chứ không cần phải đợi có “đèn xanh” của đảng cho phép mới làm thì dân sẽ quay ra “lật nhào” các ông bà xuống hố?

Nhưng nếu sợ rơi xuống hố và sợ mất quyền lợi của mỗi cá nhân mà phải giữ đảng bằng mọi giá, dù phải nô lệ Trung Quốc, thì Tổ quốc không còn là của người Cộng sản nữa.

Phạm Trần
(05/014)

Nguồn Thông Luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn