BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73356)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

30/4 VÀ CHỨNG BA HOA, NÓI PHÉT

09 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 1415)
 30/4 VÀ CHỨNG BA HOA, NÓI PHÉT
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
3.73
 

Những ồn ào của kỷ niệm 25 năm chiếm Sài Gòn đã lắng xuống trong khuôn viên dinh Thống Nhất (Độc Lập), hàng ngũ lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã trở về Hà Nội nhưng người Cộng sản đã để lại Sài Gòn nhiều lạc quan tếu về triển vọng đổi mới và phát triển cũng như những mánh khóe xuyên tạc lịch sử của họ quanh ngày 30-4-1975.

Trước hết hãy nói đến hai ông tướng Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng. Ông Giáp ngồi ở bộ Quốc phòng ở Hà Nội trong những ngày cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh, trong khi Dũng chỉ huy mặt trận từ vùng Tây bắc Sài Gòn, giữa Tây Ninh và Bình Dương.

Trong một cuộc phỏng vấn , ông Giáp nói với Nguyễn Hải của báo Nhân dân:”25 năm trôi qua, nhưng bài học lịch sử vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn có tính thời sự lớn như V.I. Lê-nin đã từng nói :”Cái gì đã đưa chúng ta đến thắng lợi trong chiến tranh thì có thể đưa chúng ta đến thắng lợi trong hòa bình.”

Ông tướng 89 tuổi này nói như người sống ở trên mây. Việt Nam đã thông qua 25 năm sống trong hòa bình và độc lập nhưng chưa sao đạt được chỉ tiêu làm cho “dân giầu, nước mạnh, xã hội công băng, văn minh tiến bộ” như đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) mong muốn . Ngược lại sau 15 năm thi hành chủ trương “đổi mới” đảng của ông Giáp đã đưa xã hội Việt Nam vào hàng ngũ các nước nghèo nàn, lạc hậu trên thế giới và tạo ra một hệ thống cầm quyền tham nhũng thối nát nhất Á châu.

Tình trạng này đã được phơi bầy từ hai năm qua trên giấy trắng mực đen bởi các ông Tổng Bí thư Đảng Lê Khả Phiêu, Thủ tướng Phan Văn Khải, cố vấn Đỗ Mười và những bài báo của các tay lãnh đạo tư tưởng đầu sỏ trong các cơ quan lý luận của đảng : Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xây dựng Đảng và Tạp chí Công tác Giáo khoa.

Nhưng dường như ông Giáp không đọc hay biết mà vẫn nói bừa cho sướng miệng. Ông hào sảng nói không cơ sở và thiếu tư duy :”Đi theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cả nước một lòng, chúng ta nhất định đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt những thắng lợi ngày càng to lớn.”

nhưng ông Giáp không nhớ là chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã bị nhân dân đông Đức giật sập ở bức tường Bá Linh tháng 11 năm 1989. Phần còn lại là tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ “không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Nhưng tiếc rằng nước đã độc lập từ một phần tư thế kỷ mà nhân dân lại vẫn chưa được tự do để sống dân chủ. Ngót 78 triệu con dân tiếp tục bị xiềng xích đầu tắt mặt tối trong gông cùm nô lệ cho một Đảng toàn trị. Họ hoàn toàn không có quyền được lựa chọn người cầm quyền và quyết định lấy tương lai chính trị cho mình. Họ đã bị Đảng sử dụng như một bầy thú của gánh xiệc dưới lớp áo “xây dựng dân chủ ở cơ sở” theo sự lèo lái của một nhóm cầm quyền cao nhất trong Ủy ban Trung ương Đảng.

Nhưng tướng Giáp lại không lẻ loi khi chủ quan tếu và độc hại như vậy . Ông Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã có lời phát biểu tương tự như thế tại Hội trường Ba Đình hôm 29-4 :” Một dân tộc đã làm nên những chiến công hiển hách trong chiến tranh cứu nước nhất định phải lập được kỳ tích mới trong sự nghiệp phát triển đất nước, giành được vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.”

Rõ ràng là những người Cộng sản trung kiên nhất của chế độ vẫn cố bám lấy hài cốt của các ông Mác – Lê-nin và Hồ Chí Minh và những chiến công hiển hách trong thời chiến làm kim chỉ nam cho việc xây dựng nước Việt Nam trong thời bình mà ai cũng biết không sao có thể làm được trong thời đại dân chủ hóa toàn cầu hiện nay.

CHUYỆN GHI ÂM “ĐẦU HÀNG”

Đến lượt Văn Tiến Dũng, tác giả của cuốn “Đại thắng mùa Xuân” và là người đã cùng tướng Đinh Đức Thiện chỉ huy chiến dịch đánh chiếm Sài Gòn đã kể ra nhiều chuyện không có thật ở Sài Gòn hôm 30-4-1975.

Trước nhất là chuyện ghi âm lời đề nghị ngưng bắn của tướng Dương Văn Minh. Văn Tiến Dũng viết sự việc này xẩy ra vào sáng ngày 30-4-75:” Trước tình thế ấy (chú thích : tình hình Sài Gòn bị quân CS bao vây), họ thấy không còn cách gì nữa, buộc phải đưa ra tuyên bố của “tổng thống” ngụy xin ngừng bắn. Bản tuyên bố ấy được viết, thu tiếng nói vào băng ghi âm tại dinh Độc Lập” và đưa đi phát thanh. Giữa lúc cái “triều đình: cuối cùng của chế độ do Mỹ dựng lên đang ngồi trong “dinh Độc Lập” thì cánh cửa phòng mở. Tưởng là quân giải phóng tới, họ đứng cả dậy. Nhưng người tới là tướng Va-nuy-xem ( Tướng hồi hưu người Pháp Francois Vanuxem, từng chỉ huy Minh và Thiệu). Y ngăn đem cuộc băng đi rồi gặp “tổng thống” ngụy để bàn kế chặn cuộc tổng công kích của ta. Nhưng y đa không giúp được gì để đảo ngược được tình thế. Cuộn băng ghi âm tiếp tục được mang đi phát. “Tổng thống” ngụy đề nghị ngừng bắn..để cùng thảo luận về bàn giao chính quyền.”

Lối viết của Văn Tiến Dũng là có chủ trương vơ vào làm ra chiều không ai biết bằng mình nhưng lại là chủ tâm của người ăn ốc nói mò, bóp méo lịch sử theo ý muốn của người cộng sản.

Nhân chứng trong vụ ghi âm này vẫn còn sống ở Orange County, California. Anh là Nhà báo Vũ Ánh, chủ biên trưởng của đài phát thanh Sài Gòn và là người duy nhất trông coi đài khi cộng quân chiếm Sài Gòn. Anh đã bị Cộng sản bắt bỏ tù lao động trong suốt 17 năm vì dám cãi lại những điều nói sai xuyên tạc lịch sử của đám cán bộ quản giáo.

Theo lới Nhà báo Vũ Ánh, lúc 9 giờ 15 sáng ngày 30-4-75, anh nhận được yêu cầu của tân Tổng trưởng Thông tin Lý Quý Chung cử người qua dinh Thủ tướng ở số 7 đại lộ Thống Nhất chứ không phai dinh Độc Lập như Dũng viết để ghi âm lời đề nghị ngưng bắn để bàn giao chính quyến của tướng Minh. Người đi ghi âm là phóng viên Lê Phú Bổn hiện đang làm nghề truyền thanh ở Orange County. Lời tuyên bố của tướng Minh viết nguệch ngoạc trên một miếng giấy nhàu nát với nội dung chính yêu cầu “các binh lính quân đội, cảnh sát, công chức giữ nguyên vị trí để bàn giao chính quyền trong vòng trật tự.”

Lời tuyên bố này chỉ được phát thanh một lần vào lúc 10:15 phút sáng 30-4 mà không có sự can dự của bất kỳ ai và không làm gì có chuyện tướng Vanuxem ngăn cản đem cuộn băng đi.

CHUYỆN GHI ÂM LỜI ĐẦU HÀNG

Đến chuyện ghi âm lời tuyên bố đầu hàng của tướng Minh cũng không thoát nạn bị xuyên tạc. Ông tiến sỹ Nguyễn Đình Tập viết lại chuyện này trong báo Nhân Dân ngày 27-4-2000 khi kể ra thành tích nằm vùng của cán bộ tình báo trong bộ tham mưu của tướng Minh:“ Trong hai ngày Dương Văn Minh làm tổng thống điệp báo an ninh T4 đã có ba người luôn hiện diện tại văn phòng và tư dinh Dương Văn Minh, một trong vai cố vấn, một là ký giả từng cộng tác nhiều năm. Mỗi người đều tìm cách tác động trực tiếp đến tướng Minh, khuyên ông án binh bất động, đơn phương ngừng bắn chờ “bàn giao có trật tự”...Một trong số họ đã tham gia tổ chức ghi âm lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh (chiếu 29-4), tổ chức phát trên đài Sải Gòn (sáng 30-4); họ đã có mặt tại Dinh Độc Lập trong giờ phút Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, và một trong ba người đã dẫn dường bộ ta lên treo cờ chiến thắng trên nóc dinh Độc Lập...”

Trong khi đó, Trung tá CS Bùi Văn Tùng , 70 tuổi, về hưu với cấp bậc Đại tá là người đã chủ động cuộc ghi âm lời tuyên bố đầu hàng của ông Minh. Tùng kể lại lúc đương sự vào dinh Độc Lập gặp tướng Minh ngày 30-4-75 :” Thấy tôi, chắc Minh đoán ra tôi là chỉ huy nên nói :”Chúng tôi chờ các ông vào để bàn giao.” “Các ông chẳng còn gì để mà bàn giao, chỉ có đầu hàng không điều kiện”. Tôi quay sang người đứng gần Minh –sau này tôi mới biết đó là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh – và nói :” Đường dây Đài phát thanh còn không ?” “Đường dây hư rồi” – Người kia trả lời như vậy.”

“Một thoáng suy nghĩ, tôi quyết định yêu cầu Minh ra Đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Lúc đó tôi không còn nghĩ đến thời gian nữa;tôi ước khoảng 11 giờ 30.”

“Minh im lặng. Ông Hạnh nói :”Bây giờ Tổng Thống ra sợ phe đối lập – những người trong chính quyền Minh không đồng ý hàng, hãm hại.” “Cả Sài Gòn giải phóng rồi, ông Minh đi với tôi không có gì lo cả.”

Tùng kể tiếp :”Tôi đưa Minh vào phòng khách của Đài phát thanh. Sáu bẩy đêm thức vì cuộc chiến nên khi ngồi chờ ở phòng khách tôi ngủ thiếp đi mà không hề hay biết. Trong giấc ngủ bỗng luồng suy nghĩ ập đến “Mình đưa ôngt ta ra đây để ổng nói lung tung trên đài là mình chết”. Nghĩ đến đây mồ hội toát ra như tắm, tôi sực tỉnh hẳn.”

Tôi quay qua ông Minh nói :”Anh tuyên bố đầu hàng phải theo điều kiện của chúng tôi.” “Ông muốn điều kiện gì ông cứ ghi ra.” Minh trả lời.”

Thực sự lúc đó trong đầu tôi chẳng biết điều kiện phải như thế nào. Tôi chưa nghĩ ra yêu cầu Minh nói gì; tôi suy nghĩ một lúc, nghĩ thì lâu nhưng khi đã nghĩ ra thì viết rất nhanh. Tôi bảo :”Tôi Dương Văn Minh, Tổng thống Chính quyền Sài Gòn kêu gọi quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khì đầu hàng không điều kiện Quân đội giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố Chính quyền Sài Gòn từ Trung ương đến địa phương giải tán hoàn toàn và giao cho Chính phủ Cách mạng.”

Sau khi kể lại yêu cầu của ông Minh muốn bỏ hai chữ “Tổng thống” , thay bằng “Đại tướng” mà không xong, Tùng kể tiếp :”Trong lúc ông Minh chép lại bản thảo, tôi nghĩ :có kẻ đầu hàng thì phải có người chấp nhận lời đầu hàng đó; nếu không thế giới sẽ nghĩ ông Minh có thiện chí đơn phương đầu hàng. Tôi nghĩ ra bài phát biểu cho mình:” Tôi đại diện cho Lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, đơn vị đánh chiếm dinh Độc Lập long trọng tuyên bố thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng; chấp nhận đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh.”

“Sợ ông Minh nói lung tung nên tôi yêu cầu thu băng trước khi phát . Tôi mượn máy ghi âm của tay phóng viên người Đức nhưng pin yếu, sau đó tìm pin mới thu được. Tôi nói :”Ông đọc bản đầu hàng đi”. Ông Minh đọc lần đầu không trôi chảy do quá cảm xúc, tôi đề nghị đọc lại và tôi đọc tiếp lời chấp nhận đầu hàng.”

Đó là những lời kể lại của chính tác giả bản văn đầu hàng, Bùi Văn Tùng. Tùng không nói gì đến việc làm của cụm tình báo T4 nói rằng tướng Minh ghi âm lời đầu hàng từ chiều ngày 29-4 tại dinh Độc Lập vớiù sự “tham gia tổ chức ghi âm” của một cán bộ tình báo CS rồi “tổ chức phát thanh trên đài Sài Gòn (sáng 30-4).”

Ai là kẻ nói thật trong vụ này hay lịch sử đã bị bóp méo theo nhu cầu chính trị bổng lộc của từng phe Cộng sản ?

CHUYỆN TREO CỜ

Bây giờ đến chuyện lá cờ treo trên nóc dinh Độc Lập ngày 30-4 cũng lại bị giành giật và đánh lận con đen như cái tật không thể bỏ được của những người Cộng sản. Rất may là chính kẻ treo cờ vẫn còn sống. Anh ta là đại đội trưởng Bùi Quang Thận, quê Thái Bình, chỉ huy xe tăng số 843 đi theo tăng số 390 húc sấp cổng sắt tiến vào dinh Độc Lập.

Theo bài báo viết từ Sài Gòn tháng 4 năm nay, tác giả Hà Bình Nhưỡng báo Văn Nghệ thì diễn tiến của việc treo cờ như thế này :”Và khi xe vừa lọt qua cổng, Bùi Quang Thận liền rút cần ăng-ten có lá cờ cách mạng vẫn cắm trên đầu xe tăng của anh rồi nhảy nhẹ xuống khỏi xe chạy thẳng vào tòa nhà lớn trước mặt. Nhiều ống kính máy chụp hình, quay phim của các phóng viên trong và ngoài nước...”

Ai cũng biết “lá cờ cách mạng” đề cập ở đây chính là cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hình chữ nhật được trình bày “mầu xanh đậm ở trên, mầu vàng ở dưới và ngôi sao mầu đỏ ở chính giữa”. Hỉnh ảnh Thận cầm cờ này chạy vào dinh rồi được đưa lên sân thượng thay nó vào chỗ cờ “vàng ba sọc đỏ” của Việt Nam Cộng hòa còn sờ sờ ra đó. Ấy thế mà Hà Bình Nhưỡng dám ngênh ngênh bịa ra :”Lên đến sân thượng Dinh Độc Lập, Bùi Quang Thận hạ lá cờ ba sọc xuống và treo lá cờ đỏ sao vàng lên. Anh còn kịp viết lên góc lá cờ một dòng chữ vắn tắt :” 11 giờ 15 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 – Thận treo cờ.”

Một lần nữa lịch sử và sự kiện của lá cờ đã bị thay chủ đổi ngôi mà người Cộng sản không biết ngượng ngùng. Ai cũng biết Thận không không có lá cờ đỏ sao vàng. Cờ này của đảng Cộng sản Việt Nam và là quốc kỳ của miền Bắc tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự dối gian của tác giả Hà Bình Nhưỡng thay cờ của MTGP bằng cờ miền Bắc đã bị tác giả Nam Thắng của báo Người Hà Nội kể lại trong mục Du lịch Việt Nam với bài báo tựa đề “Khu di tích lịch sử Dinh Thống Nhất”. Bài viết của Nam Thắng có đoạn :”11h30 ngày 30-4-1975, xe tăng của quân giải phóng đã tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, chính quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện. Lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam đã phất phới bay trên nóc Dinh Độc Lập, kết thúc 30 năm chiến đấu gian khổ và anh dũng của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng...”

Ngoài những mẩu chuyện khôi hài vừa kể, các bài viết về ngày 30-4-75 từ Văn Tiến Dũng đến báo chí đều bịa ra chuyện dân Sài Gòn ra đường hoan hô, bĩu tình cháo đón quân cách mạng.

Sự thật của lịch sử khi nào cũng là sự thật. Chỉ có con người như người Cộng sản Việt Nam mới cả gan xuyên tạc và bôi nhọ. Điều đáng tiếc cho những người viết sử của Hà Nội là họ đã không dám viết ra sự thật về ngày 30-4 , nhất là vai trò bù nhìn của cái gọi là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miềân nam Việt Nam của nhóm Nguyễn Hữu Thọ – Huỳnh Tấn Phát.

Mới chỉ có 25 năm thôi mà lịch sử của những cuộc ghi âm và lá cờ đã bị thay đổi nhiều lần đến vậy./-

Phạm Trần
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn