BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72826)
(Xem: 62104)
(Xem: 39203)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Mở mang khu công nghiệp kiếm việc làm cho lao động dư thừa nông thôn và công dân thất nghiệp của nhà nước CHXHCNVN

02 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 1084)
Mở mang khu công nghiệp kiếm việc làm cho lao động dư thừa nông thôn và công dân thất nghiệp của nhà nước CHXHCNVN
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Mở mang khu công nghiệp đem công việc về nông thôn, kiếm công ăn viêc làm cho lao động dư thừa, thất nghiệp, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn mà nhà cầm quyền cộng sản đang làm để đưa đất nước phát triển giàu mạnh???.

Hỡi ơi! Công việc làm, dân giàu nước mạnh đâu không thấy? chỉ thấy các đảng viên cộng sản, nhũng kẻ nằm trong bộ máy quyền lực ai nấy đều có những tài sản kếch xù. Người dân nông thôn mất ruộng cày cấy, nhân dân gần khu công nghiệp nói chung, hàng ngày hít thở chất khí độc hại, cuộc sống rơi vào địa ngục, ngắc ngoải, ngột ngạt trong bầu không khí ô nhiễm. Liệu cuộc sống của tầng lớp dân nghèo sẽ đi đến đâu???.

Không còn đất đai cày cấy cái đói khổ càng tăng, người dân mòn mỏi, tê liệt thể xác trí tuệ, chết dần, chết mòn bởi ô nhiễm môi trường do cơ chế công nghiệp hóa đất đất nước. Các nhà lãnh đạo bất chấp tính mạng của nhân dân mình. Nguy cơ nội chiến sẽ sảy ra. Đó là cảnh báo của những người dân thôn cổ Phục, xã Kim Lương, huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương khi tôi và Ms Nguyễn Trung Tôn gặp họ đến khiếu kiện tại văn phòng tiếp dân trung ương đảng số 210, Cầu Giấy, Hà Nội. Trong chuyến đi Bắc Giang thăm gia đình anh Khương nạn nhân vụ án Công an đánh chết dân vì “TỘI” không đôi mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

Dọc đường về chúng tôi tạt qua trụ sở tiếp dân trung ương đảng cộng sản, nhà nước XHCN Việt Nam. Gặp chúng tôi những người dân này nhờ chúng tôi đưa lên công luận mong có sự lên tiếng giúp đỡ để cứu sự sống, tính mạng của hàng ngàn người dân đang bị đe dọa bởi thảm họa ô nhiễm môi trường. Dưới đây là những gì họ đang phải gánh chịu về tệ nạn môi trường do NCQ cấu kết với các doanh nghiệp làm trái quy định pháp luật gây nên. 


Ảnh là anh Nguyên Xuân Toản cùng Hồ Thị Bích Khương tại trụ sở tiếp dân trung ương đảng .


Vào tháng 9 năm 2004 UBND tỉnh Hải Dương thu hồi ½ đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân xã Kim Lương cho công ty BCH thuê làm công nghiệp để tạo việc làm cho dân lao động dư thừa của địa phương. Riêng thôn Cổ Phục, UBND tỉnh cho công ty BCH thuê để xây đựng nhà máy gia công dày dép xuất khẩu. Lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã để mặc công ty BCH thực hiện sai hợp đồng không gia công giày dép mà cho công ty Bình Dương thuê lại để xây dựng xưởng tái chế nhựa phế liệu. nhà máy tái chế nhựa đã gây ô nhiễm môi trường. Nhân dân thôn Cổ Phục ,xã Kim Lương, huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương phái gánh chịu. Công ty nhựa cổ phần BCH cho sản xuất nhựa tái chế từ phế liệu đã bị đình chỉ hoạt động năm 2006 vì hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

 Sau khi bị đình chỉ sản xuất nhự tái chế được sự đồng ý của lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương đã cho công ty cổ phần BCH từ biến chế nhựa chuyển sang luyện phôi thép từ nguyên liệu phế thải. UBND tỉnh Hải Hưng đã cho công ty cổ phần BCH luyện phôi thép có mức độ gây ô nhiễm môi trường nặng nề hơn trước đây công ty cổ phần BCH tái chế nhựa phế liệu. người dân tại thôn Cổ Phục, xã Kim Lương, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương và một số xã lân cận tiếp tục phải gánh chịu hậu quả. Không những vậy lãnh đạo UBND tỉnh này cho tăng công suất lớn hơn dự định ( Ngày 20-6-2008 có tần suất 270.000 tấn/năm đến ngày 20-6-2008 tăng 295.000 tấn/năm).

Trong khi các ngành khoa học cảnh báo đây là ngành công nghiệp tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường không được đặt gần khu dân cư. Cũng như bộ y tế đã có khuyến cáo và quy định. “ Đối với cơ sở sản xuất gang thếp vớt sản lượng 10.tấn/năm phải đặt xa khu dân cư ...”.Luật bảo vệ môi trường có quy định rõ phạm vi quy hoạch bảo vệ môi trường ở đô thị và khu dân cư, cũng như trung ương đảng cộng sản nay đã có quy định cụ thể trong việc xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh nhập khẩu công nghệ đảm bảo sự phát triển bền vững tránh ô nhiễm môi trường (chỉ thị 29 ngày 21-1-2-2009). Vậy nhưng nhà máy sản xuất phôi thép có công suất lớn gấp 30 lần khuyến cáo của bộ y tế vẫn nằm sát khu dân cư, và nằm ngay vị trí trước đây cơ sơ sản xuất nhựa tái chế đã bị đình chỉ đuổi đi do sản xuất gây ô nhiễm cho dân. 

Ngày 15 tháng 4 năm 2009, nhà máy sản xuất phôi thép đi vào hoạt động có sáu người dân bị nhiễm độc khói bụi phải đi cấp cứu. Nhiều người khác phải đau đầu, tức ngực, khó thở nôn mửa. chảy máy mũi… nhà máy đã phải dùng sản xuất để khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Ngày 31 tháng 5 năm 2009 nhà máy hoạt động trở lại tình trạng ô nhiễm chưa được khắc phục: 21 người bị nhiễm độc nặng phải đi cấp cứu, 12 người bị chảy máu mũi.

Ngày 12 tháng 6 năm 2009 thi nhà máy sảy ra sự cố cháy nổ làm cho tình trạng ô nhiễm mỗi trường càng trở nên trầm trọng. Nhà máy tiếp tục phải dùng xản suất.

Trước những thực tế trên nhân dân dân xã Kim Lương, huyện Kim Bôi , tỉnh Hải Đương đã làm đơn kiến nghị tố cáo những các cấp lãnh đạo từ xã đến tỉnh không ai giải quyết .

Để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của mình chiều ngày 14 tháng 6 năm 2009 nhân dân đã tiến hành phong tỏa cổng ra không cho nhà máy tiếp tục sản xuất để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. Trước sự đấu tranh để đảm bảo sức khỏe, tồn tại sự sống của người dân thì lãnh đạo tỉnh Hải Dương lại tìm cách để nhà máy tiếp tục hoạt động. Lãnh đạo tỉnh không nhìn vào nhu cầu của nhân dân bất chấp mọi sự cố gây thiệt hại cho nhân dân đã có hành vi thô bạo, bất chấp cả tính mạng, quyền sống, quyền dân chủ. Chà đạp tất cả những người bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Họ đánh luôn cả các đảng viên cộng sản tiến bộ dám phát biểu quan điểm của mình bảo vệ thực tế ( cho hàng trăm công an vào trấn áp cuộc họp đảng ngày 31-7-2009. Không cho các đảng viên này phát biểu quan điểm của mình).

Hai lần đối thoại với dân lãnh đạo tỉnh không kết luận đúng nội dung nhân dân nêu ra, viện luận sai vấn đề đã được luật bảo vệ môi trường quy định. Những người có ý kiến đối thoại đều được lãnh đạo tỉnh “hỏi thăm” 10/16 người phát biểu bị triệu tập về công an huyện Kim Thành thẩm vấn, đe dọa và liệt kê vào thành phần quá khích, là phần tử cầm đầu bị lực lượng công an chìm, công an nổi theo dõi thường xuyên.

Ngày 29 tháng 10 năm 2009, ông Lê Hồng Văn phó chủ tịch tỉnh chủ trị cuộc họp gồm các ban ngành làm ra một bản cam kết bảo vệ môi trường. Mong hợp pháp hóa hành vi sai phạm của mình cùng công ty BCH ( vấn đề liên quan đến 8.000 dân cán bộ chỉ mời 8 người tỷ số không được 1/1000 dân số. tất cả những người được mời thấy văn bản không hợp lý, đều không ký vào bản cam kết trong đó cả trưởng, phó thôn và hai thanh tra nhân dân). Như vậy văn bản này hoàn toàn không có tính pháp lý.

Nhưng văn bản đó đã được ông phó chủ tịch tỉnh lấy làm cơ sở pháp lý huy động hàng ngàn cảnh sát đầy đủ các binh chủng được trạng bị phương tiện chống bạo động tiến hành giải tỏa cổng nhà máy.

Vào đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng 11 năm 2009. Những người dân vô tội không một tấc sắt trong tay bị đàn áp tàn bạo dã man của. Cuộc đàn áp gây hậu quả 20 người dân bị thương tích, 2 người bị chết ngất , một người bị rạn xương vai vì bị lực lượng “ Chuyên chính cách mạng” của nhà nước cộng sản đánh khi bảo vệ sự sống của mình, bảo vệ tài sản bị xâm hại trên chính mảnh đất của cha ông. ( trong số này có có 6 cụ già từ 70 đến 83 tuổi)

Trước những việc làm mờ ám và tàn bạo của công an, do ông phó chủ tỉnh chỉ đạo. Nhân dân đang vô cùng phẫn nộ thì chúng lại chỉ đạo cho đài truyền hình huyện tỉnh kim Thành, và tỉnh Hải Dương liên tục phát đi những bản tin bịa đặt lừa dối công luận. Nhân dân ở đây bất bình mất hết lòng tin vào lãnh đạo và nhà cầm quyền tỉnh Hải Dương.

 Sáng ngày 2 tháng 12 năm 2009 một lực lượng cảnh sát “chiến đấu” với nhân dân bảo vệ để nhà máy tiếp tục sản xuất. Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn ra. Nhiều cụ già, phụ nữ có thai và trẻ em phải sơ tán đi nơi khác. Hơn ½ các em bé học trường mầm non phải bỏ lớp do bị ốm, bị chảy máu cam ( máu mũi). Nhiều học sinh trung học và tiểu học cơ sở giảm sút sức khỏe.

 Đặc biệt là sự cố sảy ra vào lúc 16h 30 phút ngày 14 tháng 3 năm 2010. Nhà máy xả ra một lượng khí độc hại làm ô nhiễm cả vùng rộng lớn ( gồm 3 xã Kim Lương, Phúc Thành, và hai xã Long Xuyên, Hiến Thành của huyện Kinh Môn) làm sức khỏe nhân dân sa sút trầm trọng. 27 ha lúa và hoa màu của nhân dân bị nhiễm độc nặng, bị trụt lá trơ cành. Người và súc vật ăn phải rau quả bị nhiễm độc đau bụng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, chảy máu mũi. Nhiều người bị phát ban, sưng hết mặt mũi tay chân. Hơn 800 người phải đi đên cơ sở y tế khám bệnh. Nhiều công nhân trong nhà máy cũng phải đi cấp cứu.

 Những thực tế trên nhân dân đã tối cáo gửi đến lãnh đạo cộng sản cao cấp tại tỉnh Hải Dương và cơ qua chức năng. Báo tiền phong đài truyền hình VTC cũng đã đang tin loan tải song lãnh đạo tỉnh vẫn cố tình làm ngơ, lẫn tránh sự thật.

 Do sự cố quá lớn ở cấp huyện trực tiếp lãnh đạo nhìn thấy không thể ngồi im. Huyện đã lập đoàn công tác kiểm kê đánh giá thiệt hại cuối cùng nhà máy đã phải dừng làm việc lần thứ ba. Do sự cố ngày 4 tháng 3 năm 2010, trước sức ép về việc chăm bón lúa. Nhà cầm quyền xã Kim Lương buộc phải ra quyết định lấp cống nước thải của nhà máy đổ ra hệ thống tưới tiêu để lấy nước thủy triều vào chăm bón lúa đang bị khô cạn.

Vậy nhưng khi thực hiện quyết định này, chiều ngày 24 tháng 3 năm 2010 nhân dân tiến hành lấp cống. Nhà máy cho lực lượng công nhân được vũ trang ra ngăn cản.

Sáng 25 tháng 3 năm 2010 nhà máy cho hai máy xúc, một máy gạt và hàng trăm công nhân được vũ trang và dùng cơ giới mở rộng cống thải. Nhân dân ra giữ thì thì bị công nhân cầm gậy sắt đuổi đánh. Nhà máy còn tập kết gạch đá trên mái nhà và huy động công nhân ném ồ ạt vào những người dân ở phía dưới. Làm trên 20 người bị thương. Chúng còn đánh vỡ đầu cụ Phạm Văn Thái đang chăn trâu gần cổng nhà máy làm ông chết ngất tại chỗ và bị chấn thương sọ não phải đi cấp cứu.

 Vào lúc 22h 45 phút ngày 26-3-2010 nhà máy tiếp tục cho xe chở xã hội đen cầm kiếm đi dọc đường trấn áp nhân dân, bọn du côn này xông vào một quán nước đã chém trọng thương anh Hùng chủ quán nước.

 Ngày 27-3-2010 chúng cho xe máy đâm thẳng vào ông Hồng đi bơm nước lúa về ngay cổng nhà máy.

Những hành động côn đồ bạo ngược, bất chấp pháp luật mất hết nhân tính sẩy ra ngay cả giữa ban ngày trong xã được sự đồng ý của công an, nhà cầm quyền cộng sản ???. nhìn vào hành động cuối năm 2009 nhân dân đã nêu trong đơn: “lực lượng công an và xã hội đen đàn áp nhân dân. trong khi trước đó cuối năm 2009 NCQCS đã cho hàng ngàn cánh sát đến đàn áp..” ta có câu trả lời !!!

Trong thực thiệt hại do môi trường gây ra nhìn vào ruộng lúa hoa màu là không thể chối cãi.

Trước sức ép của nhân dân ngày 29-4-2010 lãnh đạo tỉnh tỉnh Hải Dương phải công bố những nguyên hiểm và tác hại ( chưa thật đầy đủ ) do ba công ty khảo sát cung cấp. Nhà máy phôi thép công khai xin lỗi nhân dân và đền bù 374.000.000 đồng thiệt hại lúa và hoa màu ( Sức khỏe của người và vật nuôi bị thiệt hại nhà máy chưa hề chi trả và không có ai giải quyết).

Trước sự cố quá nghiêm trọng như vậy chưa được giải quyết thì ngày 16-6-2010, UBND tỉnh Hải Dương đã bất chấp tính mạng của nhân dân, coi thường pháp luật quyết định cho nhà máy thép tiếp tục sản xuất.

Những việc làm sai trái vô cùng nguy hiểm của nhà cầm quyền tỉnh Hải Dương trở thành hệ thống. Người dân đã tố cáo không được giải quyết mà còn tiến hành tiếp tục cho nhà máy hoạt động gây tác hại nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nhân dân. Nhũng người dân đến khiếu kiện tai trụ sở trung ương đảng công sản Việt Nam tuyên bố: “ Một khi nhà máy phôi thép thuộc công ty cổ phần BCH còn tồn tại sát khu dân cư chúng tôi thì nhân dân chúng tôi phải chết do ô nhiễm môi trường. Tính mạng người dân bị đe dọa do cán bộ cầm quyền gây ra. Một khi quyền sống con người không được bảo vệ thì bạo động xảy ra là điều tất yếu mặc dù người dân chúng tôi không mong có sự đổ máu”

Các khu công nghiệp nhỏ do nhà cầm quyền cấu kết với các nhà máy xí nghiệp kinh doanh trong nước, gây hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân như trên rải rác khắp trên đất nước. Người dân từ các tỉnh lên trung ương mong đòi lại sự sống của mình liệu sẽ đi đến đâu? Trong khi trung ương đảng cộng sản bất chấp mọi cảnh báo về ô nhiễm môi trường, trước sự bành trướng của ngoại bang xâm nhập cũng vì cớ phát triển công nghiệp. Cụ thể như bọn bành trướng Trung Cộng với dự án bô xitste ở Tây Nguyên. Một công trình mà các nhà khoa học đã cảnh bảo gây ô nhiễm cho cả phần dân cư đến mấy tỉnh trung, nam bộ, trong đó ảnh hưởng đến cả thành thành phố lớn và đông dân cư của đất nước như phố HCM. Bất chấp dư luận và mọi sự cảnh báo các nhà khoa học cũng như các nhà chính trị gia đã đưa ra nguy cơ và những âm mưu đen tối muôn đời muốn thôn tính Việt Nam của Trung Cộng mà NCQCS vẫn ngang nhiên tiến hành???.

Vậy tôi viết lại nội dung này gửi đến các cơ quan truyền thông. Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền, tổ chức tự do lên tiếng bảo vệ tính mạng của người dân thôn Cổ Phục, xã Kim Lương, huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương. Người dân ở đây đang chết dần chết mòn bởi cơ chế công nghiệp hóa XHCN. Kêu gọi cổn vũ nhân dân huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương hãy đứng lên bảo vệ chính tính mạng của mình. Đồng thời tôi gửi đến lãnh đạo đảng cảnh báo để sớm có biện pháp đình chỉ hoạt động của công ty cổ phần BCH.

 Câu hỏi đặt ra cho lãnh đạo đảng cộng sản là: Đình chỉ hoạt động của công ty cổ phần BCH hay để nhân dân Cổ Phục chết dần chết mon, và tiếp tục xảy ra các vụ đụng độ đổ máu???.

Mong rằng lãnh đạo đảng trả lời.

Nam anh, Nam Đàn, Nghệ an ngày 14 tháng 8 năm 2010

Hồ Thị Bích Khương

Thành viên khối 8406, ĐT 0984 980 597

Viết trên tài liệu mà anh Nguyễn Xuân Toản và một người dân đi cùng anh Toản cung cấp.

Anh Nguyễn xuân Toản và người dân cùng Bích Khương trong đọan clip đính kèm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn