Tưởng như niềm tự hào thái theo những ánh hào quang không thực, hay chẳng ra đâu vào đâu làm người Việt đắm chìm, quên đi những gì đáng tủi nhục. Thì một ngày mùa đông cuối năm 2007 bỗng nhiên các thành phố hai đầu Nam, Bắc xôn xao. Thanh niên Việt Nam xuống đường biểu tình. Lý do họ biểu tình là cảm thấy tinh thần dân tộc bị tổn thương trước những tuyên bố trắng trợn xâm phạm chủ quyền lãnh thổ. Cuộc biểu tình thể hiện lòng yêu nước và tính quật cường khi thấy đất nước bị xâm hại, tinh thần dân tộc bị xúc phạm là chuyện thường ở bất kỳ quốc gia nào. Đó mới chính là điểm nhấn về lòng tự hào đáng trân trọng và đáng nói nhất, hơn bất kỳ những đám đông khác chực rình cơ hội để náo nhiệt xuống đường hò reo mừng đội bóng Việt Nam đoạt giải nhì khu vực
Thế nhưng điều đó lại khiến chính nhiều người Việt Nam khác ngạc nhiên. Ở trong đám biểu tình hôm đó tại sứ quán Trung Quốc ngày 9-12- 2007 nhiều người đi đường đã ngạc nhiên và cảm thấy mắc cười khi họ nghe thấy lý do cuộc biểu tình là thể hiện tinh thân dân tộc, đòi chủ quyền quần đảo bị Trung Quốc chiếm. Những người đó thẳng thừng cười nhếch mép như thấy một đám đông làm chuyện viển vông.
Có nhiều kẻ ra bộ thông thái, kinh nghiệm hỏi xóc.
- Biểu tình như thế có làm được Trung Quốc nó giả đảo không, đúng bọn rỗi hơi chỉ làm loạn cho thỏa thích, thể hiện mình.?
Xin thưa.
- Có hàng đa số thanh niện Việt Nam đang thể hiện mình trong nhà tù, trại cai nghiện vì những phút thể hiện mình chất chơi, hay trong vũ trường, khách sạn bằng những trò ăn chơi. Hàng ngàn thanh niên say sưa lên đồng quay cuồng theo tiếng hát của ca sĩ nước ngoài, cho đội bóng suốt đời hạng nhì, hay bê ảnh ca sĩ ngoại quốc chết non ra công viên khóc sướt mướt làm lễ đưa tang..những thứ đó lố bịch hơn hay những thanh niên dũng cảm ra đại sứ quán kẻ xâm lược phản đối lố bịch hơn. Làm thỏa thích mình là điều con người vẫn hay làm, những thỏa thích những ham muốn tầm thường ở Việt Nam lại được coi là thực dung, sống thực tế đáng khuyến khích. Phải chăng vậy nhà tù , trại cai nghiện, trường giáo dưỡng, phục hồi nhân phẩm mới đông người như thế. Còn làm thế có được gì hay không kết quả không phải ngày một ngày hai, không phải cho những kẻ thực dụng muốn ăn xổi thấy ngay được. Lợi ích của một dân tộc có khi bắt đầu bằng một lời phát ngôn hay hành động của một nhóm người có tâm huyết.
Bất chấp đám đông thái độ của người Việt ngày nay như vậy, số thanh niên tham gia cuộc biểu tình thể hiện lòng dân tộc hôm đó vẫn tự hào, dù chỉ tự hào thầm với bản thân mình. Rằng họ đã can đảm làm được điều gì đó trong khả năng của họ để bày tỏ tấm lòng son sắc với non sông, đất nước mà ông cha đổ xương máu nghìn đời để lại.
Cuộc biểu tình hôm đó dẫn đến vài năm sau, thanh niên Việt Nam, những nhân sĩ, trí thức Việt Nam qua những hành động ôn hòa đưa ý kiến thể hiện trên blog, trên trang web đã có tác động tới chính sách nhà nước. Như trên vấn đề biển đảo đã tác động thúc đẩy Nhà nước Việt Nam có nhiều động thái tích cực hơn như đặt tên đường Trường Sa, Hoàng Sa tại Đà Nẵng, dự báo thời tiết về khí hậu hai quần đảo này, tăng cường đưa tin về đời sống nhân dân chiến sĩ trên đảo. Tăng cường giao thiệp quân sự với các cường quốc trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, kiến thức phòng thủ trên biển .Đã có những thay đổi thích nghi với dư luận ( cho dù chưa triệt để, chưa đáp ứng nhu cầu ) với quần chúng nhân dân về những chính sách, chủ trương còn bất cập.
Ngày nay càng xuất hiện hơn rất nhiều nhiều nhân sĩ, trí thức lên tiếng phản đối những thiếu sót, sơ suất trong cách quản lý, điều hành, đối sách ngoại giao của bộ máy nhà nước. Đó là niềm tự hào đáng nói nhất trong suốt hơn 60 năm qua , là bước tiến vững chắc và mạnh mẽ của nhận thức thoát ra khỏi ánh hào quang tự mãn phủ quanh dân tộc, như đang vén màn sương mù lấp lánh ánh hào quang ảo giác đang che khuất những sự thật chua chát cận kề.
Trạng thái thể hiện sự không bằng lòng , bức xúc trước nhiều vấn đề nội cộm trong đời sống, xã hội xuất phát bởi các giai tầng tiến bộ trong xã hội Việt Nam dù không được báo giới truyền thông đề cập tới.( Truyền thông Việt Nam chỉ thích đưa hình ảnh lộng lẫy về thi hoa hậu, về những danh ca hở rốn, lộ quần lót hay siêu mẫu có cuộc tình mới, xe mới, điện thoại mới). Nhưng dẫu là khó khăn, hạn chế về điều kiện đến đâu đi nữa thì thông điệp , ý thức vẫn được truyền đạt đến xã hội bằng nhiều sắc thái khác nhau, đặc biệt trên thời đại công nghệ thông tin như ngày nay càng nở rộ. Không lạc quan , tự mãn với mình không phải thách đố hay ngông cuồng cho là thắng lợi với bất kỳ gia cấp nào,vì cuộc đổi mới về ý thức là công cuộc phải làm của xã hội tiến bộ, là thành quả. chung của tất cả các giai cấp trong đất nước Việt Nam. Nhưng nhìn thẳng vào sự thật sẽ thấy đó là một cuộc khai thác mới, cuộc tự vận động chuyển biến mới đang diễn ra ở tư tưởng con người, đang được thực hiện âm thầm những bền bỉ và mãnh liệt bởi những giai tầng tiến bộ có tri thức, có tâm huyết với đất nước . Đó chính là những phản biện mà người ta gọi bằng hai ‘’ ngoài lề’’ ‘’ lề trái’’. Những phản biện nhìn thẳng vào sự thật dù bẽ bàng, dù tủi nhục để rút ra những điều cần phải làm, cần phải thay đổi.
Đâu đó ngoài quán xá đã có tiếng chửi thề, tiếng thở dài uất ức về nỗi nhục như
- Nhục quá, bọn nó giết dân mình mà mình không làm gì được.
- Chúng nó cướp biển mình , mình phải chịu, nhục thế cơ chứ.
Chúng ta chưa biết làm gì trước kẻ thù bạo ngược, nhưng thà chúng ta biết thế là nhục để biết mình phải còn lãnh trách nhiệm tìm cơ hội rửa nhục cho đất nước như Câu Tiễn khi xưa. Chứ nếu chúng ta điềm nhiên tô vẽ 16 chữ vàng rồi hoan ca , tự hào với tình hữu nghị kiểu Thạch Sanh, Lý Thông thì mãi mãi chúng ta sẽ mất đi một phần đất nước mà không thể nào lấy lại. Đừng ru ngủ cả dân tộc mình thành một Đường Minh Hoàng giặc đến bên sông rồi còn đắm đuối nghe ca kỹ hát nhạc ăn chơi, đàng điếm, đến nỗi hậu thế ngậm ngùi chỉ biết trách con hát mà không dám trách người có trách nhiệm cầm cương đất nước.
Con hát biết chi hờn mất nước
Cách sông còn hát Hậu Đình Hoa
Ý thức về nỗi nhục chính là niềm tự hào đáng khen nhất. Đó là sự thẳng thắn nhìn lại bản thân mình để biết vươn lên, biết tranh đấu để giữ cho mình không Nhục.
Cám ơn linh khí của cha ông mấy ngàn năm giữ và dựng nước tưởng chừng đã tắt lịm lại trở về le lói trong lòng người dân Việt qua những tia lửa trên mắt những chàng trai, cô gái ở mùa đông năm 2007. Hừng hực niềm tin mới trên những trang blog, trang web như bauxiteVienam, anhbasg, anhbasam,xeom, freLecongdinh, dongChuacuuthe…ngày hôm nay.
Người Buôn Gió
01-09-2010
Theo Blog Người Buôn Gió
Thế nhưng điều đó lại khiến chính nhiều người Việt Nam khác ngạc nhiên. Ở trong đám biểu tình hôm đó tại sứ quán Trung Quốc ngày 9-12- 2007 nhiều người đi đường đã ngạc nhiên và cảm thấy mắc cười khi họ nghe thấy lý do cuộc biểu tình là thể hiện tinh thân dân tộc, đòi chủ quyền quần đảo bị Trung Quốc chiếm. Những người đó thẳng thừng cười nhếch mép như thấy một đám đông làm chuyện viển vông.
Có nhiều kẻ ra bộ thông thái, kinh nghiệm hỏi xóc.
- Biểu tình như thế có làm được Trung Quốc nó giả đảo không, đúng bọn rỗi hơi chỉ làm loạn cho thỏa thích, thể hiện mình.?
Xin thưa.
- Có hàng đa số thanh niện Việt Nam đang thể hiện mình trong nhà tù, trại cai nghiện vì những phút thể hiện mình chất chơi, hay trong vũ trường, khách sạn bằng những trò ăn chơi. Hàng ngàn thanh niên say sưa lên đồng quay cuồng theo tiếng hát của ca sĩ nước ngoài, cho đội bóng suốt đời hạng nhì, hay bê ảnh ca sĩ ngoại quốc chết non ra công viên khóc sướt mướt làm lễ đưa tang..những thứ đó lố bịch hơn hay những thanh niên dũng cảm ra đại sứ quán kẻ xâm lược phản đối lố bịch hơn. Làm thỏa thích mình là điều con người vẫn hay làm, những thỏa thích những ham muốn tầm thường ở Việt Nam lại được coi là thực dung, sống thực tế đáng khuyến khích. Phải chăng vậy nhà tù , trại cai nghiện, trường giáo dưỡng, phục hồi nhân phẩm mới đông người như thế. Còn làm thế có được gì hay không kết quả không phải ngày một ngày hai, không phải cho những kẻ thực dụng muốn ăn xổi thấy ngay được. Lợi ích của một dân tộc có khi bắt đầu bằng một lời phát ngôn hay hành động của một nhóm người có tâm huyết.
Bất chấp đám đông thái độ của người Việt ngày nay như vậy, số thanh niên tham gia cuộc biểu tình thể hiện lòng dân tộc hôm đó vẫn tự hào, dù chỉ tự hào thầm với bản thân mình. Rằng họ đã can đảm làm được điều gì đó trong khả năng của họ để bày tỏ tấm lòng son sắc với non sông, đất nước mà ông cha đổ xương máu nghìn đời để lại.
Cuộc biểu tình hôm đó dẫn đến vài năm sau, thanh niên Việt Nam, những nhân sĩ, trí thức Việt Nam qua những hành động ôn hòa đưa ý kiến thể hiện trên blog, trên trang web đã có tác động tới chính sách nhà nước. Như trên vấn đề biển đảo đã tác động thúc đẩy Nhà nước Việt Nam có nhiều động thái tích cực hơn như đặt tên đường Trường Sa, Hoàng Sa tại Đà Nẵng, dự báo thời tiết về khí hậu hai quần đảo này, tăng cường đưa tin về đời sống nhân dân chiến sĩ trên đảo. Tăng cường giao thiệp quân sự với các cường quốc trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, kiến thức phòng thủ trên biển .Đã có những thay đổi thích nghi với dư luận ( cho dù chưa triệt để, chưa đáp ứng nhu cầu ) với quần chúng nhân dân về những chính sách, chủ trương còn bất cập.
Ngày nay càng xuất hiện hơn rất nhiều nhiều nhân sĩ, trí thức lên tiếng phản đối những thiếu sót, sơ suất trong cách quản lý, điều hành, đối sách ngoại giao của bộ máy nhà nước. Đó là niềm tự hào đáng nói nhất trong suốt hơn 60 năm qua , là bước tiến vững chắc và mạnh mẽ của nhận thức thoát ra khỏi ánh hào quang tự mãn phủ quanh dân tộc, như đang vén màn sương mù lấp lánh ánh hào quang ảo giác đang che khuất những sự thật chua chát cận kề.
Trạng thái thể hiện sự không bằng lòng , bức xúc trước nhiều vấn đề nội cộm trong đời sống, xã hội xuất phát bởi các giai tầng tiến bộ trong xã hội Việt Nam dù không được báo giới truyền thông đề cập tới.( Truyền thông Việt Nam chỉ thích đưa hình ảnh lộng lẫy về thi hoa hậu, về những danh ca hở rốn, lộ quần lót hay siêu mẫu có cuộc tình mới, xe mới, điện thoại mới). Nhưng dẫu là khó khăn, hạn chế về điều kiện đến đâu đi nữa thì thông điệp , ý thức vẫn được truyền đạt đến xã hội bằng nhiều sắc thái khác nhau, đặc biệt trên thời đại công nghệ thông tin như ngày nay càng nở rộ. Không lạc quan , tự mãn với mình không phải thách đố hay ngông cuồng cho là thắng lợi với bất kỳ gia cấp nào,vì cuộc đổi mới về ý thức là công cuộc phải làm của xã hội tiến bộ, là thành quả. chung của tất cả các giai cấp trong đất nước Việt Nam. Nhưng nhìn thẳng vào sự thật sẽ thấy đó là một cuộc khai thác mới, cuộc tự vận động chuyển biến mới đang diễn ra ở tư tưởng con người, đang được thực hiện âm thầm những bền bỉ và mãnh liệt bởi những giai tầng tiến bộ có tri thức, có tâm huyết với đất nước . Đó chính là những phản biện mà người ta gọi bằng hai ‘’ ngoài lề’’ ‘’ lề trái’’. Những phản biện nhìn thẳng vào sự thật dù bẽ bàng, dù tủi nhục để rút ra những điều cần phải làm, cần phải thay đổi.
Đâu đó ngoài quán xá đã có tiếng chửi thề, tiếng thở dài uất ức về nỗi nhục như
- Nhục quá, bọn nó giết dân mình mà mình không làm gì được.
- Chúng nó cướp biển mình , mình phải chịu, nhục thế cơ chứ.
Chúng ta chưa biết làm gì trước kẻ thù bạo ngược, nhưng thà chúng ta biết thế là nhục để biết mình phải còn lãnh trách nhiệm tìm cơ hội rửa nhục cho đất nước như Câu Tiễn khi xưa. Chứ nếu chúng ta điềm nhiên tô vẽ 16 chữ vàng rồi hoan ca , tự hào với tình hữu nghị kiểu Thạch Sanh, Lý Thông thì mãi mãi chúng ta sẽ mất đi một phần đất nước mà không thể nào lấy lại. Đừng ru ngủ cả dân tộc mình thành một Đường Minh Hoàng giặc đến bên sông rồi còn đắm đuối nghe ca kỹ hát nhạc ăn chơi, đàng điếm, đến nỗi hậu thế ngậm ngùi chỉ biết trách con hát mà không dám trách người có trách nhiệm cầm cương đất nước.
Con hát biết chi hờn mất nước
Cách sông còn hát Hậu Đình Hoa
Ý thức về nỗi nhục chính là niềm tự hào đáng khen nhất. Đó là sự thẳng thắn nhìn lại bản thân mình để biết vươn lên, biết tranh đấu để giữ cho mình không Nhục.
Cám ơn linh khí của cha ông mấy ngàn năm giữ và dựng nước tưởng chừng đã tắt lịm lại trở về le lói trong lòng người dân Việt qua những tia lửa trên mắt những chàng trai, cô gái ở mùa đông năm 2007. Hừng hực niềm tin mới trên những trang blog, trang web như bauxiteVienam, anhbasg, anhbasam,xeom, freLecongdinh, dongChuacuuthe…ngày hôm nay.
Người Buôn Gió
01-09-2010
Theo Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn