Tinh thần Tự Do của loài người văn minh, có giáo dục hoàn toàn khác thứ Tự Do phóng túng , buông thả của loài dã thú . Điều đó đã hiện rõ trong môi trường ảo, khi người ta ngồi ẩn mình trong phòng riêng , không trực tiếp đối diện với ai cả. Đó là lúc mà bản chất thật của mỗi người được tự do hiễn lộ . Họ bấm nút gửi đi những bài viết, những điều mà người khác có thể từ đó phán đoán được phẩm chất , nguyện vọng, mục tiêu cuộc sống của mỗi người. Dù muốn, dù không, những điều đó, cả Tốt lẫn Xấu, Đúng hay Sai, cũng có tác động phần nào đến tâm lý người đọc, theo chiều hướng này hay chiều hướng khác, tùy theo trình độ, phẩm chất của người đọc.
Hàng triệu người viết trên mạng … mỗi ngày như những cơn sóng vỗ, tác động nhẹ nhàng, nhưng tiếp nối, tạo nên một nếp văn hóa của tập thể. Tiếc thay, điều Xấu lại quá nhiều. Sự phát triển và tác hại của nó không khác loài cỏ dại, loài côn trùng … chỉ lơ là trong vài tuần là tràn lan, lấn át, phá hoại cả những thứ gì tốt đẹp trong vườn nhà chúng ta. Không thể nói:
-“ Ồ, mấy thứ cỏ dại đó ăn thua gì, cứ lờ nó đi là xong !” .
Trái lại, phải xịt thuốc trừ sâu, trừ cỏ dại , không phải một vài lần , mà thường xuyên , liên tục . Xã hội cũng thường xuyên cần tôn giáo để rao giảng đạo đức, thường xuyên cần luật pháp. tòa án, cảnh sát để ngăn ngừa và trừng phạt tội phạm. Không thể nói;
-“ Ồ, mấy cái thằng tội phạm đáng khinh bỉ đó mà nói tới làm gì cho bẩn miệng mình !” .
Sinh hoạt trên mạng cũng như thế.
Sự im lặng của đám đông đã đưa đến sự lộng hành của đám du đãng. Đám này đua nhau gọi các linh mục, giám mục bằng “thằng” và xưng hô mày, tao. Họ tô vẻ, miệt thị , chụp mũ bất cứ ai không theo họ. Họ cũng không tha các vị lãnh đạo tôn giáo.
Tình trạng mỗi ngày một thêm tồi tệ, ảnh hưởng luôn cả những người có học, có chức vị trước đây. Vì được nịnh bợ , ca tụng, họ tự đồng hóa luôn với đám cỏ dại, côn trùng phá hoại kia, để rồi ngôn ngử của họ cũng chỉ còn mấy chữ “ liếm đít”, hoặc “ băng vệ sinh” , dù là ngay trong một tang lễ trang nghiêm. Họ điên cuồng chửi bới cả hàng ngàn người đến tiễn đưa người chết về nơi an nghỉ. Họ không cần biết hàng ngàn người đọc nghĩ gì về họ, kể cả con cháu của họ, khi đọc được những lời lẽ dơ bẩn, côn đồ, man rợ của họ như thế. Nếu không tìm cách thay đổi, tẩy rửa,ngay từ bây giờ, nó sẽ trở thành một nếp sống văn hóa cho thế hệ kế tiếp. Theo tôi, IM LẶNG là một thái độ DUNG DƯỠNG cho tội ác hoành hành.
Rất may, khá nhiều người đã lên tiếng, mỗi ngày một quyết liệt, trong đó có một số quý bà, quý cô. Họ vạch trần bộ mặt giả dối, gian manh, mọi rợ của những kẻ đội lốt này, đội lốt nọ để phá rối cộng đồng, tác động rất xấu đến đời sống văn hóa của người Việt nói chung, và ở hải ngoại nói riêng.
Cá nhân tôi xin gửi lời thán phục đến quý vị đã can đảm lên tiếng như thế, vì sự hữu ích chung. Dĩ nhiên, họ sẽ bị đám man rợ kia phản ứng, cũng bằng những phương cách man rợ. Họ không hề tỏ ra nao núng.
Phản ứng thuận lợi từ phía đám đông vốn thầm lặng mỗi ngày một thêm dồn dập. Bọn tà ma mỗi ngày càng bị cô lập. Cộng đồng mạng đã có thái độ . Cộng đồng địa phương càng quyết tâm xa lánh.
Tôi vẫn tiếp tay, tiếp sức cùng quý vị.
NLG73- Lê Phú Nhuận
Houston 17 April 2014
Hàng triệu người viết trên mạng … mỗi ngày như những cơn sóng vỗ, tác động nhẹ nhàng, nhưng tiếp nối, tạo nên một nếp văn hóa của tập thể. Tiếc thay, điều Xấu lại quá nhiều. Sự phát triển và tác hại của nó không khác loài cỏ dại, loài côn trùng … chỉ lơ là trong vài tuần là tràn lan, lấn át, phá hoại cả những thứ gì tốt đẹp trong vườn nhà chúng ta. Không thể nói:
-“ Ồ, mấy thứ cỏ dại đó ăn thua gì, cứ lờ nó đi là xong !” .
Trái lại, phải xịt thuốc trừ sâu, trừ cỏ dại , không phải một vài lần , mà thường xuyên , liên tục . Xã hội cũng thường xuyên cần tôn giáo để rao giảng đạo đức, thường xuyên cần luật pháp. tòa án, cảnh sát để ngăn ngừa và trừng phạt tội phạm. Không thể nói;
-“ Ồ, mấy cái thằng tội phạm đáng khinh bỉ đó mà nói tới làm gì cho bẩn miệng mình !” .
Sinh hoạt trên mạng cũng như thế.
Sự im lặng của đám đông đã đưa đến sự lộng hành của đám du đãng. Đám này đua nhau gọi các linh mục, giám mục bằng “thằng” và xưng hô mày, tao. Họ tô vẻ, miệt thị , chụp mũ bất cứ ai không theo họ. Họ cũng không tha các vị lãnh đạo tôn giáo.
Tình trạng mỗi ngày một thêm tồi tệ, ảnh hưởng luôn cả những người có học, có chức vị trước đây. Vì được nịnh bợ , ca tụng, họ tự đồng hóa luôn với đám cỏ dại, côn trùng phá hoại kia, để rồi ngôn ngử của họ cũng chỉ còn mấy chữ “ liếm đít”, hoặc “ băng vệ sinh” , dù là ngay trong một tang lễ trang nghiêm. Họ điên cuồng chửi bới cả hàng ngàn người đến tiễn đưa người chết về nơi an nghỉ. Họ không cần biết hàng ngàn người đọc nghĩ gì về họ, kể cả con cháu của họ, khi đọc được những lời lẽ dơ bẩn, côn đồ, man rợ của họ như thế. Nếu không tìm cách thay đổi, tẩy rửa,ngay từ bây giờ, nó sẽ trở thành một nếp sống văn hóa cho thế hệ kế tiếp. Theo tôi, IM LẶNG là một thái độ DUNG DƯỠNG cho tội ác hoành hành.
Rất may, khá nhiều người đã lên tiếng, mỗi ngày một quyết liệt, trong đó có một số quý bà, quý cô. Họ vạch trần bộ mặt giả dối, gian manh, mọi rợ của những kẻ đội lốt này, đội lốt nọ để phá rối cộng đồng, tác động rất xấu đến đời sống văn hóa của người Việt nói chung, và ở hải ngoại nói riêng.
Cá nhân tôi xin gửi lời thán phục đến quý vị đã can đảm lên tiếng như thế, vì sự hữu ích chung. Dĩ nhiên, họ sẽ bị đám man rợ kia phản ứng, cũng bằng những phương cách man rợ. Họ không hề tỏ ra nao núng.
Phản ứng thuận lợi từ phía đám đông vốn thầm lặng mỗi ngày một thêm dồn dập. Bọn tà ma mỗi ngày càng bị cô lập. Cộng đồng mạng đã có thái độ . Cộng đồng địa phương càng quyết tâm xa lánh.
Tôi vẫn tiếp tay, tiếp sức cùng quý vị.
NLG73- Lê Phú Nhuận
Houston 17 April 2014
Gửi ý kiến của bạn