Trong Đại hội 11 của đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 1 năm 2011, hình ảnh hai ông Tây râu xòm xa lạ đối với đồng bào người Việt vẫn được treo trên cao để toàn đảng, toàn dân chiêm ngưỡng, thờ phượng. Theo nghị quyết của Đại hội 11, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp tục tiến lên giai đoạn quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh mặc dầu chủ nghĩa cộng sản của Karl Marx và Vladimir Lenin đã bị thế giới vứt bỏ vào xọt rác từ năm 1991 và Hồ Chí Minh đã từng tuyên bố ông ta không có một tư tưởng nào ngoài chủ nghĩa ngoại lai của Karl Marx, một Tiến sĩ Triết học người Đức gốc Do Thái, và Vladimir Lenin, một Luật sư người Nga cũng gốc Do Thái. (Xem Nguyễn văn Trấn, Viết Cho Mẹ và Quốc Hội).
Trước sự dối trá và lừa gạt, đổi trắng thay đen của bộ máy tuyên truyền cộng sàn, các sử liệu chính xác có thể giúp dân tộc Việt Nam chúng ta minh định Hồ Chí Minh là một vị anh hùng hay một kẻ gian hùng và ông ta có tư tưởng gì đặc biệt ngoài học thuyết của Marx, Lenin và Mao Trạch Đông.
Hồ Chí Minh, Ông thật sự là ai?
1- Một người hám danh, tham lợi
Sanh năm 1890, Nguyễn Sinh Cung đổi tên là Nguyễn Tất Thành lúc học tại trường Quốc Học ở Huế. Khi rời bỏ rất sớm trường Quốc Học đi vào Phan Thiết dạy học tại trường tư thục Dục Anh một thời gian ngắn, Nguyễn Tất Thành chỉ có trình độ Tiểu học. Không ai biết Nguyễn Tất Thành có bằng Tiểu học (CEPCI: Certificat d’Études Primaires Complémentaires Indochinoises) hay không?. Từ Phan Thiết, Nguyễn Tất Thành đi vào Sài Gòn tìm việc làm.
Năm 1911, nhằm mục đích cải thiện đời sống, Nguyễn Tất Thành xin làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Treville để có cơ hội xuất dương sang Pháp. Trên đường biển từ Sài Gòn đến Marseille, một hải cảng ở phía Nam nước Pháp, Nguyễn Tất Thành đã nhận được sự giúp đỡ và thương mến của Bùi Quang Chiêu, Nghị viên Hội Đồng Nam Kỳ. Trong sổ lương của hảng tàu Les Chargeurs Reunis, Nguyễn Tất Thành mang tên Văn Ba.
Vừa đến Marseille, Nguyễn Tất Thành đã có tham vọng làm quan của Pháp quốc: đệ đơn đề ngày 15-9-1911 thỉnh cầu Tổng Thống Pháp chấp thuận cho đương sự nhập học trường École Coloniale (trường Thuộc Địa), tiền thân của trường École Nationale de la France d’Outre-Mer (trường Quốc Gia Pháp quốc Hải ngoại) để trở thành một nhà cai trị (administrateur) của Pháp quốc tại các thuộc địa.
Tổng Thống Pháp đã bác đơn xin nhập học trường École Coloniale của Nguyễn Tất Thành vì xét thấy đương sự có một trình độ học vấn quá kém. Riêng cá nhân tôi khi xem qua lá đơn viết tay bằng tiếng Pháp của Nguyễn Tất Thành đã nhận thấy ngay 3 lỗi về văn phạm và chánh tả trong nội dung lá đơn ngắn của đương sự:
- Lỗi chánh tả: Viết substance (bản chất) thay vì subsistance (sanh sống)
- Lỗi văn phạm: Viết employé à la Compagnie thay vì employé par la Compagnie (nhân viên do Công ty tuyển dụng)
Viết agréer Monsieur le President thay vì Veuillez agréer Monsieur le President
Nếu Tổng Thống Pháp chấp thuận thỉnh cầu của Nguyễn Tất Thành để giúp đương sự trở thành một ông quan cai trị các thuộc địa của Pháp có quyền uy, địa vị cao và lương bổng hậu thì chắc chắn Việt Nam đã không có một ông Vua cách mạng vô sản tên Hồ Chí Minh tại Hà Nội và đã tránh khỏi hai cuộc chiến tranh tàn khốc.
Từ năm 1912 đến 1917: Nguyễn Tất Thành chỉ tìm được những công việc làm chân tay như bồi tàu, phụ bếp hoặc thợ làm bánh mì trên các thương thuyền viễn dương hoặc trong các khách sạn, tiệm ăn ở miền Đông Hoa Kỳ và London, thủ đô Anh quốc. Ngay các tài liệu và sách báo của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng không nói đến quá trình học vấn của Nguyễn Tất Thành tại bất cứ trường trung học hoặc đại học nào. Vì đi đó đây trên các thương thuyền, Nguyễn Tất Thành có khả năng tạm sử dụng vài ngôn ngữ ngoại quốc như Pháp, Anh, Tây Ban Nha nhưng không thể viết đúng chánh tả và văn phạm. Khi nói ngoại ngữ, nhiều khi Nguyễn Tấn Thành phải dùng tiếng bồi và không chia động từ.
Từ năm 1917 đến 1924: Nguyễn Tất Thành từ London trở qua Paris năm 1917 theo lời gọi của Phan Châu Trinh để gia nhập Nhóm Ngũ Long và phụ trách nhiệm vụ của một người chạy việc, giao dịch bên ngoài, nhứt là với các tòa báo. Nhóm Ngũ Long gồm có 5 nhân vật theo thứ tự tuổi tác kể sau:
- Phó Bảng Phan Châu Trinh (1872-1926)
- Luật sư Tiến sĩ Phan văn Trường (1876-1933)
- Nguyễn Tất Thành (1890-1969)
- Kỹ sư Nguyễn Thế Truyền (1898-1969)
- Cử nhân Luật Nguyễn An Ninh (1900-1943)
Trong Nhóm Ngũ Long, Nguyễn Tất Thành là người ít học nhất.
Nguyễn Tất Thành không thỏa mãn với công việc hằng ngày của một người thợ chụp ảnh và người giao dịch bên ngoài của Nhóm Ngũ Long.
Để xây dựng công danh sự nghiệp, Nguyễn Tấn Thành gia nhập đảng Cộng Sản Pháp. Mặc dầu là người giới thiệu Nguyễn Tất Thành gia nhập đảng Cộng Sản Pháp năm 1920 nhưng vài năm sau Nguyễn Thế Truyền đã sáng suốt từ bỏ đảng Cộng Sản Pháp còn Nguyễn Tất Thành (lấy bút hiệu Nguyễn Ái Quốc của Nhóm Ngũ Long làm bí danh của mình) thì rất vui mừng được Đệ tam Quốc tế Cộng sản tuyển dụng làm cán bộ lảnh lương tháng kể từ năm 1924 để thực hiện nhiệm vụ bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Á châu. Ngoài niềm tin tuyệt đối vào chủ thuyết Marx-Lenin như một thứ tôn giáo mới, Nguyễn Tất Thành còn mang ơn Đệ tam Quốc tế Cộng sản đã trọng dụng một người không có trình độ văn hóa cao như ông ta.
Từ năm 1924 đến 1929: Nguyễn Tất Thành hoạt động tại Quảng Đông dưới bí danh Lý Thụy và tại Siam (Thái Lan) dưới bí danh Thau Chin. Năm 1925, trong khi hoạt động tại Trung Hoa, Nguyễn Tất Thành đã kiếm được khá nhiều tiền khi bán đứng chí sĩ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp để nhận lãnh một số tiền thưởng lớn.
Từ năm 1930 đến 1932: Năm 1930, Nguyễn Tất Thành nhận lịnh của Moscowa trở qua Hong Kong hoạt động dưới bí danh Tống văn Sơ để thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam với một số một số tiền trợ cấp lớn của Josef Stalin, Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô. Năm 1931, trong khi công tác bí mật cho Đệ tam Quốc tế Cộng sản tại Hong Kong, Tống văn Sơ đã bị Cảnh sát Anh bắt giam nhưng cho nằm điều trị bệnh lao phổi trong một bệnh viện và chết trong bệnh viện nầy (có giấy khai tử) theo tin tức của báo chí Hong Kong.
Từ năm 1932 đến 1938: Nguyễn Tất Thành (mang bí danh Nguyễn Ái Quốc hoặc Lin) đã bị thất sủng vì Josef Stalin khiển trách ông ta đã phát động nộng nỗi cuộc khởi nghĩa Xô viết Nghệ-Tỉnh năm 1931 làm tổn thương quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Liên Xô. Năm 1935, Nguyễn Tất Thành còn suýt bị Stalin giết chết. Mặc dầu luôn luôn phập phòng lo sợ bị thanh trừng nhưng Nguyễn Tất Thành vẫn sống xa hoa và ăn mặc sang trọng đi dạ hội cùng với Nguyễn thi Minh Khai, người đàn bà mang bí danh Phan Lan được KGB ghi nhận trong hồ sơ là vợ của Nguyễn Ái Quốc. Trong bản tự khai lý lịch, Nguyễn thị Minh Khai (bí danh Phan Lan) cũng ghi là vợ của Quốc.
(Xem Sophie Judge, Ho Chi Minh The Missing Years, Berkely Unuversity of California Press, California, 2002)
Từ 1938 đến 1945: Năm 1938, Nguyễn Tất Thành âm thầm rời khỏi Moscowa, đi đến Diên An (thủ đô của Hồng quân Trung quốc), đầu quân Mao Trạch Đông với bí danh Hồ Quang và gia nhập đảng Cộng Sản Trung quốc. Tham vọng vinh quang và quyền lực đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành đưa ra một số cam kết bí mật liên quan đến các vấn đề trọng đại của nước Việt Nam để lấy lòng Mao Trạch Đông. Các cam kết bí mật của Nguyễn Tất Thành (Hồ Quang) đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sự tồn vong của đất nước và dân tộc Việt Nam sau nầy. Trong các cuộc thương thuyết về ranh giới của Trung quốc và Việt Nam trên đất liền và biển Đông, phái đoàn Tàu Cộng đã đe dọa công bố các cam kết bí mật của Nguyễn Tất Thành để bắt buộc phái đoàn Việt Cộng phải cắt đất, biển và tài nguyên quốc gia dâng lên thiên triều Bắc kinh.
Năm 1941, với tư cách một đảng viên của đảng Cộng Sản Trung Quốc, Nguyễn Tất Thành (bí danh Hồ Quang) được Mao Trạch Đông sai phái về công tác tại Quảng Tây, Vân Nam và Cao Bằng để thành lập Mặt Trận Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Minh) chuẩn bị cướp chánh quyền khi thời cơ thuận lợi. Lúc nào trở về trú ẩn trong hang Pác Bó (Cao Bằng), Nguyễn Tất Thành được cán binh Trung Cộng và người thiểu số ở biên giới Việt-Hoa bảo vệ cẩn mật.
Năm 1942, Nguyễn Tất Thành bị tướng Trương Phát Khuê của Trung Hoa Quốc Dân Đảng bắt giam tại Liểu Châu (Quảng Tây). Nhờ sự can thiệp của Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tất Thành được trả tự do. Từ khi trở về Việt Nam năm 1943, Nguyễn Tất Thành lấy bí danh Hồ Chí Minh.
Từ năm 1945 đến 1950: Ngày 19-8-1945, Việt Minh cướp được chánh quyền , Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thực hiện được giấc mơ vinh quang và quyền lực. Tuy nhiên, từ năm 1945 đến 1949, ngụy quyền Hồ Chí Minh xây dựng trên cơ sở bạo lực cách mạng đã không được bất cứ quốc gia nào trên thế giới công nhận, kể cả Liên Xô. Trong giai đoạn 5 năm nầy, bộ đội Việt Minh rất yếu và “phải chiến đấu trong vòng vây của quân Pháp” (theo lời các cố vấn Tàu). Chính Hồ Chí Minh đã suýt bị quân Pháp bắt tại Việt Bắc nhưng may mắn trốn thoát. Tham vọng quyền lực của Hồ Chí Minh sắp tiêu tan thành mây khói trước thế thượng phong của liên quân Pháp-Việt . Tuy nhiên, Hồ Chí Minh vẫn không từ bỏ giấc mơ thống trị Việt Nam với bàn tay sắt của đảng Cộng Sản do ông ta lãnh đạo và rèn luyện. Mặc dầu nước Việt Nam đã thu hồi độc lập hoàn toàn trên cơ sở hiệp định Elysée ký kết ngày 8-3-1949 giữa cựu Hoàng Bảo Đại và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục chiến tranh để duy trì quyền bính và nhượm đỏ bán đảo Đông Dương theo chỉ thị của Trung Quốc và Liên Xô. Mục đích cuối cùng của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam không phải là giành độc lập cho dân tộc Việt Nam mà là áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên đất nước ta.
(Xem Cương lĩnh chánh trị của đảng Cộng Sản Việt Nam do Tổng Bí thư Trần Phú soạn thảo)
Lập trường hiếu chiến của Hồ Chí Minh càng được củng cố sau khi Mao Trạch Đông (Mao Tse Tung hay Mao Zedong) đánh thắng Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai Chek) tại Trung Hoa và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày 1-10-1949. Máu của hàng trăm ngàn đồng bào người Việt tiếp tục đổ ra trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954) vì tham vọng quyền bính của một người: Hồ Chí Minh.
Từ 1950 đến 1954: Thời cơ đã xoay chiều thuận lợi cho Hồ Chí Minh. Năm 1950, ngay sau khi được Trung Cộng và Liên Xô công nhận, Hồ Chí Minh đã đi sang Bắc kinh và Moscowa cầu xin viện trợ quân sự để giúp ông ta trở về Bắc bộ phủ ngồi trên ngôi Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kiêm Chủ tịch đảng Cộng Sản Việt Nam. Cũng như Vua Lê Chiêu Thống của nhà Hậu Lê cầu viện nhà Thanh năm 1788, Hồ Chí Minh đã hai lần sang Trung Hoa (năm 1950 và 1951) khẩn cầu quân Tàu nhập Việt để đánh Pháp, huấn luyện cán bộ Việt Minh, đồng thời tái lập ảnh hưởng thống trị của Trung quốc trên xứ chư hầu “An Nam”, tuyển chọn tay sai trung thành với Bắc kinh, điều nghiên các vị trí chiến lược trọng yếu của nước ta và Hán hóa dần dần dân tộc Việt. Viện trợ quân sự của Trung Quốc đã giúp cho Hồ Chí Minh trở về Hà Nội ngự trị miền Bắc Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ nhờ hỏa lực hùng hậu của Pháo binh Trung Quốc dưới quyền chỉ huy của tướng Tàu Vi Quốc Thanh.
Cựu Đại tá Đặng văn Việt, con Hùm xám đường 4 hiện còn sống tại Hà Nội, là một chứng nhân của giai đoạn lịch sử nầy.
Từ năm 1955 đến ngày 2-9-1969 (ngày Hồ Chí Minh tạ thế): Hồ Chí Minh đã mua được danh vọng và quyền lực với một giá quá đắt: xương máu của hàng trăm ngàn đồng bào vô tội và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chuyển nhượng chánh thức cho Trung Quốc do giác thư ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm văn Đồng để trả nợ chiến tranh và cầu xin giúp đỡ xâm chiếm miền Nam Việt Nam.
Ngồi làm vua của nửa nước Việt Nam, Hồ Chí Minh vẫn chưa thỏa mãn. “Bác Hồ kính yêu” vẫn muốn làm vua của cả nước Việt Nam thống nhất dầu có phải đốt cả giải Trường Sơn. Vì tham vọng quyền lực vô bờ bến, Hồ Chí Minh tiếp tục cầu xin viện trợ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa để phát động chiến tranh thôn tính miền Nam. Ngày đi chầu hai sư tổ Karl Marx và Vladimir Lenin, Hồ Chí Minh còn tiếc nuối không thấy được vinh quang ngự trị cả hai miền Nam Bắc Việt Nam như đàn em Lê Duẫn.
2- Một người tàn bạo khủng khiếp
Say mê chủ nghĩa cộng sản như một tín đồ nhiệt thành tuân phục các giáo điều của một tôn giáo mới, Hồ Chí Minh đã đem chủ nghĩa ngoại lai nầy thực nghiệm lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1931: phát động từ Hong Kong cuộc nổi dậy của nông dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh. Trong cuộc khởi nghĩa gọi là Xô viết Nghệ-Tỉnh, chủ trương bạo lực khủng khiếp đã được thực hiện để tận diệt các thành phần xã hội không phải là nông dân vô sản:
“ Trí, Phú, Địa, Hào
Đào tận gốc, trốc tận rễ”
Cuộc nổi dậy nầy đã giết khá nhiều người nhưng thất bại. Hồ Chí Minh đã bị truy tố trước tòa án Vinh, xử tử hình khiếm diện nhưng được chánh quyền Anh tại Hong Kong che chở, không dẫn độ về Việt Nam để thụ hình vì phạm nhân can tội chánh trị chớ không phải hình sự.
Người cán bộ của Đệ tam Quốc tế Cộng sản gốc Nghệ An vẫn không sờn lòng trước thảm cảnh máu đổ thịt rơi. Nhận lãnh nhiệm vụ bành trướng chủ nghĩa cộng sản trên bán đảo Đông Dương và tái lập ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam do Mao Trạch Đông giao phó, Hồ Chí Minh lại trở về Việt Nam năm 1941 để chuẩn bị cướp chánh quyền và tiến hành hai cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm tàn phá đất nước, tiêu hao sinh lực của dân tộc và gây ra hận thù giai cấp vô phương hàn gắn. Ngay sau khi cướp được chánh quyền, Hồ Chí Minh đã ra lịnh giết chết vô số trí thức và người yêu nước, những tinh hoa của dân tộc Việt như Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi,Trương Tử Anh, Lý Đông A, Khái Hưng Trần Khánh Giư, Nhượng Tống, Bùi Quang Chiêu, Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Huỳnh Phú Sổ, Dương văn Giáo, Lê Bá Cang, Trần văn Thạch, Huỳnh văn Phương, Hồ văn Ngà, Hồ Vĩnh Ký, Đào Sanh Long v.v… Nếu Nguyễn An Ninh, một thành viên của Nhóm Ngũ Long ở Paris, không chết năm 1943 tại Côn Đảo thì ông ta cũng không tránh khỏi bị Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của Trần văn Giàu và Nguyễn văn Trấn tại Sài Gòn ám sát hoặc xử tử theo lịnh của Hồ Chí Minh.
Sau chiến dịch Biên giới (1950) có sự tham chiến của tướng Tàu Trần Canh, Hồ Chí Minh đã vâng lịnh Mao Trạch Đông tiến hành Cải Cách Ruộng Đất theo mô thức của Trung Cộng để giết hại gần Hai trăm ngàn (200,000) người ở nông thôn miền Bắc từ năm 1951 đến 1956. Sau cùng, trước khi đi gặp Karl Marx và Vladimir Lenin, Hồ Chí Minh đã nhẫn tâm phát lịnh Tổng Công Kích và Nổi Dậy trong những ngày Tết Mậu Thân (1968) để giết chết Tám mươi bốn (84,000) bộ đội miền Bắc và quân Giải phóng miền Nam, tàn sát gần Bảy ngàn (7,000) người dân thành phố Huế trong thời gian quân quản.
Nói tóm lại, thiên đường xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đã được xây dựng trên núi xương sông máu của nhiều triệu người Việt với hậu quả ly tán nhân tâm, tàn phá đất nước, suy tàn nội lực của dân tộc Việt và chồng chất số nợ chiến tranh khổng lồ phải trả cho Liên Xô (10 tỷ Mỹ kim) và Trung Quốc (300 tỷ Mỹ kim).
3- Một người lừa thầy, phản bạn
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai nhà yêu nước rất được đồng bào ngưỡng mộ. Các tư tưởng và thành tích hoạt động chánh trị chống Pháp bất chấp tù tội của hai nhà chí sĩ nầy rất đáng ca ngợi. Đối với hai nhân vật tiền bối Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh thuộc hàng con cháu, học trò. Phan Bội Châu là một thân hữu đã được Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Hồ Chí Minh, kính trọng. Phan Châu Trinh cũng là một Phó Bảng đồng liêu với Nguyễn Sinh Sắc đã cùng làm việc chung với nhau một thời gian tại Bộ Lễ của Nam Triều. Nhưng Hồ Chí Minh đã trở mặt đối với hai nhà chí sĩ họ Phan.
Năm 1925, trong khi công tác cho Đệ tam Quốc tế Cộng sản tại Quảng Đông, Trung Quốc, Hồ Chí Minh dưới bí danh Lý Thụy đã cùng với Lâm Đức Thụ (Nguyễn Công Viễn) mật báo cho mật thám Pháp chận bắt Phan Bội Châu tại Thượng Hải để nhận lãnh một số tiền thưởng lớn : Một trăm ngàn đồng bạc (100,000 piastres). Phan Bội Châu đã bị áp giải về Huế ra tòa lãnh án tử hình nhưng án hình đã không được thi hành nhờ sự can thiệp của các tổ chức nhân quyền Pháp.
Đối với Phan Châu Trinh, người đã cưu mang và hướng dẫn Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) hoạt động chánh trị trong Nhóm Ngũ Long ở Paris, Hồ Chí Minh cũng đã ra mặt phản phúc sau khi gia nhập đảng Cộng Sản Pháp năm 1920. Năm 1917, Phan Châu Trinh gọi Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) đang làm thợ trong một tiệm bánh mì của một người Pháp ở London về Paris tham gia Nhóm Ngũ Long để phụ trách công việc giao dịch với bên ngoài, nhứt là với các tòa báo, vì Nguyễn Tất Thành là người ít học nhứt trong nhóm người yêu nước nầy. Phan Châu Trinh đã dạy Nguyễn Tất Thành làm thợ chụp hình để mưu sinh. Đền đáp lại ân nghĩa của tiền bối Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành đã viết một lá thơ gởi Phan Bội Châu trong đó ông ta chê bai Phan Châu Trinh là “một sĩ phu bảo thủ đầu óc hẹp hòi” (a conservative narrow-minded man of letters). Phan Châu Trinh đã bị Nguyễn Tất Thành chê bai vì khác với chủ trương bạo lực cách mạng của chủ nghĩa cộng sản, nhà chí sĩ họ Phan gốc Quảng Nam đề cao nguyên tắc đấu tranh ôn hòa và bất bạo động và còn có viễn kiến sáng suốt khi nhấn mạnh đến ưu tiên “nâng cao dân trí” và “chấn dân khí” trong công cuộc đấu tranh giành độc lập.
Đối với các đồng chí cộng sản đàn em đã được Josef Stalin trọng dụng như Lê Hồng Phong (Lê Huy Doãn), Hà Huy Tập, Dương Bạch Mai trong thời gian Hồ Chí Minh (bí danh Nguyễn Ái Quốc, Lin) bị thất sủng ở Moscowa (1932-1938), ông ta cũng tìm cách trừ khử: một liên lạc viên của Hồ Chí Minh đã mật báo Cảnh sát Pháp bắt giam và tù đày đến chết một số nhân vật cộng sản đang lên như Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập vì họ có thể thách thức địa vị lãnh đạo của ông ta.
Riêng đối với Dương Bạch Mai, Hồ Chí Minh đã cho đầu độc chết ông Đại biểu Quốc Hội đại diện tỉnh Bà Rịa ngay trong một phiên họp Quốc Hội tại Hà Nội sau năm 1954.
Đối với Lâm Đức Thụ tức Nguyễn Công Viễn, một người đã từng cộng tác mật thiết với Hồ Chí Minh lúc hoạt động tại Trung Hoa dưới bí danh Lý Thụy, nhất là trong vụ bán đứng Phan Bội Châu cho mật thám Pháp tại Thượng Hải để nhận lãnh một số tiền thưởng lớn, Hồ Chí Minh cũng đã bí mật cho thủ tiêu khi y trở về nước sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 vì y biết quá rõ các bí mật của ông Chủ tich nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
4- Một kẻ cướp các công trình trí tuệ của người khác
Để chứng tỏ mình là một người trí thức, Hồ Chí Minh đã mạo nhận ông ta là tác giả của hai tác phẩm: sách Le Proces de la Colonisation Francaise (Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp) và tập thơ Ngục Trung Nhật Ký (Nhật Ký Trong Tù). Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn bịa đặt rằng ông ta đã xuất bản và bỉnh bút tờ báo Le Paria (Kẻ Cùng Khổ) ở Paris.
1) Le Proces de la Colonisation Francaise : Từ cuối năm 1925 đến năm 1926, nhật báo L’Humanité (Nhân Đạo) của đảng Cộng Sản Pháp ở Paris trích đăng tác phẩm Le Proces de la Colonisation Francaise của một tác giả đứng tên Nguyễn Ái Quốc, bút hiệu của Nhóm Ngũ Long. Tác phẩm nầy viết bằng tiếng Pháp trôi chảy, mạch lạc và đúng văn phạm Pháp. Ở Paris lúc bấy giờ, nhiều người biết rõ tác giả thật sự của quyển sách Le Proces de la Colonisation Francaise là Nguyễn Thế Truyền (Kỹ sư, Cử nhân Văn chương), Nguyễn An Ninh (Cử nhân Luật) và Nguyễn Đắc Lộc còn Nguyễn Tất Thành là một người ít học, chỉ phụ trách công việc chạy văn thư cho Nhóm Ngũ Long.
Khi nhật báo L’Humanité bắt đầu đăng tác phẩm Le Proces de la Colonisation Francaise vào cuối năm 1925, Nguyễn An Ninh đã về Sài Gòn lần thứ ba cùng với Phan Châu Trinh để hợp tác với Luật sư Phan văn Trường (đã về nước từ năm 1923) đấu tranh trực diện chống lại chế độ đô hộ của thực dân Pháp. Vào thời điểm nầy, chỉ còn một mình Nguyễn Thế Truyền ở lại Paris, kết hôn với một công chúa Bỉ; Nguyễn Tất Thành (lấy bí danh Nguyễn Ái Quốc) đang công tác cho Đệ tam Quốc tế Cộng sản tại Quảng Đông từ năm 1924. Như vậy, chỉ có thể Nguyễn Thế Truyền là người cho trích đăng trên nhật báo L’Humanité quyển Le Proces de la Colonisation Francaise do ông ta viết trước đó cùng với Nguyễn An Ninh và Nguyễn Đắc Lộc nhưng sử dụng bút hiệu Nguyễn Ái Quốc của Nhóm Ngụ Long. Giả thuyết Nguyễn Tất Thành là tác giả của quyển sách Le Proces de la Colonisation Francaise cần phải gạt bỏ vì Nguyễn Ái Quốc chỉ là bút hiệu tập thể của Nhóm Ngũ Long, Nguyễn Tất Thành chỉ có trình độ tiểu học, hoàn toàn không có khả năng viết quyển sách nầy bằng tiếng Pháp.
Mới đây, trong một bài viết ngày 19-4-2011 tựa đề “ Phát Súng Ân Huệ Cho Thần Tượng Hồ Chí Minh Của Việt Nam”, bình luận gia Lý Đại Nguyên đã cung cấp một thông tin của Pháp liên quan đến trình độ Pháp ngữ của Hồ Chí Minh, Chủ tich nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa:
Viện INA (Institut National d’Administration của Luxembourg?) đã công bố một phim tài liệu âm thanh và hình ảnh về việc Hồ Chí Minh trả lời một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Pháp trong tháng 6 năm 1964. Ông Nguyễn Ngọc Quỳ đã nhận thấy nhiều lỗi sơ đẳng về văn phạm Pháp. Trả lời bằng tiếng Pháp 6 câu hỏi ngắn gọn, Hồ Chí Minh đã mắc phải 9 lỗi về văn phạm Pháp.
Nhà văn Thụy Khuê cũng quả quyết Hồ Chí Minh chưa đọc quyển Le Proces de la Colonisation Francaise, nói gì đến là tác giả của quyển sách nầy.
Là một người học Pháp văn từ Tiểu học đến Cao học, tôi có ý kiến như sau:
- Người học tiếng Pháp đều biết rõ viết tiếng Pháp khó hơn nói tiếng Pháp và cách chia động từ của Pháp rất phức tạp, một người chỉ có trình độ Tiểu học không thể vượt qua trở ngại nầy.
- Từ khi sang Pháp năm 1911, Nguyễn Tất Thành chỉ làm công việc chân tay. Vì vậy, ông ta không có đủ trình độ Pháp văn để viết tiếng Pháp trôi chảy, mạch lạc và đúng văn phạm; chỉ có thể nói tiếng Pháp bồi và không chia động từ đúng theo văn phạm của Pháp.
2) Ngục Trung Nhật Ký (Nhật Ký Trong Tù)
Giáo sư Lê Hữu Mục hiện ở Canada đã phát hiện tác giả tập thơ Ngục Trung Nhật Ký là một người Hán. Khi viết tập thơ nầy trong tù, tác giả đã tự thán là một người Hán nhưng bị bắt giam oan vì bị tình nghi là Hán gian. Đành rằng Hồ Chí Minh thông thạo Hán văn và đã sống tại Trung Hoa từ 1924 đến 1927 và từ 1930 đến 1932 nhưng ông ta không phải là người Hán. Nếu Hồ Chí Minh tự nhận là người Hán thì ông ta quả thật là Hồ Tập Chương, người Hẹ (Hakkard) theo tiết lộ của giáo sư Sử học Đài Loan Hồ Tuấn Hùng (Xem Hồ Tuấn Hùng, Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo, Đài Bắc, 2008)
Theo sự tìm hiểu và suy luận của tôi, tác giả thật sự của Ngục Trung Nhật Ký là Hồ Học Lãm (bí danh Hồ Chí Minh), một nhà cách mạng Việt Nam có nhiều uy tín lưu vong lâu năm ở Trung Hoa và có cấp bậc Đại tá trong Quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Vì một lý do không rõ, Hồ Học Lãm đã bị bắt giam chung với Nguyễn Tất Thành tại Liểu Châu, Quảng Tây. Hồ Học Lãm đã chết trong tù năm 1942 và Nguyễn Tất Thành đã “chôm” bí danh Hồ Chí Minh cùng tập thơ Ngục Trung Nhật Ký của Hồ Học Lãm.
Sau khi Hồ Học Lãm qua đời, Nguyễn Tất Thành được tướng Trương Phát Khuê của Trung Hoa Quốc Dân Đảng trả tự do nhờ sự bảo lãnh của Nguyễn Hải Thần. Nguyễn Tất Thành đổi tên là Hồ Chí Minh kể từ năm 1943 và trở về Cao Bằng để chuẩn bị cướp chánh quyền.
Để đền ơn Hồ Học Lãm đối với Hồ Chí Minh, đảng Cộng Sản Việt Nam sau năm 1975 đã dành cho nhà cách mạng nầy một tên đường ở thành phố Sài Gòn.
3) Mạo nhận Hồ Chí Minh xuất bản và bỉnh bút tờ báo Le Paria (Kẻ Cùng Khổ)
Để nêu cao thành tích văn hóa của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đảng Cộng Sản Việt Nam đã mạo nhận Hồ Chí Minh đã xuất bản và bỉnh bút tờ Le Paria ở Paris.
Sự thật như sau: Báo Le Paria do đảng Cộng Sản Pháp xuất bản. Kỹ sư Nguyễn Thế Truyền làm chủ bút và đóng góp bài viết cho tờ báo nầy. Luật sư Tiến sĩ Phan văn Trường cũng đã cho đăng một số bài viết trên báo Le Paria. Nguyễn Tất Thành không có khả năng viết một bài báo nào đăng trên báo Le Paria.
Nói tóm lại, huyền thoại Hồ Chí Minh do đảng Cộng Sản Việt Nam xây dựng bằng sự dối trá, lừa gạt đã sụp đổ tan tành. Mọi người Việt Nam đều đã biết rõ Hồ Chí Minh không phải là một anh hùng mà là một con người gian hùng tàn bạo khủng khiếp. Nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn bắt buộc các đảng viên học tập và hành động theo gương “Bác Hồ” nghĩa là phải hám danh, tham lợi, tàn bạo, độc ác và lừa thầy, phản bạn, tráo trở như ông ta.
Các thế hệ trẻ Việt Nam sẽ đứng dậy hỏi tội Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cộng sản tay sai của Bắc kinh trong một tương lai rất gần tiếp theo các cuộc nổi dậy lật đổ các chế độ độc tài đang lan tràn từ Tunisia, Ai Cập, Lybia đến Yemen, Syria, Bahrain. Cuộc Cách Mạng Hoa Lài (Jasmin Revolution) đòi tự do, dân chủ và nhân quyền bùng nổ từ mùa xuân năm 2011 tại Bắc Phi và Trung Đông đang được Liên hiệp quốc, Hoa Kỳ, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một số nước Hồi giáo như Qatar, Saudi Arabia hỗ trợ mạnh mẽ để loại bỏ các nhà lãnh đạo độc tài trên Thế Giới Ngày Nay. Sự hoảng sợ của Trung Quốc trước các chấn động của Mùa Xuân Á Rập (Arab Spring) báo hiệu sự sụp đổ tất yếu của đế quốc cộng sản phương Đông, kéo theo sự tan rã của chế độ cộng sản độc tài độc đảng Việt Nam, một sản phẩm của Bắc kinh.
California, ngày 27 tháng 5 năm 2011
Cựu Thẩm Phán VNCH Phạm Đình Hưng