BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72637)
(Xem: 62055)
(Xem: 39153)
(Xem: 31021)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cơ sở định nghĩa “nạn nhân chiến tranh”

10 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 1268)
Cơ sở định nghĩa “nạn nhân chiến tranh”
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52



Nhiều thuyền nhân ra đi ‘vì khó khăn của đất nước, vì hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, vì thiếu hiểu biết đối với chế độ,’ (…) “Những người Việt Nam ra đi trước, trong và sau năm 1975 chúng ta gọi là những ‘nạn nhân của chiến tranh,’ ông nói” (trích báo Tuổi Trẻ online, 04/04/2014.

Thánh Sơn này ở đâu từ năm 1975 đến 1991 vậy? Thánh Sơn không biết bọn “thiếu hiểu biết đối với chế độ” đã bị đánh tư sản, đã bị tịch biên tài sản, đã bị ném lên kinh tế mới, đã bị xét lý lịch, đã bị đi “học tập cải tạo”, gia đình ly tán, nhà cửa tan nát theo đúng chỉ đạo “phải đập nát cái đầu rắn độc của bọn phản động” khiến cho hàng triệu gia đình ở miền nam cùng đường nên họ phải ra đi và khi họ ra đi, các thánh còn vói theo chửi rủa, lăng mạ họ. Thánh Sơn bảo phải “hiểu biết đối với chế độ” là hiểu biết thế nào? – HOÀNG NGỌC DIÊU

 Nói thuyền nhân Việt Nam là “nạn nhân của chiến tranh” cũng đúng thôi. Bởi sau ngày chấm dứt tiếng đạn bom, chính quyền áp dụng các chính sách trả thù thành phần dân quân cán chính miền Nam và người thân “ba đời” một cách thâm độc.

Hàng triệu người phải vượt biên do hệ quả của “bi kịch giải phóng miền Nam” bằng chiến tranh vũ lực” khôn lường ấy. Cho nên ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nói (hớ) điều mà lâu nay mệnh danh cho cái gọi là “giải phóng miền Nam” của “bên thắng cuộc.”

Cám ơn ông(!!!)

Lịch sử rồi sẽ giúp con cháu ông thứ trưởng hiểu rằng, “thuyền nhân là nạn nhân của chiến tranh,” nhưng trong ý nghĩa nhìn nhận đúng phe chủ chiến.

Rất nhiều tư liệu ghi chép về Chiến Tranh Việt Nam, về Quân Đội Nhân Dân Việt Nam hay Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Người ta có thể nhìn thấy chung chung bộ mặt chiến tranh bao gồm cả hành vi “lạm dụng tội ác,” nhưng có một điểm khác biệt rất rõ giữa hai phe lâm chiến, những cuộc tấn công tràn xuống từ phía Bắc, đẫm máu đã được kể lại trong sử sách XHCN bây giờ, bằng ngữ điệu hả hê.

Trang Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư Mở lưu lại bài tựa “Những vụ tấn công của lực lượng biệt động Quân Giải phóng Miền Nam trong chiến tranh Việt Nam,” hầu hết các chi tiết dẫn nguồn tư liệu chính thức của các ban ngành cơ sở tuyên giáo Nhà Nước. Tôi đọc thấy khá nhiều đợt tấn công vào miền Nam Việt Nam, nổi cộm giữa đó là những cuộc tàn sát đẫm máu Mậu Thân, 1968; Đại Lộ Kinh Hoàng Quãng Trị, 1972 v.v…

Chiến tranh ở bất kỳ một quốc gia nào, người dân là những nạn nhân của bom đạn vô tình. Nhưng có rất nhiều trường hợp kẻ ác nhắm thẳng nhân dân vì mục đích tấn công vào lòng “nhân đạo.” Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp người ta buông súng không phải vì thua cuộc. Mà vì không thể thắng trên xương máu đồng bào.

39 năm sau, giá như ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đi thăm các di tích hiển nhiên ở các trại tỵ nạn Đông Nam Á, nhìn trên những tấm bia tưởng niệm thuyền nhân ngày nay đã bị đục bỏ, đâu đó, chỗ nào ghi nhận họ là ”nạn nhân chiến tranh?” Và hỏi những người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới, có ai xưng mình là “nạn nhân chiến tranh không?”

Bấy giờ, gần 40 năm, những người Việt tỵ nạn ở hải ngoại và không ít đồng bào trong nước vẫn phải tranh đấu, chịu đổ máu và mất mạng để nói với thế giới điều gì? nếu không phải là nạn độc tài đảng trị.

Qua đó, ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn có nhiều cơ sở để nhìn nhận toàn bộ ý nghĩa “nạn nhân chiến tranh” là gì? Mà bao lâu sau còn gieo rắc chuỗi “hận thù,” dù tạm cho đã “thắng cuộc.”

Ngày 9 tháng Tư, 2014
UYÊN NGUYÊN

Theo Người Việt


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn