BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72812)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chuyện của những tù nhân ở Đất Mũi

10 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 998)
  • Tác giả :
Chuyện của những tù nhân ở Đất Mũi
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Mũi Cà Mau, hay còn có tên khác là xã Đất Mũi, thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, nơi địa đầu tổ quốc, nhìn ra bốn bề biển cả mênh mông, không biết đâu là bờ bến, chỉ mang máng rằng ngoài khơi xa là vịnh Thái Lan, biển Đông, xa một chút nữa là những quốc gia lân cận. Và, chính nơi cột mốc GPS 0001 này, những tù nhân Việt Nam đã gồng mình với sóng gió để làm một việc hết sức ý nghĩa: Mở rộng bờ cõi Việt Nam.

Chiều Đất Mũi. RFA photo

Những giọt mồ hôi mở cõi


Nếu như những ngư dân miền Trung phải lăn xả trước ngọn sóng, con gió và làn đạn, làn roi của kẻ xâm lược để bám biển, khẳng định vùng chủ quyền quốc gia. Và nếu như người dân các tỉnh phía Bắc phải đau buồn sống lùi dần về phía Nam trước sự xâm lăng của Trung Quốc thì ở Đất Mũi, Cà Mau, những tù nhân ngày đêm chịu sóng, chịu gió để mở rộng vùng biên ải.

Theo một người từng là tù nhân xây dựng vòng đai bảo vệ Đất Mũi, chia sẻ, vùng đất Mũi Cà Mau, đặc biệt là nơi cộc mốc quốc gia trấn giữ chủ quyền, biển đang có xu hướng xâm thực đất liền ngày thêm dữ dội. Để ngăn cản sự xâm thực của biển, một mặt, người ta trồng các loại cây như tràm, đước, vẹt, sú để giữ không cho sóng cuốn đất, mặt khác, người ta cho xây thành bao bọc bằng bê tông, cốt thép.

Một bức tường thành có chiều dài gần 10 cây số, chiều rộng bốn mét với hệ thống bê tông, cốt thép, ống bi chống sóng, rãnh tĩnh không giảm tốc độ sóng được hình thành bằng một dự án khá lớn với tổng kinh phí xấp xỉ một ngàn tỉ đồng nhằm bảo vệ bờ cõi quốc gia. Trong đó, có một chi tiết khá lạ là một công trình rất lớn như vậy nhưng chỉ có vài công nhân, vài kĩ sư xây dựng và một số công an cộng với bốn mươi tù nhân.

Những tù nhân sắp mãn hạn tù bị đẩy ra Đất Mũi, ở đó liên tục từ ba tháng đến một năm để thi công, xây dựng đê chắn sóng và mỗi ngày được ăn ba bữa cơm thật no để có sức mà làm việc. Đương nhiên họ chỉ lao động theo kiểu khổ sai, gọi là lao động cải tạo phục hồi nhân phẩm chứ không được hưởng bất kì đồng lương nào ở đây. Nếu có chăng thì được cán bộ quản giáo cho vài trăm ngàn đồng lúc về quê để có tiền mà bắt xe đò, bắt tàu cao tốc về nhà. Nhưng hình như chuyện ấy cũng hãn hữu, hiếm có ai được nhận khoản tiền này.

Một người dân Đất Mũi chia sẻ: “Tù ở đó giống như sắp mãn hạn, còn khoảng vài tháng, khoảng 6 tháng nữa, họ xuống họ làm, làm xong thì thân nhân họ xuống đón, khoảng 20 đến 30 người. Thêm đội ngũ công nhân của nó nữa, nó làm những thứ quan trọng, còn như trộn hồ, đóng sắt thì tù họ làm, tính ra cũng khoảng 40 đến 50 người.”

Theo người dân này, thường thì khi các tù nhân làm việc xây dựng đê chắn sóng và mở đất ở Đất Mũi, họ chịu chung một nguyên tắc “ngoại bất nhập nội bất xuất”. Chỉ có những tù nhân, công an và các kĩ sư, công nhân làm việc với nhau, người dân nhiều lúc muốn mang nải chuối, kí tôm hoặc con cá vào cho các tù nhân cải thiện bữa ăn cũng không được. Hầu như toàn bộ công việc nặng nhọc nhất đều dành cho các tù nhân, các kĩ sư, công nhân đóng vai trò thiết kế, quan sát và bày vẽ cho các tù nhân làm. Còn công an thì giám sát và canh giữ để họ không được bỏ trốn.

Với ông, việc làm của các tù nhân, xét về mặt tính chất, không đơn giản chỉ là xây dựng một con đê chắn sóng mà là mở rộng bờ cõi quốc gia, vì mỗi ranh giới biển đều căn cứ vào đất liền, một khi đất liền được mở rộng về phía biển, điều đó cũng đồng nghĩa hải phận quốc gia được mở rộng tỉ lệ. Và ông cũng ngậm ngùi nhận ra rằng hầu như mọi cuộc mở cõi về phía Nam đều do những người ít nhiều không may mắn, những người tù khổ sai, những vị tướng có tài nhưng thất thế đảm nhiệm.

Mỗi bước chân mở cõi về phía Nam từ cổ chí kim đều mang dáng dấp của những tù nhân và người bị lưu đày. Hiện tại, bờ đê chắn sóng dài hàng chục cây số, mở rộng diện tích Đất Mũi ra thêm được hàng trăm cây số vuông đều do phần lớn mồ hôi và công sức của các tù nhân.

Mùa mưa đến và sự khổ nhọc


Một người tù từng lao động tại đê chắn sóng Đất Mũi cho biết, lao động ở Đất Mũi nói chung chỉ diễn ra một cách thuận lợi từ tháng Tám cho đến tháng Hai âm lịch, bắt đầu từ tháng Ba trở đi, trời mưa nhì nhằng và khi đến tháng Tư, đây là cao trào của mùa mưa, sóng gió tàn khốc, làm việc với những cơn sóng có thể nuốt chửng con người bất kì lúc nào.

Thông thường, những ngày mưa quá lớn, sóng gió dữ dội thì các tù nhân được nghỉ việc, các kĩ sư, công nhân thì nghỉ trước đó vài ngày theo dự báo thời tiết. Những ngày trời trở gió, làm việc trên đê chắn sóng vô cùng nguy hiểm vì mạng những con người vốn thiếu ăn, thiếu ngủ này trở nên nhỏ bé chẳng khác nào cái kiến, con sâu trước biển cả bao la và những con sóng cuồng nộ.

Theo kinh nghiệm của anh, việc có thể làm duy nhất lúc sóng gió nổi dậy là cố tìm một chỗ tương đối vững chãi và ôm một cục đá khá lớn trên người, chọn những khối bê tông nặng nề để khuân vác, có như thế, lỡ sóng dữ đánh vào, trọng lượng con người đã tăng lên, hy vọng sẽ khỏi bị sóng xô ra khơi. Rất may là từ lúc khởi công xây dựng đến nay, chưa có người nào bị sóng xô, chỉ có vài người bạn tù của anh chết vì bệnh tật, chết vì tai nạn lao động. Nhưng anh không thể nêu tên những người bạn này được, vì một lý do rất nhạy cảm và tế nhị.

Nói đến đây, người đàn ông này ứa nước mắt, vẻ mặt nhăn nheo, khắc khổ vì sóng gió cộng với tuổi đời bôn tẩu khiến cho nỗi buồn của anh trở nên có rúm, dúm dó nhìn rất dễ sợ và xót xa. Hiện tại, sau khi mãn hạn tù, người đàn ông này trở về quê nhà, đoàn tụ với gia đình nhưng vẫn đang trong tình trạng thất nghiệp, anh mong mỏi được đăng ký tham gia xây dựng đê chắn sóng một lần nữa để được nhận mức lương theo chỉ tiêu công nhân. Rất tiếc là không có ai chấp nhận đơn xin việc của anh!

Một con đê chắn sóng dài ngót nghét mười cây số, mở rộng hàng trăm cây số vuông và ôm trọn vùng Đất Mũi, trong đó, nó ôm trọn cả những cây lưu niệm của các lãnh đạo nhà nước Cộng sản Việt Nam đã trồng ở đây, dường như bất kì lãnh đạo nào đến đây cũng cố gắng trồng một cây lưu niệm để ghi dấu sự hiện hữu của họ.

Nhưng có môt điều, nếu không chắn được sóng, không mở rộng bờ cõi, thì chắng mấy chốc, chỉ sóng biển thôi cũng đủ đánh dạt tất cả những cây lưu niệm này vào lòng biển sâu, vì những cây lưu niệm này chỉ là những cây si có sức chịu sóng, chịu gió rất kém, một loại cây kiểng hạng hai dùng để trồng ở những bờ rào các ngôi nhà.

Câu chuyện xây dựng đê chắn sóng của những tù nhân tại Đất Mũi luôn ám gợi một thời mở cõi mà ở đó, những tù nhân, những người bị lưu đày phải giang vai gánh chịu một sứ mệnh vô cùng thiêng liêng: Sứ mệnh mở rộng bờ cõi!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Theo RFA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn