Nhìn qua khe hở của tấm bạt phủ xe, tù nhân nhìn thấy hai cụ già giậm chân la khóc, tay vẫy vẫy về hướng đoàn xe khiến cho anh em tù xúc động rơi nước mắt. Vài chiếc honda rượt theo cố lượm những mảnh giấy nhắn tin của tù thả rơi đang cuộn bay trong bụi đường. Tù hy vọng những tờ giấy nhắn tin ấy sẽ đến tay thân nhân của họ ở tận các vùng Kinh tế mới xa xôi.
Nhà tù mới, nằm sâu trong khu rừng già . Trại được xây dựng kiên cố. Tường thành bằng gạch xi măng bọc quanh khu Nhà giam. Tường cao trên hai mét, đầu tường cơi thêm ba đường dây kẽm gai. Phòng giam mái ngói, vách gạch, một cửa ra vào và bốn khung cửa sổ nhỏ. Sáu mươi tù nhân chen chúc trong một diện tích chưa đầy tám mươi mét vuông. Mỗi người có năm tấc bề ngang chia đều trên hai dãy sạp bằng thân cây nứa đập giập.
Chính sách giam giữ tù chính trị không thời hạn lại đặt vào thành phần nguy hiểm của chế độ. Lối hành xử của công an là trút hận thù bằng những ngón đòn vô cùng tàn độc. Bản nội quy là sợi dây trói chặt tù không còn cựa quậy, khắc nghiệt hơn cả thời Bắc thuộc.Tù xây Nhà giam để nhốt mình, lao động sản xuất đủ mọi ngành nghề để nuôi sống bản thân vànuôi bầy cán bộ cả nước.
Trong sản xuất, chúng buộc tù phải tăng chỉ tiêu từng ngày. Tiêu chuẩn phần ăn thì bị giới hạn không cho tù ăn no. Những người từng ở tù qua bốn chế độ: Pháp, Nhật, Quốc gia và Cộng sản, đã so sánh và khẳng quyết rằng: Không có Nhà tù nào vô nhân đạo bằng Nhà tù Cộng sản. Đói, lạnh, lao động khổ sai và đàn áp tinh thần là bốn biện pháp giết người tối độc. Đức quốc xã tiêu diệt dân Do thái tại lò hỏa thiêu bằng hơi ngạt, Cộng Sản tiêu diệt tù chính trị bằng cách tiêu hao sinh lực lần mòn. Cái chết đến từ từ, kéo dài sự đau đớn triền miên. Không chết vì mất sức, bệnh tật trong trại giam, cũng chết vì bệnh nan y sau khi ra khỏi tù.
Một cái Tết thứ tư trong tù ngắn ngủi vô vị xói mòn niềm hi vọng được trở về với gia đình. Cái mốc thời gian ngồi tù mù mù tăm tăm! “Lao động tốt, cải tạo tiến bộ” là tiêu chuẩn để xét duyệt tha tù, chẳng khác gì bức tranh vẽ cánh đồng cỏ nhử trước mắt loài ngựa nức lòng đi tới.
Qua Tết, trại bắt đầu khởi công xây chiếc cầu treo nối liền hai bờ sông Côn. Cầu dài gần trăm mét. Vật liệu phần lớn do tù tự chế và góp nhặt. Người đứng ra vẽ kiểu và thiết kế cây cầu là tù nhân Trần Xuân Lộc, một cựu sĩ quan Công binh đã từng tu nghiệp tại Hoa Kỳ.
Sáu tháng ròng rã, Lộc miệt mài trong công việc. Chàng phơi nắng dầm mưa, xông xáo từ nơi này đến nơi khác cùng với một toán tù được tuyển chọn gồm những tay chuyên môn thuộc các ngành liên hệ. Họ làm việc không ngơi nghỉ nhưng thích thú và tự hào. Niềm vui trong công tác này là Lộc được phục vụ cho người dân địa phương đã mong ước bao đời nay có một cây cầu để qua lại trong mùa nước lũ. Cuối cùng, công trình hoàn tất mĩ mãn. Chiếc cầu treo trông khá đẹp mắt vànên thơ. Nổi bật trên hai môi cầu là bốn trụ vươn cao bằng những thanh sắt đường rầy xe lửa ghép đôi làm điểm tựa cho hai đường dây cáp bằng thép giăng qua sông. Từ xa, trông chiếc cầu duyên dáng như một cây đàn dây. Cầu đứng sừng sững, hiên ngang vượt qua dòng nước cuồn cuộn chảy.
Ngày khánh thành có cả đại biểu cấp Quân khu và Tỉnh về tham dự cùng với đồng bào địa phương. Ban giám thị trại nhận bằng tuyên dương đã thực hiện thành công tốt đẹp công trình có phẩm chất cao. Người ta chẳng đá động gì đến công lao của người đứng ra lãnh trách nhiệm như một Công trình sư. Từ bản vẽ thiết kế đến điều hành đều do một tay Trần Xuân Lộc. Trong buổi lễ, chàng ngồi trong đám tù khổ sai với chiếc áo rách tả tơi. Chiếc áo mà chàng vẫn mặc hàng ngày suốt thời gian xây dựng cây cầu dưới mưa nắng. Kẻ bất tài, cướp công được vinh danh cười rạng rỡ. Buồn thay cho thân phận Lộc, chàng chỉ làmột tù nhân!
Thời tiết đã qua khỏi ngày Đông chí. Cơn mưa dầm dứt hẳn. Bầu trời quang đãng. Những lọn mây trắng bắt đầu bay lơ lửng trên đỉnh rừng già . Mặt trời đi trốn suốt mùa Đông cũng trở về mang ánh nắng vàng vọt rải đều trên đồi nương ngọn cỏ,. Nắng bị khuất phục bởi khối lạnh cắt da đang ngự trị trong miền thung lũng. MÀ u nắng trở nên yếu ớt xanh xao vàng vọt như mà u da bệnh hoạn của đám tù đang phơi mình dưới ánh nắng đầu mùa. Những khuôn mặt trắng bệch thũng nước và thân hình vẹo vọ với là n da nhăn nheo bày ra đầy đủ những góc cạnh, xương xẩu trên thân thể con người. Nhìn vào những bộ xương cách trí ấy, không một ai có thể ngờ rằng trước đấy không bao lâu, họ lànhững người trai cường tráng đầy sinh lực đã từng sống một thời oanh liệt.
Từ bốn ngày qua, đội 3 được điều động đi khai phá thung lũng Bảy Mẫu trồng khoai lang. Đội phải xuất trại đầu tiên vànhập trại sau cùng. Đường đến khu sản xuất mất gần hai giờ di chuyển. Cuốc và rựa được cột lại thành bó rồi phân công tù vác đi ở cuối hàng.
Sáng nay, khí trời giá buốt, sương núi mờ mịt làm ướt sũng cây rừng. Toán 1 phụ trách chặt cây và phát quang quanh khu vực. Họ phải mặc áo mưa trong lúc làm việc. Số người khác giẫy cỏ, cuốc đất, vun thành từng vồng cao rồi giâm những đoạn dây rau lang xuống đấy. Họ âm thầm làm việc như đám người máy không ngưng tay. Tiếng rựa chặt cây, tiếng cuốc bổ vào lòng đất tạo thành những âm thanh khô khốc, như nười chai cứng của tâm hồn người tù. Chốc chốc lời quở trách của quản giáo dội xuống đầu tù nhân làm việc lơi tay như ngọn roi quất vào tâm não làm tăng thêm cơn đói rã rời. Cứ mười mười lăm phút điểm danh một lần.
Theo thông lệ, anh đội trưởng tù là người số một, rồi người kế cận đếm số hai và cứ như thế cho đến anh cuối cùng. Cách thức kiểm tù này làmột trong những khuôn mẫu tại các trại tập trung mà Cộng sản Liên Xô đã áp dụng sau cuộc cách mạng tháng Mười đẫm máu tại nước Nga. Không một tù nhân nào bỏ trốn mà không bị phát hiện kịp thời.
Thời gian chờ đợi tiếng còi nghỉ ăn trưa dài thê thảm. Những lát sắn luộc buổi sáng đã hết sạch trong bao tử tự bao giờ. Phần ăn trưa vẫn là chén cơm ghế sắn thêm một ít canh rau lang với muối và bột ngọt. Lượng thức ăn như thế, nào có đủ ca-lo cho một cơ thể phải làm việc cật lực trong suốt tám tiếng đồng hồ, chưa kể thời giờ phải lội bộ lên dốc xuống đèo trên con đường đầy đất đá.
Ngoài xã hội, Việt cộng áp dụng chính sách bần cùng hóa nhân dân. Thu tóm mọi nguồn tài sản về cho Đảng. Đời sống của cả nước chẳng khác gì một Nhà tù. Mác ví tư bản là con đỉa hai vòi. Một vòi hút máu dân trong nước, vòi kia hút máu dân thuộc địa. Trên thực tế, chế độ Cộng Sản như loài đỉa nhiều vòi. Mười cấp chính quyền, mười xí nghiệp quốc doanh lànhững vòi đỉa bu vào đồng bào ruột thịt hút đến giọt máu cuối cùng và vươn cái vòi “thuộc địa” để hút máu của dân tộc láng giềng bằng một hành động rất cộng sản: “tinh thần quốc tế vô sản”! Âm mưu ấy bị thế giới chận đứng ngay trên xứ Chùa tháp nên chúng “co vòi” luôn.
Rồi giờ ăn cũng đến. Tiếng còi vừa thổi là cả đội gom cuốc rựa vào một nơi. Đám tù được lệnh tập trung quanh khu vực có bóng cây. Họ ăn vội vã để dành chút thì giờ ít ỏi ngả lưng trên lá khô hay dựa vào gốc cây hầu lấy lại sức.
Chẳng mấy chốc, giờ lao động buổi chiều lại bắt đầu, tù nhân được kiểm tra kỹ lưỡng. Lần này, cả đội đếm tới đếm lui vẫn thiếu bốn người. Sự hốt hoảng hiện rõ trên khuôn mặt tên quản giáo và ba công an võ trang. Hắn đích thân đếm từng người một rồi hét vào mặt anh đội trưởng tù: “Bốn thằng đó tên gì?” Thoạt nhìn, ai cũng biết ngay bốn anh vắng mặt là Ngọc, Huệ, Lộc và Hạp. Họ thuộc tổ 1 làm công tác chặt phát những cây dại trong khu đất trồng khoai.
Đai úy Nguyễn Ngọc, nguyên là Đai đội trưởng Địa phương quân thuộc tỉnh Tuyên Đức. Nhà tù bây giờ là trại biệt kích thuộc lực lượng cũ của anh đồn trú ngày xưa, nơi xuất phát các cuộc hành quân đột kích vào mật khu VC. Do vậy Ngọc rất am tường địa thế trong vùng rừng núi Thượng Đức nầy. Trương Văn Huệ là sĩ quan trong phái đoàn Quân sự Bốn Bên Kiểm Soát Đình Chiến Hiệp định Paris thông thạo Anh ngữ và tiếng Khờ me. Lê Hữu Hạp, Trung úy phi công lái phản lực cơ được đào tạo tại Hoa kỳ. Hạp còn làmột hướng đạo sinh vững vàng về mưu sinh thoát hiểm. Riêng Trần Xuân Lộc ai cũng biết con người đa dạng của anh, can đảm và xông xáo. Với thành phần ấy, bạn tù tin tưởng họ sẽ thành công trong cuộc trốn thoát.
Tên quản giáo đích thân kiểm tra lại dụng cụ lao động mới phát hiện thiếu bốn cây rựa. Hắn lập tức ra lệnh tên công an bảo vệ cấp tốc về trại báo. Đội tù được lệnh ngồi gom lại một chỗ. Ba nòng súng chĩa thẳng vào đám tù với tư thế sẵn sàng nhả đạn. Nửa giờ sau, hai chiếc xe GMC chở đội công an vũ trang đến áp tải tù nhân về trại. Số còn lại cùng với hai con chó lùng sục chung quanh khu vực. Công an truy bắt tù vượt ngục từ thành phố cũng được điều động đến ngay. Chúng thiết lập các nút chặn trên tuyến đường chính, lục soát tất cả các loại xe di chuyển trên trục lộ. Từng ngày trôi qua là từng ngày bạn tù hồi hộp, lo âu nhưng cũng không che giấu được niềm vui trên ánh mắt.
Nói về toán trốn trại (*).Thừa lúc lộn xộn trong giờ ăn trưa, họ lủi vào rừng mang theo thức ăn và cây rựa giấu trong áo mưa. Giờ đầu tiên, họ luồn lách rất nhanh theo đúng kế hoạch đã tính toán. Sau thời gian nghỉ ăn trưa, đội tù mới được kiểm số trở lại trước khi làm việc. Khi phát hiện, họ đã vượt ra khỏi vòng đai mà lực lượng truy bắt tù không thể bủa vây.
(*) Dựa theo lời tường thuật của Trần Xuân Lộc trong bản thẩm cung.
Năm ngày dài băng rừng, toán vượt ngục đã đi được một quãng đường khá xa. Thức ăn khô mang theo chỉ còn đủ cho ba ngày nữa. Họ phải bẻ măng rừng, hái trái bòn bon ăn giặm. Ngày đi, đêm ngủ tại những hốc cây cổ thụ hay trong hang đá. Cuối cùng thức ăn đã cạn. Cơn đói hành hạ suốt hai ngày khiến họ hết kiên nhẫn đành phải quyết định vào rẫy đào trộm sắn. Sắn chưa kịp nhổ lên, bất ngờ một tên du kích người thượng bắt gặp. Mặc dầu khai là dân đi rừng nhưng hắn vẫn áp giải họ về cơ quan của bản là ng.
Trên đường đi, Ngọc bị trật quai dép lùi lại phía sau. Nhanh như chớp, anh trở sống rựa đập vào đầu tên du kích, cướp khẩu các-bin cùng cả toán chạy vào rừng. Ngọc không cố ý giết tên du kích, nhưng vì cú đánh khá nặng tay nên hai ngày sau hắn lên cơn động kinh rồi tắt thở. Người Thượng rất dễ tin nhưng cũng khó tha thứ. Cái chết của tên trai là ng đã làm tăng thêm sức thuyết phục lòng trung thành của họ đối với chế độ.
Cơn đói đã khiến cho toán trốn trại mười ngày mười chậm lại. Cần thức ăn để có sức tiếp tục băng rừng, thế nên buộc lòng họ phải tìm đến rẫy sắn. Rút kinh nghiệm lần trước, lần nầy họ vào rẫy ban đêm. Toán trốn tù không ngờ cái chết của tên du kích đã khiến cho dân bản Thượng quyết tâm phục hận. Vừa đặt chân bên trong hàng rào là bị ngay những loạt đạn nã vào họ. Lê Hữu Hạp bị trúng đạn gãy chân, ba người còn lại tẩu thoát vào rừng.
Chúng kéo Hạp về buôn Thượng, lột hết áo quần, cột căng hai tay hai chân vào bốn trụ đóng nơi sân cờ của cơ quan Xã, rồi cả đội du kích vừa hò reo vừa phóng những cây lồ ô vót nhọn vào thân thể Hạp như đâm một con trâu để tế thần. Chúng giết Hạp để trả thù cho đồng đội.
Sáng hôm sau, ban giám thị cho người khiêng Hạp về đặt xác bên cổng trại ra vào kèm theo một tấm bảng ghi hàng chữ: “Tên Lê Hữu Hạp trốn trại bị xử lí” thay cho một lời cảnh cáo!
Nhìn thi thể Hạp, không một ai khỏi ghê tởm cách giết người dã man đến thế. Đôi tròng mắt bị nát bấy bởi thanh lồ ô đâm suốt qua sọ não. Đôi mắt chỉ còn là hai lằn thủng sâu máu đọng đen sì. Ôi, Lê Hữu Hạp, người phi công tài ba đã một thời ngang dọc trên bầu trời quê hương. Giờ đây anh chết thảm thương bởi những bàn tay man rợ nhất loài người.
Công an đã xác định được tọa độ của toán vượt ngục. Chúng khoanh vùng dồn lực lượng vào một nơi. Toán tù kỳ vọng vào rau rừng, măng le sẽ nuôi sống họ một thời gian, chờ khi yên tĩnh sẽ lần mò xuống đồng bằng. Nhưng khốn thay, đồng bào Thượng bị đói quanh năm nên đã vét sạch, bứt sạch những gì có thể ăn được.
Biết điểm đứng đã bị lộ nhưng phải có chút gì để ăn hầu đổi hướng đi, họ bị khuất phục bởi cơn đói nên đành liều mạng trở lại rẫy sắn. Đúng ngày thứ mười sáu kể từ khi chạy trốn, toán vượt trại bị bao vây tại một đồi sắn. Trương văn Huệ mở đường máu bằng những loạt các-bin và thoát được vào rừng, Ngọc và Lộc đều bị bắt sống.
Chúng nhốt hai người tại hai phòng kiên giam riêng biệt. Ba ngày sau, Ngọc bị giết trong cùm bằng phương cách rất thông dụng của công an giữ tù: Dùng thanh sắt đè vào cổ nạn nhân cho đến khi tắt thở. Cách giết người như thế thường lưỡi của người bị chết lè ra thật dài và đôi tròng mắt lồi ra ngoài hố mắt. Ngọc đã chết thê thảm như vậy bởi anh cương quyết không chịu khai một điều gì cả. Ngay chiều hôm đó, một phái đoàn giới chức từ thành phố đến trại khám nghiệm tử thi, chụp hình. Phần kết luận trong bản phúc trình hẳn nhiên là : “Phạm nhân Nguyễn Ngọc đã cắn lưỡi tự tử”.
Trần Xuân Lộc bị giải về Ty Công an để khai thác kẻ đồng mưu cung cấp thực phẩm, thuốc men và viết diễn tiến cuộc trốn trại. Lộc còn phải liệt kê các địa điểm mà đồng bạn anh đã ngủ đêm cùng những dự định cho những ngày sắp tới khi chưa bị bắt...
Sau mười ngày hỏi cung, Lộc được trả về trại để ra trước một phiên tòa cấp tỉnh mở ngay tại trại tù. Thành phần tham dự gồm ban giám thị, đội công an bảo vệ và gần ngàn tù nhân.
Mở đầu phiên tòa, một đại diện của hội đồng xét xử đọc bản cáo trạng của bên công tố. Tiếp theo, người khác đọc bản tường thuật của Lộc về diễn tiến cuộc trốn tù. Theo thứ tự lớp lang được sắp xếp làm nhiều màn, nhiều cảnh. Xen vào mười màn là cảnh một già là ng sắc tộc thiểu số than khóc, kể lể về cái chết của tên du kích vàyêu cầu tòa kết án tử hình bị cáo để đền mạng. Quan tòa xử án mà ta có cảm tưởng họ đang trình diễn một tuồng kịch với đám diễn viên vụng về. Sự lố bịch của phiên tòa là diễn xuất theo kiểu “tòa án nhân dân” xét xử theo nguyện vọng của nhân dân. Cái nguyện vọng nào có lợi cho đảng và tập đoàn cầm quyền là chúng tận dụng. Còn nguyện vọng nào bất lợi chúng dùng chuyên chính vô sản đàn áp.
Pháp luật của đất nước nằm trong bàn tay bạo quyền. Phần kết thúc phiên tòa, tên chánh án tuyên bố: “Phạm tù Trần Xuân Lộc được phép phát biểu ý kiến sau cùng”. Cả hội trường im phăng phắc, chờ đợi lời phát biểu của anh. Trần Xuân Lộc mặc áo quần tù mà u xám nhạt, hai tay bị khóa còng số 8, hai chân mang xích sắt. Anh đứng sau vành móng ngựa, đối diện với hội đồng xét xử có bốn công an võ trang trấn bốn góc.
Khuôn mặt Lộc gầy rộc, hốc hác, nổi lên hai gò má nhô cao. Mái tóc hớt ngắn cùng với bộ râu quai nón của anh vừa mới cạo để lộ ra mà u da trắng xanh. Anh quay mặt về hướng người tham dự, đưa ánh mắt nhìn bạn đồng tù rồi dõng dạc nói: “Thưa các ông, thưa các bạn, tôi hoàn toàn bác bỏ bản cáo trạng buộc tội tôi giết người, nhưng tôi không phủ nhận rằng tôi có tội. Vâng, tôi có tội với nhân dân miền Nam vì tôi chưa làm tròn trách nhiệm của người sĩ quan...”
Nói chưa hết câu, tên công an vũ trang đẩy vào miệng anh một báng súng. Máu miệng và mũi trào ra loang đầy cả ngực áo. Lộc ngã gục xuống nền Nhà . Nhiều tiếng lao xao trong đám tù nổi lên, tiếp theo là tiếng lách cách lên đạn “cảnh cáo” của đám vệ binh đang bủa vây xung quanh hội trường.
Đáng lẽ tòa dành mười phút để nghị án, nhưng với tình huống nầy chúng chẳng cần phải trình diễn tiếp vở tuồng. Tên chánh án vội vã mời mọi người đứng dậy và tuyên án: “...Tử hình phạm tù Trần Xuân Lộc”!
Chẳng một ai ngạc nhiên với cái án tử hình ấy. Một phiên tòa xét xử tội đại hình mà chẳng có luật sư biện hộ và chẳng có nửa lời đối chất của bị cáo. Người ta thật sự đau xót cho thân phận con người sống trong xã hội “Xã Hội Chủ Nghĩa”, một chế độ dùng bạo lực đè bẹp công lý, một chính quyền dung dưỡng dối trá và hận thù. Chẳng đợi mười lăm ngày theo thủ tục kháng án hay xin ân giảm, màngay trong đêm hôm sau, chúng giết Lộc trên đồi sắn rồi chôn chàng tại đó. Một tấm bia bằng gỗ xẻ mỏng được viết ngoằn ngoằn tên Trần Xuân Lộc bằng sơn.
Mùa mưa đến, nước trên đỉnh núi đẩy xuống san bằng luôn nấm mộ. Từ khi đó, nếu ai để ý trên ngôi mộ Lộc sẽ thấy từ từ xuất hiện những viên đá cuội, mười ngày mười nhiều hơn. Rồi những năm tháng sau này nấm mộ Lộc trở thành đống đá vun cao.
Lộc nằm đó, thân xác tiêu hủy theo thời gian nhưng gương can trường của người chiến sĩ miền Nam vẫn còn sáng ngời trong lòng người. Bạn tù đã điếu tang anh bằng bài thơ truyền khẩu sau đây:
Anh vượt thoát khỏi gông cùm nghiệt ngã
Về phần Trương Văn Huệ, sau khi thoát thân vào rừng, công an truy lùng khắp mọi nơi và tiếp tục phục kích các khu rẫy sắn nhưng chẳng có một kết quả nào. Các anh đã vượt thoát vĩnh viễn khỏi miền đất tù ngục nầy.
Tìm tự do nơi đất Chúa vĩnh hằng,
Như hiện về đêm lồng lộng ánh trăng
Sáng ngạo nghễ giữa bầu trời xanh ngát
Trước họng súng thù anh cất cao tiếng hát
Để máu trào chuyển mạch vạn con tim.
Tiễn người đi cơn uất nghẹn im lìm
Trong bóng tối khóc thầm thương tiếc bạn
Anh chí cả ôm vầng dương chiếu rạng
Tôi nhỏ nhoi như hạt bụi giữa đời
Người đi vào trang hùng sử, Lộc ơi!
Tự Do hay là chết!.. Các anh đã chọn cái chết để được tự do. Chúng tôi ở lại tiếp tục bị đày đọa với tháng ngày bất tận khổ đau!
Hãy ngừng tay, hỡi những ai có mưu đồ tiếp sức cho Cộng Sản Việt Nam. Đừng vì quyền lợi riêng tư mà xúi giục tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại đem tài năng về nước phục vụ cho một chính quyền bá đạo đang kéo đất nước vào bóng đêm mịt mùng.
Hạo Nhiên NGUYỄN TẤN ÍCH
Tù chuyển trại trên những chiếc xe GMC bịt bùng, dù rất kín đáo, nhưng dân chúng hai bên quốc lộ vẫn phát hiện được đoàn xe chở tù.Anh vượt thoát khỏi gông cùm nghiệt ngã
Về phần Trương Văn Huệ, sau khi thoát thân vào rừng, công an truy lùng khắp mọi nơi và tiếp tục phục kích các khu rẫy sắn nhưng chẳng có một kết quả nào. Các anh đã vượt thoát vĩnh viễn khỏi miền đất tù ngục nầy.
Nhìn qua khe hở của tấm bạt phủ xe, tù nhân nhìn thấy hai cụ già giậm chân la khóc, tay vẫy vẫy về hướng đoàn xe khiến cho anh em tù xúc động rơi nước mắt. Vài chiếc honda rượt theo cố lượm những mảnh giấy nhắn tin của tù thả rơi đang cuộn bay trong bụi đường. Tù hy vọng những tờ giấy nhắn tin ấy sẽ đến tay thân nhân của họ ở tận các vùng Kinh tế mới xa xôi.
Nhà tù mới, nằm sâu trong khu rừng già . Trại được xây dựng kiên cố. Tường thành bằng gạch xi măng bọc quanh khu Nhà giam. Tường cao trên hai mét, đầu tường cơi thêm ba đường dây kẽm gai. Phòng giam mái ngói, vách gạch, một cửa ra vào và bốn khung cửa sổ nhỏ. Sáu mươi tù nhân chen chúc trong một diện tích chưa đầy tám mươi mét vuông. Mỗi người có năm tấc bề ngang chia đều trên hai dãy sạp bằng thân cây nứa đập giập.
Chính sách giam giữ tù chính trị không thời hạn lại đặt vào thành phần nguy hiểm của chế độ. Lối hành xử của công an là trút hận thù bằng những ngón đòn vô cùng tàn độc. Bản nội quy là sợi dây trói chặt tù không còn cựa quậy, khắc nghiệt hơn cả thời Bắc thuộc.Tù xây Nhà giam để nhốt mình, lao động sản xuất đủ mọi ngành nghề để nuôi sống bản thân vànuôi bầy cán bộ cả nước.
Trong sản xuất, chúng buộc tù phải tăng chỉ tiêu từng ngày. Tiêu chuẩn phần ăn thì bị giới hạn không cho tù ăn no. Những người từng ở tù qua bốn chế độ: Pháp, Nhật, Quốc gia và Cộng sản, đã so sánh và khẳng quyết rằng: Không có Nhà tù nào vô nhân đạo bằng Nhà tù Cộng sản. Đói, lạnh, lao động khổ sai và đàn áp tinh thần là bốn biện pháp giết người tối độc. Đức quốc xã tiêu diệt dân Do thái tại lò hỏa thiêu bằng hơi ngạt, Cộng Sản tiêu diệt tù chính trị bằng cách tiêu hao sinh lực lần mòn. Cái chết đến từ từ, kéo dài sự đau đớn triền miên. Không chết vì mất sức, bệnh tật trong trại giam, cũng chết vì bệnh nan y sau khi ra khỏi tù.
Một cái Tết thứ tư trong tù ngắn ngủi vô vị xói mòn niềm hi vọng được trở về với gia đình. Cái mốc thời gian ngồi tù mù mù tăm tăm! “Lao động tốt, cải tạo tiến bộ” là tiêu chuẩn để xét duyệt tha tù, chẳng khác gì bức tranh vẽ cánh đồng cỏ nhử trước mắt loài ngựa nức lòng đi tới.
Qua Tết, trại bắt đầu khởi công xây chiếc cầu treo nối liền hai bờ sông Côn. Cầu dài gần trăm mét. Vật liệu phần lớn do tù tự chế và góp nhặt. Người đứng ra vẽ kiểu và thiết kế cây cầu là tù nhân Trần Xuân Lộc, một cựu sĩ quan Công binh đã từng tu nghiệp tại Hoa Kỳ.
Sáu tháng ròng rã, Lộc miệt mài trong công việc. Chàng phơi nắng dầm mưa, xông xáo từ nơi này đến nơi khác cùng với một toán tù được tuyển chọn gồm những tay chuyên môn thuộc các ngành liên hệ. Họ làm việc không ngơi nghỉ nhưng thích thú và tự hào. Niềm vui trong công tác này là Lộc được phục vụ cho người dân địa phương đã mong ước bao đời nay có một cây cầu để qua lại trong mùa nước lũ. Cuối cùng, công trình hoàn tất mĩ mãn. Chiếc cầu treo trông khá đẹp mắt vànên thơ. Nổi bật trên hai môi cầu là bốn trụ vươn cao bằng những thanh sắt đường rầy xe lửa ghép đôi làm điểm tựa cho hai đường dây cáp bằng thép giăng qua sông. Từ xa, trông chiếc cầu duyên dáng như một cây đàn dây. Cầu đứng sừng sững, hiên ngang vượt qua dòng nước cuồn cuộn chảy.
Ngày khánh thành có cả đại biểu cấp Quân khu và Tỉnh về tham dự cùng với đồng bào địa phương. Ban giám thị trại nhận bằng tuyên dương đã thực hiện thành công tốt đẹp công trình có phẩm chất cao. Người ta chẳng đá động gì đến công lao của người đứng ra lãnh trách nhiệm như một Công trình sư. Từ bản vẽ thiết kế đến điều hành đều do một tay Trần Xuân Lộc. Trong buổi lễ, chàng ngồi trong đám tù khổ sai với chiếc áo rách tả tơi. Chiếc áo mà chàng vẫn mặc hàng ngày suốt thời gian xây dựng cây cầu dưới mưa nắng. Kẻ bất tài, cướp công được vinh danh cười rạng rỡ. Buồn thay cho thân phận Lộc, chàng chỉ làmột tù nhân!
Thời tiết đã qua khỏi ngày Đông chí. Cơn mưa dầm dứt hẳn. Bầu trời quang đãng. Những lọn mây trắng bắt đầu bay lơ lửng trên đỉnh rừng già . Mặt trời đi trốn suốt mùa Đông cũng trở về mang ánh nắng vàng vọt rải đều trên đồi nương ngọn cỏ,. Nắng bị khuất phục bởi khối lạnh cắt da đang ngự trị trong miền thung lũng. MÀ u nắng trở nên yếu ớt xanh xao vàng vọt như mà u da bệnh hoạn của đám tù đang phơi mình dưới ánh nắng đầu mùa. Những khuôn mặt trắng bệch thũng nước và thân hình vẹo vọ với là n da nhăn nheo bày ra đầy đủ những góc cạnh, xương xẩu trên thân thể con người. Nhìn vào những bộ xương cách trí ấy, không một ai có thể ngờ rằng trước đấy không bao lâu, họ lànhững người trai cường tráng đầy sinh lực đã từng sống một thời oanh liệt.
Từ bốn ngày qua, đội 3 được điều động đi khai phá thung lũng Bảy Mẫu trồng khoai lang. Đội phải xuất trại đầu tiên vànhập trại sau cùng. Đường đến khu sản xuất mất gần hai giờ di chuyển. Cuốc và rựa được cột lại thành bó rồi phân công tù vác đi ở cuối hàng.
Sáng nay, khí trời giá buốt, sương núi mờ mịt làm ướt sũng cây rừng. Toán 1 phụ trách chặt cây và phát quang quanh khu vực. Họ phải mặc áo mưa trong lúc làm việc. Số người khác giẫy cỏ, cuốc đất, vun thành từng vồng cao rồi giâm những đoạn dây rau lang xuống đấy. Họ âm thầm làm việc như đám người máy không ngưng tay. Tiếng rựa chặt cây, tiếng cuốc bổ vào lòng đất tạo thành những âm thanh khô khốc, như nười chai cứng của tâm hồn người tù. Chốc chốc lời quở trách của quản giáo dội xuống đầu tù nhân làm việc lơi tay như ngọn roi quất vào tâm não làm tăng thêm cơn đói rã rời. Cứ mười mười lăm phút điểm danh một lần.
Theo thông lệ, anh đội trưởng tù là người số một, rồi người kế cận đếm số hai và cứ như thế cho đến anh cuối cùng. Cách thức kiểm tù này làmột trong những khuôn mẫu tại các trại tập trung mà Cộng sản Liên Xô đã áp dụng sau cuộc cách mạng tháng Mười đẫm máu tại nước Nga. Không một tù nhân nào bỏ trốn mà không bị phát hiện kịp thời.
Thời gian chờ đợi tiếng còi nghỉ ăn trưa dài thê thảm. Những lát sắn luộc buổi sáng đã hết sạch trong bao tử tự bao giờ. Phần ăn trưa vẫn là chén cơm ghế sắn thêm một ít canh rau lang với muối và bột ngọt. Lượng thức ăn như thế, nào có đủ ca-lo cho một cơ thể phải làm việc cật lực trong suốt tám tiếng đồng hồ, chưa kể thời giờ phải lội bộ lên dốc xuống đèo trên con đường đầy đất đá.
Ngoài xã hội, Việt cộng áp dụng chính sách bần cùng hóa nhân dân. Thu tóm mọi nguồn tài sản về cho Đảng. Đời sống của cả nước chẳng khác gì một Nhà tù. Mác ví tư bản là con đỉa hai vòi. Một vòi hút máu dân trong nước, vòi kia hút máu dân thuộc địa. Trên thực tế, chế độ Cộng Sản như loài đỉa nhiều vòi. Mười cấp chính quyền, mười xí nghiệp quốc doanh lànhững vòi đỉa bu vào đồng bào ruột thịt hút đến giọt máu cuối cùng và vươn cái vòi “thuộc địa” để hút máu của dân tộc láng giềng bằng một hành động rất cộng sản: “tinh thần quốc tế vô sản”! Âm mưu ấy bị thế giới chận đứng ngay trên xứ Chùa tháp nên chúng “co vòi” luôn.
Rồi giờ ăn cũng đến. Tiếng còi vừa thổi là cả đội gom cuốc rựa vào một nơi. Đám tù được lệnh tập trung quanh khu vực có bóng cây. Họ ăn vội vã để dành chút thì giờ ít ỏi ngả lưng trên lá khô hay dựa vào gốc cây hầu lấy lại sức.
Chẳng mấy chốc, giờ lao động buổi chiều lại bắt đầu, tù nhân được kiểm tra kỹ lưỡng. Lần này, cả đội đếm tới đếm lui vẫn thiếu bốn người. Sự hốt hoảng hiện rõ trên khuôn mặt tên quản giáo và ba công an võ trang. Hắn đích thân đếm từng người một rồi hét vào mặt anh đội trưởng tù: “Bốn thằng đó tên gì?” Thoạt nhìn, ai cũng biết ngay bốn anh vắng mặt là Ngọc, Huệ, Lộc và Hạp. Họ thuộc tổ 1 làm công tác chặt phát những cây dại trong khu đất trồng khoai.
Đai úy Nguyễn Ngọc, nguyên là Đai đội trưởng Địa phương quân thuộc tỉnh Tuyên Đức. Nhà tù bây giờ là trại biệt kích thuộc lực lượng cũ của anh đồn trú ngày xưa, nơi xuất phát các cuộc hành quân đột kích vào mật khu VC. Do vậy Ngọc rất am tường địa thế trong vùng rừng núi Thượng Đức nầy. Trương Văn Huệ là sĩ quan trong phái đoàn Quân sự Bốn Bên Kiểm Soát Đình Chiến Hiệp định Paris thông thạo Anh ngữ và tiếng Khờ me. Lê Hữu Hạp, Trung úy phi công lái phản lực cơ được đào tạo tại Hoa kỳ. Hạp còn làmột hướng đạo sinh vững vàng về mưu sinh thoát hiểm. Riêng Trần Xuân Lộc ai cũng biết con người đa dạng của anh, can đảm và xông xáo. Với thành phần ấy, bạn tù tin tưởng họ sẽ thành công trong cuộc trốn thoát.
Tên quản giáo đích thân kiểm tra lại dụng cụ lao động mới phát hiện thiếu bốn cây rựa. Hắn lập tức ra lệnh tên công an bảo vệ cấp tốc về trại báo. Đội tù được lệnh ngồi gom lại một chỗ. Ba nòng súng chĩa thẳng vào đám tù với tư thế sẵn sàng nhả đạn. Nửa giờ sau, hai chiếc xe GMC chở đội công an vũ trang đến áp tải tù nhân về trại. Số còn lại cùng với hai con chó lùng sục chung quanh khu vực. Công an truy bắt tù vượt ngục từ thành phố cũng được điều động đến ngay. Chúng thiết lập các nút chặn trên tuyến đường chính, lục soát tất cả các loại xe di chuyển trên trục lộ. Từng ngày trôi qua là từng ngày bạn tù hồi hộp, lo âu nhưng cũng không che giấu được niềm vui trên ánh mắt.
Nói về toán trốn trại (*).Thừa lúc lộn xộn trong giờ ăn trưa, họ lủi vào rừng mang theo thức ăn và cây rựa giấu trong áo mưa. Giờ đầu tiên, họ luồn lách rất nhanh theo đúng kế hoạch đã tính toán. Sau thời gian nghỉ ăn trưa, đội tù mới được kiểm số trở lại trước khi làm việc. Khi phát hiện, họ đã vượt ra khỏi vòng đai mà lực lượng truy bắt tù không thể bủa vây.
(*) Dựa theo lời tường thuật của Trần Xuân Lộc trong bản thẩm cung.
Năm ngày dài băng rừng, toán vượt ngục đã đi được một quãng đường khá xa. Thức ăn khô mang theo chỉ còn đủ cho ba ngày nữa. Họ phải bẻ măng rừng, hái trái bòn bon ăn giặm. Ngày đi, đêm ngủ tại những hốc cây cổ thụ hay trong hang đá. Cuối cùng thức ăn đã cạn. Cơn đói hành hạ suốt hai ngày khiến họ hết kiên nhẫn đành phải quyết định vào rẫy đào trộm sắn. Sắn chưa kịp nhổ lên, bất ngờ một tên du kích người thượng bắt gặp. Mặc dầu khai là dân đi rừng nhưng hắn vẫn áp giải họ về cơ quan của bản là ng.
Trên đường đi, Ngọc bị trật quai dép lùi lại phía sau. Nhanh như chớp, anh trở sống rựa đập vào đầu tên du kích, cướp khẩu các-bin cùng cả toán chạy vào rừng. Ngọc không cố ý giết tên du kích, nhưng vì cú đánh khá nặng tay nên hai ngày sau hắn lên cơn động kinh rồi tắt thở. Người Thượng rất dễ tin nhưng cũng khó tha thứ. Cái chết của tên trai là ng đã làm tăng thêm sức thuyết phục lòng trung thành của họ đối với chế độ.
Cơn đói đã khiến cho toán trốn trại mười ngày mười chậm lại. Cần thức ăn để có sức tiếp tục băng rừng, thế nên buộc lòng họ phải tìm đến rẫy sắn. Rút kinh nghiệm lần trước, lần nầy họ vào rẫy ban đêm. Toán trốn tù không ngờ cái chết của tên du kích đã khiến cho dân bản Thượng quyết tâm phục hận. Vừa đặt chân bên trong hàng rào là bị ngay những loạt đạn nã vào họ. Lê Hữu Hạp bị trúng đạn gãy chân, ba người còn lại tẩu thoát vào rừng.
Chúng kéo Hạp về buôn Thượng, lột hết áo quần, cột căng hai tay hai chân vào bốn trụ đóng nơi sân cờ của cơ quan Xã, rồi cả đội du kích vừa hò reo vừa phóng những cây lồ ô vót nhọn vào thân thể Hạp như đâm một con trâu để tế thần. Chúng giết Hạp để trả thù cho đồng đội.
Sáng hôm sau, ban giám thị cho người khiêng Hạp về đặt xác bên cổng trại ra vào kèm theo một tấm bảng ghi hàng chữ: “Tên Lê Hữu Hạp trốn trại bị xử lí” thay cho một lời cảnh cáo!
Nhìn thi thể Hạp, không một ai khỏi ghê tởm cách giết người dã man đến thế. Đôi tròng mắt bị nát bấy bởi thanh lồ ô đâm suốt qua sọ não. Đôi mắt chỉ còn là hai lằn thủng sâu máu đọng đen sì. Ôi, Lê Hữu Hạp, người phi công tài ba đã một thời ngang dọc trên bầu trời quê hương. Giờ đây anh chết thảm thương bởi những bàn tay man rợ nhất loài người.
Công an đã xác định được tọa độ của toán vượt ngục. Chúng khoanh vùng dồn lực lượng vào một nơi. Toán tù kỳ vọng vào rau rừng, măng le sẽ nuôi sống họ một thời gian, chờ khi yên tĩnh sẽ lần mò xuống đồng bằng. Nhưng khốn thay, đồng bào Thượng bị đói quanh năm nên đã vét sạch, bứt sạch những gì có thể ăn được.
Biết điểm đứng đã bị lộ nhưng phải có chút gì để ăn hầu đổi hướng đi, họ bị khuất phục bởi cơn đói nên đành liều mạng trở lại rẫy sắn. Đúng ngày thứ mười sáu kể từ khi chạy trốn, toán vượt trại bị bao vây tại một đồi sắn. Trương văn Huệ mở đường máu bằng những loạt các-bin và thoát được vào rừng, Ngọc và Lộc đều bị bắt sống.
Chúng nhốt hai người tại hai phòng kiên giam riêng biệt. Ba ngày sau, Ngọc bị giết trong cùm bằng phương cách rất thông dụng của công an giữ tù: Dùng thanh sắt đè vào cổ nạn nhân cho đến khi tắt thở. Cách giết người như thế thường lưỡi của người bị chết lè ra thật dài và đôi tròng mắt lồi ra ngoài hố mắt. Ngọc đã chết thê thảm như vậy bởi anh cương quyết không chịu khai một điều gì cả. Ngay chiều hôm đó, một phái đoàn giới chức từ thành phố đến trại khám nghiệm tử thi, chụp hình. Phần kết luận trong bản phúc trình hẳn nhiên là : “Phạm nhân Nguyễn Ngọc đã cắn lưỡi tự tử”.
Trần Xuân Lộc bị giải về Ty Công an để khai thác kẻ đồng mưu cung cấp thực phẩm, thuốc men và viết diễn tiến cuộc trốn trại. Lộc còn phải liệt kê các địa điểm mà đồng bạn anh đã ngủ đêm cùng những dự định cho những ngày sắp tới khi chưa bị bắt...
Sau mười ngày hỏi cung, Lộc được trả về trại để ra trước một phiên tòa cấp tỉnh mở ngay tại trại tù. Thành phần tham dự gồm ban giám thị, đội công an bảo vệ và gần ngàn tù nhân.
Mở đầu phiên tòa, một đại diện của hội đồng xét xử đọc bản cáo trạng của bên công tố. Tiếp theo, người khác đọc bản tường thuật của Lộc về diễn tiến cuộc trốn tù. Theo thứ tự lớp lang được sắp xếp làm nhiều màn, nhiều cảnh. Xen vào mười màn là cảnh một già là ng sắc tộc thiểu số than khóc, kể lể về cái chết của tên du kích vàyêu cầu tòa kết án tử hình bị cáo để đền mạng. Quan tòa xử án mà ta có cảm tưởng họ đang trình diễn một tuồng kịch với đám diễn viên vụng về. Sự lố bịch của phiên tòa là diễn xuất theo kiểu “tòa án nhân dân” xét xử theo nguyện vọng của nhân dân. Cái nguyện vọng nào có lợi cho đảng và tập đoàn cầm quyền là chúng tận dụng. Còn nguyện vọng nào bất lợi chúng dùng chuyên chính vô sản đàn áp.
Pháp luật của đất nước nằm trong bàn tay bạo quyền. Phần kết thúc phiên tòa, tên chánh án tuyên bố: “Phạm tù Trần Xuân Lộc được phép phát biểu ý kiến sau cùng”. Cả hội trường im phăng phắc, chờ đợi lời phát biểu của anh. Trần Xuân Lộc mặc áo quần tù mà u xám nhạt, hai tay bị khóa còng số 8, hai chân mang xích sắt. Anh đứng sau vành móng ngựa, đối diện với hội đồng xét xử có bốn công an võ trang trấn bốn góc.
Khuôn mặt Lộc gầy rộc, hốc hác, nổi lên hai gò má nhô cao. Mái tóc hớt ngắn cùng với bộ râu quai nón của anh vừa mới cạo để lộ ra mà u da trắng xanh. Anh quay mặt về hướng người tham dự, đưa ánh mắt nhìn bạn đồng tù rồi dõng dạc nói: “Thưa các ông, thưa các bạn, tôi hoàn toàn bác bỏ bản cáo trạng buộc tội tôi giết người, nhưng tôi không phủ nhận rằng tôi có tội. Vâng, tôi có tội với nhân dân miền Nam vì tôi chưa làm tròn trách nhiệm của người sĩ quan...”
Nói chưa hết câu, tên công an vũ trang đẩy vào miệng anh một báng súng. Máu miệng và mũi trào ra loang đầy cả ngực áo. Lộc ngã gục xuống nền Nhà . Nhiều tiếng lao xao trong đám tù nổi lên, tiếp theo là tiếng lách cách lên đạn “cảnh cáo” của đám vệ binh đang bủa vây xung quanh hội trường.
Đáng lẽ tòa dành mười phút để nghị án, nhưng với tình huống nầy chúng chẳng cần phải trình diễn tiếp vở tuồng. Tên chánh án vội vã mời mọi người đứng dậy và tuyên án: “...Tử hình phạm tù Trần Xuân Lộc”!
Chẳng một ai ngạc nhiên với cái án tử hình ấy. Một phiên tòa xét xử tội đại hình mà chẳng có luật sư biện hộ và chẳng có nửa lời đối chất của bị cáo. Người ta thật sự đau xót cho thân phận con người sống trong xã hội “Xã Hội Chủ Nghĩa”, một chế độ dùng bạo lực đè bẹp công lý, một chính quyền dung dưỡng dối trá và hận thù. Chẳng đợi mười lăm ngày theo thủ tục kháng án hay xin ân giảm, màngay trong đêm hôm sau, chúng giết Lộc trên đồi sắn rồi chôn chàng tại đó. Một tấm bia bằng gỗ xẻ mỏng được viết ngoằn ngoằn tên Trần Xuân Lộc bằng sơn.
Mùa mưa đến, nước trên đỉnh núi đẩy xuống san bằng luôn nấm mộ. Từ khi đó, nếu ai để ý trên ngôi mộ Lộc sẽ thấy từ từ xuất hiện những viên đá cuội, mười ngày mười nhiều hơn. Rồi những năm tháng sau này nấm mộ Lộc trở thành đống đá vun cao.
Lộc nằm đó, thân xác tiêu hủy theo thời gian nhưng gương can trường của người chiến sĩ miền Nam vẫn còn sáng ngời trong lòng người. Bạn tù đã điếu tang anh bằng bài thơ truyền khẩu sau đây:
Tìm tự do nơi đất Chúa vĩnh hằng,
Như hiện về đêm lồng lộng ánh trăng
Sáng ngạo nghễ giữa bầu trời xanh ngát
Trước họng súng thù anh cất cao tiếng hát
Để máu trào chuyển mạch vạn con tim.
Tiễn người đi cơn uất nghẹn im lìm
Trong bóng tối khóc thầm thương tiếc bạn
Anh chí cả ôm vầng dương chiếu rạng
Tôi nhỏ nhoi như hạt bụi giữa đời
Người đi vào trang hùng sử, Lộc ơi!
Tự Do hay là chết!.. Các anh đã chọn cái chết để được tự do. Chúng tôi ở lại tiếp tục bị đày đọa với tháng ngày bất tận khổ đau!
Hãy ngừng tay, hỡi những ai có mưu đồ tiếp sức cho Cộng Sản Việt Nam. Đừng vì quyền lợi riêng tư mà xúi giục tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại đem tài năng về nước phục vụ cho một chính quyền bá đạo đang kéo đất nước vào bóng đêm mịt mùng.
Hạo Nhiên NGUYỄN TẤN ÍCH
Gửi ý kiến của bạn