BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73245)
(Xem: 62216)
(Xem: 39402)
(Xem: 31152)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đoàn Quân Mũ Đỏ (5)

04 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 1752)
Đoàn Quân Mũ Đỏ (5)
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55
 Hình ảnh cô gái áo tím quấn quýt bên Thái khiến Mai lo ngại và cảm thấy hoang mang cho dù tự trong thâm tâm, chưa bao giờ nàng nghĩ Thái có thể thay lòng đổi dạ. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Mấy tháng nay, trên đường hành quân, Thái chưa gửi thư cho nàng. Mai rất nóng ruột tuy vẫn biết Thái không có hoàn cảnh viết thư.

Sáng hôm qua, nhân nghỉ dạy học vì nhà trường cho học sinh chủng ngừa, Mai về trại Nguyễn Trung Hiếu hỏi thăm tin tức và được biết khoảng trưa nay Tiểu đoàn 1 Dù hành quân sẽ về đến hậu cứ. Trở lại nhà, cụ Năm vẫn chưa lên sau hai tuần xuống Cà Mau. Mai ghé Trang thì được Định xác nhận là Thái sẽ về đúng ngày giờ như Mai đã biết.

Sáng nay, Mai muốn lên Sài Gòn sớm, nhưng lại phải chờ người em bà con đi ăn đám cưới trên Long Thành mãi hai giờ chiều mới về coi nhà để nàng đón xe lên Sài Gòn.

Chiếc xe đò ì ạch thường phải dừng lại cho khách lên, xuống, đến ba giờ rưỡi Mai mới tới nơi. Chiến sĩ Dù đứng gác ở đồn canh cho hay là Trung úy Thái vừa ra khỏi Trại!

Mai vội vã đến cụ Tú - chủ nhà trọ của Thái, đinh ninh là Thái đang có mặt tại đó. Nhưng cụ Tú cho hay, chính cụ cũng đang mong Thái về mà chưa thấy!

Không biết Thái đi đâu, Mai đành ghé thăm người bạn gái trên Hòa Hưng để báo tin đám hỏi của mình sắp tới, nhưng cô bạn này đi làm chưa về.

Góc Lê Văn Duyệt và Hồng Thập Tự - Sài Gòn 1968


Mai trở ra đường Lê Văn Duyệt, cứ men theo lề đường đi, chưa biết sẽ tới đâu. Khi gần tới nhà bảo sanh Thái Bình, Mai bàng hoàng khi nhìn thấy Thái và người áo tím!

Còn đang suy nghĩ, bỗng Mai nghe có tiếng gọi:

- Mai!

Nàng giật mình, nhận ngay ra Hà lái chiếc Dauphine màu cánh cam vửa dừng lại.

Hà với tay mở cửa xe:

-“Bà” định đi đâu mà còn đứng ... mơ mộng ở đó? Lên đây! Mai mừng rỡ bước lên, đóng cửa xe lại rồi òa khóc.

Hà cho xe chạy về phía Hòa Hưng:

-Có chuyện gì vậy, Mai?

Không nghe trả lời, Hà đưa mắt nhìn bạn. Cô giáo tựa đầu vô thành ghế, nước mắt giàn giụa.

- Về nhà em nha?

Mai ráng làm một cử chỉ ưng thuận. Hà mỉm cười:

- Chắc lại giận nhau rồi phải hôn?

Mai mở bóp lấy khăn tay lau nước mắt, giọng nói nghẹn ngào:

-Không, chị ơi! Có giận nhau gì đâu.

-Thế sao lại khóc vậy?

Mai gượng cười:

-Về nhà chị, em sẽ kể cho nghe.

-Chị cần đi đâu trước khi về nhà em không?

Mai suy nghĩ một lát rồi cả quyết:

- Thôi chị ạ. Anh Vĩnh có nhà không, chị?

-Bửa nay ảnh trực trong Trại. Rồi Hà hỏi nhỏ:

-Cón anh Thái?

-Thì lát nữa em nói. Anh Vĩnh mắc trực, vậy tối nay em ngủ với chị, không cần về Biên Hòa nữa. Hà vui vẻ:

-Còn gì bằng. Từ ngày quen nhau, đâu có bao giờ chị em mình nằm cạnh nhau tâm sự. Chiều nay chị phải tiếp tay làm món canh chua cá lóc.

-Mới nghe nói đã bắt thèm rồi.

Ra khỏi Ngã tư Bảy Hiền, chiếc Dauphine nhằm hướng Tây Ninh, bon bon qua cổng Trại Hoàng Hoa Thám... Trại Nhập Ngũ số 3 rồi sau đó dừng lại trước căn nhà có chiếc cổng sắt sơn xanh màu nước biển.

 

Trại Hoàng Hoa Thám


 

Hà kéo tay Mai vô nhà:

-Cứ coi như đây là nhà của chị. Muốn suy nghĩ gì thì suy nghĩ đi. Lát nữa mình làm bếp. rồi Hà mở cửa phòng ngủ:

-Chị mở tủ áo, lấy đồ bộ của em thay cho thoải mái. Chiều nay chúng mình ăn cơm, ăn thiệt nhiều để lấy sức còn tâm sự chớ!

Mai gượng cười:

-Tâm sự đâu cần ăn nhiều! Hà cười theo:

-Em đi chuẩn bị ... đồ nghề làm bữa. Thay đồ xong, chị nằm nghỉ một lát. Còn sớm mà. rồi cầm tay bạn:

-Có thể đêm nay là dịp hiếm có mà chị em mình ở với nhau. Chị phải vui lên nha. Chuyện gì cũng sẽ được giải quyết mà.

Mai gật đầu:

- Cảm ơn chị, có lẽ em nên đi nằm một chút.

Chờ Hà ra ngoài sau khi đóng cửa phòng, Mai thay quần áo rồi lên giường nằm. Nàng nhắm mắt lại, thấy mình bình tĩnh hơn trước những hình ảnh kỷ niệm cùng với Thái lần lượt hiện ra. Khuôn mặt ấy, nụ cười ấy từng in sâu trong tâm khảm Mai. Thế mà nàng vừa chứng kiến một khung cảnh đổ vỡ tưởng chừng như không bao giờ có thể xảy ra. Mai còn nhớ, có lần Thái đã nói với nàng:

- Muốn giữ tình yêu tròn vẹn, đôi lứa phải tuyệt đối tin tưởng lẫn nhau, như những tín đồ trung thành tin nơi tôn giáo.

Những giây phút vừa qua, phải chăng là vì Mai đã tuyệt đối tin tưởng vào tình yêu của Thái, nên nàng đã ngạc nhiên đến sửng sốt khi phải tận mắt chứng kiến Thái âu yếm đi bên cạnh một người con gái khác. Mai đã bàng hoàng nhìn theo cho đến khi chiếc taxi chở người nàng yêu cùng cô gái áo tím đó chạy khuất sau dòng xe xuôi ngược phía xa. Mai không bao giờ ngờ đến một sự thật quá phũ phàng như vậy.

Bữa nói chuyện với vợ chồng Định, Mai không hề nghĩ tới điều mà thiên hạ thường kêu là phản bội có thể xảy ra với Thái. Thái độ của Định ngày đó khiến Trang và Mai đều thắc mắc, chỉ làm cho nàng e ngại vì những rủi ro mà Thái có thể gặp phải. Tuyệt nhiên Mai chẳng hề nghĩ tới chuyện người yêu của mình sẽ có những hành động của một kẻ bạc tình. Đúng là tại Mai đã quá tin tưởng vào tình yêu của Thái.

Cửa phòng sịch mở, Hà tươi tỉnh bước vào:

-Nói là nhờ chị phụ bếp, chớ em đã làm xong tất cả. Mời người đẹp sầu muộn ra dùng cơm! Mai ngồi dậy:

-Em thật vô ý quá. Nãy giờ quên hỏi chị: cháu Trường đâu?

-Em bồng cháu gởi trên bà nội, mỗi khi có việc đi đâu. Tối nay để cháu trên đó, nếu nó không khóc đòi về.

Mai theo Hà ra phòng ăn:

- Chắc là cháu dễ thương lắm. Từ bữa vô thăm chị ở nhà bảo sanh, thấm thoát đã hai năm qua. Nếu không bất ngờ gặp chị bữa nay, chưa biết bao giờ em mới lên đây được để thăm anh chị và cháu.

Hà kéo tay Mai ngồi vô bàn ăn:

-Mời người Biên Hòa ăn canh chua đầu cá lóc thiệt là múa rìu qua mắt thợ. Mai cười:

-Nói đến nội trợ là em còn lạng quạng lắm. Mấy món ăn trên Biên Hòa em chưa nấu được đâu. Chị làm thế này là giỏi lắm đó. Anh Vĩnh thiệt có phước.

Hà hóm hỉnh:

-Cuộc đời này rồi sẽ thêm một người có phước hơn anh Vĩnh nữa cho coi! Nào chúng ta ăn cơm đã. Cơm nước xong, hai chị em ra phòng khách uống trà.

Hà nhìn bạn:

-Nếu chị thấy là em có thể giúp chị được điều gì, xin cứ cho em hay. Chị hiểu là chúng ta trân trọng hạnh phúc của nhau, luôn luôn cầu mong hạnh phúc được bảo vệ và lâu dài mãi mãi...

-Em biết và cũng đang định nói hết với chị đây. Em yêu anh Thái bằng mối tình đầu và duy nhất của đời mình. Mấy tháng nay, Thái đi hành quân, không có tin tức gì gửi về. Thế mà mới đây, em đã chứng kiến tận mắt, ảnh âu yếm bên cạnh một người con gái khác, từ trong hẻm nhà bảo sanh Thái Bình đi ra. Em chán nản đang định chờ xích lô trở lại nhà cô bạn thì chị dừng xe...

Hà cười:

-Tưởng có chuyện gì quan trọng! Té ra chỉ có vậy mà người đẹp đã... ghen sao? Mai lắc đầu:

-Đâu phải ghen! Em chỉ không ngờ tới. Chị nghĩ coi, sự việc trước mắt như vậy, chị biểu em không bàng hoàng sao được?

Hà đắn đo:

- Chị nên bình tĩnh, biết đâu cô ấy chỉ là em bà con của anh Thái?

Mai cả quyết :

- Ảnh đâu có cô em bà con nào! Chẳng những họ âu yếm đi bên nhau, cô gái còn cầm tay anh Thái trên đường đi nữa!

Hà vẫn giữ nụ cười tươi tỉnh:

- Thì các chàng lính hào hoa có em gái hậu phương cũng là thường tình. Chắc gì đã là chuyện yêu thương! Chị đừng vội buồn, có khi oan cho anh Thái. Chị cần gặp lại ảnh coi đầu đuôi ra sao đã!

rồi Hà mỉm cười nói tiếp:

-Chưa về ở với nhau mà đã ... ghen quá xá! Sau này, anh Thái chịu bà sao thấu? Mai vùng vằng:

-Đã thế chị còn chọc em thêm nữa. Biết vậy em đâu thèm tâm sự với chị.

Hà dàn hòa:

-Thôi cho tui xin cô nương! Nhưng chị đừng vội chán nản. Anh Thái không phải người bội bạc. Lẽ ra, chị đã phải có niềm tin sắt đá nơi ảnh, hơn em là người ngoại cuộc.

-Chính vì quá tin tưởng nên em mới sửng sốt khi phải chứng kiến... Thôi, bỏ qua chuyện ấy đi. Sáng mai em về Biên Hòa.

Hà ngạc nhiên:

- Ngày mai là chúa nhựt mà. Em nghĩ tốt hơn hết là sáng mai chị trở lại tìm anh Thái để hiểu rõ sự việc. Đừng nên để điều gì không minh bạch trong lòng, nhất là sự nghi ngờ không căn cứ. Hãy nghe em, nếu chị không muốn giữ mãi tình trạng hôm nay.

Mai chép miệng:

- Nếu anh Thái chưa thay lòng đổi dạ thì phải tìm em, hơn là em đến với ảnh. Chị biểu em trở lại gặp Thái, rủi lại phải chứng kiến khung cảnh đã qua, em sẽ thêm bẽ bàng, mà tình trạng sẽ tồi tệ hơn nữa. Đàng khác, sau mấy tháng hành quân xa cách, nếu quả cô gái ấy không có liên hệ tình cảm với anh Thái, thế nào ảnh cũng lên Biên Hòa..

rồi mỉm cười:

- Em nói sáng mai về trên nhà, cũng là có hy vọng rằng mình đã nghĩ quấy cho ảnh. Chị chịu chưa? Đâu cần em phải tới thăm Thái trước?

Hà cầm tay bạn:

- Chị nói thế là em an tâm. Nhưng cứ coi cung cách phản ứng của chị bữa nay trước những điều trông thấy, cùng với việc chị so đo coi ai phải tới thăm ai trước, em thấy hình như tình chị cho anh Thái có giảm phần thiết tha. Nói chị đừng giận, theo em, khi đã yêu, đôi lứa không còn so đo, tính toán gì nữa. Nhớ nhau thì tìm gặp ngay khi có thể. Nhất là chị lại đi yêu một chiến sĩ với cuộc sống mà mọi sự điều động đều không bao giờ được biết trước. Chấp nhận tình yêu này, chị phải chấp nhận những điều có thể khiến mình chẳng hài lòng. Vậy phải góp phần chịu đựng trong phần hy sinh to lớn mà người chiến sĩ đã luôn luôn chấp nhận. Từ nhà em, sáng mai chị ghé thăm anh Thái, đường gần hơn nhiều so với con đường anh Thái lên Biên Hòa thăm chị. Thế mà chị cứ muốn về để chờ anh Thái lên. Chị khăng khăng giữ phần ... ưu thế cho riêng mình. Em cho như vậy là có sự tính toán, không phù hợp với tình yêu bao la mà hai anh chị đã dành cho nhau. Mà rồi cũng có thể sự việc lại sai một ly, đi một dặm. Em nói giả dụ như sáng sớm mai, anh Thái phải hỏa tốc lên đường cùng đơn vị hành quân nhảy dù tiếp cứu một đơn vị nào đó ở một nơi xa xôi. Bởi anh đang phục vụ dưới cờ trong Đoàn Quân Mũ Đỏ, đại đơn vị Tổng Trừ Bị mà bộ Tổng Tham Mưu có thể điều động tham chiến ở bất cứ Vùng Chiến Thuật nào, như chị đã biết. Nếu cái giả dụ của em thực sự xảy ra, dĩ nhiên anh Thái đâu còn hoàn cảnh lên thăm chị được. Thế rồi chị chờ đợi, chị thất vọng, cùng với hình ảnh cô gái đó bên cạnh anh Thái.... thế rồi đinh ninh là anh Thái phản bội, chị bỏ ảnh sao?

Mai ngẩn người nghe Hà nói một hơi dài. Những lời Hà vốn sẵn tiềm ẩn trong Mai, bây giờ mới sáng ra trong đầu óc Mai:

- Cảm ơn chị nhắc nhở, em thiệt là bậy quá. Nào, chị em mình ngủ ngon. Sáng mai em xuống nhà trọ của anh Thái.

Hà vui vẻ:

- Có vậy mới được chớ! Sáng mai, em sẽ chở chị tới trước cửa nhà... chàng! Đàng nào em cũng phải lên đón cháu.

Mai còn nói thêm:

-Và đón ba thằng Trường về nữa chớ! Hà trề môi:

-Có lẽ dzậy!

Anh Nguyễn Hoàng Thái,

Em viết thư này cho anh, sau nhiều đắn đo suy nghĩ về những lỗi lầm của em. Cho dù gặp điều bất hạnh, lẽ ra em không nên viết bức thư đoạn tình gửi anh mấy năm về trước. Đầu tiên em chỉ có ý định là không muốn cho anh phải trông thấy khuôn mặt dễ sợ của em. Em cho rằng, người con gái nào trong hoàn cảnh tương tự cũng có ý định ấy và tìm mọi cách để thực hiện. Như vậy người mình yêu sẽ còn giữ được mãi hình ảnh ban đầu của mình khi mới quen nhau.

Thế rồi trong những phút giây đau thương nhứt, tuyệt vọng nhứt, em còn muốn hy sinh tròn vẹn để anh được hạnh phúc. Em không thể tin là nếu cứ tiếp tục cuộc tình thì sẽ có được cuộc hôn nhơn hạnh phúc, dù rằng anh vẫn yêu thương em và không nề hà gì hết! Nên chi em gạt nước mắt gửi bức thư đó đi.

Lỗi lầm của em, thêm vào đó, còn là một cách đo lại tình anh, coi phản ứng của anh ra sao. Liệu anh có tin là em đã phản bội anh không? Em nói lỗi lầm, chẳng phải vì ý định phải xa anh, mà là cách hành xử của em không phù hợp với tình yêu vời vợi chúng ta đã cho nhau. Lẽ ra, em không nên gửi bức thư đó. Bây giờ em mới thấy mình vụng về chi lạ!

Nhưng thôi, chuyện đã qua, nhắc lại chỉ làm em thêm nuối tiếc!

Bao nhiêu năm qua, em đã sống khốn khổ vì bị dằn vặt của tâm tư, sự đau đớn về thể xác. Thế mà mọi việc hầu như vô nghĩa. Chừ em lại thêm một lần lầm lỗi nữa!

Tại sao em lại nể tình Vũ, người chiến sĩ bất hạnh mà thổ lộ câu chuyện đời của em? Thế rồi tại sao em lại bằng lòng tiếp chuyện cô Yến khiến cho anh phải bận tâm thêm về em? Nếu vì những hành xử không đắn đo của em làm cho cuộc tình duyên giữa anh và cô Mai dang dở, tức là sự “hy sinh” của em trở thành vô nghĩa, như trên đã viết.

Nên chi em cần phải tìm cho mình một lối đi trên con đường cuối cùng của cuộc đời. Bởi em tự biết mình cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa!

Tình em cho anh, từ bắt đầu cho đến khi em nằm xuống. Đã không thể cùng anh chung sống thì em phải hy sinh cho tròn vẹn. Cuộc đời bất hạnh của em không bao giờ được có hạnh phúc! Nhưng nếu anh hạnh phúc là em hạnh phúc, dù còn tại thế hay đã phiêu du ở một cõi xa xăm nào.

Mang cái nghiệp “yêu”, em còn phải trả nợ oan khiên chưa biết kiếp nào mới thanh thản được.

Khi anh nhận được thư này thì em đã rời xa Nha Trang, đến một nơi yên tĩnh cần thiết cho những ngày còn lại.

Em hiểu tình anh cho em - đến chừ em mới hiểu rõ sao? - và anh sẽ đi tìm em! Nhưng em xin anh đừng làm như vậy. Phần vì anh sẽ chẳng thể kiếm ra nơi ở của em. Phần vì hãy cho em được yên tĩnh như lòng em mong muốn.

Chỉ xin anh, khi nào nghe tin em mất, hãy nguyện cầu các đấng Thiêng Liêng cho hương linh em được siêu thoát. Cũng như em đang cầu nguyện cho anh và cô Mai sớm nên duyên. Anh phải nghe em. Đừng làm điều gì khiến cô ấy phiền lòng. Em không muốn bất cứ người con gái nào gặp điều bất hạnh như em. Anh không được để cuộc hôn nhân Thái-Mai tan vỡ. Em hiểu rằng cô Mai đã yêu anh tròn vẹn cả cuộc đời.

Hứa với em đi, anh!

Ngày xưa... anh biết không, chừ em chỉ còn sống với những kỷ niệm ngày xưa. Quãng đời thần tiên, thơ mộng ấy họa là kiếp sau em mới tìm lại được! Hãy cho phép em một vài giây hồi tưởng:

Ngày xưa... có lần chúng ta đứng bên nhau trên cửa Ngọ Môn trong Thành Nội Huế, em đã nhìn xuống thảm cỏ xanh tươi vờn lên dưới làn gió thoảng. Em nói với anh, rằng nếu chúng ta sống lui về dĩ vãng chừng một trăm năm, mà chúng ta đứng tại nơi này, thì hẳn anh đang làm vua, em là hoàng hậu!

Anh đã tươi cười cầm tay em:

-Ái khanh! Em bái quỳ:

-Bệ hạ!

Anh đỡ em đứng lên, nói đùa:

- Biết đâu kiếp sau anh và em sẽ được như vậy!

Từ ngày xa anh, em luôn hình dung lại được từng khung cảnh mà chúng ta đã sống bên nhau, luôn nhớ lại từng lời anh nói.

Kiếp sau! Có một kiếp sau thiệt không anh? Nếu có, em chẳng mong anh làm vua, em làm hoàng hậu. Em chỉ xin làm người con gái tầm thường, tìm lại được tình yêu của anh trong quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta có tự do, thanh bình và thống nhất. Nói như vậy có vẻ xa xôi. Em lại mong, dù em không còn nửa thì quê hương chúng ta cũng sớm được thống nhất, dân chủ, tự do.

Anh yêu,

Em đang bình thản chờ ngày đi vào một thế giới khác, chuẩn bị cho một kiếp lai sinh chúng ta sẽ có nhau.

Hãy nhớ những lời em căn dặn.

Em của anh.

Thúy

Chị Hà thương,

Cho em thăm anh chị và cháu Trường.

Em đã xin tạm nghỉ dạy học ở Biên Hòa và hiện đang dưới xứ. Trong bầu không khí dịu mát của ruộng vườn, em thấy lòng mình dịu lại. Có thể em sẽ sống cuộc đời bình thản ở đây, bên cạnh ba em. Ông già không chấp nhận em nghỉ dạy và xa Thái, nhưng lại rất tế nhị khi cho rằng em đã lớn, có toàn quyền quyết định về tương lai hạnh phúc của đời mình. Cụ chỉ e cuộc hôn nhơn không thành và người chịu thiệt thòi là em. Đó là chưa kể ông già em sẽ chẳng thể an lòng khi thấy con gái chưa yên bề gia thất. Do vậy mà em càng phải chăm sóc lo cho ba em đầy đủ mọi chuyện.

Chị cũng biết rằng em đã ký thác cả cuộc đời trong tình yêu ban đầu cho anh Thái. Những khi bên Thái, em nhận thấy ảnh rất chơn thành. nên em đặt niềm tin trọn vẹn, không bao giờ nghĩ là ảnh có thể bạc tình, phản bội. Cho đến lúc này, em cũng chưa dám đoan chắc là anh Thái đã phản bội em.

Nhưng chị Hà à! Chị đã yêu và chỉ có một người yêu làm lẽ sống, chị sẽ phản ứng ra sao khi tận mắt chứng kiến người ấy âu yếm đi bên cạnh một cô gái khác? Đừng cười em, như chị đã cho là em quá vội vã, vì người chiến sĩ hôm nay có em gái hậu phương cũng là chuyện thường tình.

Nếu chị biết rằng bữa đó, em xuống Sài Gòn tìm Thái thì ông già - chủ nhà trọ của Thái - cho hay là Thái đi hành quân chưa về, trong lúc mọi người đều biết là Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Hành Quân đã trở về hậu cứ rồi!

Vào hoàn cảnh của em, sau đó phải chứng kiến những hình ảnh đau lòng, chị có tin rằng người mình yêu còn là của mình nữa không?

Chị đã từng khuyên em, khi yêu, chúng ta phải giầu lòng tha thứ. Em đã vâng lời chị đến thăm Thái sau một thời gian dài xa cách. Như vậy là em đã tha thứ, nếu quả thiệt Thái có lỗi với em.

Hay là khi đã yêu, đã đặt trọn niềm tin vào người mình yêu, em đã quá ích kỷ chăng? Nhưng dù lý luận thế nào đã ráng bào chữa cho ảnh, em cũng không thể nào chấp nhận tình trạng khó hiểu như thế, nhất là sau đó mấy bữa, anh Thái vẫn không lên Biên Hòa khi đơn vị chưa tham dự một cuộc hành quân nào khác! Làm sao em khỏi nghi ngờ về tình yêu chung thủy mà ảnh đã dành cho em?

Em đành phải hiểu là anh Thái đã cố tình xa lánh em. Phản ứng của em là không nên làm ảnh thêm phiền hà vì em nữa.

Nhân khi ông già em dưới xứ nhắn tin là khi nào có đám hỏi em, ổng mới lên, em liền về Cà Mau ngay buổi sáng thứ tư sau khi cáo bệnh xin tạm nghỉ dạy học.

Hẳn chị lại cho là em quá vội vã, cũng như chị Trang, bạn đồng nghiệp và cũng là người biết rõ mối tình Thái Mai, đã khuyên em nên chờ coi câu chuyện minh bạch ra sao đã.

Nhưng em đã suy nghĩ kỹ, nếu chẳng phải vì Thái hết yêu em thì trong hiện tại, ảnh cũng có chuyện gì với người con gái đó mà không cần cho em hay. Tốt hơn hết là em lánh mặt một thời gian cho Thái đỡ phiền lòng. Em cho rằng đây là cách tỏ cho Thái hay, là dù yêu ảnh thiết tha, em cũng không thể nào chấp nhận hoàn cảnh bất ngờ mà em phải chứng kiến.

Em về đây với ba em, không có nghĩa là em hết yêu anh Thái. Đời em chỉ có một lần yêu, lòng em vẫn ghi nhớ một câu mà em đọc được ở đâu đó:

- “Trong cả cuộc đời, người con gái chỉ nên vương vấn một lần.”

Nếu cuộc tình duyên này tan vỡ, chẳng phải em là người có lỗi. Bất cứ sống ở đâu, em vẫn chỉ có tình yêu Thái, vẫn chờ đợi. Thái có thể bỏ em, dù ảnh đã làm đơn xin kết hôn với em. Trước đây, bây giờ, Thái vẫn chưa có bổn phận ràng buộc với em.

Nếu sau này Thái trở lại tìm em, thì ảnh phải trọn vẹn là của em, bởi chính em đã tròn vẹn là của ảnh.

Bao lâu mà anh Thái còn bị ràng buộc bởi nhiều hình dáng khác thì tốt hơn là ảnh đừng tìm em.

Xin tạm ngưng ở đây. Thỉnh thoảng em mong được tin anh chị và cháu.

MAI

Mai,

Chiều thứ tư vừa qua, đi làm về thì được tin Mai đã bỏ về Cà Mau, anh Định cằn nhằn tôi là tại sao lại để Mai đi?

Mai coi, khi Mai ghé tôi để cho hay là xin tạm nghỉ dạy, tôi đã khuyên Mai nên bình tĩnh chờ coi sự việc ra sao đã. Vì có thể anh Thái gặp chuyện trục trặc bất ngờ nào mà chưa tiện tâm sự với Mai. Nhưng Mai chỉ lắc đầu rồi chào tôi, về bên nhà.

Tôi đâu ngờ Mai lại bỏ đi ngay như vậy!

Đã có lúc tôi định nói tất cả sự thật về những câu chuyện mà chúng tôi được biết về Thái cho Mai nghe. Nhưng tôi lại e chưa đến khi Thái muốn cho Mai nghe những chuyện ấy. Chẳng phải Thái muốn giấu Mai bất cứ điều gì. Sau này hẳn Mai sẽ hiểu rõ ràng.

Vả lại, tôi cũng chỉ biết được một phần nhỏ những chuyện đang làm Thái đau đầu, phải khổ tâm suy nghĩ. Nếu tôi cho Mai hay, có thể vì vụng về, tôi lại làm Mai hiểu lầm thêm.

Còn như Mai đã trách tôi, sao Thái về hậu cứ mà không cho Mai hay, thì quả thiệt lần này anh Định không nói gì với tôi. Bây giờ tôi mới biết là các anh ấy đã gặp nhau ở sân bay Biên Hòa, đã nói về một câu chuyện trục trặc mới xảy ra, khiến anh Thái phải chờ cả tuần lễ sau khi về hậu cứ mới lên thăm Mai được!

Ai có dè cô nàng đã biết Thái về Sài Gòn từ trưa ngày thứ bảy và đã bỏ về xứ!

Sáng nay, Thái mới lên nhà Mai và được người em bà con của Mai cho hay là bác Năm và Mai đã về Cà mau!

Thái ghé tôi rồi vô TĐ5 Dù tìm Định, để nhờ tôi chuyền thư - kèm theo - cho Mai.

Vợ chồng tôi cần xác nhận một điều là Thái không bao giờ phản bội Mai. Là bạn thân thiết từ nhiều năm nay, chúng tôi hiểu rõ anh Thái là con người trung hậu.

Đọc thư Thái, Mai sẽ biết lý do nào khiến Thái không thể lên Biên Hòa ngay sau khi đơn vị anh về tới Sài Gòn.

Vợ chồng tôi và các cháu kính thăm cụ Năm. Chúc Mai sáng suốt và may mắn.

Xin ghi thêm là, tôi vẫn phải dạy thay cho... cô nương. Vì Mai xin nghỉ... bất tử như vậy kiếm đâu ra người thay thế ngay được?

Mai làm ơn sớm lên Biên Hòa giùm tôi. Mai coi, tôi bận bịu vì lũ nhóc như vậy, làm sao dạy hai buổi lâu dài được?

Thân mến

TRANG

Em,

Anh kính lời thăm Ba luôn mạnh an. Anh luôn cố gắng vượt qua mọi ràng buộc để đền đáp lòng yêu thương mà Ba đã dành cho anh, đồng thời mạnh bước cùng em đi trọn một con đường.

Anh viết thư này cho em ngay trong doanh trại Ngô Xuân Soạn của TĐ5ND. Anh lên em hơi chậm, nếu không hẳn đã giữ không cho em về Cà Mau.

Quả vậy, đơn vị anh đã về hậu cứ từ trưa ngày thứ bảy. Lẽ ra anh phải lên em ngay, nhưng anh cần giải quyết một vài việc có liên quan đến cuộc đời tương lai hạnh phúc của chúng ta.

Suốt mấy ngày ở Sài Gòn, anh đã tới thăm những người quen, cả những người chưa quen, để nhờ họ tiếp tay với anh. Khi mọi việc minh bạch, anh sẽ lên Biên Hòa.

Anh muốn đến với em trong thanh thản, không còn điều chi vướng mắc. Anh tin vào tình em cho anh, rộng dung cảm thông cho anh, tất cả những chậm trễ ngoài ý muốn do hoàn cảnh tạo ra. Anh sẽ nói hết với em về những sự thật đau lòng xảy đến khiến anh mất ăn, mất ngủ ít lâu nay. Cũng do chúng ta đã có sợi giây ràng buộc thiêng liêng cho một ngày mai chung sống, đòi hỏi anh phải minh bạch mọi vấn đề còn ít nhiều khúc mắc. Nếu không, chuyện đời chẳng có gì làm anh phải chú tâm đến mức độ này.

Em,

Dù có nghi ngờ anh thế nào, chắc em cũng chưa cho là anh phản bội. Có phải thế không, em? Tuy những việc anh đã làm, những vướng mắc mà anh đã trải qua, tất cả đều vì tương lai, hạnh phúc của chúng ta, anh vẫn phải xin em tha thứ về những điều đã làm em phiền lòng. Lẽ ra anh phải minh bạch với em từ trước. Nhưng sự việc lại dồn dập xảy ra, khiến anh không kịp lên Biên Hòa thăm em nữa. Anh cũng xốn xang, không an lòng khi biết em đang trông anh về, từng giây phút, sau quãng thời gian khá dài chúng ta phải xa nhau. Nếu em biết rằng, trước ngày đơn vị anh trở lại hậu cứ, anh Định đã phải xin phép bay ra Tam Quan tìm anh trên một địa điểm đóng quân. Mục đích của chuyến đi vội vã, bất ngờ đó, là vì anh Định mới nhận được một nguồn tin có liên quan đến chúng ta. Bọn anh đã mất nhiều thì giờ thảo luận hầu tìm ra một giải pháp, vừa thanh thỏa những đòi hỏi của lương tri, vừa bảo đảm không sứt mẻ mối tình gắn bó tốt đẹp tới hôn nhân của chúng ta.

Câu chuyện dài dòng vì có nhiều tình tiết, anh sẽ trình bày với em, khi hoàn cảnh cho phép. Bây giờ anh xin khẳng định với em: đám hỏi, đám cưới của chúng ta nhất định sẽ được tổ chức theo mọi lễ nghi truyền thống. Trong thời gian chờ đợi, anh xin em một thời gian đủ để thanh thỏa mọi công chuyện riêng tư, mà tất cả sẽ được cho em hay từng chi tiết. Thời gian này sẽ chứng tỏ những gắng công của anh để xứng đáng với em, với người, với chính anh.

Khi em hiểu thêm về những chuyện tình cảm của anh với không ít tình tiết phức tạp, từ trước ngày có em, anh tin rằng thế nào em cũng cho rằng anh cư xử như vậy là phù hợp mọi cảnh ngộ mà vẫn giữ tròn vẹn mối duyên tình của chúng ta.

Anh đoan chắc với em, là trong thời gian mà anh đã xin em bình tâm chờ đợi, lúc nào và ở đâu anh cũng là của em. Hãy dành cho anh niềm tin sắt đá mà muốn bảo vệ tình yêu, đôi lứa cần đặt trọn vẹn nơi nhau, như chúng ta từng tâm niệm. Ở một nơi mà tâm linh chúng ta thường gặp nhau, bao giờ cũng có những hình ảnh tốt đẹp nhất về người mình yêu hiện ra.

Nhớ em vô cùng.

Anh của em

Thái

Anh,

Cùng một lúc với thư của anh chị Định, em thiệt hồi hộp khi nhận được cả thư của anh nữa.

Em đã đọc dần từng dòng chữ, cả hai bức thư và vô cùng xúc động đến nghẹn ngào.

Sau những xốn xang ban đầu ít ngày, vì cứ bị ám ảnh khung cảnh anh thân mật đi bên người con gái áo tím, em đã dần dần lấy lại được sự bình thản. Chẳng phải tình yêu em dành cho anh giảm đi, cũng không có nghĩa là em tìm quên lãng. Chính là bởi em yêu anh. Tình yêu ban đầu và duy nhất đến với em từ hồi nào, em đâu cảm nhận rõ ràng được! Sau bao năm sống với tình yêu ấy, bữa nay em mới viết ba chữ “Em Yêu Anh”. Có lần anh đã hỏi em, sao chưa thốt ra những lời - mà em muốn nói - với anh? Anh lại thêm, rằng tại sao anh cũng chưa thốt ra những lời tương tự? Anh chẳng cần giải thích đó là những lời gì. Nhưng anh biết, em biết. Thì bây giờ em vừa viết ra rồi đó, anh! Mấy bữa rày, em lấy lại được sự bình thản, chính là nhờ vào tình yêu của chúng ta.

Trong hiện tai, em hầu như.... sáng suốt hơn, bao dung hơn, dứt bỏ dần được cái ngã vốn vị kỷ của con người, nhất là con người không có bản lĩnh tự chế như em. Em đã thấy rõ ràng, dù trong thời gian yêu nhau, anh có đáp ứng bằng mức độ em cho anh, nhiều hơn hay ít hơn, thậm chí san sẻ đôi chút - ví dụ cho cô gái áo tím đó -, thì em vẫn mãi mãi yêu anh bằng mức độ đã trao cho anh từ thuở ban đầu. Không nhiều hơn, vì em đã trao anh trọn vẹn. Không ít hơn, vì làm sao lấy lại? Cho nên, tình em trao anh nguyên vẹn đằm thắm, chẳng bao giờ phai lạt đi, dù chút ít. Cho nên, dù gặp điều ngang trái, em chịu đựng. Em đâu bỏ anh, bỏ lẽ sống của em được? Thì những xốn xang hờn giận thường tình nhi nữ có chăng chỉ làm em nhận rõ tình yêu đã dành cho anh. Viết thế này, chẳng phải là em không tin anh. Nhưng dù sao thì trong thời gian anh còn phải giao tiếp để thanh thỏa mọi vấn đề, tránh sao khỏi những hình ảnh mà thoạt nhìn, em đã phải... bàng hoàng! Một ngày không xa, những thử thách qua đi, cùng với mọi thanh thỏa, anh sẽ trở về, tròn vẹn là của em. Đừng mang theo bất cứ một hình ảnh nào, nếu nó còn vương vấn trong cảm nghĩ hay suy tư của anh.

Hãy an tâm đi hết con đường mình đã tự vạch ra, hởi người em yêu. Tình cảm em sẽ theo anh trên mỗi bước anh đi, và cuối con đường ấy, chúng ta sẽ mãi mãi chẳng rời nhau.

Tạm ngưng dạy học, em thiệt tiếc nuối. Đó cũng là lầm lỗi của em. Nhưng em lại có một quãng ngày dài săn sóc Ba em. Dưới xứ tận cùng Miền Nam này, khí hậu trong lành, rất tốt cho sức khỏe của ông già.

Anh nhớ nha. Đừng về với em khi tâm tư anh chưa lắng đọng, Quãng thời gian mà anh muốn có sẽ tạo cơ hội cho cả hai chúng ta ... tu dưỡng để đón nhận một gia đình hạnh phúc.

Em đang sống ở miền đất xanh tươi, yên tĩnh. Em sống với hình ảnh của anh qua những chiến binh Cộng Hòa đang bảo vệ địa phương này. Từ ngày yêu anh, em thấy cảm thương tất cả những chàng trai mang quân phục. Nhìn theo các anh em lặn lội qua sông, rạch... em thấy đó là bức tranh sinh động nhứt.

Hồi còn đi thăm anh ở các đơn vị Dù, em từng được tiếp xúc với một số chiến sĩ Mũ Đỏ. Họ sống thiếu thốn mà lúc nào cũng hồn nhiên vui đùa, cởi mở, tràn đầy niềm tin vào chánh nghĩa và sẵn sàng hy sinh bảo vệ đồng bào.

Lát nữa, em còn phải viết thư cho anh chị Định và chị Hà. Anh còn nhớ chị Hà, vợ bác sĩ Vĩnh trên Trung Chánh không? Vào cái đêm thứ bảy mà em.... “ghen” với cô nàng áo tím, em đã ngủ ở nhà chị Hà vì anh Vĩnh mắc trực. Em có kể chuyện..... vô duyên hờn giận cho chỉ nghe... Chị Hà không tin là anh hết yêu em. Chỉ thế mà giỏi!

Em ngưng viết nha.

Lúc nào em cũng mong nhận thư anh, kể cả khi mới có thư anh bữa trước!

Mai của anh.

Hải “xung phong” tìm trong sắc TAP lấy ra được một cục pile B.A. 200, một chiếc “douille” nhỏ và bóng đèn 6 volts. Anh chàng vừa nối hai đầu giây của chiếc “đui” vô hai sợi râu của cục điện trì, vừa lẩm bẩm:

- Phải mà có cái công tắc nhỏ xíu thì hay biết mấy!

Xoay bóng vô đui đèn, một làn ánh sáng bừng lên. Hải phải xoay ngược bóng để tắt đèn. Sáng quá, không chấp nhận được!

Hải thừa biết là để đèn sáng trong vùng hành quân là lãnh đủ. Chưa cần phải ông đại đội trưởng phạt, ngay bọn Vẹm cũng nã cối 82 vô, vỡ mặt! Phải tìm cách cho ánh sáng ngọn đèn chỉ vừa sáng từ bàn viết tới cái giường vải của đại đội trưởng thôi. Hải thấy Thái hay đọc sách ban đêm nên lo cho Thái, vì anh mến ông đại đội trưởng rất “huynh đệ chi binh” này. Thực ra Thái ít khi muốn nhờ vả anh em, kể cả những việc mà lẽ ra đã có người làm cho Thái. Ví dụ bữa hành quân trong khu vực tỉnh lỵ Phước Thành, mỗi người phải đào một hố cá nhân để tránh pháo. Sau khi phổ biến nội lệnh, ai cũng nghĩ là Hải, Mão “kều” hay Sáu “alô” sẽ đào chiếc hố cá nhân cho Thái. Nhưng Thái đã làm việc đó, không chịu người khác làm sẵn cho mình. Thái xử sự công minh, hợp tình hợp lý, nên chiến sĩ trong đại đội đều mến thương đại đội trưởng, sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa, vì sự sống còn của đồng bào, của anh em.

Mọi người còn nhớ, trong lúc đào hố, Thái nói với mấy “Mũ Đỏ Cố Gắng” gần đó:

- Công việc này cá nhân phải lo cho mình. Tại sao các cậu cứ lo cả phần của tôi, bộ tôi không thể làm được như các cậu sao?

Nghĩ đến đây, Hải cười một mình:

- Lần này thì hẳn ông phải ngạc nhiên. Bởi tuy ai cũng biết là lâu lâu vị đại đội trưởng của họ “ngoai giao” với truyền tin được một cục BA 279 để mồi bóng đèn nhỏ. Nhưng thứ điện trì này bự như cái bánh chưng, “tha” đi không tiện. Còn thứ B.A. 200 này gọn nhẹ, xài bóng 6 volts vừa khéo. Có điều thứ 200 này rất hiếm, chỉ ở cấp Tiểu đoàn mới được phát cho me sừ Tâm lý chiến xài loa phóng thanh cầm tay. Nên Hải ta rất tự hào về thành tích ngoại giao được một cục B.A. 200 này. Hải muốn dành cho đại đội trưởng một chuyện bất ngờ thú vị.

Quả nhiên, vừa bước vô, Thái đã ngạc nhiên:

-Cậu kiếm đâu ra của quí này thế? Hải cười hì:

-Bữa còn ở hậu cứ, tôi xin ban 5 Tiểu đoàn. Thái tỏ vẻ không hài lòng:

-Lỡ rồi. Nhưng từ nay đừng xin nữa, để cho họ xài máy phóng thanh. Hải ngạc nhiên:

-Trung úy đã xài loại này rồi sao? Tôi đâu thấy! Thái mỉm cười:

-Ai mà không biết! Nhưng đây là loại hiếm. Cả Đại đội trưởng Truyền tin Tôn Thất Hiếu cũng ít khi cho. À này, cậu kiếm Lữ. Chừng 15 phút nữa Lữ tới gặp tôi.

Hải “dạ” rồi rảo bước ra ngoài.

Lúc đó trời đã tối, Hải không còn trông rõ dòng chữ “Đông Hà 4km” trên cột cây số ven quốc lộ 1 nữa. Đơn vị Dù ngưng tại địa điểm này và sẽ xuất phát sớm mai khi được lệnh tiến chiếm MT phía tây nam quận lỵ Trung Lương chừng 3 cây số. Theo lời Đại đội trưởng, ĐĐ11 sẽ đi đầu tới vùng phi quân sự để tấn công Cộng quân từ nhiều năm qua đã xâm nhập phi pháp để phá hoại Việt Nam Cộng Hòa. Chiến binh Nhảy dù còn có nhiệm vụ giải thoát và hướng dẫn đồng bào đang bị Cộng sản kềm kẹp về vùng quốc gia. Hải cũng như các anh em khác trong Đại đội rất phấn khởi trong trận này.

Từng người lính nhảy dù quyết tâm, với bất cứ giá nào, phải chiến thắng hầu chặn đứng Cộng quân từ Miền Bắc, đã từ lâu ngang nhiên xé bỏ định ước Genève về Việt Nam, vượt tuyến xâm lăng phá hoại Việt Nam Cộng Hòa. Hải đã thấm thía 2 chữ “giải phóng” mà bọn Vẹm dùng để mê hoặc đồng bào. Ông già Hải đã bỏ mình trên vùng thượng du Bắc Việt, vì đã kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng lại phản đối đấu tranh giai cấp mà đảng Cộng sản Việt Nam phát động trong Cải Cách Ruộng Đất, giết hại không biết bao nhiêu người!

Từ vài tháng nay, đại đội 11 có thêm binh nhất Hoàng Lữ, từ đại đội 10 chuyển qua. Theo Lữ tâm sự, thì anh chàng không muốn ở lâu bên đơn vị cũ. Lữ muốn trực tiếp đối diện với Cộng quân trên tuyến đầu. Ít người biết là Lữ có bà con gần xa với Trung úy Đại đội trưởng, vì Thái đối xử hết sức công bằng với các chiến sĩ thuộc quyền. Thái yêu thương anh em như nhau, thưởng phạt nghiêm minh khiến ai nấy đều kính nể. Cũng là người cầm súng từ bao năm nay, Hải phải cảm phục ý chí và quyết tâm chiến đấu của Lữ. Hải biết rõ, Lữ có bằng tú tài nhưng tình nguyện vô binh chủng Nhảy Dù với cấp bậc Binh nhì. Khi biết Hải có biệt danh “xung phong”, Lữ thân với Hải ngay. Lữ thường tâm sự với anh em rằng nếu không chiến thắng Cộng quân trong trận giặc này thì chẳng còn cách nào cứu vãn được phần đất Tự Do Miền Nam Việt Nam, nơi mà đồng bào có thể sống dưới một chế độ dân chủ, an bình, hạnh phúc. Liên tiếp mấy cuộc hành quân vừa qua, Lữ và Hải “xung phong” luôn dẫn đầu.

Hải vừa đi vừa nghĩ đến Lữ, đến cuộc hành quân hứa hẹn nhiều bất ngờ trong vùng phi quân sự này. Hải dừng chân bên một khóm chuối, khẽ gọi:

- Lữ!

Có tiếng trả lời:

- Tôi đây, anh Hải phải không?

Hải lách vô. Trước mặt anh là một nền xi măng trên gò đất nổi. - Cậu ở đây được lắm.

Lữ ngồi nhỏm dậy, tươi cười:

-Tôi định vô vườn chuối ngủ cho mát, nào ngờ kiếm ngay được cái nền xi măng này. Hải cười theo:

-Tiếc rằng cậu phải ngưng nằm một lát: Trung úy Đại đội trưởng kêu cậu!

Lữ ngạc nhiên:

-Giờ này có chuyện chi cà?

-Mình đâu biết , nhưng ổng nói không có gì gấp, mươi phút sau cậu tới cũng được. Lữ trải rộng tấm poncho:

-Cậu nằm đây cho giãn gân cốt. Cuộc hành quân này thiệt lý thú. Tôi có cảm tưởng là đang trên đường về Hà Nội. Anh có thấy là chúng ta từ Sài Gòn ra tới đây là đã đi được nửa con đường rồi không?

Hải chép miệng:

-Chưa biết bao giờ mới về được Hà Nội! Lữ khoanh hai tay lên gối đầu:

-Ngày xưa, có thời kỳ nước ta phải trải qua một thời Nam Bắc phân tranh cả trăm năm nhưng rồi sau cũng thống nhất. Tôi nghĩ rằng sông Gianh hay sông Bến Hải cũng chỉ là những làn ranh giới tạm thời,

Rồi Lữ thân mật:

- Mong về Hà Nội là nguyện vọng có hòa bình, dân chủ, tự do trên toàn quốc, chớ trước ngày di cư vô Nam, tôi mới có mười tuổi, đã biết Hà Nội là gì đâu!

Hải cười:

- Thì những kẻ chưa tới ba mươi như bọn mình hẳn chưa có nhiều kỷ niệm về Miền Bắc. Mình còn mong được nhảy dù xuống Hồ Gươm trong đoàn quân Bắc Tiến. Chắc là “mê” lắm.

Lữ ngồi dậy:

- Tưởng tượng cảnh hoa dù nở ngập khung trời Hà Nội thì đẹp thật, nhưng có xảy ra chuyện này cũng chẳng nhảy xuống Hồ Gươm đâu. Thôi, mình đi coi ông Đại đội trưởng dạy bảo gì đây.

Hải giơ tay:

- Cậu lên gặp ổng đi. Mình chợp mắt một lát để lấy sức.

Lữ men theo khóm chuối, lần bước đi. Ánh sáng mờ nhạt của các vì sao không đủ soi tỏ lối mòn ngoằn ngoèo bên vườn cây. Lữ bước qua những sợi giây đóng cọc. Đêm nay nhằm 19 âm lịch, trăng mọc chậm nhưng đến giờ xuất quân mà bầu trời trong như thế này, thế nào trăng lên cũng sáng đẹp. Lữ thích đi dưới ánh trăng trong khu rừng thưa để thỉnh thoảng lại thấy bóng mình phía trước. Nhưng chỉ khi nào chiến tranh chấm dứt mới được hưởng cảnh thanh bình đó. Còn bây giờ, đâu đâu cũng có những bóng ma nằm phục đâu đó chờ chém giết!

Nhìn ánh đèn lờ mờ trong căn lều vải của Thái, Lữ vén cánh vải bước vô: - Lữ vô đây!

Trong chỗ riêng tư, Thái vẫn bảo Lữ xưng hô như vậy. Thái đặt cuốn sách một bên:

-Có cà phê sẵn cho chú rồi, nếu không sợ mất ngủ. 4 giờ sáng mình di chuyển. Chú ngồi xuống đi. Lữ ngồi bên ly cà phê:

-Cảm ơn anh, em uống quen rồi, khi có hoàn cảnh vẫn ngủ ngon như thường. Anh kêu em chắc có việc gì?

Thái nhỏm dậy, kéo ghế ngồi đối diện với Lữ, anh đẩy bao Rubi Quân Tiếp Vụ gần bên ly cà phê của Lữ:

-Lâu nay vì quá bận nên chưa có dịp nói chuyện lâu với chú. Tôi muốn chú cho biết nhận xét về sinh hoạt Đại đội.

-Anh muốn em nói về phương diện nào?

-Thì tinh thần chiến đấu nói chung, kỷ luật tổng quát, nguyện vọng của anh em... Chú thấy thế nào cứ cho tôi hay. Chú ở trong hàng ngũ binh sĩ cũng dễ hiểu hơn tôi, vì dù có thân mật tới đâu, cũng khó chia sẻ mọi ưu tư của anh em. Tôi mong được chú cộng tác để hiểu anh em hơn, hầu có thể giúp đỡ họ tích cực.

Lữ im lặng một lát rồi thẳng thắn:

-Sinh hoạt tổng quát rất khả quan. Tinh thần chiến đấu vững. Chỉ là về vật chất...

Thấy Lữ ngần ngại, Thái khuyến khích:

-Chú cứ nói.

-Ví dụ thiếu hàng quân tiếp vụ. Theo em, hàng quân tiếp vụ nên chia làm hai loại dành cho hậu cứ và hành quân. Hậu cứ, như gạo, nước mắm, khô cá...., hành quân như thuốc lá, trái cây hộp....

-Đồng ý, nhưng phải chờ. Trong tương lai, các mặt hàng dành cho hành quân sẽ đủ cung cấp.

-Về mặt kỷ luật, em thấy còn một vài anh em có tác phong kiêu binh.

Thái giơ tay:

- Tôi đã nghĩ đến việc này. Sẽ bàn trong cuộc họp các Trung đội trưởng lần tới. Chú thấy tinh thần đồng đội thế nào?

Lữ vui vẻ:

-Số một! Em nghĩ rằng ở đây anh em còn thương yêu nhau hơn tình ruột thịt. Từ ngày gia nhập quân đội em mới hiểu tại sao người lính lại có thể thương yêu nhau đến như vậy.

-Rất tốt, cảm ơn chú!

-Chẳng lẽ anh chỉ hỏi em có vậy thôi?

Thái cười:

-Chú quả là tri kỷ của tôi. Lâu nay chú có được tin gì của Kim không?

-Thường thì tuần nào em cũng nhận được thư của Kim. Em đã định nói chuyện này với anh. Kim cho hay là hiện nay Thúy vẫn ở làng Kim Thạch di cư. Về chi tiết, em được biết đó là một giáo xứ ở trên đường Đà Lạt - Suối Vàng, cách Đà Lạt khoảng hơn 7 cây số. Thúy được vị linh mục sở tại tận tình giúp đỡ về mọi mặt. Hàng tuần, Kim tới làng Kim Thạch thăm chừng Thúy.

Thái nói xen vào:

- Thúy vẫn không biết liên hệ giữa chú và cô Kim chớ?

-Thưa anh, không. Em đã viết thư về Lữ quán Thanh niên kể hết mọi việc cho Kim hiểu rồi.

-Kim vẫn nhận được số tiền mình gửi đều đặn về?

-Dạ! Kim đã khôn khéo nói với Thúy, đó là tương trợ của tổ chức Sinh Viên thế giới. Gần đây, Kim tỏ ý lo ngại cho sức khỏe của Thúy và cho rằng chẳng còn bao lâu nữa!

Thái gật đầu:

-Hẳn là như vậy thôi! rồi giơ tay coi đồng hồ:

-Tạm đủ rồi, chú đi ngủ một lát, sáng mai còn dậy sớm. Lữ đứng lên nắm chặt tay Thái:

-Anh ngủ ngon!

-Cảm ơn chú.

...Thế rồi giữa một đêm trăng, Người chiến sĩ dâng hồn lên Tổ Quốc. Trước giây phút báo đền ơn Nước, Anh nhìn về phía cố hương,

Nói mê man: “Còn một nửa đường!” Rồi mỉm cười vĩnh biệt!

Hôm nay Mồng Năm Tết Ngày giỗ Bắc Bình Vương.

Đất nước tôi còn lại nửa con đường!... Ánh trăng thiệt sáng. Đứng ven đường xe lửa xuyên Việt, Lữ có thể nhìn rõ những người lính Nhảy Dù di chuyển từ thung lũng Đồi Sim, như một dòng nước, loang dần tới phía mục tiêu. Đại đội 1, đơn vị đi đầu đã tới vị trí xung phong, cách quốc lộ 1 chừng 2 km và cách quận lỵ Trung Lương chừng 4 km về phía tây nam. Trong lúc đó, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù tiến quân song song trên những điểm thấp mé trái. Dưới hỏa lực xối xả của địch từ bên kia đường sắt bắn qua, Đại đội của Thái đang nằm phục đợi lệnh tiến lên.

Theo tin tức tình báo, đơn vị bên kia đường sắt tác xạ qua là, hoặc có thể là, tuyến phòng thủ của địch dài tới 500 thước song song với đường xe lửa. Lợi dụng địa thế trên cao, kiểm soát cả thiết lộ và những sườn đồi phía tây, đông nam, địch quân án ngữ nơi này ngăn chặn ta lên mạn Bắc, hầu bảo vệ các cơ sở hậu cần của chúng trong vùng phi quân sự. Hơn nữa, địch còn chủ trương cản dòng thác dân chúng ùn ùn đổ vào quốc lộ 1 để di tản tới Cam Lộ, sinh sống dưới sự bao bọc và bảo vệ của chính quyền quốc gia.

Trong lúc pháo binh của ta không ngớt rót vô mục tiêu, các đơn vị thuộc Tiểu đoàn 1 Nhảy dù đã dàn xong thế trận ở tuyến xung phong, chỉ chờ có lệnh sau đợt pháo là tiến lên. Tiểu đoàn 5 Nhảy dù cũng vừa tới điểm hẹn, sẵn sàng yểm trợ hỏa lực di chuyển theo đà tiến quân của Tiểu đoàn 1 Nhảy dù.

Thái đứng bên cạnh Sáu “Alo”, đợi lệnh trên. Dưới ánh trăng vằng vặc, Thái thấy Lữ và Hải “xung phong” nhấp nhổm như sắp vượt qua đường rầy xe lửa.

Thái la lên:

- Hải!

Nhưng tiếng la của Thái bị tiếng pháo át đi. Vừa lúc đó, có lệnh xung phong. Hỏa lực yểm trợ dồn dập của cánh quân bên cánh trái. Đơn vị Thái ào ạt nhào qua đường sắt trong khí thế hăng say chiến đấu một mất một còn với quân cộng sản phá hoại. Các chiến sĩ băng mình sát mục tiêu nơi địch quân đang chờ đón.

Lữ núp sau một mô đất, tung trái lựu đạn vô ổ súng máy của địch đang nhả đạn trong bụi cây trước mặt. Hai, ba tên địch nhào. Ổ súng máy bặt tiếng. Thân mình Lữ đầy bụi đất. Anh cùng Mão “kều” và mấy người lính trẻ khác lướt tới. Một tràng trung liên từ lùm cây khác quạt ngang, Mão chúi đầu xuống đất. Khẩu súng của Mão văng một bên.

Hải “xung phong la lên:

- Lữ! Nằm xuống!

Nhưng Lữ đã lượm được khẩu súng của Mão. Lại một tràng đạn từ phía địch rít lên cùng với tiếng nổ của trái lựu đạn thứ hai do Lữ liệng vô nơi có ổ súng địch. Lữ lảo đảo gục xuống. Toán địch trong bụi cây thứ hai cũng bị thanh toán. Hải vừa bắn xéo vừa bò nhanh tới bên hai bạn. Khi đơn vị chiếm xong mục tiêu, Thái ra lệnh cho anh em bố trí chờ lệnh rồi đến bên cạnh Lữ và Mão. Mão bị trúng đạn vô bắp chân, Lữ chỉ còn thoi thóp thở. Thái ôm ngang người em tri kỷ. Ánh trăng soi rõ hàm răng trắng tinh của Lữ với nụ cười và giọng nói thều thào:

- Anh Thái! Còn một nửa đường!

Người lính trẻ sắp đền xong nợ nước. Hai bàn tay Thái chan hòa máu nóng từ lồng ngực Lữ ứa ra. Thêm một nụ cười nửa chừng thì Lữ tắt thở. Thái đau đớn giơ tay vuốt mắt cho em trong lúc Sáu “Alo” báo cáo trong máy:

- “.... Thanh Long đã thanh toán mục tiêu A, một nằm, một ngồi. Địch 12 tên bỏ xác tại chỗ. Ta tịch thu 2 súng máy và 4 súng cá nhân....”

Nhiệm vụ chiếm mục tiêu B tiếp theo là do Tiểu đoàn 5 Nhảy dù đảm nhiệm. Tuy Tiểu đoàn 1 yểm trợ cuộc tiến quân nhưng đơn vị Thái làm trừ bị nên Thái có hoàn cảnh thong thả đi bên chiếc “băng ca” khiêng thi hài Lữ. Trong đầu Thái, một phần dành cho tiếc thương người lính trẻ, phần khác dành chỗ cho hình ảnh Kim, cô sinh viên bé nhỏ của viện Đại học Đà Lạt, cùng với mối tình gắn bó của cặp uyên ương này. Kim sẽ ra sao khi nhận tin Lữ đã nằm xuống?

Trời dần sáng. Khi mục tiêu B của Tiểu đoàn 5 đã được thanh toán, dân chúng được giải thoát hối hả lũ lượt bồng bế, gánh gồng đổ xô ra quốc lộ tìm về miền tự do. Thái ngồi trên sườn đồi trong lúc chờ trực thăng tản thương tới chuyển thương binh, tử sĩ vô Đông Hà. Anh bớt phiền khi thấy Mão “kều” vẫn còn tỉnh.

Quân Y nhảy dù tải thương. Ảnh minh họa


Sau đó, khi chiếc H34 của Không quân VNCH tới di tản thương binh, tử sĩ vừa bốc lên, Đại đội 1 đứng nghiêm để chào vĩnh biệt Lữ. Máy bay đã khuất sau một ngọn đồi mà Thái vẫn còn thấy Hải “xung phong” đứng trân trân nhìn theo. Anh đến bên Hải, nhìn rõ dòng nước mắt ứa ra trên khuôn mặt sạm đen vì nắng, gió của Hải. Hai bàn tay Hải nắm chặt lại. Thái quàng tay qua vai Hải. Anh chàng vừa nhận ra đơn vị trưởng đã cười ngay được:

- Thưa Trung úy, Hoàng Lữ đã chiến đấu thiệt anh dũng và đã vinh dự gục ngã trên chiến trưởng để đền nợ nước!

Thái cùng Hải ngồi xuống một gốc cây. Nắng đã lên tới khu đồi cao phía trước và tiếng súng ngưng bặt tự bao giờ. Hải lấy bidon rồi rót cà phê ra chiếc ca nhôm:

- Trung úy uống một chút.

Thái cầm lấy chiếc ca, mắt chàng vẫn nhìn ra phía trước.

Hải dè dặt:

-Nghe đâu Lữ đã có hôn thê phải không, Trung úy? Thái gật đầu:

-Mới hứa hôn thôi. Nhưng chưa biết được tin này, cô ấy sẽ ra sao. Lữ là em bà con với tôi mà coi nhau như ruột thịt, vì chúng tôi chẳng còn ai thân thích nữa.

-Chắc Lữ sẽ được an táng tại Sài Gòn. Như vậy mình đâu được tiễn đưa Lữ ra phần mộ!

-Anh em vừa đứng nghiêm chào tiễn đưa rồi đó. Chừng nào Tiểu đoàn về hậu cứ, mình sẽ đi thăm mộ Lữ. Còn vết thương của Mão tuy không nguy đến tính mệnh, nhưng bị trúng nhiều đạn như vậy, tôi e...

Nói đến đây, Thái ngưng lại. Hải hiểu Đại đội trưởng muốn nói gì. Trong những dịp tháp thùng ban xã hội đi thăm thương bệnh binh điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, Hải đã chứng kiến nhiều chiến sĩ đã bị cưa chân. Hải ngồi tựa lưng vô gốc cây, cố xua đuổi những hình ảnh vừa mường tượng ra. Anh ngước nhìn lên khung trời cao xanh, thầm cầu nguyện các Đấng Thiêng Liêng cho Mão không gặp điều quá bất hạnh, cho hương linh Lữ sớm về một cõi Bình An.

Trong chiến đấu chống lại quân Miền Bắc xâm nhập để bảo vệ Miền Nam Tự Do, tuy đại đơn vị Dù đạt nhiều thắng lợi vẻ vang, nhưng ít nhiều gì cũng có những người hy sinh, tàn phế hay bị thương tích. Anh em coi thường cái chết mà vẫn thấy não lòng trước cảnh tật nguyền của đồng đội. Trên khắp các mặt trận 4 vùng Chiến thuật, từng chứng kiến khá nhiều cảnh đau lòng, Hải tưởng lòng mình đã khô cằn, ngờ đâu bữa nay anh phải rơi nước mắt trước cảnh Lữ hy sinh.

Một ý nghĩ thoáng qua, Hải lên tiếng:

- Trung úy!

-Nói đi.

-Hình như sau đợt này, mai này mình sẽ di chuyển về mạn Bắc Đông Hà chờ lệnh mới. Nếu có hoàn cảnh, xin Trung úy cho phép tôi về dự lễ an táng Lữ. Tôi nghĩ còn kịp, vì khi đưa Lữ về Đông Hà, còn làm các thủ tục và đặt thi hài Lữ vô hòm kẽm, lại chờ chuyến bay trở lại Sài Gòn. Tới nơi cũng còn vài bữa, liên đội chung sự mới lo an táng...

-Để coi. Nếu mai này về Đông Hà mà có quân số tăng cường thì hay quá.

Hải nhìn Thái với vẻ cầu mong:

- Tôi xin đặc ân lần này, vì mới được Trung úy cho hay là Lữ không còn bà con nào xa gần ở Miền

Nam, mà Trung úy thì không thể rời đơn vị...

Thái giơ tay:

- Đã nói để coi lại.

Hải biết nên ngưng nói. Anh đứng lên, giơ tay chào đơn vị trưởng rồi chạy tới chỗ đặt máy truyền tin. Sáu “Alo” giơ tay ngoắc Hải:

-Lại đây, bồ! Mình thắng lớn rồi! Tàn quân tụi nó chạy giạt hết trơn. Bọn mình được về là cái chắc! Hải cười:

-Về đâu? Sài Gòn hay Đông Hà?

Sáu nhún vai:

-Còn lâu mới về Sài Gòn. Nhưng Đông Hà hay Huế thì có thể. vừa nói, Sáu vừa chỉ tay ra phía trước:

-Cậu coi! Đám bụi mù cuốn lên từ quốc lộ 1. Chẳng phải đoàn “Con Voi” - (xe vận tải) - đến đón mình thì còn là gì nữa?

Hải nhìn theo:

-Biết đâu là đoàn “Con Cua” - (xe thiết giáp )-? Sáu cười ngất:

-Ngu ơi là ngu! Con cua chạy đâu có bụi lốc gần nhau như vậy. Con voi đó! Hải chăm chú nhìn lại:

-Ờ!

Sáu trao ống thính cơ cho Thái:

- Sĩ quan hành quân trên Tiểu đoàn cần gặp “đích thân”.

Trong khi Thái nghe máy, Sáu và Hải đều chăm chú theo dõi nét mặt đơn vị trưởng. Nghe xong, Thái nói:

- Tôi tới ngay. rồi xây qua Hải:

- Mời Thượng sĩ Bách.

Chỉ một lát sau, Bách đã đứng nghiêm nghe lệnh:

- Ông thông báo cho các vị Trung đội trưởng: tất cả ở tại chỗ, chờ lệnh và mời quý vị tới đây gặp tôi trong 15 phút nữa.

Bách định hỏi thêm, nhưng Thái đã nói:

-Tôi lên Bộ chỉ huy Tiểu đoàn một lát. Sẽ trở lại ngay. Bách nhìn Hải và Sáu:

-Chuyện gì? Hay là chưa về Đông Hà?

Hải nhanh nhẩu:

-Dám lắm, Thượng sĩ!

-Hồi nãy Sáu nghe máy thế nào?

-Sĩ quan ban 3 mời các vị Đại đội trưởng lên Tiểu đoàn họp. Bách hỏi lại:

-Ban 3 hay ban 4?

-Thưa, ban 3!

Bách nhún vai:

-Như vậy không phải là về Đông Hà rồi! Hải cười:

-Thì ta lại... đi, có điều...

Bách đỡ lời:

- Mình không còn cơ hội tiễn đưa Lữ về Sài Gòn!

Vừa lúc đó, các Trung đội trưởng đã có mặt và Thái cũng về tới.

Sau khi chào lại anh em, Thái dõng dạc:

- Các anh em vừa thấy đoàn xe vận tải đến. Đó là để chở đồng bào di tản về Cam Lộ. Còn chúng ta được lệnh tiếp tục hành quân lên phía Bắc. Thời gian chưa biết rõ là bao lâu. Lương thực và đạn dược sẽ được tiếp tế đầy đủ. Đại đội 1 vẫn đi đầu. Có ai hỏi gì không?

Tất cả mọi người đều im lặng. Thái vui vẻ:

-Các vị Trung đội trưởng về vị trí, sẵn sàng di chuyển. Giơ tay chào lại anh em, Thái quay lại nói với Bách:

-Lát nữa sẽ có một toán Biệt Kích và cảnh sát dã chiến cùng với vài nhân viên ban 4 về liên lạc với tiền trạm của ta tại Đông Hà. Ông lên ban 4 trình diện để được về cùng xe với mấy người vừa nói. Sáng mai, C 47 sẽ từ Đà Nẵng ra Đông Hà để di tản thương binh, tử sĩ về Sài Gòn. Tiền trạm sẽ lo cho ông đi theo chuyến bay đó về hậu cứ tiếp tay với người nhà và đại diện cho đơn vị dự lễ an táng Lữ. Lát nữa, tôi gặp riêng ông để nói thêm vài chi tiết. Lẽ ra tôi để Hải về hậu cứ nhưng lại quyết định cho ông về, bởi tôi cho rằng ông còn yếu, không thể tham dự giai đoạn kế tiếp của cuộc hành quân này.

Nói xong, Thái đến gần một gốc cây và ngoắc Bách tới.

17 giờ 30

Giờ này mà Đà Lạt đã tối sầm, do những mảng mây đen từ đâu kéo tới phủ kín các rừng thông. Sao lại có chiếc Minh Trung dừng lại trước Lữ quán Thanh niên? Trên xe chỉ có người tài xế. Mình thấy anh ta mở cửa xe rồi chạy vội vô phòng khách. Giờ này phòng khách Lữ quán, ngoài mình ra đâu còn ai! Anh ta ngơ ngác nhìn qua chỗ mình ngồi rồi tỏ vẻ vui mừng rảo bước tới cúi chào mình:

- Xin cô tha lỗi! Xin vui lòng cho tôi hỏi thăm cô Bạch Kim!

Mình vui vẻ đứng lên đáp lễ:

-Thưa, tôi là Bạch Kim. Thanh niên mừng rỡ:

-Thực may mắn quá. Tôi vừa từ Sài Gòn chở khách lên. Có một anh lính Dù nhờ chuyển tay bức thư cho cô.

Vừa nói, thanh niên vừa lấy trong túi xách ra một bao thư màu vàng. Mình đỡ lấy phong thư có mấy dòng chữ: Kính gửi cô Bạch Kim, Lữ quánh Thanh niên, Đà Lạt rồi ngỏ lời cảm ơn thanh niên. Chờ cho anh ra xe, mình suy nghĩ đôi chút, trước khi mở thư. Mấy dòng chữ lạ hoắc, không phải của Lữ. Thư của ai vậy?

Kính gửi cô Bạch Kim,

Tôi là Nguyễn Hoàng Thái, người chịu ơn của cô và cũng là anh bà con của Lữ, rất đau buồn phải báo tin: Hoàng Lữ của chúng ta đã chiến đấu dũng cảm và đền nợ quốc gia, hồi 5 giờ sáng hôm nay, 29/3/1966, nhằm đúng ngày Giỗ Tổ Mồng Mười tháng ba năm Bính Ngọ, tại miền địa đầu của Việt Nam Cộng Hòa.

Lữ đã xứng đáng với truyền thống bất khuất của Đại Đơn Vị Dù QLVNCH.

Lúc cô được thư này thì người thân của chúng ta đã nằm yên trong lòng đất. Nếu có việc về Sài Gòn, cô có thể dễ dàng đi thăm mộ Lữ. Xin vui lòng tới trại Nguyễn Trung Hiếu - xế Nghĩa trang Đô Thành trên đường Lê Văn Duyệt, gặp bất cứ quân nhân nào, cô sẽ được mời và hướng dẫn tới Nghĩa Trang Quân Đội.

Tôi đã được cùng Lữ chia sẻ từng giây phút cam go của trận chiến, bây giờ xin cùng cô chia sẻ nỗi đau vô hạn khi mất Lữ! Dù chưa hân hạnh được gặp cô, tôi đã nhờ Lữ làm phiền cô khá nhiều để biết tin tức Hà Phượng Thúy. Tiện đây, xin cô ghi nhận lòng tri ân chân thành của tôi.

Rất mong sẽ có ngày được gặp cô.

Nguyện cầu cô được phước lành và mau lấy lại thăng bằng tâm trí, sau cái tang chung này.

Đơn vị chúng tôi rất tự hào có một tử sĩ anh dũng, sẽ xứng đáng với Anh và luôn noi theo gương Anh.

Kính

Nguyễn Hoàng Thái Lữ! Anh bỏ em thiệt rồi sao? Anh không thể thất hứa như vậy được! Anh đã hẹn về với em mà! Sao anh lại vội đi vào một cõi xa xăm không trở lại? Không, không thể nào em mất anh được, anh Lữ!

Mình tức tưởi, đầm đìa nước mắt, lên phòng riêng. Cầm lấy tấm ảnh Lữ vẫn để trên bàn viết, mình thấy rõ ràng khuôn mặt anh sáng ngời! Anh còn sống đây mà, anh sẽ về với em, phải không, anh? Mình ôm tấm ảnh rồi nằm gục trên giường.

22 giờ

Sáng mai mình ra khu Hòa Bình đón xe về Sài Gòn. Buổi chiều tới Sài Gòn, mình sẽ đến Trại Nguyễn Trung Hiếu. Em sẽ lên Nghĩa trang Quân Đội với anh. Không thể để anh nằm lạnh lẽo một mình được. Đâu còn thân nhân nào đến với anh? Trung úy Thái đang ngoài vùng Hỏa Tuyến. Chỉ còn em. Em sẽ đến với anh. Mình lấy giấy viết vài hàng nhờ chuyển tời làng Kim Thạch cho chị Thúy:

Chị Thúy thương,

Em có việc cần phải đi Sài Gòn ngay sáng nay nên Chúa Nhựt này không lên thăm chị như thường lệ được. Xin tha lỗi cho em.

Hẹn gặp lại chị Chúa Nhựt kế tiếp.

Em: Kim

23 giờ

Mình đã nghĩ, đâu còn lòng dạ nào mà ghi nhựt ký nữa. Thế mà khi khóc cạn nước mắt, mình lại ngồi vô bàn viết để ghi lại những đau thương não nề của buổi chiều thứ bảy bi thảm này. Viết đến đây, mình thấy vẫn còn nước mắt để chảy hai bên khóe mắt. Lữ mất thiệt rồi. Con người như anh mà mệnh yểu sao? Nghe thiên hạ đồn ông thầy Xiêm rành việc quá khứ, vị lai, hai tuần trước đây mình đã tới đường Hai Bà Trưng. Ổng mới nói với mình là “người cô yêu cũng yêu cô tha thiết, ảnh sẽ bình an trong chuyến đi này”! Nhưng thôi, mình lẩm cẩm quá. Một cô bạn mình thường nói, những người yêu nhau bao giờ cũng vụng về, lẩn thẩn, đôi khi còn khờ khạo nữa. Mình thấy đúng, ít ra trong trường hợp cá nhân mình.

Lữ ơi! Không có anh bên cạnh, em làm sao đơn độc đi trên những bước đường đời dài dặc đầy thử thách, chông gai và cạm bẫy? Anh bỏ em sao đành? Anh từng nói với em, rằng chúng ta sẽ sống thiệt giản dị trong tình yêu thương vô hạn, chúng ta sẽ chịu đựng lẫn nhau, tha thứ cho nhau, chúng ta sẽ có hạnh phúc, chúng ta sẽ... Anh bỏ em ở lại một mình, em sẽ ra sao, anh?

Nhức đầu quá rồi, em đi nằm một lát. Hy vọng ngủ được. Hy vọng lại thấy anh trong mộng đêm nay.

Yêu em như vậy, anh sẽ linh thiêng cho em gặp lại....

Ngày 10 tháng 4 năm 1966. 23 giờ.

Sáng nay mình dậy sớm để sửa soạn trở lại Sài Gòn. Đầu óc mình lộn xộn quá. Lúc quên, lúc nhớ. Sắp xếp ba cái quần áo mà cũng mất gần một giờ. Tấm ảnh Lữ nhớ mang theo, nhưng bức thư của anh Thái vẫn còn trên giường ngủ. Hồi đêm quên ra bến xe mua giấy trước, mua hoa. Nhưng đã nhớ qua đập cửa nhà anh chàng Tuấn để nhờ chuyển thư cho chị Thúy, lại quên mất bữa nay là ngày Chúa Nhựt. Nhưng bà xã anh chàng vẫn tươi cười nhận thư và còn hứa bắt ảnh phải trao tận tay cho Thúy. Xong xuôi mình lật đật ra bến xe mua vé đi Sài Gòn. Trong khi chờ đợi xe chuyển bánh, mình ghé tiệm bán bông, mua một bóa hoa về viếng Lữ. Cũng may chuyến đi vô sự. Khoảng 3 giờ chiều mình đã có mặt tại trạm gác trước cổng trại Nguyễn Trung Hiếu.

Sau khi trình bày lý do, viên hạ sĩ quan trực vui vẻ mời mình ngồi chờ để anh thông báo phần vụ liên hệ ra gặp mình.

Lát sau, một người lính trẻ của Đại đội 11 cúi chào mình:

- Chào cô Bạch Kim!

Mình ngạc nhiên, chưa kịp nói gì thì anh đã thêm:

- Tôi là Chuyên, bạn đồng đội với anh Lữ. Xin thay mặt đơn vị xin thành thực phân ưu với cô. Hậu cứ chúng tôi đã được Trung úy Đại đội trưởng dặn phải sẵn sàng đón tiếp và hướng dẫn cô lên thăm mộ anh Lữ.

Mình chào lại Chuyên và nói vài lời cảm ơn. Sau đó Chuyên đưa mình ra xe:

- Cô cảm phiền ngồi bên tay lái chờ một lát. Tôi cần lên phòng sĩ quan trực xin sự vụ lệnh chở tang quyến tử sĩ. Chỉ vài phút thôi.

Sau đó Chuyên cho xe chạy ra đường Lê Văn Duyệt.

*

Mình mặc đồ đen, ôm bó hoa trắng, đứng lặng trước ngôi mộ còn màu đất mới. Trên tấm bia đầu mộ, ghi những dòng chữ dưới bức ảnh bán thân mặc quân phục của Lữ:

- Nơi đây yên nghỉ Cố Hạ sĩ Hoàng Lữ (1946-1966) số quân 46/101.237 thuộc Đại đội 1 Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù, đã anh dũng đền nợ nước ngày 31 tháng 3 năm 1966, nhằm ngày 10 tháng 3 năm Bính Ngọ, tại chiến trường Miền Hỏa Tuyến.

Mình đặt bó hoa trên mộ và quỳ trước di ảnh Lữ.

Cứ tưởng mình sẽ khóc òa lên, kể lể như các quả phụ của tử sĩ mà mình từng chứng kiến trong các tang lễ chiến sĩ bỏ mình vì nước. Nhưng không, sao mình bình tĩnh lạ.

Mình nói với Lữ:

Anh! Em đến với anh đây. Mới ngày nào, anh từ giã em lên đường nhập ngũ. Chúng ta đâu có thể ngờ đó là lần cuối mình gặp nhau. Anh yên nghỉ tại đây với tuổi đời chưa tròn hai mươi, còn bao hứa hẹn với đời, với em. Rồi đây, em sẽ ra sao? Người ta thường cho rằng khi đôi lứa yêu nhau mà phải xa nhau trong lớp tuổi đôi mươi, như anh và em, thì người đi khó mà siêu thoát ngay, bởi còn vấn vương nhiều hình ảnh. Người ở lại khó lòng giữ trọn niềm chung thủy. Em thì cho rằng mức độ của tình yêu sẽ chứng minh tất cả. Nếu quã có một kiếp lai sinh, thì trước khi đi đầu thai, chắc hẳn anh còn ở bên em một thời gian dài, để cho em nghị lực vượt qua mọi chông gai trần thế. Đề em có một bản lãnh đủ gìn giữ hình hài này cho riêng anh. Em chưa dám tin ở mình, nên cần được anh phò hộ. Em mong có anh bên cạnh, dù chỉ trong những giắc mơ. Thế mà hồi đêm em không nằm mơ thấy anh. Nhưng rồi đêm nay, đêm mai, thế nào em cũng được thấy lại anh!

Những tưởng mình bình tĩnh được suốt cuộc viếng thăm này, ngờ đâu đột nhiên mình lại òa khóc! Ôm lấy tấm bia có hình Lữ, mình khóc ngon lành không biết trong bao lâu. Khi ngẩng đầu lên, mình thấy người lính nhảy dù vẫn đứng khoanh tay im lặng.

Mình đứng dậy. Người lính trẻ ôn tồn:

- Tôi đưa cô về.

Mình gật đầu bước theo ảnh.

Ra đến xe, anh hỏi:

-Cô về đâu? Mình nghẹn ngào:

-Anh cho tôi về nhà người chị bà con ở đầu hẻm rạp hát bóng gần Ngã Bảy, ngay đầu đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn.

Trên đường, đầu óc mình nghĩ ngợi đâu đâu nên dọc đường mình không chú ý đến cảnh vật chung quanh. Tới nơi, người lính Dù ân cần nói với mình:

- Xin cô cho biết số nhà, sáng mai tôi sẽ đem đến các di vật của anh Lữ. Sau này nếu cô cần điều gì, xin cứ liên lạc với Trại Nguyễn Trung Hiếu.

Mình nói số nhà người bà con trong hẻm rồi nói thêm:

- Xin cảm ơn anh về việc hướng dẫn hôm nay. Cũng xin anh vui lòng cho tôi gởi lòng biết ơn của tang quyến đến đơn vị trưởng và các chiến sĩ Dù đã tổ chức lễ an táng cho người thân của chúng tôi.

Chuyên nói:

- Thưa cô đó là bổn phận của chúng tôi. Nhưng tôi sẽ trình lại với đơn vị trưởng!

Ngày 1 tháng 4 năm 1966

22 giờ

Mình định ở chơi nhà chị Thuận vài bữa nữa mới trở lại Đà Lạt, nhưng sáng nay vừa nhận được điện tín của anh chàng Tuấn báo tin chẳng lành: “Thúy bị biến chứng. Lên ngay.” Do vậy mà mình phải từ giã chị Thuận ra bến xe Đà Lạt, sau khi đã nhờ chị nhận và cất giữ giùm di sản của Lữ.

Tới Lữ quán, mình đem hành lý lên phòng rồi qua nhà Tuấn ngay.

-Thúy mệt lắm - Tuấn nói - ngỏ ý muốn gặp lại Kim, sáng mai nếu Kim chưa có giờ lên lớp thì “quá giang” xe tôi lên làng Kim Thạch.

-Anh thấy lần này...

-Khó lòng qua khỏi, có thể là lần chót mình còn gặp Thúy.

Mình cảm ơn anh rồi về Lữ quán. Vậy là lại mất thêm Thúy, người mà mình coi như thân tình sau khi Trung úy Thái và Lữ nhờ mình săn sóc. Thật may mắn mà mình tới kịp để còn nhìn Thúy trong vài phút cuối. Nước mắt mình làm mờ nhạt hình ảnh Thúy với da mặt đen sạm và nụ cười trên môi khi nhận ra mình.

Giơ tay vuốt mắt cho Thúy, mình thầm nói:

- Thúy hãy thanh thản đi vào một cõi không còn hệ lụy. Hãy phù hộ cho anh Thái!

Đạn pháo từ đồn Gio Linh bắn tới tấp, nổ vang trên trận địa.Từng mảng lửa khói cuốn lên trong khung trời nắng cháy. Gió lùa qua toàn hơi nóng khiến mọi người gần ngộp thở nhưng các chiến sĩ gan dạ đang sẵn sàng tiến chiếm mục tiêu. Tiếng đại bác vừa dứt, đơn vị của Thái tiến theo 4 thiết vận xa M113, lao vào những ổ phục kích kháng cự của địch.

Các chiến sĩ Mũ Đỏ quyết tâm toàn thắng đợt xung phong này để giải thoát cho khoảng 200 đồng bào còn bị kềm giữ bên kia đồi.

Trong những âm thanh nhức nhối, dồn dập của tiếng súng, tiếng máy bay, tiếng hô xung phong của chiến hữu Đại đội 11, Sáu “Alô” còn nghe tiếng thét của Hải “xung phong”!

Sáu hoảng hốt nhìn qua. Không, Hải vẫn bình thường trong khi vị Đại đội trưởng vừa gục xuống bên chiến hào địch! Sáu vội báo cáo là tuy đơn vị đã chiếm mục tiêu, kiểm soát khu vực trách nhiệm, nhưng “đích thân” đã bị trọng thương!

Hải đã đỡ Thái nằm gối đầu lên đùi mình. Ngoài mấy viên đạn trúng cánh tay và bụng, còn 1 viên vô đầu Thái. Máu từ các vết thương tuôn ra. Y tá kịp thời băng cầm máu. Khuôn mặt Thái nhợt nhạt nhưng cặp mắt vẫn đen lánh. Anh còn tỉnh, lên tiếng ngay khi nghe Hải bật khóc:

- Đừng khóc!

Trong lúc Thiếu úy Lạc kêu y sĩ Tiểu đoàn xin tản thương tức khắc, Thái ra hiệu cho Hải cúi xuống nghe mình nói và cố ngồi lên, nhưng không còn sức.

Hải ôm chặt lấy anh:

-Trung úy cứ nói. Tôi nghe đây! Thái phều phào:

-Đại đội bị mấy người?

-2 nằm -(tử thương)-, 6 ngồi -(bị thương)-kể cả Trung úy!

-Còn địch?

-18 bỏ xác lại. Súng ống nhiều lắm. Trung úy sắp được tản thương! Giọng Thái yếu đi:

-Nếu tôi có mệnh hệ nào, Hải báo tin cho Thượng sĩ nhất Định, Tiểu đoàn 5, là tôi xin được nằm cạnh mộ bà thân ở Quảng Trị. Ông Định biết chỗ đó.

-Trung úy an tâm, tôi sẽ làm theo. Nhưng được chữa trị kịp thời, thế nào Trung úy cũng qua khỏi.

Y sĩ Tiểu đoàn cùng toán cấp cứu vừa tới. Thái được băng bó cẩn thận và sang máu ngay tại chỗ. Máy bay HU1D của Không lực Hoa Kỳ đáp xuống ngay sau đó. Thái nằm trên băng ca được đưa tới cửa trực thăng. Một người lính Mỹ đỡ lấy dụng cụ sang máu. Vài người khác trên máy bay giúp Thái nằm vững vàng bên cạnh mấy quân nhân VN cũng bị thương nặng.

Chiếc HU1D vừa bốc lên, tuy bị làn gió mạnh làm rát mặt, Hải vẫn níu áo vị “tu bíp”:

-Liệu Trung úy Thái có sao không, bác sĩ?

-Theo tôi thì còn hy vọng.

Hải thốt lên:

- Lạy Trời! Xin phò hộ, xin cứu chữa Trung úy Thái và các thương binh trong trận giặc này.

Vị y sĩ từ giã cánh quân tiền phong rồi rảo bước đến bộ chỉ huy Tiểu đoàn hành quân. Trên 1 ụ đất, ông gặp Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng và Đại úy Đại đội trưởng Đại đội 10. Vị Tiểu đoàn trưởng vừa thấy ông đã la lên:

-Thế nào bác sĩ? Chúng tôi bận quá, bây giờ định tới chỗ anh Thái thì máy bay tản thương đã cất cánh. Chịu ông bạn Mỹ lẹ vô cùng. Anh Thái “qua” được không, bác sĩ”?

-Thưa Thiếu tá, kể ra cũng không đến nỗi nào.

Thầy thuốc trả lời và cáo từ ngay:

- Cho phép tôi tới Ban 4 ngay.

Vị Tiểu đoàn trưởng tươi cười giơ tay. Bác sĩ chạy như bay về phía trước. Ông đi tới, đi lui giữa Ban 4 và Truyền tin. Cả giờ sau, tiền trạm Tiểu đoàn tại Đông Hà mới cho hay là chưa thấy chiếc HU1D tản thương về tới, ông chụp lấy ống thính cơ, nói như hét:

-Anh lập tức kêu về Huế, nhờ sĩ quan liên lạc của Sư đoàn Dù, cạnh Sư đoàn 1 Bộ binh, hỏi ngay bệnh viện Nguyễn Tri Phương coi có thương binh mới được di tản về đó chưa? Nghe rõ không?

-Tôi nghe 5 trên 5. Sẽ thi hành khẩu lệnh của bác sĩ. Xin nói tiếp.

-Nếu chưa. Anh xin Huế cho nói chuyện khẩn cấp với Đà Nẵng, hỏi bệnh viện Duy Tân, xin cho biết , có Trung úy Nguyễn Hoàng Thái thuộc Tiểu đoàn 1 Dù được tản thương tới đó chưa?

-Nghe rõ.

-Tôi muốn hỏi anh: Tiền trạm của Tiểu đoàn đã liên lạc với bệnh viện USMC tức Thủy quân Lục

chiến Hoa Kỳ ở Đông Hà chưa?

-Tôi đứng ở sân bay, từ lúc có tin di tản thương binh, chưa thấy chiếc HU1D nào đáp xuống! Bác sĩ nổi nóng:

-Lảng nhách! Anh phải trả lời vào câu tôi vừa hỏi: Anh đã liên lạc với bệnh viện USMC chưa?

-Thưa, chưa!

-Phải vô ngay đó gấp. Nếu không có thì kêu trở lại những nơi tôi vừa nói để hỏi tin ông Thái!

-Nghe rõ, bác sĩ!

-Kêu tôi ngay khi có tin.

-Nghe rõ!

-Tạm chấm dứt với anh! Sau khi đơn vị đóng quân tại chỗ, chờ lệnh, Thiếu úy Trịnh Quốc Lạc, Trung đội trưởng Trung đội 1, được cử kiêm nhiệm Xử lý Thường vụ chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 1, thay thế Trung úy Nguyễn Hoàng Thái bị trọng thương. Hải “xung phong” đã trình diện vị tân Đại đội trưởng để trình bày những lời Thái nói trước khi được di tản và xin xúc tiến việc theo dõi tản thương coi Thái được chở tới đâu.

Lạc nói:

- Cậu yên tâm. Đó là ưu tiên một của Tiểu đoàn hiện nay. Còn về nguyện vọng cùa Trung úy Thái, tôi sẽ trình lại với Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng để liên lạc với Tiểu đoàn 5. Có thể bên đó sẽ cho kêu Thượng sĩ Định lên vùng hành quân.

Hải đề nghị:

-Thưa Thiếu úy, ai trong Đại đội cũng quan tâm tới thương tích của Trung úy Thái và luôn cầu mong ông qua khỏi. Nhưng nếu Trung úy nằm xuống, tôi xin Thiếu úy can thiệp kịp thời để ông ở lại Đông Hà, thay vì theo thông lệ các thương binh, tử sỉ Dù đều được di tản về Sài Gòn.

-Tôi hiểu, vì nếu như vậy rất là phiền phức. Tôi sẽ lưu ý ban Tư của Tiểu đoàn để cho Tiền trạm ta hay, đồng thời thông báo cho sĩ quan liên lạc ở Huế, về lời trối của Trung úy xin được chôn cất tại Quảng Trị. Theo anh, ngoài ông Định ra, Trung úy còn bà con nào khác không?

-Thưa, hầu như không. Anh em được biết, từ 1954, Trung úy và bà thân di cư vô Quảng Trị. Bà cụ mất hai năm sau ở đó. Kể ra thì Trung úy còn vị hôn thê như Thiếu úy đã biết. Sở dĩ cuộc hôn nhân chưa thành do trục trặc nào đó, dù đã có giấy phép của bộ Quốc phòng. Nhưng không nghe Trung úy nói báo tin cho cô ấy.

-Cô giáo Mai?

-Dạ! Vết thương ổng nặng quá, tôi...

Thấy Hải ngập ngừng, Lạc khuyến khích:

-Cậu cứ nói.

-Nếu Trung úy có mệnh hệ nào, xin Thiếu úy cho mấy anh em đi Quảng Trị đưa tiễn ông ra phần mộ.

Lạc trầm ngâm:

- Chắc chắn Tiểu đoàn sẽ cho phép, nếu quân số tham chiến còn lại không trở ngại hành quân. Nhưng ít ra, tôi cũng xin cho Hải thay mặt Đại đội tham dự.

Hải đứng nghiêm:

-Cảm ơn Thiếu úy. Lạc bắt tay Hải:

-Thôi nha. Tôi lên bộ Chỉ huy coi Tiểu đoàn có tin tức gì thêm không. Cô Mai,

Gửi bức thư này cho cô trong lúc lòng tôi tan nát.

Xin đau buồn báo tin: Anh Nguyễn Hoàng Thái của chúng ta đã bị trọng thương trên chiến trường danh dự, hồi 12 giờ trưa ngày 31 tháng 3 năm 1966 tại Miền Hỏa Tuyến. Sau khi được di tản, ít ngày sau, anh đã vĩnh viễn từ bỏ chúng ta. Cho đến nay, tôi cũng chưa được biết chính xác ngày giờ Thái nhắm mắt, vì khi tôi ra tới Đông Hà thì thi hài anh đã được đặt nằm trong một hòm kẽm. Nghe kể lại, trong một trận đánh ác liệt nhất để tiêu diệt Cộng quân xâm nhập vùng Phi quân sự phá hoại Miền Nam Tự Do, Thái đã dũng cảm cùng đơn vị tiền phong chiến đấu đạt thắng lợi vẻ vang cho Đoàn Quân Mũ Đỏ. Anh nằm xuống cho sự an vui của đồng bào Miền Nam thân yêu. Trong đau thương, chúng ta hãnh diện vì anh, vì đã đóng góp một Tử Sĩ trong công cuộc kháng Cộng. Mong Mai ráng bình tĩnh, nén lòng chịu đựng sự mất mát lớn lao này, để, chúng ta ta còn phải sống, phải làm việc cho xứng đáng với sự hy sinh của Thái.

Tôi đến Đông Hà với một thân hình tiều tụy. Lẽ ra, tôi phải gửi điện tín cho Mai để may ra kịp đi dự lễ an táng, nhưng vì quá gấp, tôi nghĩ dù có gửi cũng không thể nào kịp. Bởi tôi chỉ cò 2 tiếng đồng hồ từ lúc nhận tin từ Tiểu đoàn hành quân cho đến khi ra sân bay lên phi cơ C47 tại Tân Sơn Nhất. Thời gian đó chưa chắc Mai nhận được điện tín, nói gì về tới Sài Gòn!

Tôi viết những dòng này cho Mai khi chờ trực thăng ở sân bay Đông Hà vô vùng hành quân nhận lệnh. Thời gian chờ đợi cũng khá lâu, cho phép tôi dài dòng kể lể với Mai. Thư này sẽ do người quen đem về bỏ trong thùng thư trước Bưu điện Sài Gòn.

Để Mai tiện theo dõi diễn tiến đầu đuôi về sự hy sinh của Thái, tôi xin chép ra đây bút ký hành quân của Sĩ quan Tiền trạm Tiểu đoàn 1 Dù:

Ngày 31 tháng 3 lúc 13 giờ.

Tin từ vùng hành quân cho hay: Sau trận tấn công vào sào huyệt giặc Cộng, ta (tức TĐ1ND) có 2 chiến sĩ đền nợ nước, 6 người bị thương, trong đó có 1 bị thương tích trầm trọng là Trung úy Nguyễn Hoàng Thái, Đại đội trưởng Đại đội 11.

13 giờ 30 - Trực thăng HU1D của Không lực Hoa Kỳ di tản Trung úy Thái và các thương binh khác cất cánh, chưa biết sẽ đáp xuống đâu.

14 giờ 30 - Chưa thấy trực thăng tản thương đáp xuống Đông Hà.

14 giờ 55 - Tiền trạm Tiểu đoàn liên lạc với Bệnh viện Thủy quân Luc chiến Mỹ gần sân bay Đông Hà: Không có sỹ quan VN vào nhập viện, cho tới giờ này.

15 giờ : Sĩ quan liên lạc của Sư Đoàn Dù cạnh bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh cho hay:

Không có Trung úy Nguyễn Hoàng Thái ở Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương, Huế.

15 giờ 30: Tiền trạm được báo tin: Quân Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng trả lời là chưa có thương binh Sư Đoàn Dù nào được di tản tới.

16 giờ 30: Huế cho hay, đã hỏi và được Nha Trang cho hay: Không có Trung úy Nguyễn Hoàng Thái điều trị tại Quân Y Viện Nguyễn Huệ.

19 giờ: Tin từ phía Hoa Kỳ: Vì có người trên HU1D của USMC bị thương nặng, trực thăng đã đáp xuống Đệ Thất Hạm Đội trưa nay.

20 giờ: Các Phòng trên bộ Tham Mưu Sư Đoàn Dù: 1, 2, 3, 4, Tâm Lý Chiến đều nhận được điện báo về trận đánh trong khu Phi Quân Sự và thiệt hại đôi bên. Trong số thương binh của ta, có Trung úy ĐĐT/ĐĐ11ND.

.....

Ngày 10 tháng 4

8 giờ: Phòng 4 SĐND/HQ thông báo các nơi hữu quan: thi hài Trung úy Thái đã được vô hòm kẽm và hiện đặt trong phòng lạnh của Căn Cứ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tại Đông Hà.

9 giờ: Tiểu đoàn 5 Dù hành quân thông báo: Thượng sĩ Đinh Viết Định thuộc TĐ5ND Hậu cứ sẽ bay ra Đông Hà và liên lạc với Tiền Trạm các Tiểu đoàn 1 và 5 ND để nhận lệnh.

15 giờ: Thi hài Trung úy Thái đã được quàn tại Tiền trạm Tiểu đoàn 1 ND, trong một căn nhà gần Đài Phát thanh Đông Hà.

16 giờ Đại úy An Như Duy, Quản đốc Đài Phát thanh Quân đội tại Đông Hà, cho truyền đi thiên phóng sự chiến trường về chiến thắng vẻ vang của Sư Đoàn Dù trong đó có bản tin chi tiết về trận đánh tại khu vực trách nhiệm của Tiểu đoàn 1 Dù, tinh thần quả cảm của Trung Úy Nguyễn Hoàng Thái và khi ông gục ngã.

17 giờ: Thượng sĩ nhất Đinh Viết Định TĐ5ND trình diện Tiền trạm TĐ1ND

Ngày 11 tháng 4: 8 giờ - Tang lễ cố Đại úy Nguyễn Hoàng Thái, Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu được tổ chức tại Tiền trạm TĐ1ND. Đại diện các đơn vị gồm có: Chánh quyền sở tại, TQLC Mỹ tại Đông Hà, Ủy Ban Bảo Trợ Chiến Trường tỉnh Quảng Trị, Đài Phát thanh Đông Hà, Sư Đoàn 1 Bộ Binh và các đơn vị Dù.

9 giờ 30: Quan tài cố Đại úy Thái được di chuyển bằng đường bộ vô Quảng Trị để an táng bên cạnh bà mẹ, cố quả phụ Nguyễn Hoàng Thế từ trần năm 1956, thể theo nguyện vọng cố Đại úy Thái.

.....

Khi về tới Sài Gòn, tôi sẽ đến hẻm 15 đường Lê Văn Duyệt nối dài, nơi sinh tiền Thái đã ở để xin nhận các đồ vật kỷ niệm của Thái, sau đó mang tới trại Nguyễn Trung Hiếu, nhờ một quân nhân hậu cứ thuộc Đại đội 11 nhận lại và cùng với các di sản khác của Thái, sẵn sàng chuyển giao tất cả cho Mai, khi Mai về nhận lại. Gọi là “chuyển giao di sản” của tử sĩ cho thân nhân, theo thủ tục, thực ra Thái chẳng có tài sản gì ngoài một tủ sách và ít đồ dùng hàng ngày...

Là bạn tâm giao với nhau từ tuổi thiếu niên, tôi hiểu rõ Thái, cảm thông những ngang trái mà anh gặp phải. Tôi biết rõ tình yêu son sắt giữa Mai và Thái. Anh chỉ còn mình Mai là người vợ chưa cưới duy nhất. Hà Phượng Thúy không còn nữa. Bé Hằng tức Tôn Nữ Diệu Khanh, người con gái áo tím ngày xưa đã theo chồng về một nước ở châu Âu. Khi nghe tin Thúy mất, tôi cầu nguyện cho linh hồn nàng và nghĩ rằng cuộc hôn nhân Thái Mai không còn gì ngăn trở. Đôi bạn tình, những người mà vợ chồng tôi thương yêu nhất sẽ nên duyên và cùng nhau đi trọn cuộc hành trình còn lại.

Nào ngờ, Thái đã hy sinh cả sự sống và tình yêu của anh cho sự an vui và hạnh phúc của đồng bào Miền Nam Việt Nam.

Chừng nào Mai có hoàn cảnh muốn đi thăm mộ Thái, tôi sẽ xin phép hướng dẫn tới nơi.

Mai cho gia đình tôi kính lời thăm Bác. Chúng tôi xin chia sẻ với Bác và Mai niềm đau khi mất Thái.

Thân mến

Định.

Lúc bưu tín viên trao thư của Định, Mai đang đứng trong vườn. Nàng vội vã mở thư và xem tại chỗ. Gương mặt Mai đổi sắc theo từng hàng chữ trong thư, dần dần còn lại một màu xanh xám. Mai thấy lạnh, hai hàm răng va vào nhau lập cập, môi run run. Tay nắm chặt lá thư chưa đọc hết, nàng lảo đảo vô trong nhà. Vừa thoáng thấy cụ Năm, Mai chỉ kêu được một tiếng: Ba! rồi xỉu dưới chân ông già. Biết đã xảy ra chuyện không hay, cụ Năm bình tĩnh đỡ con nằm trên giường. Cụ kiếm chai dầu nóng thoa hai bên thái dương và nướng miếng gừng nóng đánh gió cho Mai rồi cầm cổ tay con. Nhịp mạch đập nhanh nhưng không có gì đáng lo ngại.

Quả nhiên, một lát sau Mai mở choàng hai mắt, òa khóc:

-Ba ơi! Anh Thái đã....

Cụ Năm trợn mắt:

-... hy sinh?

Mai trao lá thư của Định cho ông già:

-Con không còn can đảm đọc tiếp, Ba coi giùm con. Cụ Năm đặt tay trên trán con:

-Con chỉ bị choáng váng vì xúc cảm mạnh, không trúng gió và bị cảm chi hết. Con nằm nghỉ một lát và ráng bình tĩnh.

Nhưng Mai đã ngồi dậy và quỳ gối trước mặt người Cha thân yêu:

-Ba ơi! Con sợ không sống được! Cụ Năm nạt con:

-Không được nói bậy! Hãy nghe lời ba, ngoan ngoãn nằm nghỉ một lát. Ba ngồi bên con để đọc hết thư này.

Mai lấy khăn lau nước mắt và vâng lời lên giường nằm. Cụ Năm lấy kính đeo rồi chăm chú đọc thư. Bức thư khá dài, cụ đọc khá lâu mới hết. Cụ cầm lấy tay và nhìn vào mắt con:

- Ba chưa biết nói sao với con vào giây phút này. Ba chỉ muốn con đừng khóc nữa. Con khóc như vậy, đủ rồi. Ba cho phép để tang, đi thăm mộ Thái, nếu quả thiệt Thái đã hy sinh. Nói như vậy vì Ba đã nhìn kỹ khuôn mặt trung hậu của Thái. Đó tuyệt nhiên không phải khuôn mặt của người yểu mệnh. Vạn nhất mà Ba lầm lẫn thì đó là do một lẽ huyền bí nào mà Ba chưa thấu hiểu. Có thể do oan khiên từ tiền kiếp. Nhưng thôi, cha con mình nên thực tế với những hậu quả của chuyện Thái không còn nữa. Ba hiểu rõ tình con cho Thái và được đền bù như thế nào. Vậy cuộc đời mai hậu của con, con được tự do định liệu. Lâu nay về ở bên ba, con đã biết là sức khỏe của ba ổn định. Có lẽ nhờ có lương y tìm ra căn bệnh và thuốc men có tác dụng rất tốt. Thêm vào đó cũng một phần vì ba sống theo Đạo. Đạo là đường. Ba sẽ đủ sức khỏe để đi vô con đường mà ba đã lựa cho quãng đời còn lại. Hãy an lòng lên đường làm theo những gì mà con cho là cần phải làm. Đừng lo ngại gì cho ba. Ba biết tự săn sóc. Trước mặt ba, con đang là một quả phụ của tử sĩ. Dù chưa nên duyên, nhưng một lời thề nguyện, con đã là vợ Thái. Mai ngồi dậy, kính cẩn cúi đầu nghe cha nói.

Rồi nàng cầm lấy tay cụ Năm:

- Thư báo tin này là đúng sự thực. Nhưng ba vừa ngỏ ý không tin là Thái đã mất. Xin ba cho con hay vì sao ba lại có ý này.

Cụ Năm thở dài. Một vài phút im lặng trôi qua, cụ bảo con:

- Con lau mặt, chải tóc, mặc áo dài đàng hoàng rồi vô trước bàn thờ Gia Tiên với ba.

Nói xong, cụ bước ra trước. Lát sau, Mai tề chỉnh đi qua gian giữa. Trên bàn thờ bằng gỗ mun khảm xà cừ, cao hai thước lúc nào cũng trầm hương nghi ngút, chỉ có bình bông tươi, bát hương, lư đồng và hai chân nến. Chiếc màn đỏ làm nền với một chữ nho lớn bằng mực đen. Ông già cho Mai hay từ khi nàng còn nhỏ: đó là chữ Tổ. Hai bên bàn thờ, đôi câu đối cũng bằng chữ Hán được treo ngay ngắn. Mai thấy khó lòng nhận dạng mặt chữ nên không dám hỏi là những chữ gì. Gian thờ riêng biệt này luôn mang dáng dấp thiệt trang nghiêm. Chỉ khi nào thay bông mới, Mai mới dám vô. Còn các việc thắp hương, thêm trầm.... đánh bóng lư hương, thay chân nhang.... đều do cụ Năm làm lấy.

Mai chậm bước vô gần bàn thờ. Ông già khăn đóng, áo dài đang dâng hương. Cụ chắp tay xá ba lần rồi cắm ba nén hương trên bát nhang rồi lùi ra phía sau. Ngồi trên tràng kỷ, cụ chỉ tay cho con gái đứng một bên rồi lên tiếng:

-Ba chỉ còn có mình con. Trước bàn thờ Ông Bà, con có hứa với ba là sẽ sống xứng đáng không? Mai khoanh tay, cúi đầu:

-Thưa ba, con xin hứa như vậy.

-Con đứng ra giữa đây, nhìn lên bàn thờ, chắp tay và nhắc lại lời đã hứa.

Sau khi Mai làm theo lời dạy, Cụ Năm nhìn con với tia mắt tràn đầy thương yêu và nói bằng một giọng ôn tồn:

- Nhân sinh, tử hồ số; số hồ thiên mệnh. Con người ta sống chết đều do số mệnh Trời định sẵn. Đó là nói theo cổ nhân. Theo ba, câu này hàm ý khuyến thiện, nên mới có câu: Đức năng thắng số. Ba chắc con đã hiểu ý nghĩa câu sau. Bởi Ông Trời cho con người sự tự do hành động làm lành, tránh dữ, để tu nhân, tích đức dành phước cho con, cháu mà cũng để bớt đi những điều oan nghiệt, do cái nhân mình đã tạo ra từ tiền kiếp. Tự nhiên, người ta thấy vui thỏa khi làm điều lành, thấy xốn xang không an khi phạm lỗi. Hành thiện bắt nguồn từ thiện tâm vị tha, có tính cách tự nguyện hơn là chờ được đền bù. Người có cái căn đó không bao giờ đoản mệnh. Theo ba, Thái có cái căn ấy. Ba từng đinh ninh là Thái không chết yểu vì là người có đức. Nếu quả Thái không còn nữa, hay là muốn đi tìm sự thanh thản, giải thoát ở một thế giới nào khác. Điều này ba chưa thấu đáo. Do vậy mà thoạt nghe, ba không tin rằng Thái đã nằm xuống.

Ông già ngưng lại một lát rồi tiếp:

- Còn nữa. Khi ba nói Thái không chết yểu, ngoài nghĩa đen, còn mang một lời khuyên dành cho con.

Mai ngập ngừng:

- Bây giờ đầu óc con chưa ổn định, xin ba ráng giúp con, để con tuân theo đầy đủ những lời ba chỉ dạy.

Cụ Năm giơ tay:

- Con không được để cho đầu óc mất thăng bằng. Như vậy làm sao định hướng được con đường sắp phải đi qua? Hồi nãy con đã hứa trước bàn thờ Tổ, là sẽ sống cho xứng đáng. Điều này không có nghĩa là biểu con thủ tiết trọn đời với Thái. Con còn quá trẻ, đối xử như vậy với con là hoàn toàn bất công. Cho nên ba cũng đã nói, con có toàn quyền định đoạt về cuộc sống sau này của mình. Sự biết sống xứng đáng ở đây còn mang ý nghĩa luôn nuôi dưỡng sự sống của Thái, trong tâm khảm mình. Phải để người chiến sĩ tuyệt vời ấy sống mãi. Đó chẳng phải sự trung trinh trong tư tưởng sao? Đó chẳng phải là cách tri ân của đồng bào đối với chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh sao? Đó chẳng phải cách để tang người quá cố có ý nghĩa sao? Nếu Thái sẽ còn luôn sống trong con, như vậy đâu phải Thái là người yểu mệnh? Con hiểu ý ba chưa?

Mai thấy đầu óc mình sáng ra, nàng cúi đầu:

-Cảm ơn ba chỉ dạy, con đã lãnh hội được. Xin ba dạy tiếp. Cũ Năm nở nụ cười hài lòng:

-Thứ đến là, dù trong cảnh ngộ nào cũng không được chán nản. Vì chán nản là độc dược tàn phá mọi mầm sống. Đồng thời con cũng phải nhẫn nhục, chịu đựng và chấp nhận những khó khăn Phải biết thích ứng với hoàn cảnh mà con không thể nào làm khác. Hãy tự tin, cố gắng trong mọi trường hợp. Ba chỉ có bấy nhiêu “tài sản” để lại cho con. Ba nhắc lại: Không bao giờ được chán nản. Chắc con đã hiểu là ba muốn khuyên con điều gì.

Mai quỳ xuống trước mặt ông già, khóc vì cảm động:

- Con đội ơn ba đã sanh con và cho con sống lại. Con xin hứa với ba.

Cụ Năm đặt bàn tay mặt trên đầu con gái.

Phi cơ đáp xuống sân bay Phú Bài. Mai xách chiếc va-li nhỏ và một tay cầm bó hoa bước ra khỏi cửa máy bay. Sáng nay, Định đưa Mai về Sài Gòn để đi Huế. Từ Huế, Mai sẽ tới Quảng Trị bằng xe đò và ở lại đó ít ngày. Định không thể cùng đi vì đang bận nhiều công tác. nên viết thư nhờ vợ chồng người bạn thân trên đường Tô Hiến Thành giúp đỡ Mai trong thời gian ở Huế, trước và sau khi đi Quảng Trị. Tại thị xã Quảng Trị, Mai sẽ tạm trú tại nhà người chị bà con của Định trước khi trở lại Huế để về Sài Gòn đúng ngày như đã định.

Tối hôm ấy, phần vì lạ nhà, phần vì đang trong tâm trạng rối bời, Mai trằn trọc không sao ngủ được, mặc dù vợ chồng người bạn của Định hết lòng săn sóc việc ăn uống và nghỉ ngơi cho nàng.

Kể ra thì tại Huế, Mai cũng có người quen của gia đình, hồi nàng còn dưới xứ. Đó là bác sĩ Vương Thỏa đang làm việc tại Dân y viện thành phố Huế. Hồi nhỏ, Thỏa và Mai cùng theo bậc tiểu học. Ông bà Hội đồng Vui là ba má Thỏa và cụ Năm vẫn có sự qua lại thăm hỏi nhau. Trong một dịp về Cà Mau, Mai tình cờ gặp lại bạn học cũ đã tốt nghiệp trường Thuốc. Nhân khi tới chào cụ Năm và Mai để trở lại Huế, Thỏa đã xin gặp riêng Mai và thẳng thắn ngỏ lời cầu hôn với nàng. Mai bối rối chưa biết sẽ trả lời Thỏa ra sao thì Thỏa đã đỡ lời:

- Tôi thầm yêu Mai từ lâu, nhưng nghĩ mình còn phải học thêm cho thành tài, nên chưa dám ngỏ ý. Bữa nay nhân gặp lại Mai tôi thành thực bày tỏ nguyện vọng. Nếu Mai thấy lời cầu hôn của tôi quá đường đột, thì xin tha lỗi cho tôi. Còn nếu Mai từ chối vì một lý do nào đó, thì tôi vui vẻ chấp nhận. Chúng ta bao giờ cũng là bạn luôn nhớ và tôn trọng lẫn nhau.

Mai mỉm cười:

- Xin cảm ơn anh đã có lòng. Không phải là anh đường đột hay vì lý do nào mà tôi từ chối. Chỉ là vì từ khi còn hai gia đình ở gần nhau, chúng ta lại là bạn học, lúc nào tôi cũng coi anh như người anh ruột thịt. Thiệt không có tình yêu trai gái. Mong anh cảm thông cho. Chúng ta đủ sáng suốt mà nhận định rằng, cần phải có tình yêu mới đi tới hôn nhơn và hạnh phúc. Nhưng anh vừa nói, chúng ta bao giờ cũng là bạn thân thiết.

Thỏa vui vẻ:

- Cảm ơn Mai đã thẳng thắn và chơn thành với tôi. Khi nào bác Năm và Mai có dịp ra Huế, tôi rất hân hoan được bác và Mai ghé qua Dân Y Viện thành phố.

Mai tươi cười:

- Nhất định, nếu cha con tôi tới Huế là phải kiếm anh thôi.

Trả lời cho vui, Mai thầm nghĩ cha con nàng chắc không bao giờ tới Huế được. Nhưng khi chuẩn bị cho chuyến đi thăm mộ Thái, mà Định nói thời gian trong gần, không có chuyến bay trực tiếp đi Quảng Trị nên phải qua Huế, Mai đã nghĩ đến Thỏa, nhưng nàng còn phải lo xong việc đi thăm mộ, rồi lúc về sẽ ghé thăm Thỏa sau. Mai còn cả một tuần lễ cho chuyến đi này.

Nghĩ ngợi vẩn vơ, quá nửa đêm Mai mới ngủ được. Sáng hôm sau nàng được chở ra bến xe đò đi Quảng Trị.

Trưa hôm đó, Mai tới nơi. Vì được báo trước, bà Ngữ, chị của Định niềm nở đón tiếp Mai. Nàng được dành riêng một phòng trên lầu. Mai ngỏ ý muốn đi thăm mộ ngay. Bà Ngữ cho rằng nàng vừa từ xa tới nên ăn cơm trưa rồi nằm nghỉ vài giờ cho lại sức. Sau đó hãy đi thăm mộ. Mai vui vẻ theo ý chủ nhà. Cơm nước xong, Mai lên lầu nằm thiếp đi vì chuyến đi khiến nàng rất mệt. Lúc tỉnh dậy, Mai coi đồng hồ thì đã bốn giờ chiều. Nàng sửa soạn qua loa rồi ôm hai bó bông còn tươi xuống nhà dưới.

Bà Ngữ cũng đã chuẩn bị hương hoa chu đáo. Hai người đi bộ ra nghĩa trang trong làn gió nóng hổi của chiều hè. Nghĩa trang nằm trên khu đồi thông. Bà Ngữ chỉ một ngôi mộ:

- Đây là mộ bà cụ ông Đại úy.

Mai vừa kịp nhận ra ngôi mộ còn mới nằm bên cạnh, mộ của Thái.

Nàng đặt một bó bông, thắp hương và vái trước mộ bà cụ, sau mới qua bên mộ Thái.

Mộ đang được xây dở dang. Tấm bia ghi danh với hình ảnh Thái mặc quân phục đại lễ, mang cấp hiệu Trung úy, trên ngực nhiều huy hiệu, huy chương và bên vai các giây biểu chương.

Mai đứng lặng trước mộ Thái. Cố bình tĩnh đặt bông, thắp hương và cúi đầu trước ảnh Thái. Bà Ngữ đứng bên cạnh không nghe Mai nói lời nào. Còn Mai lại đang lắng nghe lời mình nói bằng một âm thanh huyền diệu phát ra từ trái tim:

-” Anh Thái! Có phải chính anh đang nằm yên nghỉ ở đây không? Sao không nghe anh nói gì với em hết? Em lặn lội ra đây thăm anh, để nói với anh rằng em sẽ sống xứng đánh với sự hy sinh cao cả của anh, cho sự an vui của đồng bào Miền Nam Việt Nam, từ địa đầu giới tuyến đến giải đất cuối quê em. Em biết mình còn non trẻ, chỉ có đủ nghị lực bởi có anh phò hộ, khuyến khích. Nên lúc nào em cũng cần anh chỉ cho em con đường em phải đi, công việc em phải làm, nhiệm vụ em phải hoàn thành. Như vậy là anh không bao giờ chết, vì anh còn sống trong em, với em. Anh đã từng đoan hứa là chúng ta sẽ đi bên nhau cho đến cuối con đường đã chọn. Anh phải giữ lời.

Sau ít ngày ở đây với anh, em sẽ trở lại Huế để về Biên Hòa tiếp tục dạy học. Em sẽ tìm được nguồn vui với các mái đầu xanh. Anh sẽ cùng dạy học với em. Em sẽ hỏi anh những điều còn chưa tường tận. Lúc nào anh cũng phải ở bên em. Nếu quả thiệt có một kiếp lai sinh thì anh phải chờ em để cùng đi đầu thai và cùng nhau tái sinh làm hai kẻ yêu nhau. Chúng ta sẽ thành hôn, điều mà kiếp này chúng ta chưa thực hiện được.

Em có ích kỷ không, khi chưa muốn cho anh siêu thoát, như người đời thường cầu nguyện cho người thân qua đời, sớm tiêu diêu miền cực lạc? Nhưng anh cũng chẳng ở với em quá lâu, vì nhiều lắm là em sống tới năm 80 tuổi. Mấy chục năm trần thế chỉ bằng một tia chớp nơi cõi vĩnh hằng hay bên kia thế giới, anh sống trong em thêm một tia chớp, để trong quãng đời còn lại, lúc nào em cũng có anh!...

Thể xác anh yên nghỉ nơi đây, thần trí anh xin dẫn đường cho em.

Ba em gởi tấm lòng thương mến viếng mộ anh....

Một làn gió nhẹ lướt qua. Mai thấy trời đất tối sầm. Mai nấc lên, nước mắt giàn giụa rồi nàng như mê man.

Không biết thời gian qua bao lâu, Mai nghe bên tai có tiếng gọi tên mình:

- Cô giáo!

Mai hé mắt nhận ra khuôn mặt bà Ngữ. Bà đỡ nàng đứng lên:

-Tôi đưa cô về nghỉ. Tôi e cô bị cảm. Cần phải giữ gìn sức khỏe, tránh xúc động mạnh mới được. Mai gượng nói:

-Cảm ơn bà nhiều. Nhờ Bà giúp đỡ, nếu không, tôi thiệt không biết sẽ ra sao ở nơi xa lạ này. Bà Ngữ dìu Mai về nhà:

-Tôi là chị cậu Định, cô là bạn mợ ấy, cũng như em tôi. Xin cô đừng khách sáo. Chỉ mong cô được an lành và được việc trong chuyến đi này.

-Xin nghe lời bà và cũng xin bà cho phép tôi ở lại đây ít bữa để hàng ngày ra thăm mộ.

-Rất vui mừng được cô ở chơi ít lâu. Nhà neo người, có cô tới càng vui thêm. Xin đừng ngại gì hết, cứ coi đây là nhà của cô.

Thêm mấy ngày ở Quảng Trị, bà Ngữ chu đáo lo cho Mai. Tuy biết nàng đã làm quen với con đường ra nghĩa trang, lần nào bà Ngữ cũng cho cô cháu cùng đi với nàng.

Buổi sáng trở lại Huế, bà Ngữ và cô cháu tiễn nàng ra tận bến xe.

Mai vui mừng vì qua những ngày đầu ở xa, nàng được gặp toàn người tử tế.

Như tên gọi, Phó Sẹo có cặp mắt không đều.Tuy vậy luôn luôn gã nhìn thẳng vào vấn đề, nhất là những vấn đề cần giải đáp nhanh, gọn cho được việc.

Đó là một hình dạng bao gồm từng phần thân thể của một con người mà chỉ cần nhìn một phần, ai cũng dễ dàng nhận ra là gã, kẻ mang tên Trần Văn Chín và có tục danh là Phó Sẹo. Phó là tên gọi chung những người làm thợ ở một số làng quê trên Miền Bắc Việt Nam. Ví dụ: phó may là thợ may; phó cạo là thợ hớt tóc, phó rèn là thợ rèn v.v... Chả là đã có thời gian gã kéo bễ cho một lò rèn ở làng bên cạnh. Còn chiếc thẹo trên mặt gã là do khoảng năm 1941, gã bị đâm bể trán trong một cuộc ẩu đả vì tranh nhau mớ lòng heo do quân đội Nhật vứt đi. Năm 1950, gã vào bộ đội , tham dự chiến dịch Biên Giới rồi trở về làm đội trưởng du kích địa phương! Chính gã, vừa chỉ điểm cho Tây lùng bắt các thành viên một đảng phái quốc gia, vừa tố cáo một vị linh mục tổ chức Tự Vệ bất hợp pháp!

Người làng ai nấy đều tránh Phó Sẹo, tên đầu trộm đuôi cướp. Không ai muốn “dây“ với gã. Đó cũng là nguyên do khiến gã căm thù tất cả mọi người, để, vào thời cơ cải cách ruộng đất, gã là cái “nhân” đắc lực cho Đội Cải Cách Ruộng Đất từ Nghệ Tĩnh ra , “đấu tố, giết sạch, phá sạch” bao nhiêu nhân mạng, tài sản của những “kẻ thù giai cấp”!.

Tôi tin rằng con người như gã,chắc chắn sớm được kết nạp vào Đảng và,sáng suốt như Đảng, thế nào gã cũng được giao những “sứ mệnh” cần đến những kẻ không tim và có bàn tay máu!

Quả nhiên gã được trọng dụng với công tác nằm vùng tại Miền Trung VNCH với cái tên Sáu Lẹ.

Sau thời gian “quậy” ở Đà Nẵng, gã mò ra cố đô Huế hoạt động phá hoại dưới mọi hình thức với sự cộng tác của Cúc, một nữ quái trong tình trạng non vợ chồng, già nhân ngãi.

Ngoài nghề nghiệp chính thức được ngụy trang bằng đạp xích lô, Sáu Lẹ còn bắt mối cho một vài con đò trên sông Hương. Cúc thì lường gạt những cô gái nhẹ dạ đem bán vào các ổ mại dâm.

Cả hai tên này đều sa lưới tình báo VNCH sau việc chúng ám hại một cô giáo bị đổ bể.

Mai chính là kẻ bất hạnh sa vào tay bọn này, khiến cuộc tình Thái Mai còn phải qua một thời gian khá dài, trải qua nhiều thử thách khổ đau mới hy vọng hàn gắn được.

Chuyến xe khách Liên Hiệp chạy đường Quảng Trị - Huế chiều hôm ấy khi dừng lại bến Đông Ba vào khoảng 5 giờ chiều thì Mai tay xách chiếc va li nhỏ, tay cầm chiếc sắc tay, bước xuống.

Mai đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo chờ xích lô. Chuyến đi cộng với tâm sự não nề khiến Mai cảm thấy rã rượi. Tự nhiên, Mai chóng mặt, mắt hoa lên.

Bỗng có ai đó nắm chặt cánh tay nàng:

- Cô bị trúng gió rồi! Vô đây, tôi cạo gió cho.

Tuy quá mệt mỏi, Mai cũng nhận ra đó là một thiếu phụ trung niên. Nàng né qua một bên, tránh bàn tay người đàn bà:

-Cảm ơn bà, tôi không sao đâu. Tôi phải chờ xích lô về đường Tô Hiến Thành,gần đây thôi. Thiếu phụ cười ròn rã:

-Cô cũng người trong Nam ta. Mình là người đồng hương, đừng ngại. Tôi là Cúc, quê Kiến Phong. Nhà tôi trong này, cô vô nghỉ chân một lát, để tôi biểu ổng chở cô về. Nhà tôi cũng đạp xích lô.

Mai vui vẻ:

-Cho tôi cáo lỗi khỏi vô trong nhà. Cảm phiền ông anh chở giùm tôi. Cúc gật đầu:

-Vậy được. Cô chờ một lát.

Một lát, theo lời Cúc, khiến Mai phải đợi trên 10 phút, mới thấy Cúc cầm ly nước , theo sau là người đàn ông đạp chiếc xích lô từ trong hẻm ra.

- Chắc cô khát nước, uống một hớp cho khỏe rồi lên xe. Bữa nào rảnh mời cô ghé chơi. Nhà tôi trong hẻm này, số 22B.

Rồi chỉ tay về phía người đạp xe:

- Đây là nhà tôi, tên Lẹ.

Mai đỡ ly nước ngọt, uống một hớp rồi trả chiếc ly cho Cúc:

- Cảm ơn chị nhiều!

Lẹ nhanh nhẹn đặt chiếc va ly của Mai nơi sàn xe. Trước khi xe lăn bánh, Mai còn nghe tiếng Cúc nói với theo:

- Cô về mạnh giỏi!

Một ngọn gió mạnh thổi tạt qua, làm mái tóc Mai xòa trước mắt. Mai giơ tay định gạt mớ tóc qua một bên, bỗng nhiên bàn tay nàng cứng ngắc! Trời tối sầm lại. Như có cơn lốc thiệt mạnh cuốn thân hình Mai lao đi.

Thời gian trôi qua không biết bao lâu. Mai cảm thấy thân mình như bay bổng lên. Người nàng lao đi vun vút giữa làn gió bão. Tuy hai mắt nhắm chặt, Mai vẫn thấy những luồng sáng kỳ dị, đỏ rực lên xẹt qua hai bên nhanh như tên bắn! Mai có cảm giác mình đang đi vào một kiếp khác và sắp được gặp lại Thái. Một lúc sau, những làn sáng đỏ dần tan và hiện ra một luồng sáng trắng đục.

Chợt Mai hé mắt. Nàng nhận ra mầu trắng đục của bốn bức tường và màu trắng sáng của ngọn đèn néon sáu tấc. Tự nhiên, Mai khóc nức lên. Một cô y tá mở cửa phòng bước vào:

- Cô Mai! Tạ ơn Trời Phật, cô đã tỉnh...

Mai bàng hoàng xoay mình lại. Cô gái lạ mặt tươi cười:

-Tôi là Lan, người giúp việc cho bác sĩ Thỏa tại đây. Cô lau nước mắt đi. Vừa nói, Lan vừa trao cho Mai mấy miếng vải lau tay (compresses).

Mai kêu lên:

-Đây là Dân Y Viện Huế?

-Thưa không! Đây là phòng mạch của bác sĩ với một số ít giường bệnh dành cho bệnh nhân phải ở qua đêm.

Mai càng khóc lớn hơn.

Lan đỡ cho nàng nằm ngay lại rồi dịu dàng:

- Mấy bữa nay, bác sĩ Thỏa săn sóc cô tận tình. Ổng nói thiệt bất ngờ mà cứu được cô, người em bà con của ổng ở trong Nam.

Thấy Mai vẫn còn nức nở. Lan nói tiếp:

-Mong cô bình tĩnh lại. Chúng tôi đều ái ngại trước sự bất hạnh của cô. Mai chưa nhớ lại được những việc đã xảy ra:

-Tại sao tôi lại nằm ở đây? Chuyện gì đã xảy ra cho tôi? Cô vừa nói tôi gặp điều bất hạnh. Tôi không hiểu gì hết! Tôi đã ở đây bao lâu rồi?

Lan kéo ghế ngồi gần bên Mai:

- Người ta vớt được cô trên sông Hương và đem tới đây. Cũng may bữa đó là phiên trực của bác sĩ Thỏa. Ông nhận ra cô là em bà con. Theo lời khai của chủ đò trên sông, thì cô được một người đàn ông trung niên dìu xuống đò. Sau nửa đêm, có tiếng động mạnh và chủ đò nhận ra là một người vừa lao xuống mặt nước! Ông ta và đứa con trai lớn nhảy xuống vớt được cô lên. Cô đã bị uống khá nhiều nước. Người ta chở cô tới phòng cấp cứu của Dân y viện. Bác sĩ Thỏa khám cho cô và cho hay là cô đang bị cảm sốt. Sau khi thực hiện các phần vụ chuyên môn, chúng tôi thấy cô đã hô hấp trở lại, nhưng vẫn còn sốt mê man. Tôi phụ đưa cô vô Phòng Hồi Sinh. Y phục của cô và những vật cần thiết khác do một bà cụ ở bệnh viện này lo liệu và đã đem theo tới đây. Con trai bà cụ là một chiến sĩ thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh đã đền nợ nước, nên bà cụ tình nguyện vô đây làm công quả.

Sau ba ngày đêm mê man, cô được truyền nước biển và trưa nay, tôi đến Dân Y Viện chuyển cô về đây.

Lan kéo tấm drap trên ngực Mai:

-Cô nằm nghỉ. Lát nữa, bác sĩ Thỏa sẽ tới thăm. Mai cầm tay cô y tá:

-Cô Lan! Xin vui lòng cho tôi hỏi: bác sĩ Thỏa nói gì khi biết tôi nhảy xuống sông? Lan ngần ngại:

-Bây giờ tôi mới nhớ là cần phải chia buồn với cô!

Mai ngạc nhiên:

-Cô nói sao? Lan gật đầu:

-Dạ! Bác sĩ Thỏa có cho tôi hay là vị hôn phu của cô đã oanh liệt đền nợ nước.

-Cảm ơn cô. Làm sao bác sĩ Thỏa hay được tin đó?

-Bác sĩ đọc Phân Ưu trên báo nên ông cho rằng có thể vì mất vị hôn phu...

Mai thở dài:

-Chắc là ổng cười tôi hèn nhát đi tìm cái chết!

Lan lắc đầu:

- Theo tôi, thầy thuốc chỉ biết chữa bệnh, không chú ý đến chuyện riêng tư nào khác. Cô cũng

không nên bận tâm ...

Mai nhắm mắt lại. Hai hàng nước mắt lại trào ra.

- Mai không được khóc!

Cánh cửa phòng vừa được mở, bác sĩ Vương Thỏa tươi cười đến ngồi cạnh giường bệnh.

Mai giật mình mở choàng mắt nhìn Thỏa.

Chờ cô y tá ra phía ngoài và khép cửa phòng, Mai lại tủi thân khóc òa lên.

- Đã biểu Mai đừng khóc. Tôi rất vui mừng vì Mai đã qua giai đoạn hiểm nghèo.

Mai nghẹn ngào:

-Cảm ơn anh. Mai thiệt không biết phải nói thế nào với anh! Thỏa giơ tay:

-Hãy đồng ý với nhau là chúng ta không nói chuyện nào khác, ngoài hiện trạng của Mai.

-Anh muốn nói...

-Về sự thực không thể không nói. Sau khi bị cảm sốt trầm trọng, lại thêm dầm mình dưới nước, Mai mê man cả tuần nay. Tôi đã khám tổng quát và nhận ra Mai đang có triệu chứng suy nhược toàn diện, cần một thời gian điều trị khá lâu. Trước mắt, tôi cần đưa Mai về phòng mạch của tôi ở gần sân bay Phú Bài.

-Thiệt là phiền cho anh.

-Chúng ta đã coi nhau như anh em từ khi tôi rời Cà Mau. Được chữa trị cho Mai là điều tôi không bao giờ nghĩ tới. Hãy coi đây là bổn phận của tôi.

Mai thẳng thắn:

-Coi nhau như anh em mà anh còn xưng tôi với Mai, nghe xa lạ vậy? Thỏa ngần ngại:

-Xin chiều theo ý Mai.

-Mai xin cảm ơn anh. Chừng nào Mai có thể trở vô Nam?

-Trong tháng này thì chưa được đâu! Mai ngạc nhiên:

-Mai thấy trong người đã khỏe...

-Hiện Mai đang bị suy nhược toàn diện, cần một thời gian tĩnh dưỡng cho lại sức. Tới chừng nào lên đường được, anh đâu dám giữ nữa!

Mai lo lắng:

-Sợ ba Mai trông tin! Thỏa vui vẻ:

-Anh đã gửi điện tín vô cho bác Năm, đại ý là Mai bị cảm lạnh trên đường đi thăm mộ Thái ở Quảng Trị và đang chữa bệnh ở đây. Mai cứ an tâm, muốn chóng vô Nam, Mai cần bình thản, không suy nghĩ vẩn vơ thì mới mau khỏe được.

-Mai xin tuân theo lời chỉ dạy của thầy thuốc.

Tiểu dưỡng đường của Thỏa nằm trong khu cây xanh, bóng mát. Hàng ngày Mai đi dạo quanh vườn bông hay ngồi trên ghế đá ghi nhật ký.

Mai đã nhận rõ cơ thể mình có điều khác lạ ngay trong lúc còn mê man nằm trong con đò trên sông Hương. Đến khi biết là mình bất hạnh sa vào tay kẻ bất lương và thân đã bị làm ô nhục, Mai đã lao mình ra ngoài khoang thuyền mượn dòng nước kết thúc cuộc sống không còn gì đáng vương vấn nữa! Bây giờ lại có thêm một triệu chứng không bình thường, nàng phải cho Thỏa hay.

Thỏa sốt sắng đưa nàng đi làm một cuộc thử nghiệm, và kết quả là nàng đã mang thai sau vụ bị cưỡng bức trên con thuyền oan nghiệt!

Mai đã khóc thảm thiết khiến Thỏa phật ý:

-Sự việc đã xảy ra, đâu phải lỗi ở Mai. Mai khóc nhiều rồi, nên bình tĩnh đối phó với tình trạng hiện có. Anh vừa nghĩ tới một giải pháp, nhưng Mai phải vui lòng mới được!

-Anh cứ cho hay.

-Mai phải ở nán lại đây. Chờ sau khi sanh sẽ trở lại với ông Già. Nếu Mai không nề hà, anh rất sẵn sàng đóng vai làm cha đứa nhỏ!

Mai sửng sốt kêu lên:

-Đâu được! Còn tương lai hạnh phúc của anh? Thỏa cười:

-Tương lai? Đâu có ai biết trước được tương lai của mình sẽ ra sao? Còn hạnh phúc? Làm được điều gì mà mình thấy lòng dạ thanh thỏa, hân hoan, theo anh đó là hạnh phúc!

Mai lắc đầu:

-Mai không dám kéo anh vô vụ tai tiếng này. Anh cứ để Mai trở lại Cà mau. Thỏa dịu dàng:

-Nếu vì sợ tôi bị tai tiếng mà Mai bỏ đi thì anh cam đoan với Mai là anh không ngại điều ấy. Chỉ cần làm một bữa tiệc, có đôi ba người thân chứng kiến, thì trước mặt thiên hạ, chúng ta là vợ chồng. Dĩ nhiên chỉ làm vậy để che mắt mọi người. Bác Năm sẽ đồng ý khi được tin chúng ta thành hôn. Ngày trước, bác đã biết anh ngỏ lời cầu hôn với Mai. Chỉ tại chúng ta không có duyên!...

Mai gượng cười:

-Tại anh mắc nợ Mai! Thỏa cười theo:

-Nói theo đạo, có thể là như vậy, và Mai mắc nợ tên du đãng đó từ kiếp trước, kiếp này nợ ai nấy trả.

Thấy Mai còn ngần ngừ, Thỏa nói thêm:

- Hãy tạm thời bằng lòng sự sắp đặt của anh. Đừng bao giờ có ý nghĩ là anh nhân cơ hội này mà muốn được có em làm vợ!

Mai chua chát:

- Không bao giờ Mai có ý nghĩ đó. Mai đâu còn xứng đáng với anh!

Thỏa ân cần:

- Chúng ta vì tình thế bắt buộc nên phải tòng quyền. Còn nói đúng ra, tại anh không có diễm phúc được em yêu, nếu không, anh rất sung sướng được cùng em kết duyên thiệt sự. Với anh, như anh đã đọc ở đâu đó: “Chỉ có sự trinh tiết của tâm hồn là đáng kể!”

Mai thấy ái ngại cho Thỏa:

- Thiệt tội cho anh! Vậy xin cứ làm theo ý anh và hãy nhận lòng biết ơn vô cùng của đứa em gái bạc phước này.

Thỏa cúi đầu:

-Em đã cho phép anh thể hiện được chiều hướng của lòng mình. Chính anh mới cần biết ơn em! rồi giơ tay coi đồng hồ:

-Lẽ ra anh không nên nói chuyện lâu với Mai. Mai còn yếu lắm, cần phải nghỉ ngơi. Từ rày sắp tới, mỗi ngày anh chỉ làm công việc chuyên môn của thầy thuốc, và nhiều lắm là nói chuyện với Mai trong vài phút thôi. Anh cần dặn thêm Mai, hãy để trôi qua những buồn thương dĩ vãng. Chúng ta còn phải sống, phải làm việc vì bổn phận.

-Mai xin cố gắng tuân theo những lời căn dặn của anh. Nhưng...

Thỏa giơ tay:

- Xin tạm ngưng. Mai phải nghe lời khuyên của thầy thuốc chớ!

Rồi Thỏa làm một cử chỉ chào Mai và ra khỏi phòng.

Anh Thái,

Bây giờ thì mọi việc đã sáng tỏ. Người thương binh ấy tên là Nguyễn Hữu Thái của một đơn vị bạn. Khi di tản cả hai anh, vị Y sĩ Hoa Kỳ nhận định rằng nếu máy bay trực thăng ghé Đông Hà để hậu trạm các đơn vị ghi nhận người của mình thì e rằng không kịp cứu sống các thương binh đang trong tình trạng nguy kịch. Do vậy mà ông đã xin bay thẳng ra Đệ Thất Hạm Đội.

Tới nơi, vì vết thương quá nặng, nên chiến hữu Nguyễn Hữu Thái đã đền nợ nước. Còn anh, ngoài những viên đạn bắn vô tay trái, vô bụng, còn một viên nằm trong mé đầu bên phải. Những việc xảy ra trong khi anh mê man cả tuần, người bạn Hoa Kỳ tường thuật khá đầy đủ. Nhưng không ai có thể ngờ là thi thể anh Nguyễn Hữu Thái được vô hòm kẽm tại Đệ Thất Hạm Đội, khi đem trở lại Căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tại Đông Hà, với tên họ ghi phía ngoài là Thai H. Nguyen, đã khiến tiền trạm của Tiểu đoàn 1 Dù ở gần đó hiểu lầm là xác của anh, Nguyễn Hoàng Thái! Các anh em đơn vị Dù rất đau buồn khi được biết anh đã hy sinh, mà cũng an lòng khi thi thể anh được đem trả lại cho đơn vị nhận.

Nhân danh người thân độc nhất của anh, tôi được phép bay ra Quảng Trị để dự lễ an táng anh, thể theo nguyện vọng bất thành văn của anh trong những lần tâm sự với anh em đồng đội. Quảng Trị là nơi thân mẫu anh an nghỉ và anh được nằm bên cạnh bà.

Cũng phải nhìn nhận là đơn vị đã không chu đáo. Lẽ ra phải khui hòm kẽm để nhận rõ khuôn mặt tử sĩ, nhưng lúc đó tang gia bối rối, lại nhìn hàng chữ họ tên trùng hợp mà thông thường người Mỹ thường đảo ngược họ tên, còn chữ lót thì chỉ ghi mẫu tự tắt. Rõ ràng là đúng tên anh, nên không ai nghĩ đến việc rất phiền phức khui hòm ra! Phải mà cô Mai còn ở Biên Hòa thì mọi sự đã khác.

Nhưng đúng là số mệnh không may cho Mai khiến cô giáo gặp tai nạn trong chuyến đi viếâng mộ... anh! Sau khi được cấp báo, Mai đã lên Biên Hòa và được tôi lo liệu mọi thủ tục bay ra Huế, vì trong tuần lễ đó, không có chuyến bay thẳng ra Quảng Trị. Mai sẽ từ Huế đáp xe đò đi thăm mộ rồi trở lại Huế trước khi về Tân Sơn Nhất. Tôi đã chuẩn bị cho Mai những nơi ăn ở chu đáo tại cả hai nơi đến.

Chúng tôi nhận được tin chẳng lành trong thư Mai gửi về. không ghi địa chỉ. Trang và tôi chẳng thể nào hiểu rõ hơn về chi tiết chuyện đã xảy ra, tuy chúng tôi vẫn tin tưởng rằng Mai chỉ yêu anh. Phải gặp một cảnh ngộ nào bất khả kháng, Mai mới phải để dòng đời trôi theo mệnh số.

Trang cho rằng rồi mọi việc cũng sẽ ổn thỏa vì đinh ninh rằng đã yêu nhau như anh và Mai thì cuộc tình duyên này không thể tan vỡ được. Chẳng qua tất cả chỉ là thử thách vàng mười trên lửa. Có trải qua những nghịch cảnh mới chứng tỏ sự thủy chung của lứa đôi. Trang nói với tôi:

- Mình coi, rồi đây, anh Thái sẽ hân hoan đón nhận, cảm thông bất cứ điều bất hạnh nào mà Mai đã phải gánh chịu.

Tôi thì dè dặt hơn. Vì vấn đề là Mai có vượt khỏi thường tình mặc cảm về thân phận, để dứt khoát trở về với Thái hay không?

- Mình tin đi. Vợ tôi nói thêm. Chúng ta sẽ nhận được những tin mừng.

Tuy tôi không quá lạc quan như Trang, nhưng vẫn còn hy vọng. Anh về nước sớm chừng nào hay chừng đó. Có hoàn cảnh nghỉ cả tháng để ghé thăm các tỉnh Miền Trung: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa..., thế nào anh cũng được tin Mai.

Tôi gửi kèm theo đây, thư của Mai gửi vợ chồng tôi để anh đọc.

Vợ chồng tôi và các cháu cầu xin các Đấng Thiêng Liêng phù hộ cho anh sớm bình phục trở về.

Định.

Kính gởi Anh Định và chị Trang thân thương,

Em viết cho anh chị thư này sau cả tháng bị đoạ đầy trong một cảnh ngộ đau lòng mà em không thể ghi lại cho đầy đủ được!

Đời em thiệt không bao giờ tưởng rằng mình có thể gặp phải những điều bất hạnh đến như vậy.

Thế mà, anh chị ơi, ông Trời nỡ bắt em phài gánh chịu, đến mức độ hoàn toàn tuyệt vọng, trong một phút cạn suy, em đã lao mình xuống dòng sông. Em chỉ muốn rửa sạch tất cả những nhơ nhớp đắng cay, đồng thời thoát đến một cõi khác mà anh Thái đang chờ em!

Nhưng số mệnh chưa cho em dứt khoát với cuộc sống chẳng có tương lai hạnh phúc này nên em được cứu sống.

Trớ trêu thay, người cứu em lại là một bác sĩ đồng hương. Trước đây, ảnh từng ngỏ lời cầu hôn với em. Hồi đó em đang hăm hở làm cô giáo, nên không muốn lập gia đình quá sớm. Vả lại em chưa hề yêu ai, mà từ nhỏ chỉ coi ảnh như người anh bà con. Là con người biết lý lẽ, ảnh đã vui vẻ trở lại Sài Gòn tiếp tục luận án Y Khoa và hiện làm y sĩ cho Dân Y Viện mà em đã được cấp cứu.

Bây giờ đời em sắp đi vô khúc rẽ. Chưa biết những ngày tới sẽ ra sao. Rất có thể, vì những lý do không thể tránh, em phải bằng lòng kết hôn với ảnh. Sau nhiều đêm trắng, em đã nhận rõ thực trạng của mình. Ở vào cảnh ngộ của em, đâu còn con đường nào khác cho em lựa chọn! Em cam chịu cúi đầu trước số mệnh, đành mang tiếng là kẻ chẳng thủy chung để bảo toàn một sinh mạng mà em không thể từ bỏ.

Xin hãy tha thứ cho em vì phải úp mở trong thư, nhưng nếu được về ôm lấy chị, em sẽ khóc cho vơi tủi hận, kể hết đầu đuôi câu chuyện cho anh chị nghe. Có điều em muốn được anh chị ghi nhận, để sau này nếu còn dịp trở về thăm anh chị - mà nhất định còn -được anh chị nhìn em với cặp mắt khoan dung, độ lượng. Đó là, nếu không vì những bất hạnh vừa qua, dù Thái không còn nữa thì mãi mãi em vẫn là của Thái. Thoạt nghe tin Thái đền nợ nước, em đã nhủ lòng là sẽ sống với bổn phận trọn đời cùng hình ảnh người chiến sĩ Nguyễn Hoàng Thái mà em đã yêu. Em thầm cầu xin cho hương linh anh Thái sớm siêu thoát, phò hộ cho em đủ nghị lực và hoàn cảnh sống theo tâm nguyện của mình. Em chằng dám nghĩ mình có đủ bản lãnh tránh được những cạm bẫy của cuộc đời đầy cám dỗ, nhưng tin rằng đã yêu nhau như em yêu Thái thì không bao giờ em còn có thể chung sống với người đàn ông nào khác. Cũng chẳng có người đàn ông nào chấp nhận cho vợ mình luôn tôn thờ một hình ảnh khác! Thế mà, thưa anh chị, trên thực tế ngoài đời, giờ đây em cần có một người chồng, không thể nào tránh được! Dù rằng trong chỗ riêng tư, người sắp thành hôn với em trên danh nghĩa cũng rất độ lượng, không thường tình chút nào. Ảnh đã cứu em cả sinh mạng và danh dự, chẳng cần đền bù, đáp ứng.

- Mai hãy làm theo lòng mình, đừng bao giờ miễn cưỡng. Nếu Mai được thanh thản, đó là hạnh phúc của tôi.

Trong căn phòng em đang ở, có đặt bàn thờ anh Thái, hàng ngày em thắp hương tưởng niệm. Thư đã dài, em xin tạm ngưng ở đây. Kính chúc anh chị và các cháu mạnh an. Ba em vẫn ở Cà Mau. Ông già tu đạo và đã cho phép em tự do định liệu cuộc đời mình.

Thân kính.

Mai

Thái đọc cả hai bức thư thêm một lần nữa rồi chậm bước ra lan can.

Ánh sáng ban chiều phớt qua mặt nước hồ bán nguyệt. Một đôi uyên ương đang thủ thỉ ven hồ. Người con gái mặc chiếc áo màu tím, có mái tóc đều đặn phủ ngang lưng làm Thái nhớ Hà Phượng Thúy. Bây giờ Thúy đã nằm sâu trong lòng đất. Thái ân hận không được gặp lại Thúy để vĩnh biệt nên mong có dịp sẽ tìm viếng mộ Thúy.

Thái có mặt ở cố đô với hy vọng tìm hiểu sự bất hạnh của Mai., chỉ một tuần sau khi về nước.

Bước chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, Thái vô cùng cảm động khi thấy hầu như đủ mặt các chiến sĩ Mũ Đỏ ra đón. Sự lầm lẫn khiến Thái sống lại trước mặt anh em đồng đội. Họ công kênh Thái chạy vòng vòng. Mão “kều” và Hải “xung phong” ứa nước mắt. Định vừa bước tới, kéo Thái từ trên tay anh em xuống. Hai người bạn thân thiết hơn ruột thịt ôm chầm lấy nhau, cảm động nghẹn ngào.

Tối hôm đó, Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù tổ chức liên hoan mừng Đại đội trưởng Nguyễn Hoàng Thái hồi sinh. Tuy chưa ngồi được lâu, vì ảnh hưởng còn lại của chứng nửa người tê liệt, Thái cũng đủ thì giờ kể chuyện cho các chiến hữu nghe, từ khi chàng bị thương được di tản ra Đệ Thất Hạm Đội, qua Phi Luật Tân đến khi về nước. Tuyệt nhiên không ai hỏi anh về cô giáo Mai. Hẳn mọi người đã rõ sự hy sinh của Thái trong một trận thắng oanh liệt, dù không còn biến chứng do các vết thương, nhưng Thái đã bị thiệt thòi, không còn sinh hoạt bình thường của người đàn ông nữa!

Thái vẫn cười vui, ngay từ khi được vị y sĩ Hoa Kỳ trên hạm đội 7 cho hay điều bất hạnh ấy. Thái nghĩ đó là do số mệnh áp đặt cho mình va øcho Mai nữa!

Sau khi được chính thức nghỉ dưỡng bệnh “một tháng tái khám”,Thái tự đặt chương trình: ra Miền Trung tìm Mai, sau đó đến Đà Lạt nhờ Kim đưa đi viếng mộ Thúy.

Theo tin từ cụ Năm dưới xứ cho hay, gia đình cụ chỉ có một người đồng hương là bác sĩ Vương Thỏa ở Huế, nên chặng đầu của Thái là đáp máy bay tới phi trường Phú Bài, tạm trú tại khách sạn Hương Giang.

Xa, về phía trái, cầu Tràng Tiền vẫn nối hai bờ sông Hương muôn đời lặng lẽ. Gần, đây là cồn Hến.

Bên kia là chợ Đông Ba. Phía sau là thôn Vỹ Dạ có con đường chạy dài ra cửa biển Thuận An...

Thái đang nhìn qua cảnh vật thì chợt nghe có tiếng ai kêu:

-Thái! Phải Thái không? Thái ngạc nhiên nhìn xuống:

-Ủa! Túc!

Túc vui mừng la lên:

- Đợi đó, tôi lên ngay!

Nhảy qua mấy bậc cầu thang khách sạn, Túc ôm chầm lấy Thái:

- Cảm ơn Thượng Đế, cậu vẫn còn đây!

Thái kéo Túc vô trong phòng trọ. Giọng Túc oang oang:

-Thiệt đâu ngờ, lần đi “phép năm” này được gặp lại cậu. rồi nhìn chung quanh:

-Bộ cậu ở đây... solo sao?

Thái vui vẻ:

- Chớ cậu muốn mình ở với ai?

Sực nhớ ra trường hợp không may của Thái, Túc nhún vai:

-Trước khi đi phép, mình có nghe Tu bíp trên Sư đoàn nói về cậu. Theo ổng, chỉ ngại các thương tích có biến chứng, thực ra tình trạng của cậu chưa phải là tuyệt vọng. Bệnh quỷ đã có thuốc tiên, lo gì.

-Cũng mong được như cậu nói.

-Cậu có mặt ở cố đô, phải chăng tìm thăm cô bé áo tím ngày xưa?

Thái lắc đầu hỏi lại:

-Tôn nữ Diệu Khanh hay Hà Phượng Thúy?

-Cả hai!

Nét buồn hiện rõ trên khuôn mặt Thái:

-Thúy mất rồi! Còn bé Hằng đã... sang ngang. Chợt Túc hạ giọng:

-Mình không rõ đầu đuối câu chuyện, còn cô giáo Mai? Thái nói ngay:

-Mình ra đây là để tìm Mai. Túc ngạc nhiên:

-Cô giáo tới Huế.... mần răng?

-Đi thăm mộ.... mình ở Quảng Trị rồi chưa trở lại Miền Nam!

-Cậu tìm được chưa?

-Mình mới tới đây trưa nay mà! Gặp cậu bất ngờ thế này là may mắn lắm. Đỡ cho mình bao nhiêu công phu!

Túc mở to mắt:

-Cậu nói sao? Thái cười:

-Cậu là dân địa phương, thổ công, vậy có biết bác sĩ Vương Thỏa ở Dân Y Viện không? Túc cười theo:

-Thổ công là hồi còn đi học. Nhưng muốn tới Dân Y Viện kiếm một ông lang tây cũng dễ thôi.

-Đồng ý. Nếu cậu quen thì vẫn hơn. Tôi muốn biết nhà riêng của ông ta.

Túc gật đầu:

-Được lắm. Mình sẽ tìm ra sớm cho coi.

-Mình đã biết cậu rất serviable mà! Túc kéo tay Thái:

-Chuyện đâu còn có đó, chừ hãy theo mình!

-Đi.... mô?

-Xuống... thuyền. Bọn mình phải tâm sự một đêm trên sông Hương thơ mộng này. Thấy Thái có vẻ ngần ngại. Túc cười:

-An tâm đi. Rất trong sạch!

Thái nói đùa:

-Phải mà được gặp cậu sớm, mình khỏi mướn khách sạn đêm nay! Nhưng hãy cho mình qua Gia Hội ăn cơm Hến đã, lâu ngày, thèm lắm!

-OK, Sir! Khuya đó, đôi bạn nằm trong khoang thuyền lênh đênh trên sông Hương, trao đổi mọi chuyện về Mai, qua những tin tức nhận được.

-Cậu định gặp bác sĩ Thỏa mà lại không muốn cho Mai biết. Tại sao vậy?

-Cậu quên là mình không còn ‘bình thường’ sao? Trong lúc đó, qua các thư của anh chị Định và của Mai, mình hiểu rằng vì một tai nạn nào đó, Mai buộc lòng phải kết hôn với một bác sĩ. Đây chỉ có thể là bác sĩ Vương Thỏa. Vì vậy mới cần cậu tìm tư thất của ổng. Tôi muốn biết sự thực về tình trạng hiện nay của Mai. Vấn đề là làm sao không cho Mai hay là tôi còn sống mới được!

Túc cười:

-Cậu vẫn chủ trương không nên làm khổ mình, khổ người. Vậy với hoàn cảnh hiện tại, sao cậu không để Mai an phận vui duyên mới. Cậu tìm đến nhà bác sĩ Thỏa đâu có giải quyết được gì?

-Cậu nên cảm thông cho mình. Khi được biết những bất hạnh mà người yêu phải gánh chịu, mình muốn tìm hiểu đôi phần sự thực. Đàng khác, mình cần gặp bác sĩ Thỏa để ông ta đồng ý không để những tin tức về mình cho Mai hay. Cậu nghĩ coi, khi mình về nước, một số các anh em phóng viên Quân Đội đã lấy tin, viết bài trên các báo Tiền Tuyến, Chiến Sĩ Cộng Hòa. Chắc chắn là bác sĩ Thỏa sẽ đọc được và có thể ổng cho Mai hay. Cứ tưởng tượng là khi nghe tin như vậy, Mai sẽ đau khổ biết chừng nào!

Túc hỏi thêm:

- Cậu chủ quan quá. Thứ nhứt: Chắc gì ông Thỏa chịu cho gặp! Khi được báo tin là có cậu là kẻ không mong mà tới, hẳn ổng không vui chút nào. Hai chàng cùng yêu một nàng, khó có sự cảm thông. Thứ hai: Làm sao cậu dám tin rằng ông Thỏa sẽ không tiết lộ tin cậu còn sống và đã về đơn vị?

Thái nói, giọng đầy tin tưởng:

-Chẳng gì có thể khiến người đối diện cảm thông ta bằng sự chân thành. Mình tin rằng sau khi nghe tất cả sự thật, nhất là sự thật liên quan đến tình trạng không còn bình thường của mình, bác sĩ Thỏa sẽ hết lòng cộng tác với mình, nếu quả thiệt ổng cũng yêu Mai. Miễn sao Mai mạnh an và có hạnh phúc là mình yên tâm tiếp tục phục vụ dưới Cờ.

-Cậu nhất định không gặp lại Mai?

Thái thở dài:

-Đành vậy thôi!

-Trong trường hợp bất ngờ Mai trông thấy cậu trong phạm vi tư thất của ông Thỏa?

-Vì thế mới cần cậu tiếp tay. Tin tức tình báo địa phương bao giờ cũng cần thiết. Túc lắc đầu:

-Cậu tính toán còn nhiều sơ hở. Theo mình, cậu chẳng cần kiếm bác sĩ Thỏa để câu chuyện thêm rắc rối, đồng thời cũng khiến ông ta khó xử!

-Cậu có lý một phần. Rồi sao?

-Chỉ cần cậu tìm hiểu coi Mai có an lòng và thanh thản với cuộc sống hiện tại không. Còn việc giấu những tin tức về cậu, không cho Mai hay, mình sẽ tới Dân Y Viện gặp và trình bày hơn thiệt với ổng. Hãy nghe mình. không nên ra mặt!

Thái im lặng nằm xuống khoang thuyền, lát sau mới lên tiếng:

- Hãy nằm nghỉ cho khỏe. Mình suy nghĩ thêm, Biết đâu chẳng tìm ra kế vẹn toàn. Túc nằm bên cạnh bạn:

- Mà không khéo cậu phải ra mặt gặp bác sĩ Thỏa thiệt. Vì nếu không có được tin tức cô giáo, chẳng lẽ cậu bỏ cuộc, trở về Sài Gòn sao?

Thái cười:

- Cậu đúng là ba phải!

***


Thái nhìn lại số nhà rồi giơ tay nhấn chuông. Cánh cửa hé mở. Một người con gái mặc chiếc Blouse trắng hiện ra:

-Thưa ông! Thái cúi chào:

-Xin cô cho hỏi thăm, đây có phải là dưỡng đường của bác sĩ Vương Thỏa?

-Thưa phải. Xin lỗi, ông có hẹn trước?

-Vâng!

-Mời ông vô! Bác sĩ đang khám bệnh.

Thiếu nữ hướng dẫn Thái vô phòng khách:

-Xin cho biết quý danh.

-Tôi là Nguyễn Hoàng Thái.

-Mời ông ngồi và xin vui lòng chờ trong ít phút.

Sau khi cô gái chào khách và bước ra ngoài, chỉ vài phút sau, chủ nhân đã có mặt:

-Tôi là Vương Thòa. Hân hạnh được tiếp ông...

-Nguyễn Hoàng Thái...

-Mời ngồi, tôi được nghe quý danh một vài lần trên báo trong những trận đánh ngày trước! Hình như là Trung úy Nguyễn Hoàng Thái thuộc Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù. Nhưng ông này đã hy sinh trên mặt trận và đã được truy thăng cấp Đại úy.

Thái vui vẻ:

- Chính là tôi. Do một sự lầm lẫn thôi.

Hai người bắt tay nhau.

Thái dè dặt:

-Cảm ơn bác sĩ cho gặp. Thỏa tươi cười:

-Đề nghị chúng ta không khách sáo trong cách xưng hô. Tôi có cảm tưởng anh tới vì chuyện cô giáo Mai. Xin cứ vui lòng cho hay...

Thái vui vẻ:

- Thưa bác sĩ,... thưa anh. Tôi xin chân thành kể lại câu chuyện này. Mong được anh cảm thông.

Nét mặt Thỏa trầm ngâm khi nghe Thái trình bày về hiện trạng của mình và mục đích cuộc viếng thăm rồi nói thêm:

-Nguyện vọng của tôi là biết Mai đang sống như thế nào, để an lòng tiếp tục lên đường chiến đấu. Thỏa đứng lên:

-Tôi hiểu ý anh. Chẳng hay anh có thì giờ...

-Tôi không có việc gì khác...

-Vậy xin chờ một lát.

Thỏa rảo bước ra ngoài và trở lại ngay với một cuốn tập trao cho Thái:

- Tôi cần khoảng nửa giờ nữa để qua thăm bệnh nhân. Trong khi chờ đợi, mời anh đọc tập nhật ký này và chúng ta sẽ thảo luận.

Thái đỡ lấy cuốn tập:

- Cảm ơn anh.

Chờ Thỏa ra khỏi phòng khách, Thái chăm chú mở “Nhật Ký Vương Thỏa”. Nét mặt chàng thay đổi theo từng trang giấy.

Lúc Thái ngẩng đầu lên đã thấy Thỏa ngồi trước mặt.

Thái nói bằng một giọng xúc động:

- Tạ ơn anh đã cứu Mai toàn vẹn. Trước khi tới đây, tôi đã được tin là Mai sắp kết hôn với một vị y sĩ. Lẽ ra không nên có chuyến đi này. Nhưng tôi thực muốn biết những bất hạnh mà Mai đã phải gánh chịu vì đi viếng mộ ... tôi! Yêu Mai, tôi thực tâm muốn cho nàng được hạnh phúc, vì đó cũng là hạnh phúc của tôi. Trong khi ngộ nạn, Mai may mắn được gặp anh. Càng may mắn hơn, Mai còn được anh bất chấp những điều mà người đời gọi là tương lai, hạnh phúc, mở rộng bàn tay đón nhận và chu toàn mọi việc cho Mai mà không hề nghĩ đến sự thiệt thòi của mình. Như đã trình bày với anh, sau khi được giải phẫu, phân nửa mình tôi bị tê bại khiến tôi không còn khả năng sinh lý. Bây giờ vì ngộ nạn, Mai phải mang thai, tôi đâu thể để cho nàng phải mang tiếng, mà khăng khăng giữ Mai cho mình!

Thỏa ngắt lời:

- Tôi nghĩ dù sao anh cũng nên gặp lại Mai. Chúng ta là những người không phóng khoáng, câu nệ gì hết, miễn người mình yêu được thanh thản... Thực ra, tôi đã làm một cuộc thí nghiệm biết Mai có thai, như trong nhật ký có ghi. Vì kính trọng Mai, tôi không hề muốn tìm hiểu nguyên do. Bởi trong chiến tranh, có trăm, ngàn chuyện bất hạnh xảy ra. Tôi tin tưởng tuyệt đối rằng bao giờ và trong hoàn cảnh nào, Mai cũng là người đàng hoàng, có đạo đức. Sở dĩ tôi cầu hôn với Mai, dù đã được biết là Mai từng yêu anh thiết tha, một phần cũng vì Mai đã gặp bất hạnh nên tránh cho nàng điều tai tiếng có thể khiến Mai thêm phẫn chí. Phần khác là bởi tôi cũng từng thiết tha yêu Mai, nên mang hy vọng dần dần sẽ cảm hóa được người mình yêu. Nhưng bây giờ anh... sống lại, tôi sẵn sàng tuân theo quyết định của anh. Xin hiểu cho, tôi không bao giờ trốn tránh trách nhiệm.

Thái cúi đầu:

-Tôi hiểu và rất kính trọng lòng độ lượng cũng như tình yêu mà anh đã dành cho Mai. Tôi cầu mong cho cả hai sau này sẽ thực sự có hạnh phúc. Từ nay, tôi sẽ an tâm phục vụ và mãi mãi ghi ơn anh đã cứu người tôi yêu, cả tâm linh và thể xác.

-Như vậy là không muốn cho Mai gặp lại?

-Đành vậy, thưa anh. Tôi thấy không còn giải pháp nào hơn. Tôi không dám nhận lại Mai, chẳng phải vì sự bất hạnh của Mai, mà chình vì danh dự của Mai. Thiên hạ sẽ nghĩ sao khi biết tôi là kẻ không thể có con mà Mai lại mang bầu! Tôi đành xa Mai là giữ danh dự cho Mai, cũng như anh cầu hôn với Mai cũng chính là để giữ danh dự cho Mai.

Thỏa gật đầu:

- Bây giờ tôi tường tận mọi việc. Đành phải như vậy thôi. Tôi hứa là sẽ cố gắng lo cho hạnh phúc của Mai.

Thái đứng lên:

-Tôi xin phép cáo từ. Chờ chuyến bay gần nhất , tôi sẽ trở lại Sài Gòn. Thỏa nắm chặt tay Thái:

-Xin cho biết nơi anh đang tạm trú. Tôi sẽ ghé thăm, trước khi anh lên đường. Chừng đó, tôi mong chúng ta sẽ là đôi bạn thân, cởi mở hơn.

-Rất mong như vậy. Tôi ở trên lầu khách sạn Hương Giang, phòng số....

Sau khi đỡ Mai ngồi trên ghế trước, Thỏa đi vòng qua đầu xe, ngồi vào tay lái rồi mở máy.

Mai lên tiếng:

-Hình như còn sớm, phải không anh? Thỏa lắc đầu:

-Không sớm lắm đâu. Chúng ta sẽ tới sân bay Phú Bài trước Thái khoảng chừng mười lăm phút. Tới nơi, anh đưa Mai lên Đài Kiểm soát Không lưu. Trên đó Mai có thể nhìn toàn cảnh sân bay mà không sợ Thái nhận ra.

Xe chuyển bánh, Mai dặn:

-Chừng nào anh Thái tới, anh nhớ cho Mai hay liền nha!

-Chắc chắn. Mai cần gì thêm không?

-Không, à... có điều muốn hỏi thêm anh. Anh Thái không thể có con được nữa sao, anh?

-Chưa hẳn là như vậy. Trong trường hợp vết thương trên đầu không có biến chứng, Thái vẫn còn nhiều hy vọng.

-Anh!

-Mai nói đi!

-Mai hiểu, chấp nhận tạm thời tình trạng hôn nhân này là cả anh và anh Thái đều giữ cho Mai. Anh Thái chưa có con được mà em lại mang bầu như thế này, làm sao về Sài Gòn với nhau được?

Giọng Mai nghẹn ngào:

-Thiệt tội cho anh quá!

-Đã biểu đừng bao giờ nghĩ như vậy. Anh đang có hạnh phúc mà.

-Mai đội ơn anh vì đã dứt khoát vun đắp cho mối tình Thái Mai rồi cũng sẽ được xum họp. Nhưng anh cho chúng em quá nhiều, kiếp nào đền ơn anh được! Tuy rằng chỉ có anh em mình biết được thực chất cuộc hôn nhơn này, nhưng dù sao thiên hạ sẽ đàm tiếu...

-Anh cần gì điều ấy! Thực ra, chẳng phải từ khi gặp Thái, anh mới có ý định giữ khoảng cách trân trọng với Mai. Anh không muốn có cuộc hôn nhơn bằng tình yêu đơn phương. Nếu thực tế, Mai là vợ anh thì phải trọn vẹn là của anh. Nếu không, chẳng thà chúng ta nên đối xử với nhau như tình anh em ruột thịt. Bây giờ Thái trở về, hoàn cảnh có làm hai người tạm thời xa nhau một thời gian, nhưng rồi cũng sẽ được đoàn tụ. Biết như vậy, đời nào anh còn có ý định thực sự làm chồng Mai cho dang dở cả ba cuộc đời!

-Anh!

-Mai nói đi!

-Mai biết nói sao để tạ lòng anh?

-Mai hiểu cho anh là đủ!

-Vì hiểu rõ tấm lòng trời biển của anh, nên Mai mới sống dưới bàn tay che chở của anh...

Thỏa ngắt lời Mai, chỉ tay qua con đường trước mặt:

- Đó là đường lên núi Ngự Bình. Bữa nào Mai thấy khỏe, anh sẽ đưa Mai lên chơi.

Mai reo lên:

-Hay quá. Còn đi thăm các lăng tẩm nữa.

-Để coi, nơi nào có an ninh mới đi được chớ.

Xe chạy ngang Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa.

Mai hỏi:

-Anh Thái về đơn vị bằng máy bay nhà binh hay Hàng Không VN, anh?

-Đây là máy bay vận tải C. 47 của Không Lực ta, trên đường bay Đông Hà - Sài Gòn, sẽ ghé Phú Bài cho Thái “quá giang” do sự can thiệp và giúp đỡ của Sư Đoàn 1 Bộ Binh.

-Chắc anh Thái mặc quân phục?

-Đi máy bay quân sự mà. Nhưng bữa đầu tiên, Thái mặc xi-vin đến gặp anh.

Xe ngưng lại trước Đài Kiểm Soát Không Lưu. Thỏa đưa Mai lên lầu. Sau khi giới thiệu Mai với người quen, Thỏa trao cho Mai chiếc ống nhòm:

-Mai điều chỉnh cho vừa tầm nhìn xa. và chỉ tay lên trời:

-Mai coi, máy bay đang lượn vòng, chắc là chờ lệnh cho đáp xuống. Vậy là Mai khỏi chờ lâu. Anh xuống đón chào tạm biệt Thái.

Mai hồi hộp:

-Rồi anh phải trở lại ngay với Mai nha. Mai thấy sợ...

Thỏa mỉm cười:

-Không sao đâu. Cứ bình tĩnh. Chờ khi Thái lên phi cơ, anh sẽ tới với Mai ngay.

Thỏa bước xuống cầu thang trong khi một nhân viên Đài Kiểm soát kéo chiếc ghế đẩu ra lan can:

- Mời chị ngồi cho đỡ mỏi chân. Cũng phải mươi phút nữa, máy bay mới đáp xuống và sẽ cất cánh ngay.

Mai tươi cười:

- Xin cảm ơn anh!

Mai chăm chú theo dõi vận tải cơ C 47 khi đáp xuống Nàng đưa ống nhòm vừa tầm mắt với hai tay run rẩy. Nước mắt nàng trào ra khi thoạt thấy Thái, mặc quân phục với chiếc Mũ Đỏ, từ xe Jeep xuống rồi cùng Thỏa và một quân nhân Mũ Đỏ khác tới cửa máy bay. Mai vội lấy khăn tay lau nước mắt để nhìn cho rõ.

Qua ống kính, Mai đã thấy khuôn mặt người nàng hết dạ yêu thương đang xiết tay Thỏa và người cùng đi rồi quay bước lên mấy bậc thang cửa phi cơ. Mai đứng chết trân nhìn theo Thái. Chiếc mũ đỏ của chàng lớn dần, lớn dần bay lên không trung. Đâu đây có tiếng nhạc quân hành. Mai còn thấy hình ảnh cả một Đoàn Quân Mũ Đỏ đang diễn hành trước khán đài danh dự trong dịp diễn binh chào mừng Quốc Khánh 26 tháng 10.

Mai tức tưởi khóc trong tiếng kêu thất thanh:

- Anh Thái!

Rồi ngả người ra phía sau. Thỏa vừa lên kịp để đỡ cho Mai khỏi ngã.

Phía dưới sân bay, chiếc C 47 đã ra phi đạo và đang chuẩn bị cất cánh.

 Hoàng Ngọc Liên

Ngày 1 tháng 12 năm 1968

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn