BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76674)
(Xem: 63113)
(Xem: 40505)
(Xem: 32129)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cà phê nhân quyền lần II

20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 1443)
Cà phê nhân quyền lần II
53Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.54
Buổi thảo luận về chủ đề quyền tự do đi lại của công dân Việt Nam lần II do Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức tại Joma Bakery Coffee - 22 Lý Quốc Sư - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội vào lúc 9h 30 sáng hôm nay, thứ năm ngày 20 tháng 3 năm 2014 với khoảng 30 người.

Hành xử tùy tiện của an ninh và công an

Chủ quán cà phê đóng khu vực có phòng rộng viện ly do sửa chữa nên những người tham dự phải ngồi rải rác ở ngoài hành lang tuy nhiên buổi họp Cà phê Nhân quyền lần 2 vẫn tiến hành tốt đẹp (ngày 20/03/2014) . Danluan.org


Chính quyền Việt Nam tham gia ký kết ngày càng nhiều các văn bản quốc tế về quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa với Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế. Trong đó Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, nhưng vẫn tiếp tục gia tăng vi phạm các quyền căn bản của công dân như quyền tự do đi lại.

Trong năm 2013 và đầu 2014 có nhiều nhà bất đồng chính kiến, blogger, facebooker bị cấm xuất cảnh với cùng một lý do mà phía công an xuất nhập cảnh nói với họ “vì an ninh quốc gia”. Cho đến nay, các công dân bị cấm xuất cảnh một cách tuỳ tiện vẫn chưa nhận được lời giải thích hợp lý, đúng thủ tục pháp luật bằng văn bản, vì thế nhóm mạng lưới Blogger Việt Nam đã có tổ chức buổi thảo luận về “quyền tự do đi lại của công dân” lần I tại Sài Gòn vào đầu tháng 3 năm 2014 cùng với các nhà báo nước ngòai, khi đó mạng lưới Blogger thông qua phương tiện truyền thông facebook và website có mời Phòng Bảo vệ Chính trị (PA67) và Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh (PA72) tham gia hội thảo, nhưng phía chính quyền đã không hồi đáp và tham dự.

Cuộc thảo luận "Công dân bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh nhìn từ quan điểm Quốc tế" lần II này, mạng lưới Blogger vẫn tiếp tục mời Đại diện Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh (PA72) công khai trên nhiều trang mạng xã hội tham dự cùng với Đại diện các đại sứ quán tại Hà Nội.

Buổi thảo luận sáng hôm nay gồm có các blogger như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu), Paulo Thành Nguyễn thuộc Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Facebooker Gió Lang Thang, Đại diện nhóm Con đường Việt Nam Bạch Hồng Quyền, TS Nguyễn Quang A, Giáo sư Chu Hảo... và có đại diện các đại sứ quán Đức, Úc, đại sứ quán Thụy Điển, liên minh Châu Âu…Blogger Paulo Thành Nguyễn cho biết lý do mọi người cùng ngồi với nhau tại buổi thảo luận:

Thì nó bắt nguồn từ cái việc hành xử bên phía an ninh Việt Nam là càng ngày người ta càng hành xử tùy tiện, và vi phạm nhân quyền và cụ thể là vi phạm cái quyền tự do đi lại của người dân. Kể từ sau khi mà nhóm tuyên bố 258 mở rộng hoạt động phạm vi quốc tế thì tố cáo cái ...vi phạm của chính phủ Việt Nam với quốc tế thì họ bắt đầu lo sợ và cái phản ứng của họ là cấm tất cả những người mà họ cho rằng có thể đi nước ngoài mà họ cấm hết với một lí do chung đó là lí do vì lí do an ninh quốc gia, và một lí do mơ hồ như vậy nên nó cấm hàng loạt, tính đến thời điểm này thì có khoảng vài trăm người đã bị cấm xuất cảnh một cách tùy tiện như vậy.

 Tìm hiểu nhân quyền trên thế giới

Khoảng 30 người đã có mặt tại buổi thảo luận. Thành phần tham dự gồm có đại diện các sứ quán Đức, Úc, liên minh Châu Âu, TS Nguyễn Quang A, giáo sư Chu Hảo, ông Nguyễn Hoàng Đức... và các blogger thuộc Mạng Lưới Blogger Việt Nam.(ngày 20/03/2014)


Blogger Thành Nguyễn cho biết có một điều thú vị trong những người tham dự:

"Đó là có những cái bạn mà gọi là cái bạn phản biện thuộc nhà nước, cái nhóm mà gọi là nhóm phản biện thuộc nhà nước thì là các bạn mặc nguyên cái áo cờ đỏ sao vàng tới, các bạn cũng đặt câu hỏi cho lãnh sự quán, cho Đại sự quán, thì các bạn đặt câu hỏi là người dân có quyền xúc phạm đến nhân phẩm người khác hay không? rồi sau đó lãnh sự quán người ta cũng trả lời về cái quyền tự do ngôn luận tuy nó hơi lạc đề nhưng mình vẫn để cho cái việc đó diễn ra; thì các bạn nói rằng là: nếu mà dùng quyền tự do ngôn luân mà ảnh hưởng đến nhà nước; nói chung là nói theo một cái cách rất là nhà nước là dùng quyền tự do ngôn luận ảnh hưởng đến các lợi ích của nhà nước, thì bên Đại sứ quán người ta mới trả lời là: ở đất nước họ và nói chung là ở những cái nước văn minh đó là người dân có quyền tự do ngôn luận và không bị giới hạn trong vấn đề chính trị, thì Đại sứ quán trả lời rất là dứt khoát như vây, thì các bạn không còn biết nói gì thì đi xuống.

Bạn trẻ Lê Hoàng, thành viên nhóm No-U cũng bị cấm xuất cảnh, sáng nay tham dự buổi cà phê nhân quyền cho chúng tôi biết :

“Hôm nay em có tham gia buổi cà phê thảo luận về việc xuất nhập cảnh, quyền đi lại của công dân bị ngăn cản các thứ, em là thành viên nhóm No-U phản đối Trung Quốc đường lưỡi bò lấn chiếm Biển Đông, trong đó 2 năm vừa rồi em có tham gia cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc lấn biển. Cách đây 1, 2 tháng em có đi cửa khẩu Tuyên Quang, giấy thông hành đi trong một ngày, họ chặn họ không cho, cả đòan đi qua được riêng em bị chặn lại, họ nói vấn đề an ninh Anh không thể qua cửa khẩu, trong đó giấy thông hành của tôi đi được từ sáng đến tối trở về Việt Nam được, tôi nghĩ qua gần thôi, nhưng mà họ ngăn chặn.”

...Họ (đại sứ quán) trả lời là những cái đối tượng mà để mà áp dụng cái luật vì lí do an ninh để mà cấm xuất cảnh thì thường là phạm pháp rất là nghiêm trọng và cái tội ác đó được tòa án xử qua; và cái cấm đó đi kèm theo rất nhiều mục một người đã phạm tội, còn VN thì là những người cấm không kèm theo bất cứ một tội danh nào mà bị cấm, đó là một cái bất cập ở VNBlogger Thành

Theo Blogger Paulo Thành Nguyễn cho biết có một tình huống gây khó khăn cho buổi hội thảo là người chủ quán không cho sử dụng khoảng không gian rộng:

Chủ quán người ta đóng cái cửa cái khu vực để mà có thể ngồi được đông người thì người ta đóng cái khu vực đó lại và người ta nói là sửa chữa, nên buộc lòng những người tham dự phải ngồi rải rác ở ngoài hành lang, và cái sự cản trở đó nó cũng không ảnh hưởng nhiều mà ngược lại nó khiến nhiều người nhận ra được vấn đề hơn.

Trong buổi thảo luận, các công dân Việt Nam bị cấm xuất cảnh có đặt câu hỏi với Đại diện của các Đại sứ quán tại Hà Nội. Ở các quốc gia tự do có bị cấm xuất cảnh như ở Việt Nam hay không? Và người công dân đó như thế nào mới bị cấm xuất cảnh, Blogger Thành cho biết các đại diện Đại sứ quán trả lời:

“Thì họ trả lời là những cái đối tượng mà để mà áp dụng cái luật vì lí do an ninh để mà cấm xuất cảnh thì thường là phạm pháp rất là nghiêm trọng và cái tội ác đó được tòa án xử qua; và cái cấm đó đi kèm theo rất nhiều mục một người đã phạm tội, còn Việt Nam thì là những người cấm không kèm theo bất cứ một tội danh nào mà bị cấm, đó là một cái bất cập ở Việt Nam.”

Blogger Thành Nguyễn cho biết tiếp những người đại diện cho các Đại sứ quán, lãnh sự quán ghi nhận rất tích cực buổi hội thảo nhân quyền hôm nay và lên tiếng, sẽ chất vấn chính phủ Việt Nam về vấn đề này.

Bạn trẻ Lê Hoàng cho rằng cần có nhiều những buổi hội thảo về nhân quyền công khai thì rất giúp ích cho những người công dân Việt Nam:

Em nghĩ là những buổi như thế này, càng nhiều càng tốt để cho mọi người hiểu thêm về nhân quyền, quyền đi đứng, căn bản quyền của con người, con người là phải được như thế nào với một xã hội dân chủ, em nghĩ cần những buổi này nhiều hơn.”

Sau khi kết thúc buổi hội thảo, trên đường chạy xe máy về nhà bạn trẻ Trịnh Tuấn Anh (Facebooker Gió Lang Thang) đã bị 3 người hành hung không biết lý do, không biết họ là ai:

Em vừa đi dự hội thảo về thì bị bọn nó chặn đánh dọc đường, đang đi dọc đường, họ đạp xe máy té, xe máy ngã xuống, họ lao vào đánh rồi chạy luôn, và em bây giờ đang đau lắm”

Cuộc gặp gặp gỡ, thảo luận về nhân quyền công khai của các blogger, facebooker, các nhà bất đồng chính kiến với các đại diện Đại sứ quán ngay tại thủ đô Hà Nội là một tín hiệu tích cực cho những người dám thẳng thắn bày tỏ chính kiến của mình đối diện với chính quyền Việt Nam.

An Nhiên, thông tín viên RFA

20-03-2014

Theo RFA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn