BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73229)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ru Đời Phù Ảo

21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 1917)
Ru Đời Phù Ảo
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
... Trước năm 1975 ở Sài Gòn tôi quen một số văn nghệ sĩ chỉ nhìn cách sống và sự đam mê nghệ thuật thì tôi đã bội phục, mỗi người mỗi khác, kẻ viết văn, làm thơ, người soạn nhạc, trong số đó có người đã in ấn được tác phẩm, có kẻ thì không ! Có người viết nhiều ca khúc nhưng chẳng chạy theo thị trường nên chỉ loé lên rồi tắt lịm, hoặc chẳng ai biết ! Và có người tranh bán được nhiều nhưng chưa một lần triển lãm !

Con đường văn học nghệ thuật mênh mông vô tận, người nghệ sĩ tự mình tìm con đường riêng để đi, và họ đã gặp nhau ở chốn Chân Thiện Mỹ, từ đó mọi sự vật trong cõi đời mới có tên. Sau biến cố năm 1975 người Việt ồ ạt bỏ nước ra đi tị nạn CS, những người đến Pháp đã đồng loạt thành lập hàng trăm hội đoàn nhằm mục đích cứu quê hương thoát khỏi ách CS. Chúng tôi là nững người tị nạn đến Paris sau và cũng đã thành lập hội Văn Hóa năm 1985 theo luật 1901 do chính phủ Pháp qui định, sau chúng tôi thu hẹp lại thành Câu Lạc Bộ để đáp ứng với nhu cầu sinh hoạt văn học nghệ thuậtvới mục đích bảo tồn và phát huy văn hóa VN ở hải ngoại, đồng thời thành lập một tủsách để đáp ứng nhu cầu tinh thần cho cộng đồng. Số lượng người đọc sách ngày càng nhiều do đó chúng tôi đã phát triển cơ sở thành thư viện Cergy, hiện nay trở thành thư viện quốc gia Pháp với đủ thể loại sách gồm sách Việt, Pháp và nhiều sách nước ngoài do tòa thị chính quản lý.

Trong thời gian này vợ chồng nhà văn Duyên Anh thường lui tới thăm một bà bạn cũ cùng quê chị, tôi được mời sang dùng cơm. Trong căn phòng ấm cúng đầy khói thuốc và hương rượu, những khuôn mặt hiện diện đa số đều là những người du học trước năm 75. Đây là những người thành đạt, may mắn thoát khỏi chiến tranh nhưng lại thích nói về máu lửa ! Tôi đã trải qua chiến tranh và tù đày nên rất sợ máu mà chỉ qúy tình người. Ở những lần khác tôi được nghe Duyên Anh đàn hát, sau này anh tặng tôi băng nhạc Ru Đời Phù Ảo, tôi không ngạc nhiên vì Duyên Anh biết âm nhạc trước khi viết văn. Tôi thích những người uống rượu ngâm thơ, hát, thỉnh thoảng kểchuyện đời, do đó trong những tác phẩm của tôi có lẫn men cay và khói thuốc dù tôi không hề hút thuốc, uống rượu, nhưng vẫn thích ngồi chung bàn với những người uống rượu như năm xưa ngồi chung với các chiến hữu. Ở bàn rượu, khi rượu ngà ngà thấm môi, men cay giúp con người lâng lâng như cõi trên, lúc đó ngôn ngữ của họ xuất từ đáy lòng, thần sắc tiêu dao hóa thân thành một nghệ sĩ, nhưng một khi rượu đã quá độ con người sẽ mất sự tự chủ, rơi vào giấc ngủ vô hồn !

duyenanhAnh Duyên Anh uống rượu để thưởng thức, chừng mực nhưng rất sành các loại rượu, nghe anh kểvề rượu mà tôi có cảm tưởng như lạc vào một cõi khác. Anh nhấp ly rượu, ngâm thơ mình, tôi thấy chất nghệ sĩ của anh như những thi sĩ thời xưa trong sách cổ. Anh tặng tôi tập thơ Tù mới in, tập thơ trình bày đẹp, đọc vài bài trong thi tập tôi cảm thấy bùi ngùi, ý thơ sâu sắc, tôi chẳng hỏi anh chuyện tù mà miên man về nét đẹp của thi ca. Thời gian sau anh lại tặng thi tập Em Tôi Sài Gòn Và Paris.

Có lần nhạc sĩ Phạm Duy từ Mỹ qua Paris, anh Duyên Anh gọi tôi cùng anh Mai Trung Ngọc chủ nhà sách Nam Á ra khu Latin uống café nghe Phạm Duy nói chuyện. Ngoại trừ những bạn văn nghệ rủ đi uống cafê, rượu đỏ, thường thì anh Duyên Anh hay đi với chị nhà. Tôi qúy Duyên Anh ngoài tài năng văn nghệ còn ở tính nghệ sĩ đầy chất giang hồ, anh nói những điều từ con tim mà người đời chưa quen hay không muốn nghe !. Anh dung nạp cả thiên đường lẫn địa ngục mà trên đời chưa có người nào đặt chân đến.

(Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, nhữngbút hiệu khác là Thương Sinh, Mõ Báo…Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại làng Tường An, huyện Vũ Thư,tỉnh Thái Bình. Di cư vào Nam năm 1954, ông từng làm đủ nghề : dạy kèm, dạy nhạc..vv. Năm 1960, được sự nâng đỡ tận tình của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh bắt đầu sựnghiệp văn chương và nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay Hoa Thiên Lý. Tiếp theo đó là một loạt Thằng Côn, Thằng Vũ, Con Thúy....ở thể loại lãng mạn đầy hoài niệm về thời kỳ ấu thơ tại quê hương miền Bắc. Sau đó ôngng trở thành một ký giả, chủ bút, chủ báo, giám đốc nhà xuất bản. Duyên Anh đã cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn ở miền Nam trước năm 1975 như: Xây Dựng, Sống,Chính Luận, Công Luận, Con Ong, Tuổi Ngọc...Những tác hẩm của Duyên Anh trước năm 1975 thường mang tính hiện thực xã hội, diễn tảnhững mảnh đời sống trong một góc khuất ở những con hẻm, những ngõ cùng nơi đô thị. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều truyện ngắn và truyện dài cho thiếu nhi. Saubiến cố 30 tháng 4, 1975, cùng với Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca,Phan Nhật Nam, Thanh Tâm Tuyền…vv. Duyên Anh bị liệt danh là một trong 10 nghệ sĩ nêu danh là "Những Tên Biệt Kích của Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn Hóa - Tư Tưởng" và tác phẩm bị cấm lưu hành. Duyên Anh bị bắt đi tù cải tạo Trong Chiến dịch bắt văn nghệ sĩ miền Nam tháng 4, 1976 của nhà cầm quyền CS ban hành, Duyên Anh cùng chung số phận với các văn nghệ sĩ khác đều bị bắt vào tù . Ông được ra tù tháng 11 năm 1981, sau đó ông vượt biên. Tháng 10 năm 1983 Duyên Anh sang định cư tại Pháp. Một số tác phẩm ông viết ở Hải ngoại mang tính phê phán chế độ độc tài CS VN, sách ông được dịch ra tiếng nước ngoài và dựng thành phim, như Đồi FanTa, Một Người Nga ở Sài Gòn. Thời gian này, ông còn làm thơ và soạn nhạc. Năm 1985, ông bắt đầu cộng tác với tờ Ngày Nay và trở thành một trong những cây bút trụ cột của báo này. Ngày 6 tháng 2 năm 1997, Duyên Anh mất vì bệnh xơ gan tại Paris, Pháp, để lại hơn 100 tác phẩm.

...

Đỗ Bình

Trích Bên Dòng Kỷ Niệm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn