BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72807)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tản mạn ký cuối cùng của thiên niên kỷ

12 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 994)
Tản mạn ký cuối cùng của thiên niên kỷ
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Chỉ còn vài giờ nữa thôi, trái đất quay đưa nhân loại và có Tễu tôi bám theo sang thiên niên kỷ mới - thiên niên kỷ III. Cái giờ khắc thiêng liêng này cũng chỉ là tương đối vì đã có một số nước đã đón buổi giao thừa vĩ đại này trước Việt Nam mấy tiếng rồi. Hoặc ngay lúc này đây ở một nước nào đó họ cũng đang tưng bừng hân hona cùng tiếng chuông rền rĩ trong thinh không, thì Việt Nam và Tễu tôi cũng vẫn đang ngóng đợi. Chao ôi! Cái tương đối vẫn là cái vô cùng. Và không thể không nghĩ một điều gì, không thể không viết một điều gì!

Đã bai tỉ năm rồi trái đất vẫn cần cù chậm chạp vòng trong vũ trụ bao la, quay nhẩn nha dường như chẳng quan tâm gì đến các sinh linh nhỏ bé lúc nhúc, nhốn nháo trên mình nó. Từ những đơn bào, rồi đa bào, sự vận động tiến hóa sinh hóa từ buổi hỗn mang mõng nuôi để mầm sống sinh sôi phát triển đến hôm nay các sinh vật đã kêu to vang vọng, tự hào.

- Con người, hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh làm sao:
Marxime Gorki


Hết cái thời ta cứ băn khoăn: Con gà có trước hay quả trừng có trước. Hoặc nhiều bà mẹ bối rối khi trả lời con trẻ: Ai đẻ ra mẹ... rồi ai đẻ ra bà?...

Đọc đến dòng này hẳn có người bĩu môi: "Quái cái thằng Tễu này, chữ nghĩa "dăm nắm, ba mớ", không hiểu có chứa đầy cái bao tử mà giở giọng triết nhân! Quả có vậy, Tễu tôi đang mắc cái bệnh chẳng của riêng mình, bệnh nhân loại: Huyễn ngã thị đục (Theo Carnegie). Ai cũng tự cho mình là vẻ vang, là quan trọng, ai cũng viển vông mơ ước những cái quá khả năng vốn có của mình, vốn có của qui luật, rồi lại khiên cưỡng, lại tự lừa dối mình, tự huyễn hoặc mình.

Con người, ôi con người hai tiếng ấy vang lên... tự nhiên và vô cớ hai dòng lệ chảy dài trên cái má nhăn nheo của Tễu tôi như thương tiếc cho Marxime Gorki, cho Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết một thời ngắn ngủi, một thời chứ không phải là mãi mãi.

Con người từng làm vẻ vang cho con người đồng thời giữa chốn "trần ai khoai củ" này con người cũng lại vẫn làm khổ con người. Từ bao thế kỷ ở những vung đài nguyên băng giá đến các hoang mạc nóng bỏng, trong vật lộn sinh tồn, con người tự tạo cho mình 3 đấng thần linh ở cõi thăm thẳm vô cùng: Thích ca mâu ni Allah - Jesus Christ. Nếu quả thật có đấng thiêng liêng cao cả ở chốn mịt mùng ấy thì chỉ có "1" hoặc không có gì cả. Không lẽ ở nơi cao vời vợi ấy có "3" ông, mỗi ông mỗi khoảng của vô tận chia nhau quyền lực, chia nhau xôi, oản như loài người ở chốn dung tục tội lỗi hay sao?... Thế rồi vì những tín ngưỡng của mình, loài người dùng các đấng bề trên thiêng liêng ấy hù họa lẫn nhau, thống trị nhau và tàn sát nhau suốt mấy năm với các cuộc thập tự chinh đẫm máu.

Đến giữa thế kỷ 19, một tôn giáo mới xuất hiện với một giáo chủ bằng xương, bằng thịt cùng các tông đồ của người với học thuyết mới, kinh thánh mới. Loài người lại thêm một nơi nương tựa của chốn tâm linh ở ngay nơi trần tục:  

Niết Bàn - Thiên đường - Thế giới Đại Đồng

Cái đích cuối cùng của mọi mơ ước đều tốt đẹp cả, từ bi hỉ xả, bác ái mà saoquá khứ... rồi hiện tại máu vẫn đổ, nước mắt vẫn rơi không ngừng. Hàng triệu triệu linh hồn ngã xuống bởi các cuộc tàn sát đang lang thang bay bổng nơi nào và tìm đâu là chốn đi, về?

Một lần nữa nhân loại lại ngơ ngác hỏi nhau: Ta sẽ là ai? Ta đang đi đâu? Và ta sẽ về đâu?...

Từ cát bụi qua bao triệu năm nhọc nhằn mới tạo thành hình hài, vóc dáng con người, rồi lại hành hạ nhau, lại dồn nhau về cát bụi. Một vòng xoáy oan nghiệt bất tận!

Tranh cãi thì cứ tranh cãi, thần chân lý luôn nấp sau sức mạnh của quyền uy gươm dáo, súng đạn, bom A, bom B nên lẽ phải chẳng có chỗ bênh che. Càng to bom thì chân lý càng đúng. Chỉ tôi cho khoa học, văn minh, tri thức cứ co rúm mình lại hoặc gọt đẽo cho vừa cái khuôn quyền lực. Mà quyền lực lại luôn thuộc về những pho tượng vô cảm, huyền bí của ngàn xưa, của hôm nay và cả mai sau chăng? Sau bệ thờ nhiều khi mạng nhện vẫn dăng đầy mà ở phía trước thì vẫn ồn ào xì xụp khấn vái.

Nhưng tồi Tễu tôi còn một niềm tin: Cối xay của tạo hóa nghiên chậm chạp, nhưng nghiền rất mực tinh vi. (Sextus Empirieux). Cái cối xay của tạo hóa sẽ để cho đời chất bột tinh tuý và sẽ đào thải ra các cặn bã. Âu cũng là qui luật của muôn đời.

Viết đến dây chợt Tễu tôi nắm thật chặt nắm tay, nắm rất chặt, nhưng rồi như bừng tỉnh.

Cuộc đời ơi! Có ai nắm chặt tay từ sáng đến tối bao giờ!
Tễu (Vũ Cao Quận)

Viết xong lúc 23h8' ngày 31/12/2000
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn