BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73397)
(Xem: 62246)
(Xem: 39435)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đài Chân Trời Mới: Nhà văn Trần Trung Đạo nói về những hệ quả từ bưng bít sự kiện Trường Sa 1988

17 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 925)
Đài Chân Trời Mới: Nhà văn Trần Trung Đạo nói về những hệ quả từ bưng bít sự kiện Trường Sa 1988
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Mai Hương: Thưa quý thính giả, Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã diễn ra cuộc chiến bi hùng giữa một lực lượng nhỏ Hải Quân Nhân Dân VN bảo vệ bãi đá Gạc Ma trước lực lượng hùng hậu của hải quân Trung Quốc với hơn 40 tàu chiến có trang bị cả tên lửa và pháo. Điều đáng nói ở đây là mãi đến 21 năm sau người VN mới được biết đến những hy sinh của các chiến sĩ hải quân này. Điều đau đớn hơn nữa là qua một video do Trung Quốc phổ biến ghi lại cảnh tàn sát của Hải Quân Trung Quốc đối với các chiến sĩ bảo vệ Gạc Ma.

Để tìm hiểu rõ hơn về biến cố này, chúng tôi đã mời nhà thơ, nhà văn Trần Trung Đạo, một tác giả với nhiều bài bình luận giá trị về văn học và chính trị. Ông cũng là người được rất nhiều người trẻ trong nước mến mộ. Mời quí vị theo dõi cuộc phỏng vấn sau đây do Mai Hương thực hiện:

Mai Hương: Thưa anh, trong trận hải chiến Trường San năm 1988, một lực lượng nhỏ bé của Hải Quân Nhân Dân và công binh VN bất ngờ bị lực lượng hải quân Trung Quốc tấn công và tàn sát khi họ đang làm nhiệm vụ xây dựng dưới nước, khiến cho 74 chiến sĩ bị hay sinh. Anh bình luận gì về sự “bất ngờ” này khi mà phía hải quân Nhân Dân VN đã được đặt trong tình trạng “sẵn sàng chiến đấu cao” từ đầu tháng 3, nhưng lại không được cấp lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN cho phép chống trả. Cụ thể là Bộ trưởng Quốc Phòng lúc đó là Lê Đức Anh đã ra lệnh cho các chiến sĩ của ta không được nổ súng bắn vào quân TQ tấn công chiếm đảo vì sợ ’bị khiêu khích’. Trong khi đó thì chính hiến pháp năm
1980 của CSVN cũng có điều khoản quy định TQ là kẻ thù của VN?


Trần Trung Đạo: Sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, đa số người Việt trong nước vẫn tưởng rằng chiến tranh giữa CSVN và Trung Quốc chỉ còn lại trên báo chí, tuyên truyền hay trong “hiến pháp”. Không phải vậy. Chiến tranh vẫn tiếp diễn. Không phải chỉ có trận chiến đảo Gạc Ma là trận duy nhất và cũng không phải Gạc Ma là trận chiến lớn nhất sau chiến tranh biên giới 1979.

Tầu Cộng tàn sát 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam và cướp đảo Gacma của Việt Nam năm 1988


Những trận lớn với tổn thất trầm trọng hơn Gạc Ma nhiều chẳng hạn như trận Cao Bằng năm 1980, Lạng Sơn và Hà Tuyên năm 1981, Vị Xuyên Hà Tuyên năm 1984, Lão Sơn Hà Giang năm 1984, Vị Xuyên lần nữa vào năm 1985 và năm 1986. Trên mặt biển, Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam, bắn thủng ghe tàu, tàn sát ngư dân Việt Nam. Nhiều ngàn chiến sĩ và ngư dân đã chết dưới lằn đạn Trung Quốc từ sau 1979.

Do đó trở lại câu hỏi có bất ngờ hay không, không thể gọi là “bất ngờ” được, thế nhưng nếu không “bất ngờ” thì cũng không làm sao khác. Lãnh đạo CSVN vừa không dám động đến Trung Quốc và cũng vừa không đủ khả năng để bảo vệ lãnh thổ. Kỹ thuật quân sự, phương tiện chiến tranh, nhất là hải quân Việt Nam quá thô sơ, nghèo nàn và lạc hậu so với các nước trong vùng. Mối lo lớn nhất của giới lãnh đạo đảng CS là mất quyền cai trị đất nước chứ không phải mất đảo hay mất biển.

Mai Hương: Theo như anh nói chỉ có chúng ta, chính người dân Việt Nam với quyết tâm mới bảo vệ được sinh mạng mình và đất nước mình. Sau trận Trường Sa 1988, phía CSVN đã dấu kín tin tức về biến cố này. Theo nhà báo và blogger Mai Thanh Hải thì cho đến 21 năm sau, tức khoảng đầu năm 2009 một số người dùng internet ở VN mới biết và vô cũng phẫn nộ về biến cố Trường Sa qua đoạn video do phía TQ phổ biến về cuộc tàn sát quân đội VN của hải quân TQ năm đó. Anh có nhận xét thế nào về ý đồ và thời khoảng TQ cho phổ biến video này?

Trần Trung Đạo: Tin tức về trận hải chiến Gạc Ma đã được biết đến ở hải ngoại rất sớm. Tôi còn nhớ là hãng Reuter đã gởi đi một bản tin bằng Anh Ngữ một thời gian vài ngày sau trận đụng độ này, tuy nhiên lãnh đạo CSVN cố tình che dấu và Trung Quốc cũng im lặng trong một thời gian khá dài.

Lý do Trung Quốc phổ biến đoạn phim về trận tàn sát Gạc Ma như một cách chứng tỏ cho lãnh đạo CSVN họ muốn lấy phần còn lại của Trường Sa bất cứ khi nào cũng được chứ không phải sợ Việt Nam hay sợ gì quốc tế cả. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc khác với quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines, Trung Quốc và Mã Lai, Trung Quốc và Brunei. Trung Quốc khi công bố cuốn phim cũng là cách tạo áp lực thường trực lên lãnh đạo CSVN, luôn tìm mọi cách để Việt Nam sống trong lo sợ, bất an. Trung Quốc biết chắc các thành phần lãnh đạo CSVN chấp nhận lệ thuộc vào ngoại bang để giữ chiếc ghế quyền lực hơn là quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước. Chính vì tham vọng này mà 39 năm nay đảng CS không có một giải pháp nào dứt khoát để giải quyết tranh chấp biên giới với Trung Cộng, ngoài những lời phản đối thường lệ.

Về mặt quốc tế, lãnh đạo CS Trung Quốc biết những hành động lấn ép theo kiểu Gạc Ma, đánh chiếm Lão Sơn hay các đụng độ biên giới đó không đủ mạnh, đủ lớn để làm quốc tế lưu tâm. Không một Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc nào rảnh rỗi để bàn chuyện vài chiếc ghe đánh cá của ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” húc ngoài Quảng Ngãi hay đặt vấn đề tại sao các tàu đánh cá Trung Quốc cứ tiếp tục thả lưới trong vùng biển Việt Nam. Những sự kiện ghe tàu đó đối với các cường quốc là chuyện vặt nhưng với một nước nhỏ như Việt Nam nơi có nhiều triệu dân gắn liền với ngư nghiệp lại là chuyện lớn. Đặc tính hèn hạ, nhỏ mọn đó của Trung Quốc là sản phẩm của chế độ độc tài CS và đừng ai hy vọng gì các đặc tính đó thay đổi một khi chế độ sinh ra chúng còn tồn tại.

Mai Hương: Cùng lúc với đoạn video vừa kể của Trung Quốc, các blogger VN cũng có một số bài viết về biến cố Trường Sa. Giới trẻ VN đã đặt câu hỏi hỏi: “Tại sao các tư liệu về cuộc chiến Trường Sa lại không được đưa vào chương trình lịch sử để giáo dục cho thế hệ trẻ VN ngày nay? Những người khác như blogger Mai Thanh Hải thì phẫn nộ viết rằng :”ĐỪNG BƯNG BÍT THÔNG TIN, ĐỪNG CHE GIẤU SỰ THẬT, NHẤT LÀ TRONG SỰ THẬT ĐÓ CÓ MÁU CỦA RẤT NHIỀU CON NGƯỜI…”. Thưa anh, câu hỏi xin được đặt ra cho anh là: Tại sao cho đến nay giới lãnh đạo CSVN vẫn một mực bưng bít thông tin về sự kiện này, thậm chí không cho tổ chức một cách chính thức để tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh? Họ được gì khi bưng bít như vậy, nhất là trong thời đại internet này nay?

Trần Trung Đạo: Tôi nghĩ câu trả lời đúng nhất có thể làm một số quý vị không được vui hay ngạc nhiên, nhưng bởi vì đó không phải là chiến tranh giữa hai quốc gia, giữa hai nước, mà là xung đột giữa hai đảng CS. Nhân dân Việt Nam và cả nhân dân Trung Quốc cũng chỉ là nạn nhân của xung đột này.

Hai đảng CS Việt Nan và Trung Quốc có một quan hệ hữu cơ về tổ chức lẫn tư tưởng gắn liền nhau từ khi thành lập đảng 1930. Trung Quốc, trong lúc dành dụm từng ký gạo gởi sang Việt Nam, chính bản thân nước này, phải trải qua nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người do Mao Trạch Đông gây ra trong giai đoạn được gọi là Bước tiến nhảy vọt và Công xã nhân dân từ năm 1958 đến năm 1962. Đảng CSTQ quan tâm và lo lắng cho đảng CSVN chỉ vì, ngoài lý do an ninh phên dậu phía nam Trung Quốc, họ còn luôn nghĩ đảng CSVN là một phần của đảng CSTQ.

Do đó, mấy chục ngàn binh sĩ hy sinh trong các cuộc chiến tranh biên giới từ 1979 trở về sau và Gạc Ma 1998 đều đáng kính trọng, đáng tiếc thương. Trong lòng họ, trong trái tim họ, họ vẫn nghĩ mình đang hy sinh vì tổ quốc. Tuy nhiên, chiều ngày 7 tháng 11 năm 1991 tại Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài Bắc Kinh, Giang Trạch Dân không quên nhắc nhở đến các cam kết trước đây của hai đảng Trung Quốc và Việt Nam có thể khôi phục mối quan hệ mật thiết giữa hai Đảng và hai nước do những người lãnh đạo thuộc thế hệ lão thành xây dựng nên”, và với cam kết mới đó, tất cả những máu xương của mấy chục ngàn thanh niên Việt Nam đổ xuống ở biên giới, ở Lão Sơn, Gạc Ma đã trở thành vô nghĩa.

Mai Hương: Thưa anh, CSVN viết lịch sử trên nền tảng của đấu tranh giai cấp. Từ nền tảng này họ đưa ra những tương quan nhân – quả của các biến cố lịch sử và đặt định ra những tiêu chuẩn “yêu nước” , “phản quốc”,.v.v… Là một người nghiên cứu nhiều về lịch sử để đưa lịch sử về đúng vị trí của nó trong một số bài viết của mình. Từ sự kiện Trường Sa, anh đánh giá thế nào về phương pháp viết sử của CSVN và hậu quả của phương pháp đó?

Trần Trung Đạo: Như chúng ta có thể biết tại các nước Đông Âu hiện nay, một trong những đề án lớn của các quốc gia này không chỉ phục hồi kinh tế, ổn định xã hội sau gần 80 năm sống trong chế độ toàn trị kinh hoàng nhưng là viết lại lịch sử cho đúng. Không chỉ sử Nga mà cả lịch sử thế giới, chẳng hạn sự sụp đổ của đế quốc La Mã, các hình thái kinh tế cũng được giải thích theo quan điểm CS.

Các nhà sử học Việt Nam trong tương lai cũng sẽ nhức đầu như thế. Lịch sử không có một dòng chảy chính thống và trong suốt qua các thời kỳ đất nước. Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước là lịch sử của kẻ thắng trận, được giải thích theo quan điểm của kẻ thắng trận và để phục vụ cho mục đích của kẻ thắng trận. Và kẻ thắng trận trong trường hợp này là đảng CSVN. Lịch sử Việt Nam mà sinh viên học sinh đang học là lịch sử được phát ra từ cái loa, biểu tượng cho bộ máy tuyên truyền của chế độ.

Tất cả các khái niệm như là “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”, “anh hùng lao động”, “anh hùng dân tộc” v.v. đều là sản phẩm tuyên truyền của Đảng, gieo vào tâm hồn trong trắng của từng em bé vừa ra đời cho đến tuổi trưởng thành. Một trong những kỹ thuật tuyên truyền độc hại nhất là trồng người. Trồng người khi chỉ bảo đảm tính kế tục về lãnh đạo nhưng còn bảo đảm mụch đích của chế độ được hoàn thành trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Kỹ thuật tuyên truyền này giết chết mọi hy vọng vươn lên trong bẩm sinh khai phóng của con người.

Vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng chúng ta biết lịch sử đã chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng trong bối cảnh chính trị kinh tế quân sự hiện nay, việc lấy lại Hoàng Sa và những đảo đã mất của Trường Sa, trong thực tế, là một điều ngoài khả năng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhưng để thắng Trung Quốc, Việt Nam phải lớn mạnh thật nhanh và để lớn mạnh nhanh thì chọn lựa đầu tiên của Việt Nam là bước ra khỏi cỗ xe cộng sản già nua lỗi thời hiện nay. Chuyến tàu mới có thể làm cho không ít người Việt cảm thấy khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu nhưng chắc chắn đầy triển vọng tương lai. Một Việt Nam văn minh, dân chủ, đoàn kết với một nền kinh tế cường thịnh, một quân đội trang bị bằng kỹ thuật chiến tranh hiện đại là những phương tiện hữu hiệu trong đàm phán để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Quốc.

———–
Mời nghe phần âm thanh trong link này:

Nhà văn Trần Trung Đạo, nói về những hệ quả từ bưng bít sự kiện Trường Sa 1988
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn