BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73328)
(Xem: 62237)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nguyễn Chí Vịnh sang Trung Quốc

31 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 2443)
Nguyễn Chí Vịnh sang Trung Quốc
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Ngay sau sự việc tàu chiến hạm, tàu sân bay Hoa Kỳ có mặt trên vùng biển Việt Nam. Ttung Quốc đã có những áp lực gay gắt buộc thứ trưởng quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh phải sang Trung Quốc để giải trình những thắc mắc của người Trung Quốc đối với sự kiện trên.

Việt Nam và Trung Quốc hợp tác toàn diện. Phải chăng trong danh nghĩa này mà Việt Nam phải trình bày về quan hệ ngoại giao của mình với nước khác trong lãnh thổ của mình ? Vậy thì đâu là quyền tự chủ của một đất nước độc lập ?

Trong khi Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở Quảng Đông gồm những tên lửa có tầm bắn 2000 cây số nhằm vào những mục tiêu trên biển ,và theo như tờ Hoa Nam nói thì một trong những mục tiêu chính là '' mở rộng khả năng quân sự trên biển Đông ( người viết gọi theo tên VN) cũng như vùng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa( nv gọi theo tên VN) đang bị nước ngoài tranh chấp'. Những hành động mang tính đe dọa leo thang này của Trung Quốc không hề phải giải thích với Việt Nam mặc dù lãnh hải Việt Nam bị nằm trong tầm ngắm của những quả tên nửa này.

Thế nhưng Bộ quốc phòng Trung Quốc, và các tờ báo lớn của Trung Quốc lại cho mình quyền hoạch họe Việt Nam về những giao tiếp phi quân sự với tàu chiến Mỹ và chất vấn những điều có thể nói là xâm phạm trắng trợn vào quyền tự chủ của một quốc gia.

Ông Nguyễn Chí Vịnh là một nhân vật đang lên, hứa hẹn tương lai sắp tới sẽ còn nắm nhiều quyền lực tại Việt Nam. Bởi vậy Trung Quốc đã chọn thăm dò thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Việt Nam để tiếp tục uốn nắn đưa Việt Nam vào quỹ đạo hữu nghị, hợp tác toàn diện như thế hệ ông, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh đã từng thành tâm thực chu đáo.

Ông Nguyễn Chí Vịnh sang Trung Quốc và trả lời một cách khiêm nhường. Khẳng định và cam kết thay cho Đảng và nhà nước VN vẫn tuyệt đối trung thành với quan hệ tốt đẹp đang có với Trung Quốc.

Tất nhiên ở đối thoại với Trung Quốc, một nước hùng mạnh thì không thể đem cái giọng 4000 năm lịch sử, kháng chiến thần thánh đánh đuổi thực dân, đế quốc mà ra nói được. Cái giọng đó chỉ kể theo chất cổ tích cho trẻ con nghe về công lao lãnh đạo của ĐSCVN thôi. Chứ bên người anh cả Trung Hoa vĩ đại thì hãy biết khiêm nhường, dĩ hòa xin chữ bình an là may lắm rồi.

Chả trông mong gì ông Vịnh nói được lời khảng khái vì cái thế của Việt Nam là vậy, tuy nhiên cái cách ông trình bày tuy mềm mỏng, khép néo vẫn có đoạn rất được. Khi tờ Nhân Dân Nhật Báo gài chi tiết bịa đặt là tàu Mỹ cách bờ biển Việt Nam 300 hải lý. Việt Nam cử đoàn ra thăm là ý gì ?

Ông Vịnh trả lời:

- Tàu Mỹ đi cách Đà Nẵng 200 hải lý, trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng cử đoàn cán bộ ra thăm là chuyện bình thường.

Nói 200 hải lý cách Đà Nẵng trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì không cần rành bản đồ lắm cũng biết quần đảo Hoàng Sa nằm trong lời ông Vịnh.

Thái độ rất khoát ông Vịnh nhấn mạnh rằng trước sau như một vấn đề Biển Đông phải giải quyết trên cơ sở quốc tế. Câu này hay hơn câu "cùng đàm phán để hai bên có lợi'' mà trước kia Việt Nam hay đưa ra. Vì đàm phán dễ bị hiểu lầm là mặc cả, nhượng, bán là có thể thương lượng, cò kè. Còn giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế thì minh bạch hơn, thẳng thắn hơn.

Người Buôn Gió

30-08-2010

Theo Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn