Chiều ngày 6/3/72 vừa qua, nhà văn Duyên Anh đã tới Đại Học Văn Khoa Saigon nói chuyện với Sinh Viên Văn Khoa về kinh nghiệm viết văn của ông do lời mời của Linh Mục Thanh Lãng, giáo sư trưởng ban Việt Văn tại DHVK Saigon.
NCVH, xin ghi lại đại cương buổi nói chuyện này để độc giả biết về công việc viết tiểu thuyết với nhà văn của giới trẻ này.
DO SÁNG KIẾN CỦA LINH MỤC THANH LÃNG bản báo chủ nhiệm, cũng là Giáo sư trưởng ban Việt Văn Đại Học Văn Khoa Saigon, hàng năm sinh viên chứng chỉ VĂn Chương Quốc Âm của ĐHVK Saigon được hân hạnh đón tiếp các nhà văn nhà báo đến nói chuyện về việc viết văn làm báo của mình. Vì học chứng chỉ này, sinh viên phải nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng tác phẩm phê bình và nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết và lịch sử tiểu thuyết ViệtNamhiện tại. để cụ thể hoát bài học, cụ thể hóa phần lý thuyết trừu tượng, giáo sư Thanh Lãng phụ trách giảng khóa kể trên đã mời các nhà văn nhà báo tới nói với SVVK, về công việc họ đã và đang xây dựng tác phẩm tiểu thuyết của họ trong trường hợp nào, trong điều kiện nào, làm sao để hoàn thành một tác phẩm tiểu thuyết... Đồng thời cũng là dịp tạo niềm thông cảm bắc một nhịp cầu giữa giới đang hướng về việc làm văn chương, xây dựng tá cphẩm văn chương với người hiện đang viết tiểu thuyết. Người được mời đến không nói về lý thuyết, đặt ra nguyên tắc mà nói về việc thực hành, đem kinh nghiệm sống của mình để nói lại vớic ác người đang học hỏi bước vào đường văn chương làm văn học nghệ thuật, viết văn.
Trước đây Sinh viên Văn Khoa đã đón tiếp lắng nghe Bùi Nhật Tiến (niên học 1969-70); Tam Lang Vũ Đình Chí và Nguyễn Thị Hoàng (niên học 70-71) và năm nay (71-72) hôm thứ hai 6-3-72 vừa qua lúc 15g30 đã đón tiếp nhà văn Duyên Anh Vũ Mộng Long. Duyên Anh đã nói hơn một giờ và trả lời các câu hỏi của sinh viên trong hơn một giờ nữa. buổi nói chuyện mở đầu lúc 15g30 và chấm dứt lúc 18g30.
Mở đầu Linh mục Giáo sư Thanh Lãng giới thiệu nhà văn Duyên Anh với sinh viên. Sau đó, Duyên Anh nói thao thao về việc viết lách của mình, ông cám ơn SVVK đến đông nghe ông và nói: Vì không có micro nên tôi sẽ nói lớn nếu cần sẽ hét lên để các bạn nghe. Hôm nay tôi đến đây nói chuyện khơi khơi với các bạn và những gì nói ở đây là nói thật nhất không cần giấu diếm. Ông tiếp:
Kinh Nghiệm Viết Tiểu Thuyết.
Tôi đã đang viết văn và sau này còn viết văn nhưng trước kia và sau này cũng không đọc một cuốn nào dạy viết về tiểu thuyết cả. Tôi biết các người viết tiểu thuyết không ai đọc sách về nghệ thuật tiểu thuyết cả mà họ vẫn viết được. Có phỏng vấn nhà văn rằng ông viết truyện ngắn như thế nào? Ông xây dựng tác phẩm thế nào? bố cục truyệnr a sao?... thì họ đều trả lời một cách mơ hồ, không rõ rệt. Mỗi nhà văn đều có bí quyết riêng để viết. Họ nói bí quyết ra không được nhưng khi viết thì tụ nhiên viết được, vẫn tự nhiên ra.
Việc viết tiểu thuyết không khó. Tôi viết bình thản không có động cơ nào hối thúc chứ không phải là phải viết nếu không thì sẽ thế này thế nọ. Tôi học hành dở dang không làm nổi luận thi tú tài hoặc cố gắng chắc được 4, 5 điểm thôi nhưng những người làm bài thi tú tài được 18 điểm chưa chắc đã viết được tiểu thuyết.
Không ai thấy trong tiểu thuyết của tôi những tiếng thét hãi hùng, cô đơn, thân phận làm người... Tiểu thuyết của tôi kết thúc vẫn là tình của con người với con người. Tôi không vô thần nhưng không tin thượng đệ, chỉ tin ở con người. Sự an bình của con người không do thượng đế mà do con người.
Tôi đã viết 40 cuốn, tương lai sẽ viết 100 cuốn vẫn cứ thế. Nhân loại đã, đang và sẽ yêu nhau. Khi vui không ai khóc, buồn khóc, thất tình khóc. Vẫn những đề tài đó nhưng viết khác nhau. Những danh tác trên thế giới đều nói đến tình yêu. Khi một phê bình gia phê bình tôi, tôi đã trả lời bằng một quyển sách.
Tôi viết giản dị, tươi sáng, không kỳ bí. Văn chương ViệtNamtự nó giản dị, trong sáng, không kỳ bí mà người ta cứ buộc đá vào văn chương.
Tôi quan niệm tiểu thuyết bắt buộc phải là sản phẩm của tưởng tượng. Tiểu thuyết của tôi như một ly sữa. Sự tưởng tượng là một ly sữa vàcái kinh nghiệm sống chỉ là một muỗng cà phê nhỏ đổ vào.
Tưởng tượng và làm người đọc tưởng là có thật. Đó là tiểu thuyết. Còn viết một chuyện thật đời người mà làm người ta ham phải có nghệ thuật cao lắm. Điều cần phải có để viết tiểu thuyết là phải biết tưởng tượng, nếu không thì viết phóng sự, điều tra. Bây giờ người ta tiểu thuyết hoá cả phóng sự.
Tôi chưa phải là một con người viết tiểu thuyết. Tiểu thuyết đúng nghĩa phải xây dụng nhiều tình tiết. Tôi có vài cuốn tạm gọi là tiểu thuyết, còn sau này tôi dùng văn chương để nói những gì muốn nói. Mai Thảo khai phá ra một phong trào là một người chơi văn chương. Ông viết dài và lôi cuốn vì có nghệ thuật viết. Tiểu thuyết phải xây dựng trên nhiều tình tiết. Thiếu tình tiết không phải là tiểu thuyết. Người ta gọi tôi là tiểu thuyết gia: Không đúng. Gọi tôi là nhà văn cũng không đúng. Tôi chỉ là người viết văn.
Duyên Anh viết văn như thế nào?
Tôi viết văn như định mệnh đã an bài. Tôi không khoác vào người sứ mạng văn chương. Tôi viết văn như nói, nghĩ, thở. Đừng ai vạch một sứ mạng bắt tôi làm, Người cyclo đạp xe kiếm ăn, tôi cũng viết văn để ăn. Nguyễn Du viết Đoạn Trường Tân Thanh mà mọi người học đã kết lời khiêm tốn:
Lời quê góp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Nhà văn không phải là cái gì ghê gớm. Không có gì cả.
Tôi có khuynh hướng viết truyện con nít. Chọn lựa đàng hoàng. Con đường của tôi là viết truyện con nít, Mark Twain (Mỹ) thành công về truyện con nít. Thời tiền chiến Nguyễn Đức Quỳnh trong nhóm Hàn Thuyên viết: Thằng Kình, Thằng Cu So... Lê Văn Trương viết: Anh em thằng Việt. Không khí viết về tuổi thơ của NDQ, không thơ mộng lắm. Ông chỉ đưa nó vào sân đất, thiếu tươi mát của tuổi thơ. Lê Văn Trương làm con nít cảm động. Tôi nghĩ không nên làm cho trẻ khóc. Nguyên Hồng viết về những ngày thơ ấu đau khổ. Tôi Hoài cũng viết cho tuổi thơ. Tôi nghĩ con đường này còn quang đãng nên thử thời vận.
Quyển truyện ngắn năm 1963 in 1.500 cuốn bán được 400 cuốn còn lại bán kilô. Đó là quyển nhất. Quyển hai là Thằng Vũ, truyện dài in 2.500 nhà phát hành không bán nên ế vì tên truyện không hấp dẫn. Bây giờ in lần thứ 6 và mỗi lần in 5000 cuốn. Nguyễn Mạnh Côn đồng ý với việc làm của tôi, khuyên tôi cứ làm, tôi đã thành công. Có thể nói bây giờ mỗi năm chỉ cần tái bản 3 cuốn sách là đủ ăn. Viết về những cái tầm thường không ai viết mà viết được thì mới thành công. Sự thành công khi viết về tuổi thơ, tôi đã làm sống được những nhân vật con nít như những con nít.
Điều kiện để viết
Phải có từ nhỏ tốt. Khi viết thuở thơ ấu phải sống lại, thoát hiện tại. Phải viết văn đừng bí hiểm mà rõ ràng như bà Tùng Long. Tôi đã học cách viết văn trong các sách: Quốc văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư các lớp đồng ấu, dự bị, sơ đẳng (tương đương lớp một, hai, ba bây giờ) của Trần Trọng Kim. Tôi phục AnatoleFrance, Thanh Tịnh. Tất cả những người phóng tác văn chương ở đây nên theo Trần Trọng Kim. PHóng tác của Trần Trọng Kim hay lắm không còn phất phóng tác. Văn trong QVGKT, và LLGKT là nhất, tiêu biểu cách giản dị, trong sáng ở ViệtNam.
Không phải viết giản dị, trong sáng, mà dễ đâu mà chải đẽo gọt sao cho tự nhiên, ca dao người ta gọt dũa lắm. Viết giản dị, tự nhiên khó.
- Phải viết mộc mạc giản dị, mẫu là ở QVGKT
- Không bao giờ dùng danh từ Hán Việt cho con nít.
- Phải biết tạo nhân vật và nhân vật ấy phải là thần tượng. Nhân vật Lucky Luke con nít và người lớn cũng thích.
- Không bao giờ đòi tiểu thuyết là sự thật. Không bao giờ tiểu thuyết là cuộc đời. Người viết tiểu thuyết không sống khó tìm được nhân vật trong đời. Người viết văn thường có một số vốn kinh nghiệm sống bằng đau khổ, cô đơn, từ đó sáng tác hay như Hemingway từng là lính đánh mướn. Viết văn mà ở thi văn đoàn không được.
Hiện VN, có 485 thi văn đoàn, mỗi thi văn đoàn có khoảng 5, 7 chục đoàn viên mà không có gì ra hồn cả. Nhưng không phải có đau khổ mới viết văn được. Nhà văn VN, 80% đau khổ nhưng không tìm ra những tuyệt tác phẩm. Vậy đau khổ không phải cần có để viết văn.
Viết thế nào cho hay
Muốn viết hay phải kiên nhẫn mà làm chớ không phải có năng khiếu, thiên phú mới viết hay được. Tác phẩm hay phải đợi thời gian. Thơ Nguyễn Du sau này ta mới cho là tuyệt phẩm. Phải người bước xa quá khứ hàng 20 năm mới viết hay được. Cái gì quá xa nói lại mới thiết tha. Bất cứ tác phẩm nào viết cho trẻ con cũng có thể viết về đề tài:
- Tình nghĩa bạn bè
- Tình nghĩa thầy trò.
- Sự lưu luyến mái trường, mái nhà, thành phố...
Các bạn có ai muốn thành người viết thành công xin nghe những lời khuyên: người viết văn phải biết kiêu hãnh. Kiến thức lớn dần cùng tuổi tác. Đừng làm dáng trí thức trong tác phẩm của mình. Bất cứ tư tưởng nào khó, cao đến đâu cũng có thể diễn tả được bằng lối văn giản dị, mộc mạc để người khác hiểu được mình, nghĩa là không phải bí hiểm, khều mặt trời. Đừng sợ những người phê bình. Đừng nhờ vả ai khen mình. Viết văn có thể xúc động, về lời khen, chê quá đáng nên bình thản. Đường đã vạch cứ thế đi.
Văn chương không thể bịp được, không thể bịp lần thứ hai, nghĩa là những đứa vô lại không thể viết những tác phẩm lý tưởng. Những người khá đừng sợ bị bôi bẩn. Tất cả những tác phẩm đã và sẽ tồn tại không bao giờ là những tiểu thuyết xách động xuống đường, ngợi ca giết người mà là những tác phẩm ca ngợi tình yêu.
Duyên Anh làm việc như thế nào?
Tôi viết văn bất cứ lúc nào, cần là viết không cần những tác điệu văn nghệ bên ngoài. Ai cũng viết văn được. Văn hay cần tôi luyện không đọc một cuốn sách nào dạy viết văn. Bây giờ xin các bạn đặt câu hỏi.
- LM THANH LÃNG: Xin thay mặt cả lớp cám ơn Duyên Anh.
- SV NGUYỄN DUY PHƯƠNG: Trong hai lãnh vực viết cho trẻ thơ và viết truyện tình cảm cho người trưởng thành, lãnh vực nào đòi hỏi kinh nghiệm hơn và cái nào dễ thành công?
- DA: Trẻ con cần nhiều kinh nghiệm hơn. Sống nhiều mới hay.
- SV BÙI THỊ KIM DUNG: Khi ông viết tác phẩm thuộc về du đãng, ông có đi sát sinh hoạt của họ không? Nếu có thì bằng cách nào?
- DA: cuốn Điệu Ru Nước Mắt, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang không phải tác phẩm du đãng. Tôi đưa du đãng lên, suy tôi nó là một cách phản kháng tiêu cực. Tôi viết tưởng tượng, cảnh tế bần, cảnh tù tội tôi hỏi. Đại Ca Thay gặp tôi nói anh viết sai cả.
- SV: Truyện quay thành phim ông có ý định viết làm phim không? Ngôn ngữ có đượ sử dụng trọn vẹn không?
- DA: Vì cần tiền nên tôi cho quay thành phim. Ngôn ngữ điện ảnh và văn chương không giống nhau. Phim làm tôi quên tôi là tác giả.
- NỮ SINH VIÊN: Trong Sa Mạc Tuổi Trẻ, có bối cảnh chính trị với mục đích gì? Sao ông muốn đả kích những người làm cách mạng?
- DA: Viết chính trị vì là viết feuilleton có tính cách thời sự ăn ngày nào xào ngày đó và túng đề tài. Tôi đả kích cách mạng vì ghét những người làm cách mạng giờ thứ 25.
- NỮ SINH VIÊN: Xin giải thích sự mâu thuẫn trong các tác phẩm: Mây mùa thu, Sa mạc tuổi trẻ, Hưng Mập phiêu lưu ký.
- DA: Khi tôi viết tàn nhẫn là sống cuộc sống thật. Khi viết mộng mơ là sống giả. Không có mâu thuẫn. Tất cả những quyển đã viết là để ca ngợi tình người.
- SV NGUYỄN THỊ KHOA: Để khơi văn chương, để mưu sinh, ca ngợi tình người, ông có thấy trách nhiệm gì không?
- DA: Không bao giờ tôi chơi văn chương. Viết văn theo tôi như làm nghề khác. Không làm nghề khác thì viết văn. Văn chương là để giải trí. Nó có trách nhiệm.
- SV NGUYỄN NGỌC ĐÔNG: Nếu giải trí mà có những hình ảnh... thì tai hại gì?
- DA: Tôi có trách nhiệm về sự mơ mộng và chỉ làm tình yêu đẹp hơn.
- SV NGUYÊN THIẾU: DA, không thích phê bình nhưng chính DA đã phê bình, xin xác định thế đứng của mình.
- DA: Tôi ca ngợi tình yêu. Khởi đầu là xã hội thời đại, tình yêu, tuổi thơ. Loại xã hội thời đại tôi không thích nhưng nhu cầu báo đòi hỏi nên tôi phải viết.
- SV ĐỖ QUÝ VĨNH: Nếu ông xác nhận có dùng bút hiệu Thương Sinh nữa thì xin cho biết ảnh hưởng văn Thương Sinh đối với xã hội, văn hóa hiện tại.
- DA: Tôi là Thương Sinh nhưng hôm nay chỉ nói về văn chương không nói về báo chí.
- SV HUỲNH CÔNG TIỄN: Trong Ngựa Chứng trong Sân Trường", nhân vật quá giả tạo và nhân vật bị hy sinh cho mục đích gì đó?
- DA: Khi viết truyện, tôi có thể bỏ tù một người nào đó. Viết tiểu thuyết là sáng tạo ra nhân vật.
- SV: Theo kinh nghiệm của ông, nhân vật cần phản ảnh trung thành thực tại không?
- DA: Cuộc đời và tiểu thuyết là hai không lẫn lộn, viết tiểu thuyết để thoát xa cuộc đời. Tôi không nghĩ nó phản ảnh được cuộc đời này.
- SV: Theo ông, đặt tiểu thuyết, văn nhân không có trách nhiệm gì với xã hội. Vậy ông có quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật chẳng hạn không?
- DA: Đừng đòi hỏi người viết tiểu thuyết một sứ mạng nào đó . Đừng đòi hỏi người viết gì cả.
- SV: Ông có ý nghỉ ngơi để viết tiếp hay thay đổi hướng đi?
- DA: Chưa nghỉ trong quá khứ, sẽ nghỉ trong tương lai. Còn có hương sắc không? Xin coi hồi sau sẽ rõ.
- NỮ SINH VIÊN: Tiểu thuyết nào của ông có nhiều tình tiết.
- DA: Trần thị Diễm Châu
- NỮ SINH VIÊN: Xin cho biết rõ hơn câu nói những tư tưởng bí hiểm đến đâu cũng cần được diễn tả bằng ngôn từ mộc mạc giản dị.
- DA: Cứ viết mộc mạc sẽ có tư tưởng cao.
- SV VŨ THANH DŨNG: Trần Đại có phản ảnh đời sống nhà văn không?
- DA: Tiểu thuyết của tôi sự tưởng tượng là một ly sữa, sự thật là một muỗng cà phê. Kinh nghiệm sống cộng tưởng tượng nó thành tiểu thuyết. Tôi viết về tôi nhưng có thể là người khác.
- LM THANH LÃNG: Sữa và cà phê, Duyên Anh thích uống sữa hay cà phê?
- DA: Thích cả hai.
- SV: Trong các tác phẩm đã viết, ông ưng ý tác phẩm nào?
- DA: Cầu Mơ là ưng ý nhất. Tại sao thì không nói được, vì tả cầu mơ thật đẹp và không ai đến được dù để nói yêu nhau. Trong tất cả những mối tình trong tác phẩm bao giờ cũng dừng lại ở một đoạn tình thật đẹp. Tình yêu phải buồn. Không buồn không đẹp. Nó là tiểu thuyết không nhiều tình tiết nhưng tôi hãnh diện viết ra nó.
- LM THANH LÃNG: Nhà văn Duyên Anh chống thứ văn có sứ mạng nhưng nói là nói với, viết là viết cái gì và viết cho ai. Khi viết là gửi cái gì? Gởi cho ai? DA, có chịu trách nhiệm về sứ điệp của mình không?
- DA: Tôi không cho tôi có một sứ mạng văn chương và đừng ai cho tôi một sứ mạng văn chương nào cả. Khi viết mà nghĩ đến sứ mạng thì sẽ khó viết.
- LM THANH LÃNG: Anh chàng khôn, muốn chúng ta tự tìm lấy sứ điệp.
- DA: Xin cám ơn giáo sư, cám ơn các bạn. Tôi tưởng các bạn hỏi nhiều. Có những câu hỏi tôi đề phòng các bạn lại không hỏi.
- Duyên Anh ra về lúc 18g30 cùng ngày.
NHUỆ HƯƠNG ghi
NCVH, xin ghi lại đại cương buổi nói chuyện này để độc giả biết về công việc viết tiểu thuyết với nhà văn của giới trẻ này.
DO SÁNG KIẾN CỦA LINH MỤC THANH LÃNG bản báo chủ nhiệm, cũng là Giáo sư trưởng ban Việt Văn Đại Học Văn Khoa Saigon, hàng năm sinh viên chứng chỉ VĂn Chương Quốc Âm của ĐHVK Saigon được hân hạnh đón tiếp các nhà văn nhà báo đến nói chuyện về việc viết văn làm báo của mình. Vì học chứng chỉ này, sinh viên phải nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng tác phẩm phê bình và nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết và lịch sử tiểu thuyết ViệtNamhiện tại. để cụ thể hoát bài học, cụ thể hóa phần lý thuyết trừu tượng, giáo sư Thanh Lãng phụ trách giảng khóa kể trên đã mời các nhà văn nhà báo tới nói với SVVK, về công việc họ đã và đang xây dựng tác phẩm tiểu thuyết của họ trong trường hợp nào, trong điều kiện nào, làm sao để hoàn thành một tác phẩm tiểu thuyết... Đồng thời cũng là dịp tạo niềm thông cảm bắc một nhịp cầu giữa giới đang hướng về việc làm văn chương, xây dựng tá cphẩm văn chương với người hiện đang viết tiểu thuyết. Người được mời đến không nói về lý thuyết, đặt ra nguyên tắc mà nói về việc thực hành, đem kinh nghiệm sống của mình để nói lại vớic ác người đang học hỏi bước vào đường văn chương làm văn học nghệ thuật, viết văn.
Trước đây Sinh viên Văn Khoa đã đón tiếp lắng nghe Bùi Nhật Tiến (niên học 1969-70); Tam Lang Vũ Đình Chí và Nguyễn Thị Hoàng (niên học 70-71) và năm nay (71-72) hôm thứ hai 6-3-72 vừa qua lúc 15g30 đã đón tiếp nhà văn Duyên Anh Vũ Mộng Long. Duyên Anh đã nói hơn một giờ và trả lời các câu hỏi của sinh viên trong hơn một giờ nữa. buổi nói chuyện mở đầu lúc 15g30 và chấm dứt lúc 18g30.
Mở đầu Linh mục Giáo sư Thanh Lãng giới thiệu nhà văn Duyên Anh với sinh viên. Sau đó, Duyên Anh nói thao thao về việc viết lách của mình, ông cám ơn SVVK đến đông nghe ông và nói: Vì không có micro nên tôi sẽ nói lớn nếu cần sẽ hét lên để các bạn nghe. Hôm nay tôi đến đây nói chuyện khơi khơi với các bạn và những gì nói ở đây là nói thật nhất không cần giấu diếm. Ông tiếp:
Kinh Nghiệm Viết Tiểu Thuyết.
Tôi đã đang viết văn và sau này còn viết văn nhưng trước kia và sau này cũng không đọc một cuốn nào dạy viết về tiểu thuyết cả. Tôi biết các người viết tiểu thuyết không ai đọc sách về nghệ thuật tiểu thuyết cả mà họ vẫn viết được. Có phỏng vấn nhà văn rằng ông viết truyện ngắn như thế nào? Ông xây dựng tác phẩm thế nào? bố cục truyệnr a sao?... thì họ đều trả lời một cách mơ hồ, không rõ rệt. Mỗi nhà văn đều có bí quyết riêng để viết. Họ nói bí quyết ra không được nhưng khi viết thì tụ nhiên viết được, vẫn tự nhiên ra.
Việc viết tiểu thuyết không khó. Tôi viết bình thản không có động cơ nào hối thúc chứ không phải là phải viết nếu không thì sẽ thế này thế nọ. Tôi học hành dở dang không làm nổi luận thi tú tài hoặc cố gắng chắc được 4, 5 điểm thôi nhưng những người làm bài thi tú tài được 18 điểm chưa chắc đã viết được tiểu thuyết.
Không ai thấy trong tiểu thuyết của tôi những tiếng thét hãi hùng, cô đơn, thân phận làm người... Tiểu thuyết của tôi kết thúc vẫn là tình của con người với con người. Tôi không vô thần nhưng không tin thượng đệ, chỉ tin ở con người. Sự an bình của con người không do thượng đế mà do con người.
Tôi đã viết 40 cuốn, tương lai sẽ viết 100 cuốn vẫn cứ thế. Nhân loại đã, đang và sẽ yêu nhau. Khi vui không ai khóc, buồn khóc, thất tình khóc. Vẫn những đề tài đó nhưng viết khác nhau. Những danh tác trên thế giới đều nói đến tình yêu. Khi một phê bình gia phê bình tôi, tôi đã trả lời bằng một quyển sách.
Tôi viết giản dị, tươi sáng, không kỳ bí. Văn chương ViệtNamtự nó giản dị, trong sáng, không kỳ bí mà người ta cứ buộc đá vào văn chương.
Tôi quan niệm tiểu thuyết bắt buộc phải là sản phẩm của tưởng tượng. Tiểu thuyết của tôi như một ly sữa. Sự tưởng tượng là một ly sữa vàcái kinh nghiệm sống chỉ là một muỗng cà phê nhỏ đổ vào.
Tưởng tượng và làm người đọc tưởng là có thật. Đó là tiểu thuyết. Còn viết một chuyện thật đời người mà làm người ta ham phải có nghệ thuật cao lắm. Điều cần phải có để viết tiểu thuyết là phải biết tưởng tượng, nếu không thì viết phóng sự, điều tra. Bây giờ người ta tiểu thuyết hoá cả phóng sự.
Tôi chưa phải là một con người viết tiểu thuyết. Tiểu thuyết đúng nghĩa phải xây dụng nhiều tình tiết. Tôi có vài cuốn tạm gọi là tiểu thuyết, còn sau này tôi dùng văn chương để nói những gì muốn nói. Mai Thảo khai phá ra một phong trào là một người chơi văn chương. Ông viết dài và lôi cuốn vì có nghệ thuật viết. Tiểu thuyết phải xây dựng trên nhiều tình tiết. Thiếu tình tiết không phải là tiểu thuyết. Người ta gọi tôi là tiểu thuyết gia: Không đúng. Gọi tôi là nhà văn cũng không đúng. Tôi chỉ là người viết văn.
Duyên Anh viết văn như thế nào?
Tôi viết văn như định mệnh đã an bài. Tôi không khoác vào người sứ mạng văn chương. Tôi viết văn như nói, nghĩ, thở. Đừng ai vạch một sứ mạng bắt tôi làm, Người cyclo đạp xe kiếm ăn, tôi cũng viết văn để ăn. Nguyễn Du viết Đoạn Trường Tân Thanh mà mọi người học đã kết lời khiêm tốn:
Lời quê góp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Nhà văn không phải là cái gì ghê gớm. Không có gì cả.
Tôi có khuynh hướng viết truyện con nít. Chọn lựa đàng hoàng. Con đường của tôi là viết truyện con nít, Mark Twain (Mỹ) thành công về truyện con nít. Thời tiền chiến Nguyễn Đức Quỳnh trong nhóm Hàn Thuyên viết: Thằng Kình, Thằng Cu So... Lê Văn Trương viết: Anh em thằng Việt. Không khí viết về tuổi thơ của NDQ, không thơ mộng lắm. Ông chỉ đưa nó vào sân đất, thiếu tươi mát của tuổi thơ. Lê Văn Trương làm con nít cảm động. Tôi nghĩ không nên làm cho trẻ khóc. Nguyên Hồng viết về những ngày thơ ấu đau khổ. Tôi Hoài cũng viết cho tuổi thơ. Tôi nghĩ con đường này còn quang đãng nên thử thời vận.
Quyển truyện ngắn năm 1963 in 1.500 cuốn bán được 400 cuốn còn lại bán kilô. Đó là quyển nhất. Quyển hai là Thằng Vũ, truyện dài in 2.500 nhà phát hành không bán nên ế vì tên truyện không hấp dẫn. Bây giờ in lần thứ 6 và mỗi lần in 5000 cuốn. Nguyễn Mạnh Côn đồng ý với việc làm của tôi, khuyên tôi cứ làm, tôi đã thành công. Có thể nói bây giờ mỗi năm chỉ cần tái bản 3 cuốn sách là đủ ăn. Viết về những cái tầm thường không ai viết mà viết được thì mới thành công. Sự thành công khi viết về tuổi thơ, tôi đã làm sống được những nhân vật con nít như những con nít.
Điều kiện để viết
Phải có từ nhỏ tốt. Khi viết thuở thơ ấu phải sống lại, thoát hiện tại. Phải viết văn đừng bí hiểm mà rõ ràng như bà Tùng Long. Tôi đã học cách viết văn trong các sách: Quốc văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư các lớp đồng ấu, dự bị, sơ đẳng (tương đương lớp một, hai, ba bây giờ) của Trần Trọng Kim. Tôi phục AnatoleFrance, Thanh Tịnh. Tất cả những người phóng tác văn chương ở đây nên theo Trần Trọng Kim. PHóng tác của Trần Trọng Kim hay lắm không còn phất phóng tác. Văn trong QVGKT, và LLGKT là nhất, tiêu biểu cách giản dị, trong sáng ở ViệtNam.
Không phải viết giản dị, trong sáng, mà dễ đâu mà chải đẽo gọt sao cho tự nhiên, ca dao người ta gọt dũa lắm. Viết giản dị, tự nhiên khó.
- Phải viết mộc mạc giản dị, mẫu là ở QVGKT
- Không bao giờ dùng danh từ Hán Việt cho con nít.
- Phải biết tạo nhân vật và nhân vật ấy phải là thần tượng. Nhân vật Lucky Luke con nít và người lớn cũng thích.
- Không bao giờ đòi tiểu thuyết là sự thật. Không bao giờ tiểu thuyết là cuộc đời. Người viết tiểu thuyết không sống khó tìm được nhân vật trong đời. Người viết văn thường có một số vốn kinh nghiệm sống bằng đau khổ, cô đơn, từ đó sáng tác hay như Hemingway từng là lính đánh mướn. Viết văn mà ở thi văn đoàn không được.
Hiện VN, có 485 thi văn đoàn, mỗi thi văn đoàn có khoảng 5, 7 chục đoàn viên mà không có gì ra hồn cả. Nhưng không phải có đau khổ mới viết văn được. Nhà văn VN, 80% đau khổ nhưng không tìm ra những tuyệt tác phẩm. Vậy đau khổ không phải cần có để viết văn.
Viết thế nào cho hay
Muốn viết hay phải kiên nhẫn mà làm chớ không phải có năng khiếu, thiên phú mới viết hay được. Tác phẩm hay phải đợi thời gian. Thơ Nguyễn Du sau này ta mới cho là tuyệt phẩm. Phải người bước xa quá khứ hàng 20 năm mới viết hay được. Cái gì quá xa nói lại mới thiết tha. Bất cứ tác phẩm nào viết cho trẻ con cũng có thể viết về đề tài:
- Tình nghĩa bạn bè
- Tình nghĩa thầy trò.
- Sự lưu luyến mái trường, mái nhà, thành phố...
Các bạn có ai muốn thành người viết thành công xin nghe những lời khuyên: người viết văn phải biết kiêu hãnh. Kiến thức lớn dần cùng tuổi tác. Đừng làm dáng trí thức trong tác phẩm của mình. Bất cứ tư tưởng nào khó, cao đến đâu cũng có thể diễn tả được bằng lối văn giản dị, mộc mạc để người khác hiểu được mình, nghĩa là không phải bí hiểm, khều mặt trời. Đừng sợ những người phê bình. Đừng nhờ vả ai khen mình. Viết văn có thể xúc động, về lời khen, chê quá đáng nên bình thản. Đường đã vạch cứ thế đi.
Văn chương không thể bịp được, không thể bịp lần thứ hai, nghĩa là những đứa vô lại không thể viết những tác phẩm lý tưởng. Những người khá đừng sợ bị bôi bẩn. Tất cả những tác phẩm đã và sẽ tồn tại không bao giờ là những tiểu thuyết xách động xuống đường, ngợi ca giết người mà là những tác phẩm ca ngợi tình yêu.
Duyên Anh làm việc như thế nào?
Tôi viết văn bất cứ lúc nào, cần là viết không cần những tác điệu văn nghệ bên ngoài. Ai cũng viết văn được. Văn hay cần tôi luyện không đọc một cuốn sách nào dạy viết văn. Bây giờ xin các bạn đặt câu hỏi.
- LM THANH LÃNG: Xin thay mặt cả lớp cám ơn Duyên Anh.
- SV NGUYỄN DUY PHƯƠNG: Trong hai lãnh vực viết cho trẻ thơ và viết truyện tình cảm cho người trưởng thành, lãnh vực nào đòi hỏi kinh nghiệm hơn và cái nào dễ thành công?
- DA: Trẻ con cần nhiều kinh nghiệm hơn. Sống nhiều mới hay.
- SV BÙI THỊ KIM DUNG: Khi ông viết tác phẩm thuộc về du đãng, ông có đi sát sinh hoạt của họ không? Nếu có thì bằng cách nào?
- DA: cuốn Điệu Ru Nước Mắt, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang không phải tác phẩm du đãng. Tôi đưa du đãng lên, suy tôi nó là một cách phản kháng tiêu cực. Tôi viết tưởng tượng, cảnh tế bần, cảnh tù tội tôi hỏi. Đại Ca Thay gặp tôi nói anh viết sai cả.
- SV: Truyện quay thành phim ông có ý định viết làm phim không? Ngôn ngữ có đượ sử dụng trọn vẹn không?
- DA: Vì cần tiền nên tôi cho quay thành phim. Ngôn ngữ điện ảnh và văn chương không giống nhau. Phim làm tôi quên tôi là tác giả.
- NỮ SINH VIÊN: Trong Sa Mạc Tuổi Trẻ, có bối cảnh chính trị với mục đích gì? Sao ông muốn đả kích những người làm cách mạng?
- DA: Viết chính trị vì là viết feuilleton có tính cách thời sự ăn ngày nào xào ngày đó và túng đề tài. Tôi đả kích cách mạng vì ghét những người làm cách mạng giờ thứ 25.
- NỮ SINH VIÊN: Xin giải thích sự mâu thuẫn trong các tác phẩm: Mây mùa thu, Sa mạc tuổi trẻ, Hưng Mập phiêu lưu ký.
- DA: Khi tôi viết tàn nhẫn là sống cuộc sống thật. Khi viết mộng mơ là sống giả. Không có mâu thuẫn. Tất cả những quyển đã viết là để ca ngợi tình người.
- SV NGUYỄN THỊ KHOA: Để khơi văn chương, để mưu sinh, ca ngợi tình người, ông có thấy trách nhiệm gì không?
- DA: Không bao giờ tôi chơi văn chương. Viết văn theo tôi như làm nghề khác. Không làm nghề khác thì viết văn. Văn chương là để giải trí. Nó có trách nhiệm.
- SV NGUYỄN NGỌC ĐÔNG: Nếu giải trí mà có những hình ảnh... thì tai hại gì?
- DA: Tôi có trách nhiệm về sự mơ mộng và chỉ làm tình yêu đẹp hơn.
- SV NGUYÊN THIẾU: DA, không thích phê bình nhưng chính DA đã phê bình, xin xác định thế đứng của mình.
- DA: Tôi ca ngợi tình yêu. Khởi đầu là xã hội thời đại, tình yêu, tuổi thơ. Loại xã hội thời đại tôi không thích nhưng nhu cầu báo đòi hỏi nên tôi phải viết.
- SV ĐỖ QUÝ VĨNH: Nếu ông xác nhận có dùng bút hiệu Thương Sinh nữa thì xin cho biết ảnh hưởng văn Thương Sinh đối với xã hội, văn hóa hiện tại.
- DA: Tôi là Thương Sinh nhưng hôm nay chỉ nói về văn chương không nói về báo chí.
- SV HUỲNH CÔNG TIỄN: Trong Ngựa Chứng trong Sân Trường", nhân vật quá giả tạo và nhân vật bị hy sinh cho mục đích gì đó?
- DA: Khi viết truyện, tôi có thể bỏ tù một người nào đó. Viết tiểu thuyết là sáng tạo ra nhân vật.
- SV: Theo kinh nghiệm của ông, nhân vật cần phản ảnh trung thành thực tại không?
- DA: Cuộc đời và tiểu thuyết là hai không lẫn lộn, viết tiểu thuyết để thoát xa cuộc đời. Tôi không nghĩ nó phản ảnh được cuộc đời này.
- SV: Theo ông, đặt tiểu thuyết, văn nhân không có trách nhiệm gì với xã hội. Vậy ông có quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật chẳng hạn không?
- DA: Đừng đòi hỏi người viết tiểu thuyết một sứ mạng nào đó . Đừng đòi hỏi người viết gì cả.
- SV: Ông có ý nghỉ ngơi để viết tiếp hay thay đổi hướng đi?
- DA: Chưa nghỉ trong quá khứ, sẽ nghỉ trong tương lai. Còn có hương sắc không? Xin coi hồi sau sẽ rõ.
- NỮ SINH VIÊN: Tiểu thuyết nào của ông có nhiều tình tiết.
- DA: Trần thị Diễm Châu
- NỮ SINH VIÊN: Xin cho biết rõ hơn câu nói những tư tưởng bí hiểm đến đâu cũng cần được diễn tả bằng ngôn từ mộc mạc giản dị.
- DA: Cứ viết mộc mạc sẽ có tư tưởng cao.
- SV VŨ THANH DŨNG: Trần Đại có phản ảnh đời sống nhà văn không?
- DA: Tiểu thuyết của tôi sự tưởng tượng là một ly sữa, sự thật là một muỗng cà phê. Kinh nghiệm sống cộng tưởng tượng nó thành tiểu thuyết. Tôi viết về tôi nhưng có thể là người khác.
- LM THANH LÃNG: Sữa và cà phê, Duyên Anh thích uống sữa hay cà phê?
- DA: Thích cả hai.
- SV: Trong các tác phẩm đã viết, ông ưng ý tác phẩm nào?
- DA: Cầu Mơ là ưng ý nhất. Tại sao thì không nói được, vì tả cầu mơ thật đẹp và không ai đến được dù để nói yêu nhau. Trong tất cả những mối tình trong tác phẩm bao giờ cũng dừng lại ở một đoạn tình thật đẹp. Tình yêu phải buồn. Không buồn không đẹp. Nó là tiểu thuyết không nhiều tình tiết nhưng tôi hãnh diện viết ra nó.
- LM THANH LÃNG: Nhà văn Duyên Anh chống thứ văn có sứ mạng nhưng nói là nói với, viết là viết cái gì và viết cho ai. Khi viết là gửi cái gì? Gởi cho ai? DA, có chịu trách nhiệm về sứ điệp của mình không?
- DA: Tôi không cho tôi có một sứ mạng văn chương và đừng ai cho tôi một sứ mạng văn chương nào cả. Khi viết mà nghĩ đến sứ mạng thì sẽ khó viết.
- LM THANH LÃNG: Anh chàng khôn, muốn chúng ta tự tìm lấy sứ điệp.
- DA: Xin cám ơn giáo sư, cám ơn các bạn. Tôi tưởng các bạn hỏi nhiều. Có những câu hỏi tôi đề phòng các bạn lại không hỏi.
- Duyên Anh ra về lúc 18g30 cùng ngày.
NHUỆ HƯƠNG ghi
Gửi ý kiến của bạn