Thể chế dân chủ là bước tiến vừa mang tính khách quan vừa tất yếu của lịch sử nhân loại. Chính vì thế mà chế độ chiếm hữu nô lệ, rồi đến chế độ phong kiến trên toàn thế giới hoàn toàn sụp đổ. Sự kiện khối chủ nghĩa cộng sản Đông Âu tan rã ngay trên thành trì của nó cũng không ngoài qui luật.
Ở nước ta, khi triều đại phong kiến Bảo Đại cuối cùng kết thúc, thực dân Pháp rút quân, thì trải qua hai mươi năm nội chiến. Sau ngày 30-4-1975, chấm dứt chiến tranh thì chủ nghĩa Cọng sản độc tài toàn trị, phi dân chủ áp đặt trên toàn quốc. Tuy là với tên gọi và hình thức khác nhau, nhưng bản chất chế độ Phong kiến và chế độ Cộng sản đều giống nhau là: Độc tài và chuyên quyền.
Quyền lực nhà nước thay vì thuộc về nhân dân thì lại thuộc về tập đoàn Cộng sản, cụ thể là Bộ chính trị - đứng đầu là Tổng bí thư; cũng như chế độ phong kiến thì quyền lực thuộc về triều đình Hoàng tộc – đứng đầu là Vua. Tóm lại, chế độ Cộng sản là chế độ nhà nước phong kiến kiểu mới -- nhân dân thực chất là không có quyền làm chủ đất nước theo đúng nghĩa. Nhà nước pháp-quyền, pháp-trị đã thay thế bằng đảng-quyền, đảng-trị. Vì thế, câu ca dao nhân gian thời xưa phong kiến vẫn thường lưu truyền trong sự ta thán của dân chúng thời nay:
“Con Vua Thì Lại Làm Vua,Con Sải Ở Chùa Lại Quét Lá Đa” Tất cả các chức vị, phong tước cho các quan chức chính quyền các cấp được bố trí bổ nhiệm theo thứ tự ưu tiên 1, 2,3 “
· Nhất hậu duệ (con ông, cháu cha)
· Nhì tiền tệ (bỏ tiền ra hối lộ để mua chức, mua quan)
· Ba trí tuệ (con cái các cụ được dự bị làm cán bộ nguồn nên được đưa đi du học bằng tiền thuế của dân nên học hàm, học vị cũng cao)
Những phát ngôn trong bài phát biểu của các vị lãnh đạo, những xiển dương trên các Pa-nô, áp-phíc trưng bày nơi công cộng như: “Tập trung dân chủ, mở rộng dân chủ, phát huy dân chủ, đẩy mạnh dân chủ, v.v.” Thực chất đó chỉ là “cái bánh vẽ“ mị dân mà thôi. Điển hình là lời phát ngôn cao ngạo, thật buồn cười của bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: “Dân chủ nước ta cao gấp vạn lần dân chủ tư sản”.
Thiếu dân chủ, nhân dân không được quyền tham gia trong những quyết định quốc sách kinh tế dân sinh, như vụ bô-xít Tây Nguyên. Trong khi các nhà khoa học phản bác, các nhân sĩ không tán thành, các cựu tướng lĩnh lão thành không đồng tình vì tính kinh tế, an ninh và khoa học, nhưng đảng CS vẫn bất chấp, gây ra hệ lụy nhãn tiền.
Thiếu dân chủ, nên việc lập Hiến pháp, dự thảo sửa đổi Hiến Pháp (HP) chỉ là thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng cầm quyền và HP chỉ là "văn kiện chính trị pháp lý đứng sau cương lĩnh của Đảng" (lời phát biểu ông Nguyễn phú trọng) nên HP không còn là HP dân chủ thông qua được trưng cầu dân ý.
Thiếu dân chủ, nên nhân quyền bị chà đạp. Khi công dân nào dám thực thi quyền các quyền con người của mình như: Quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền bày tỏ chính kiến, quyền khiếu nại tố cáo... thì đều bị trù dập và quy kết phản động vì vi phạm tội luật hình sự. Đành rằng mỗi quốc gia có một lịch sử và nền văn hóa riêng nhưng nhân quyền là quyền phổ quát của con người, có chuẩn mực trong công ước quốc tế, mà chính phủ Việt Nam cũng đã ký. Nghĩa là, cùng môt hành vi nhưng ở VN thị bị bỏ tù nhưng ở các nước khác thì không.
Thiếu dân chủ, thì sẽ không tập hợp toàn thể trí lực của xã hội - sinh khí của đất nước, để cùng nhau xây dựng, phát triên và bảo vệ tổ quốc.
Thông điệp của TT Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2014: “... Dân chủ và pháp quyền là cặp song sinh trong thể chế chính trị hiện đại... “. Ông nói rất đúng, nhưng thể chế chính trị hiện đại không thể tồn tại với sự độc tài chuyên chế như chế độ CSVN, mà là thể chế dân chủ đa đảng, dân cử, dân bầu bằng sự công khai minh bạch như đại đa số các nước văn minh phát triển trên thế giới. Trên báo điện tử vietnamnet.vn ngày 3-2 có bài viết “Để Đảng mạnh phải mở rộng dân chủ“ của Nguyễn Tấn Đăng và “Thách thức lớn nhất trên con đường phát triển“ của TS Lê Đăng Doanh cũng thể hiện ước vọng dân chủ, dù không dám bộc bạch hết lòng mình.
Dân chủ là khát vọng sống của toàn dân, là khát vọng tiến bộ cho Tổ Quốc. Một chân lý rất đơn giản “Muốn mọi người cùng nhau làm thì phải có dân chủ; và muốn loại trừ việc áp chế người khác bằng quyền lực, thì phải có pháp quyền.“
Chỉ có dân chủ mới chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của nhau trong không khí ôn hòa, cởi mở. Có như thế thì các nhà trí thức, nhà khoa học mới an tâm tiến hành những hoạt động cải cách hiệu quả và có lợi cho quốc gia, dân tộc. Cũng chính vì khát vọng này mà bao nhiêu người vượt qua sợ hãi, dám lên tiếng công khai đấu tranh mà lâm vào cảnh tù đày.-
Viết cho ngày UPR tại Giơ-ne-vơ ngày 6-2-2014
Hồng Trung
Thành viên Đảng Vì Dân Việt Nam
Ở nước ta, khi triều đại phong kiến Bảo Đại cuối cùng kết thúc, thực dân Pháp rút quân, thì trải qua hai mươi năm nội chiến. Sau ngày 30-4-1975, chấm dứt chiến tranh thì chủ nghĩa Cọng sản độc tài toàn trị, phi dân chủ áp đặt trên toàn quốc. Tuy là với tên gọi và hình thức khác nhau, nhưng bản chất chế độ Phong kiến và chế độ Cộng sản đều giống nhau là: Độc tài và chuyên quyền.
Quyền lực nhà nước thay vì thuộc về nhân dân thì lại thuộc về tập đoàn Cộng sản, cụ thể là Bộ chính trị - đứng đầu là Tổng bí thư; cũng như chế độ phong kiến thì quyền lực thuộc về triều đình Hoàng tộc – đứng đầu là Vua. Tóm lại, chế độ Cộng sản là chế độ nhà nước phong kiến kiểu mới -- nhân dân thực chất là không có quyền làm chủ đất nước theo đúng nghĩa. Nhà nước pháp-quyền, pháp-trị đã thay thế bằng đảng-quyền, đảng-trị. Vì thế, câu ca dao nhân gian thời xưa phong kiến vẫn thường lưu truyền trong sự ta thán của dân chúng thời nay:
“Con Vua Thì Lại Làm Vua,Con Sải Ở Chùa Lại Quét Lá Đa” Tất cả các chức vị, phong tước cho các quan chức chính quyền các cấp được bố trí bổ nhiệm theo thứ tự ưu tiên 1, 2,3 “
· Nhất hậu duệ (con ông, cháu cha)
· Nhì tiền tệ (bỏ tiền ra hối lộ để mua chức, mua quan)
· Ba trí tuệ (con cái các cụ được dự bị làm cán bộ nguồn nên được đưa đi du học bằng tiền thuế của dân nên học hàm, học vị cũng cao)
Những phát ngôn trong bài phát biểu của các vị lãnh đạo, những xiển dương trên các Pa-nô, áp-phíc trưng bày nơi công cộng như: “Tập trung dân chủ, mở rộng dân chủ, phát huy dân chủ, đẩy mạnh dân chủ, v.v.” Thực chất đó chỉ là “cái bánh vẽ“ mị dân mà thôi. Điển hình là lời phát ngôn cao ngạo, thật buồn cười của bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: “Dân chủ nước ta cao gấp vạn lần dân chủ tư sản”.
Thiếu dân chủ, nhân dân không được quyền tham gia trong những quyết định quốc sách kinh tế dân sinh, như vụ bô-xít Tây Nguyên. Trong khi các nhà khoa học phản bác, các nhân sĩ không tán thành, các cựu tướng lĩnh lão thành không đồng tình vì tính kinh tế, an ninh và khoa học, nhưng đảng CS vẫn bất chấp, gây ra hệ lụy nhãn tiền.
Thiếu dân chủ, nên việc lập Hiến pháp, dự thảo sửa đổi Hiến Pháp (HP) chỉ là thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng cầm quyền và HP chỉ là "văn kiện chính trị pháp lý đứng sau cương lĩnh của Đảng" (lời phát biểu ông Nguyễn phú trọng) nên HP không còn là HP dân chủ thông qua được trưng cầu dân ý.
Thiếu dân chủ, nên nhân quyền bị chà đạp. Khi công dân nào dám thực thi quyền các quyền con người của mình như: Quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền bày tỏ chính kiến, quyền khiếu nại tố cáo... thì đều bị trù dập và quy kết phản động vì vi phạm tội luật hình sự. Đành rằng mỗi quốc gia có một lịch sử và nền văn hóa riêng nhưng nhân quyền là quyền phổ quát của con người, có chuẩn mực trong công ước quốc tế, mà chính phủ Việt Nam cũng đã ký. Nghĩa là, cùng môt hành vi nhưng ở VN thị bị bỏ tù nhưng ở các nước khác thì không.
Thiếu dân chủ, thì sẽ không tập hợp toàn thể trí lực của xã hội - sinh khí của đất nước, để cùng nhau xây dựng, phát triên và bảo vệ tổ quốc.
Thông điệp của TT Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2014: “... Dân chủ và pháp quyền là cặp song sinh trong thể chế chính trị hiện đại... “. Ông nói rất đúng, nhưng thể chế chính trị hiện đại không thể tồn tại với sự độc tài chuyên chế như chế độ CSVN, mà là thể chế dân chủ đa đảng, dân cử, dân bầu bằng sự công khai minh bạch như đại đa số các nước văn minh phát triển trên thế giới. Trên báo điện tử vietnamnet.vn ngày 3-2 có bài viết “Để Đảng mạnh phải mở rộng dân chủ“ của Nguyễn Tấn Đăng và “Thách thức lớn nhất trên con đường phát triển“ của TS Lê Đăng Doanh cũng thể hiện ước vọng dân chủ, dù không dám bộc bạch hết lòng mình.
Dân chủ là khát vọng sống của toàn dân, là khát vọng tiến bộ cho Tổ Quốc. Một chân lý rất đơn giản “Muốn mọi người cùng nhau làm thì phải có dân chủ; và muốn loại trừ việc áp chế người khác bằng quyền lực, thì phải có pháp quyền.“
Chỉ có dân chủ mới chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của nhau trong không khí ôn hòa, cởi mở. Có như thế thì các nhà trí thức, nhà khoa học mới an tâm tiến hành những hoạt động cải cách hiệu quả và có lợi cho quốc gia, dân tộc. Cũng chính vì khát vọng này mà bao nhiêu người vượt qua sợ hãi, dám lên tiếng công khai đấu tranh mà lâm vào cảnh tù đày.-
Viết cho ngày UPR tại Giơ-ne-vơ ngày 6-2-2014
Hồng Trung
Thành viên Đảng Vì Dân Việt Nam
Gửi ý kiến của bạn