BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 83090)
(Xem: 64802)
(Xem: 42339)
(Xem: 33864)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phải chăng biển Đông đang yên tĩnh

28 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 1086)
Phải chăng biển Đông đang yên tĩnh
51Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.52
Dưới tiêu đề "Đề nghị báo cáo Quốc hội tình hình Vinashin" đăng trong "Tuổi trẻ online" ngày 26/8/2010 có một đoạn như sau: "Ông Bình cũng cho rằng nên báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông và tình hình an ninh trước Đại hội Đảng để các đại biểu thảo luận, tạo sự đồng thuận. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng kết luận chưa cần báo cáo tình hình biển Đông vì so với báo cáo của Bộ Ngoại giao tại kỳ họp thứ 6 (cách đây một năm - NV), đến nay không có gì mới".

Chỉ với dòng chữ nằm khuất trong một bản tin mà tiêu đề tưởng không liên quan gì, như là một sự vô tình của báo Tuổi trẻ nhưng lại làm cho nhiều người quan tâm.

Tình hình biển Đông "so với báo cáo của Bộ Ngoại giao tại kỳ họp thứ 6 đến nay không có gì mới". Ông Chủ tịch Quốc hội nói thế, người ta sẽ hiểu rằng, tình hình Biển Đông một năm qua là yên ổn, Trung Quốc (TQ) không có hoạt động gì làm rắc rồi thêm tình hình.

Nhưng thực tế thì từ đầu năm đến nay, TQ vẫn tiếp tục có những hành động đơn phương thực hiện quyền làm chủ của mình ở Biển Đông VN, bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam (VN). Xin nêu một vài sự việc:

- Tháng 5/2010, TQ tiến hành lắp đặt và đưa vào sử dụng một trạm thu phát sóng đầu tiên trên đảo Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa). Ngoài ra họ đang tiến hành lắp đặt thêm một số trạm thu phát sóng ở một số đảo khác nữa.

- TQ vẫn tiếp tục tổ chức hoạt động diễn tập quân sự của hải quân tại quần đảo Hoàng Sa. Họ đã cho hàng trăm xe bọc thép, pháo tự hành với hàng ngàn quân ra quần đảo Hoàng Sa tiến hành diễn tập. Trong lần diễn tập này, lần đầu tiên hải quân TQ đưa vào sử dụng một khối lượng lớn vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự mới.

- Từ cuối tháng 5/2010 đến nay, TQ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, có tàu quân sự bảo vệ nhằm mở rộng đảo này để xây dựng công trình trên đảo. Khi người phát ngôn Bộ ngoại giao VN phản đối thì người phát ngôn bộ ngoại giao TQ lập tức lên tiếng bác bỏ và tái khẳng định TQ “có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với quần đảo Hoàng Sa.

- Đầu tháng 4/2010, TQ điều hai tàu Ngư Chính 311 và 202 (sau đó thay bằng tàu Ngư Chính 301 và 302) đến tuần tra trong khu vực Trường Sa. Phía TQ cho biết, hai tàu này được điều đi với mục đích tuần tra và hộ tống các tàu đánh cá của họ trong khoảng thời gian một tháng ở quần đảo Trường Sa. Hành động này nhằm khẳng định quyền đánh cá của TQ ở Biển Đông, ngăn chặn những tàu không phải là của ngư dân TQ đánh bắt cá.

- TQ công bố lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển Đông từ 12h trưa ngày 06/0512010 đến 12h trưa ngày 01/08/2010. Khu vực TQ cấm đánh bắt cá bao gồm cả những phần thuộc lãnh hải của VN, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Theo New York Times thì trong tháng 3/2010, Trung Quốc đã nói với hai quan chức cao cấp Hoa Kỳ đang viếng thăm rằng, Bắc Kinh sẽ không tha thứ cho bất cứ sự can thiệp nào trên Biển Đông, rằng bây giờ Biển Đông đã là một phần các lợi ích cốt lõi về chủ quyền của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đặt Biển Đông vào danh mục "lợi ích cốt lõi" của quốc gia, ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này nói lên quyết tâm của TQ với những yêu sách biển đảo mà họ đã đưa ra.

Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và khoảng 80% Biển Đông cùng với những hành động leo thang ráo riết làm cho tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng. Cho đến nay, không có bất cứ một động thái nào chứng tỏ TQ từ bỏ hoặc rút bớt tham vọng đó. Điều này làm những người VN quan tâm đến vận mệnh của Tổ quốc hết sức lo ngại. Thế nhưng sự đánh giá của ông Nguyễn Phú Trọng về tình hình Biển Đông hiện nay khiến cho người ta không khỏi ngạc nhiên và không thể lý giải nổi.

27/8/2010
Nguyễn Tường Thụy
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn