BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73354)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hồ Chí Minh dâng Hoàng Sa cho giặc Tàu, làm sao tái chiếm lại Hoàng Sa ?

28 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 1289)
Hồ Chí Minh dâng Hoàng Sa cho giặc Tàu, làm sao tái chiếm lại Hoàng Sa ?
53Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
4.34
Bây giờ, nếu muốn đòi lại chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. ĐCSVN phải dựa vào những chứng liệu lịch sử cận đại và những văn kiện vững chắc về mặt pháp lý của chánh phủ VNCH vẫn còn đó, để xác nhận chủ quyền và sự toàn vẹn và lãnh hải trên vùng biển Đông là của Việt Nam. Nhưng, thật nhục nhã! Đảng và nhà nước VNCS thà để mất chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về tay Trung Cộng, chớ không dùng đến những văn kiện liệt kê dưới đây, có phải chăng vì mang mặc cảm tội lổi bán nước?

HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM:

Quần đảo Hoàng Sa gồm 2 nhóm: nhóm An Vĩnh (Group AMPHITRITE) và nhóm Thượng Huyền (Group CROISSANT). Địa danh Amphitrite do người Pháp đặt ra để kỹ niệm chiến hạm Amphitrite lần đầu tiên đi vào quần đảo Hoàng Sa năm 1701. Một nhà truyền giáo quá giang tàu nầy, có viết trong tập hồi ký “Lettres Edifiantes et Curieuses. Vol.III” : “Hoàng Sa là một quần đảo thuộc chủ quyền của vương quốc Annam”.

Trong cuốn “An Nam Đại Quốc”, họa đồ của Đức Giám Mục TABERT vẽ vào năm 1838 có vẽ quần đảo Hoàng Sa có ghi chú là Paracel (Cát vàng). Vua Gia Long đã long trọng trương lá cờ, xác nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là của Hoàng Triều vào năm 1816.

Trong tác phẩm “Mémoire sur la Cochinchine” (Hồi ký Đông Dương), ông Jean Baptiste Chaigneau (1769 – 1825) có đề cập đến quần đảo Paracels: “gồm nhiều hải đảo không có người ở, vua Gia Long đã chiếm lĩnh từ năm 1816…”

Vào thế kỷ 18, dưới triều đại Tây Sơn cũng tổ chức những đội Hoàng Sa đóng thuyền theo kiểu Mã Lai rất vững chắc để cho các binh sĩ và ngư dân đi công tác và khai thác các hải sản cùng tìm kiếm các tài nguyên tại quần đảo Hoàng Sa. Năm 1816, sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long thân chinh đến đảo quần đảo Hoàng Sa cắm cờ vàng và công bố chủ quyền lãnh thổ.

Đến năm 1851, Bộ Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ làm ra bộ điển chế của triều Nguyễn. Đặc biệt quý giá là những châu bản của các vua nhà Nguyễn có liên quan đến Hoàng Sa. Những văn bản gốc nầy với lời phê duyệt của nhà vua đã thể hiện quyền lực của quốc gia. Điễn hình là nhà vua phê vào phúc tấu của Bộ Công ngày 12/2 năm Minh Mạng thứ XVII (1836). Vua viết: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm mộc bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước ta, rộng 5 tấc, khắc vào hàng chữ “Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17 và họ tên biền binh thủy sư Phạm Hữu Nhật , khâm phái tại Hoàng Sa để lại dấu tích muôn đời và công tác nầy được tiếp diễn hàng năm”. Vua phán rằng: “Giải Hoàng Sa trời nước một màu ở xa không biết nông sâu nên các thuyền ngoại dương thường lâm nạn. Nay, ta trồng nhiều cây cối, khi cây cao lớn xanh tốt, các thủy thủ dễ nhận biết vị trí và có thể tránh được nạn mắc cạn. Đó là lợi ích ngàn đời.”

Từ cuối thập niên 1920, nhiều công ty Phốt Phát VN vào thời Pháp thuộc, thực dân Pháp cho binh lính khai thác phân chim (phosphate), thu hoạch hàng trăm tấn/ năm. Năm 1925, Hải Học Viện Nha Trang đã đưa tàu De Lanessan và đoàn chuyên viên ra nghiên cứu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và xác nhận Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của VN vì dính liền với thềm lục địa Việt Nam.

Ngày 15/6/ 1932, Phủ Toàn Quyền Pháp ở Đông Dương ban hành sắc lệnh số 156-SL đặt quần đảo Hoàng Sa thành một đơn vị hành chánh “Đại Lý Hành Chánh Hoàng Sa” (Délégation de l’ Archipel Pareacels). Ngày 30/ 3/ 1938, Phủ Toàn Quyền Đông Dương ký sắc lệnh số 10, quyết định sát nhập quần đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên. Đồng thời gởi quân đội trú phòng, thường trực đến quần đảo Hoàng Sa. Vào năm 1947, thực dân Pháp dựng bia chủ quyền của Miền Nam Việt Nam trên đảo Hoàng Sa (Pattle).

Tại hội nghị quốc tế họp tại San Francisco (Hoa Kỳ) vào ngày 7/ 9/ 1951 do Liên Hiệp Quốc triệu tập gồm 51 quốc gia tham dự, để ký kết “HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH” (San Francisco Peace Treaty 1951). Chiếu theo điều 2 Hiệp Ước, Nhật Bản chính thức trao trả lại tất cả lãnh thổ chiếm đóng bằng võ lực trong thời gian chiến tranh. Tiếp nhận việc trao trả quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa, nhân dịp nầy Thủ tướng TRẦN VĂN HỮU – Trưởng phái đoàn Việt Nam – long trọng tuyên bố : “…We declare our rights over the Spratley and Paracels, which from time immemorial have formed part of VietNam…” (…Chúng tôi tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phần đất từ thuở xa xưa đã thống thuộc lãnh thổ Việt Nam…). Tất cả 51 quốc gia tham dự hội nghị ghi nhận lời tuyên bố trên của Thủ tướng Trần văn Hữu và không một đại biểu nào, kể cả Trung Hoa Dân Quốc lên tiếng phản đối.

Bia chủ quyền của VN ở Hoàng Sa trước năm 1974. Nguồn: vietnamsea.wordpress.com


Thời Đệ nhất VNCH, theo sắc lệnh số 174-NR đặt quần đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam, với một đơn vị hành chánh tân lập: xã Định Hải, thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Thời đệ nhị VNCH, theo sắc lệnh số 709-BNV-HC ngày 21/6/1969, xã Định Hải sát nhập chung với xã Hòa Long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Hải đăng VN trên Hoàng Sa trước năm 1974. Nguồn: tumasic.blogspot.com


Các chánh phủ nước Việt Nam kế tiếp nhau liên tục từ 1950 – 1975 khẳng định chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã hành xử trọn vẹn chủ quyền ấy bằng sự có mặt thật sự (Occupation effective) vừa đúng theo thực tế lịch sử vừa đúng theo luật lệ quốc tế về biển cả (Droit international de la mer).

Sau khi nắm trong tay công hàm bán nước do Thủ tưởng Phạm văn Đồng ký vào ngày 14/ 9/ 1958. Nhà cầm quyền Bắc Kinh chờ đến khi công ty Mobil tuyên bố đã tìm thấy mỏ dầu Rose 9 và Coconut 11 tại thềm lục địa Việt Nam vào tháng 10/1973, mới ngang ngược tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa thuộc về Trung Cộng.

Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU cực lực phản đối và tổ chức lễ đốt đuốc Quốc Khánh VNCH tại sân Cộng Hòa tháng 11/1973 để tuyên bố trước đông đảo đồng bào, giới truyền thông trong và ngoài nước: “Việt Nam đã có mỏ dầu và Việt Nam toàn hoàn có chủ quyền trên biển Đông tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

Kế đến ngày 16/1/ 1974, Ngoại trưởng chánh phủ VNCH Vương văn Bắc đã long trọng truyên bố chủ quyền của VNCH trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên đài phát thanh Sài Gòn và các thông tấn xã ngoại quốc. Cùng ngày nầy, Trung Cộng mang hai chiến hạm 402 và 407 cùng nhiều tàu vũ trang đổ bộ lên đảo Cam Tuyền. Ngày 17/1/ 1974, đích thân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bay ra BTL/HQ vùng I Chiến Thuật, ra chỉ thị Phó đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại – Tư lệnh HQ / Vùng I CT – chuẩn bị trận hải chiến Hoàng Sa với hải quân Trung Cộng để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Trận hải chiến Hoàng Sa thật sự bùng nổ vào lúc 10 giờ 20 ngày 19/1 /1974. Trong lúc cuộc giao tranh còn đang tiếp diễn và đang gây thiệt về nhân mạng cho cả đôi bên TUYÊN CÁO CỦA BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA (ngày 19/1/ 1974), Đoạn cuối của Tuyên cáo đã nói lên ý chí sắt đá của chánh phủ VNCH: “…Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia”. Kết quả trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/ 1/ 1974 như sau:

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA:

• Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10 bị bắn chìm xuống đáy biển. • HQ 16 bị hư hại nặng. • HQ 4 và HQ 5 bị hư hại nhẹ. • Hạm trưởng HQ 10 là Hải quân Thiếu Tá Ngụy văn Thà chết theo tàu theo truyền thống Hải Quân. • 50 chiến sĩ Hải quân bị tử thương.

HẢI QUÂN TRUNG CỘNG:

• Soái hạm Kronstadt 271 bị tuần dương hạm HQ.5 loại khỏi vòng chiến. Hạm trưởng là Đại Tá Vương Kỳ Uy tử thương. • Hộ tống hạm Kronstadt 274, hạm trưởng là Đại tá Quan Đức và toàn bộ tham mưu đi trên chiến hạm nầy, gồm có Đô đốc Phương Quang Kinh, 4 HQ Đại Tá, 6 HQ Trung Tá, 2 HQ Thiếu Tá và 7 sĩ quan cấp úy đều bị tử thương. • Trục lôi hạm số 389, hạm trưởng là Trung tá Triệu Quát bị tử thương. • Trục lôi hạm số 396, hạm trưởng là Đại tá Diệp Mạnh Hải bị tử thương.

Ngay sau đó, Trung Cộng huy động một lực lượng hùng hậu gồm Hải-Lục-Không Quân với 42 chiến hạm và hai tiềm thủy đỉnh đổ bộ tràn ngập lên đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận. Trung đội ĐPQ và toán đặc nhiệm của Quân đoàn I phân tán vào khu rừng thưa, tiếp tục chiến đấu đến viên đạn cuối cùng.

Nếu như năm 1883, trong trận chiến tại cửa biển Thuận An, có Phó Phòng Luyện LÂM HOẰNG trúng đạn cạnh pháo đài, ngài vẫn hiên ngang điều khiển ba quân và chết uy nghi, lẫm liệt như một trang dũng sĩ trung liệt . Hơn 100 năm sau trên quần đảo Hoàng Sa có HQ Thiếu tá NGỤY VĂN THÀ, Hạm trưởng HQ 10, mặc dù bị thương nặng, vẫn hiên ngang chỉ huy thủy thủ đoàn quyết chiến với tàu Trung Cộng. Nhưng rồi, cuối cùng ông ra lệnh cho hạm phó Nguyễn thành Trí bị trọng thương cùng thủy thủ đoàn rời tàu. HQ Thiếu tá NGỤY VĂN THÀ cương quyết ở lại cùng chiến hạm HQ 10. Tàu chìm, hạm trưởng phải ở lại với con tàu, chấp nhận hy sinh đền ơn nước. Trận hải chiến Hoàng Sa đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm, vang danh muôn đời.

Người lính thuộc QLVNCH được khai sinh để chiến đấu với một lời thề son sắt: bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc đến giọt máu cuối cùng… Họ vừa chiến đấu trực tiếp với quân xâm lược CSBV và Trung Cộng trong một cuộc chiến bất cân xứng, vừa đối đầu gián tiếp với cả khối Đệ Tam QTCS. Đó là sự khác biệt về bản chất giữa QLVNCH và QĐND. Chế độ chánh trị nào thì quân đội ấy, một chế độ bán nước do Hồ Chí Minh và Đảng CSVN lãnh đạo thì chỉ đẻ ra cái QĐND dùng để đánh thuê cho bọn Đệ Tam QTCS và bảo vệ cho bọn Thái thú CS Hà Nội mà thôi.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam, chớ không phải riêng của tên Thái thú Hồ Chí Minh và Đảng CSVN muốn đem mặc cả hoặc dâng hiến cho ai cũng được. Tôi thách thức BCT/TƯ/ Đảng CSVN, hãy cố mà bào chữa cái tội bán nước tày trời của Hồ Chí Minh đi!

QUAN HỆ GIỮA TRUNG – XÔ VÀ VIỆT NAM QUA CÁI GỌI LÀ CUỘC “CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC”:

Mỗi khi đi tìm nguyên nhân các cuộc chiến tranh, các nhà phân tách gia Hoa kỳ thường căn cứ vào 5 nguyên tắc, viết tắt là 5 P (Five P’s): [1]. Power (quyền lực), [2]. Prestige (uy tín),[3]. Principles (nguyên tắc), [4]. Profit (quyền lợi), [5]. Protection (bảo vệ).

Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai 1965 – 1975 đã hội đủ 5 nguyên tắc nầy. Đó là cuộc “CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM” (war by proxy). Người Cộng Sản đã từng lý luận: “Chiến tranh giải phóng dân tộc là hình thức cao nhất của đấu tranh giai cấp. Ranh giới giữa nội chiến trộn lẫn vào cuộc tranh chấp giữa các thế lực quốc tế. Tranh chấp quốc tế dũi dài vào nội chiến. Nội chiến liên quan đến tranh chấp quốc tế. Mọi xung đột xã hội được khơi lên thành đấu tranh vũ trang, gây thành nội chiến. Từ nội chiến chĩa mũi dùi vào tranh chấp quốc tế…”

Cái gọi là “Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước” là một loại chiến tranh vượt ra những nguyên tắc của trận mạc về chiến lược và chiến thuật cổ điển. Nó là những hành vi chính trị tinh vi cùng với hoạt động xã hội phức tạp. Nó kết hợp bởi nhiều loại chiến tranh: chiến tranh tư tưởng (ideological war), ngoại giao (diplomatic), văn hóa (Cultural), kinh tế (Economic), tuyên truyền (publicity), gián điệp (intelligence)…

Dĩ nhiên tiêu chuẩn chiến thắng của loại chiến tranh nầy cũng biến đổi hẳn: Chiến thắng không hoàn toàn đặt trên vấn đề tiêu diệt được bộ máy chiến tranh của chánh phủ VNCH hay chưa? mà phải đặt lên trên một tầng cao hơn nữa là uy thế chính trị của VNCH đã bị tiêu diệt hết chưa? Nếu uy thế chính trị còn thì bộ máy chiến tranh tạm thời yếu đi. Và một ngày nào đó, chiến tranh lại dấy lên dưới một dạng khác để tục giải quyết vấn đề QUỐC – CỘNG còn bỏ dở.

VIỆT NAM CỘNG HÒA & ĐỒNG MINH:

Lực lượng Hoa kỳ, Nam Triều Tiên, Tân Tây Lan, Úc, Phi Luật Tân và Thái Lan trực tiếp tham chiến bên cạnh Quân lực VNCH trong cuộc chiến tranh VỆ QUỐC VĨ ĐẠI của Quân, Dân, Cán, Chính của Miền Nam Việt Nam.

CSBV & ĐỒNG MINH:

Liên Xô, Trung Cộng, Khối CS Đông Âu, Bắc Triều Tiên, Cuba. Từ năm 1965 đến 1968, Trung Cộng cung cấp yểm trợ lớn lao cho CSBV về vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng… với hình thức bán chịu lên đến 20 tỉ USD, thời giá lúc bấy giờ cho 2 cuộc chiến Đông Dương. Theo lời yêu cầu của CSBV, Trung Cộng đã tăng phái nhiều toán pháo binh phòng không chống lại các cuộc không tập của Hoa Kỳ, các toán công binh sửa chửa và nới rộng hệ thống hỏa xa của Hà Nội. Các toán quân Trung cộng còn giúp quân CSBV chuyển các đồ tiếp liệu xuống đường mòn HCM.

Từ tháng 6/1965 đến cuối năm 1969, các đạo quân TC đã xây dựng xong 39 cây cầu mới, sửa chữa xong 362 km đường xe lửa cũ, 117 km đường sắt mới, 14 đường hầm… Tổng cộng, Trung Cộng đã gởi đi 327.000 quân tới giúp Bắc Việt. Theo nhà sử học Trần Kiến (Chen Jian) nhận xét trong cuốn “China’s Involvement, pp. 327 – 380”: “mặc dù sự yểm trợ của Bắc Kinh không đúng theo mong đợi của Hà Nội, nhưng không có sự yểm trợ nầy, lịch sử và ngay cả các thành quả của cuộc Chiến Tranh VN sẽ khác đi”.

Vào tháng 10/1966, Lê Duẩn sang Bắc Kinh hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Cộng. Chu Ân Lai thúc dục CSBV phải tiếp tục chiến tranh tối thiểu tới năm 1968. Tháng 4/1967, Phạm văn Đồng và Võ Nguyên Giáp dẫn một phái đoàn qua Moscow cầu viện. Các ông trùm trong điện Cẩm Linh chấp thuận tái tiếp tế để ngăn chận ảnh hưởng của Trung Cộng đối với CSBV. Thật vậy, Liên Xô vượt trội Trung Cộng như là nhà thầu cung cấp quân sự lớn nhất cho CSBV lúc bấy giờ. Hà Nội đã mua chịu vũ khí, bom đạn của Liên Xô để giết người Việt Quốc Gia lên đến 17 tỷ USD, cho đến giờ đây dân Việt Nam còn phải è cổ trả nợ trong nhiều thế hệ nữa.

Thời gian từ năm 1964 tới 1974, Liên Xô cung cấp các loại mặt hàng quân sự cho CSBV lên đến 50% và phần còn lại dành để trợ giúp cho cho Cuba và Bắc Triều Tiên. Từ năm 1965 đến 1968, có tới 3.000 cố vấn Liên Xô tham chiến bên cạnh quân CSBV và huấn luyện họ cách sử dụng các chiến cụ do Liên Xô cung cấp “Ramesh Thakur & Carlyle A. Thayer, Soviet Relations with India & VN” (London: Macmillan, 1992, p. 117). Cựu Đại Tá Liên Xô ALEXEI VINOGRADOV đã viết rằng: “Người Mỹ đã biết rõ rằng các máy bay Bắc Việt kiểu Liên Xô thường do các phi công Liên Xô lái”. Chánh quyền Hoa Kỳ biết rõ, nhưng vẫn giữ bí mật để dân Mỹ không làm áp lực về giới hạn cuộc chiến tranh ủy nhiệm nầy.

Hà Nội đã thành công khi kiếm được sự trợ giúp quân sự và cam kết từ Moscow. Hồ và Đảng Lao Động dự trù kế hoạch tổng nổi dậy, tấn công Miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Nhưng, kế hoạch nầy đi ngược lại với chủ trương của Trung Cộng là dùng chiến tranh du kích, trường kỳ kháng chiến để kéo dài cuộc chiến, càng lâu dài càng có lợi cho Trung Cộng. Ý đồ thâm độc của Mao Trạch Đông trong sách lược “ĐÁNH MỸ ĐẾN NGƯỜI VIỆT NAM CUỐI CÙNG” và “DĨ VIỆT CHẾ VIỆT” (dùng người Việt, chế ngự người Việt) làm cho VIỆT NAM KIỆT QUỆ HOÀN TOÀN về nhân lực, tài lực và hủy diệt nền VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC, từ đó dễ bề thôn tính và Hán hóa Việt Nam, làm bàn đạp bành trướng xuống vùng Đông Nam Á, làm chủ tình hình Biển Đông, nuốt chững toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Như mọi người đã biết, quân chính quy CSBV và MTGPMNVN đã hoàn toàn thất bại trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968 đều khắp lãnh thổ Miền Nam, họ bị QLVNCH và đồng minh Hoa Kỳ đánh bại sau 3 tuần lễ tàn phá khắp nơi. Riêng tại Huế, người ta tìm thấy gần 5.000 tử thi thường dân vô tội bị tra tấn, chôn sống trong các mồ chôn tập thể bởi quân CSBV khát máu. Cuộc tổng công kích Mậu Thân thất bại, nhưng Hà Nội đã thành công tạo nên sự rối loạn chính trị tại Hoa Thinh Đốn và từ đó dẫn đến việc ký kết HIỆP ĐỊNH PARIS vào ngày 27/1/ 1973.

Ngày 29/3/ 1973, các đơn vị cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm nầy, Hoa Kỳ bị tổn thất 58.000 quân, cao hơn chiến tranh Cao Ly 56.000 quân. Nhưng, Hoa Kỳ đã để lại 10.000 quân Nam Triều Tiên để ngăn chận làn sóng đỏ từ Bắc Triều Tiên. Nhưng Hoa Kỳ đã không làm điều nầy đối với Miền Nam Việt Nam.

CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC VĨ ĐẠI CỦA QUÂN LỰC VNCH:

Năm 1974, viện trợ quân sự cho VNCH chỉ còn 1 tỷ USD, một khẩu đại bác 105 ly, 155 ly chỉ được bắn 3 quả đạn / 1 ngày, một trực thăng chỉ có đủ xăng bay một, hai giờ. Từ đầu năm 1975, số viện trợ quân sự chỉ còn 700 triệu USD. Trong khi đó, Moscow bán chịu cho Hà Nội chiến cụ nặng như: phản lực MiG, chiến xa T54, đại pháo, hỏa tiển…Bắc Kinh cung cấp cho Hà Nội sung trường AK 47, súng cối, đại bác không giật, sơn pháo, quân trang, quân dụng… theo thể thức: xài trước trả nợ sau. Và số nợ mua chịu vũ khí, bom đạn của Liên Xô và Trung Quốc lên đến 37 tỷ USD (thời giá lúc bấy giờ) Nếu không có sự yểm trợ vô giới hạn nầy làm sao quân CSBV có thể xăm lăng được MNVN?

Theo nhận xét của ký giả người Úc tên GREG SHERIDAN viết trên tờ nhật báo Australian số ra ngày 24/4/ 2000. Xin tóm lược:

“Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến đầy chính nghĩa, một cuộc chiến đáng lẽ phe Tự Do phải thắng. Về phương diện đạo đức và chiến lược mà nói, Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi đã hoàn toàn có lý khi tham chiến ở Việt Nam. Sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, tổ chức VC đã gần như bị tiêu diệt gần hết và cho đến năm 1971 thì quân đội CSBV cũng gần như bị đánh tan hoang. Năm 1972 chẳng hạn, khi chỉ còn khoảng 20.000 quân đồng minh Hoa Kỳ và 10.000 Úc hoạt động ở Việt Nam. Trong khi đó, vẫn còn 300.000 quân Trung Cộng có mặt ở Bắc Việt. Quân lực VNCH đã bẻ gẫy một đợt tổng tấn công của quân CSBV từ bên kia Bến Hải tràn vô 3 mặt trận chính: Quảng Trị, Kontum – Pleiku và Bình Long – An Lộc. Năm 1972, QL/VNCH đã chứng tỏ là những chiến binh can trường và thiện chiến không kém gì quân đội Hoa Kỳ và quân CSBV. Nhưng, tại sao QLVNCH đã thất bại trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của họ? Tôi ( Greg Sheridan) chỉ thấy một lý do duy nhất là từ năm 1972 trở đi Hoa Kỳ và các nước đồng minh của họ không ngừng cắt bớt viện trợ quân sự và kinh tế cho chánh phủ VNCH và gần như bỏ rơi MNVN. Trong khi đó thì Liên xô và Trung Cộng đã đổ không biết bao nhiêu viện trợ quân sự cho Hà Nội.

Nếu Hoa Kỳ tiếp tục cho Không Lực yểm trợ QLVNCH thì tôi tin chắc rằng chánh phủ VNCH không cần sự giúp đở của bộ binh Đồng minh. Nhưng nếu vẫn được viện trợ quân sự và kinh tế thì chánh phủ VNCH đã tiếp tục đứng vững như Nam Triều Tiên và Đài Loan trước sự hăm dọa của Bắc Triều Tiên và Hoa Lục. Và nếu chế độ VNCH còn tiếp tục tồn tại cho đến bây giờ thì rất có thể MIỀN NAM VIỆT NAM cũng có thể phát triển theo đường hướng ghi nhận ở Nam Hàn và Đài Loan và đã trở nên giàu có, dân chủ và tự do như như hai nước kia…”

Miền Nam Việt Nam đang thịnh vượng và giàu có được ghi nhận như là một thời THÁI BÌNH THỊNH TRỊ sau 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ thì tai họa ập đến từ 2 phía:

• Hồ Chí Minh quyết tâm nhuộm đỏ MNVN trước và các quốc gia Đông Nam Á sau, theo lệnh của bọn Đệ Tam CSQT và Mao Trạch Đông trực tiếp đe dọa đến chiến lược sinh tồn của Hoa Kỳ và Anh Quốc và khối Anglo Saxons ở Úc và New Zeland.

• Hoa Kỳ quyết tâm xây dựng một tiền đồn ngăn chận làn sóng đỏ tại MNVN để bảo vệ quyền lợi của họ tại ĐÔNG NAM Á CHÂU và khu vực Thái Bình Dương theo học thuyết DOMINO.

Rõ ràng điều đó đã chứng minh: Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã gây ra cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn vì quyền lợi của bọn Đệ Tam QTCS và Trung Cộng. Lê Duẫn đã nói thẳng: “TA ĐÁNH MỸ CHO LIÊN XÔ VÀ TRUNG QUỐC.” Cùng với Hồ Chí Minh, Lê Duẫn đã đi vào lịch sử thế giới: “NHỮNG TÊN LÃNH TỤ THẤT HỌC NGU NGỐC VÀ ĐẦN ĐỘN NHẤT THẾ GIỚI.”

Ngày 16/6 /1997, Thông tấn Xã CSVN công bố con số thiệt hại qua 2 cuộc chiến vô ích nầy đã gây tổn thất cho dân tộc Việt Nam về nhân mạng như sau:

• 3 triệu triệu chết. Nhưng, theo ký giả Satya Sivaraman, quân CSBV đã hy sinh đến 4.1 triệu người chết. • 4,4 triệu thương tật, 2 triệu người bị nhiễm chất độc hóa học. • Mười năm sau 1975, có 5 triệu trẻ em dị dạng ra đời.

Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng…những tên Thái Thú của Trung Cộng thực hiện SÁCH LƯỢC HÁN HÓA CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG đã xóa sạch nguyên cả thế hệ thanh niên Việt Nam để phục sự tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng .

Kẻ chiến thắng trong cái gọi là cuộc “CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC” do Hồ Chí Minh lãnh đạo và những tên kế tục sự nghiệp ngu xuẩn của ông ta, chính là Liên Xô và Trung Cộng. Các nhà lãnh đạo Xô Viết chỉ giành được quyền lãnh đạo Cách Mạng Thế Giới từ tay Mao Trạch Đông, chặn đứng Trung Cộng tại biên giới phía nam, và tạm thời làm Hoa Kỳ rút lui vào chủ nghĩa cô lập “isolationism”.

Còn Trung Cộng thu được mối lợi khổng lồ hơn nhiều. Làm thế nào bọn đầu nậu Bắc Bộ Phủ trả cho xong số nợ khổng lồ 20 tỷ USD mua chịu bom đạn của Trung Cộng để gây nên cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn khốc liệt trong suốt 30 năm, qua 2 cuộc chiến tranh Đông Dương vô ích? Phải dâng lãnh thổ và lãnh hải của Tổ Tiên cho Trung Cộng để trừ nợ, đồng thời nhờ Trung Cộng bảo hộ Đảng CSVN củng cố và duy trì quyền lực thống trị tại Việt Nam.

Bọn THÁI THÚ CS HÀ NỘI từ HCM cho đến Duẫn, Chinh, Mười, Anh, Phiêu, Lương cho đến Mạnh, Triết, Dũng, Trọng, Rứa…là những tên tội đồ của Tổ Quốc và Dân tộc Việt Nam đã hiến đất, dâng biển cho TC đến con số làm ai cũng phải đau lòng xót xa:

• Đã nhượng cho Trung Cộng một dãy đất từ 2 km đến 12 km dọc theo biên giới dài khoảng 13.000 km. Như vậy, tổng cộng diện tích đã mất có thể từ 2.600 km2 đến 15.000 km2. • Với lằn ranh trung tuyến mới áp dụng tại Vịnh Bắc Việt thay thế cho đường Brévié thì vùng biển bị mất có thể ước tính được từ 10% đến 16%, khoảng 12.000 đến 20.000 km2. • Sau cuộc chiến tranh Hoa – Việt từ 17/2/ 1979 kéo dài đến 16/3 /1979, Trung Cộng chiếm thêm một số đất đai nữa và để lại nhiều đơn vị chính quy bám trụ trên những đỉnh cao chiến lược. Như vậy, Trung Cộng đã chiếm lĩnh và kiểm soát hầu hết các cao điểm chiến lược miền Thượng Du Bắc Việt. • Uất hận lên đến cực điểm, lòng dân sôi sục căm thù khi bọn Thái thú CS Hà Nội dâng nốt CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN cho quan thầy Trung Cộng qua DỰ ÁN KHAI THÁC BAUXITE chuẩn bị khai tử Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam.

Để che đậy hành động bán nước bỉ ổi của tên Việt gian Hồ Chí Minh, những tên lãnh đạo ĐCSVN đã hèn nhát, cố tình muốn xóa đi hình ảnh quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa là một phần lãnh thổ của tổ quốc trong lòng dân tộc Việt Nam. Thậm chí, những cuộc biểu tình tự phát của người dân yêu nước với với tấm biểu ngữ ghi đậm nét: “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM” hoặc “ĐÃ ĐẢO TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC” thì bị bọn công an đàn áp dữ dội, đánh đập dã man. Đây là một hành động xúc phạm đến tinh thần yêu nước và tình cảm dân tộc. Rõ ràng, ĐCSVN và lực lượng chó săn CAND là công cụ bảo vệ chế độ tay sai của bọn Chệt chó Bắc Kinh.

Sáng ngày 19/1/ 2014, người dân Việt Nam yêu nước đã tự động tổ chức lễ tưởng niệm 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay giặc phương Bắc, với tấm biểu ngữ “TỔ QUỐC GHI CÔNG: ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG BẢO VỆ HOÀNG SA 19/1/1974” trong sự bực tức của những tên lãnh đạo ĐCSVN và nhà cầm quyền. Vì vậy, Lễ thắp nến tri ân 74 chiến sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 lần đầu tiên, sau 40 năm bị quên lãng, được tổ chức vào ngày 18/1/2014 tại Đà Nẵng. Lễ thắp nến đã bị chánh quyền hủy bỏ vào phút chót vì áp lực của bọn Chệt Bắc Kinh. Những hành động phá rối và đàn áp đồng bào tụ tập làm lễ thắp nến tưởng niệm 74 anh hùng tử sĩ bảo vệ HOÀNG SA vào ngày 19/1/ 1974. Bọn Chệt Bắc Kinh đã nhiệt tình khen ngợi bọn chó săn CAND đã đàn áp hiệu quả những người dân dám đứng lên chống đối hành động xâm lược của thiên triều trước đây…

ƯU THẾ CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRUNG CỘNG:

[1] Về mặt lịch sử và địa lý, các vùng biển Giao Chỉ Dương tại Vịnh Bắc Bộ, Thất Châu Dương tại vùng biển Hoàng Sa và Côn Lôn Dương tiếp giáp Trường Sa đã thuộc về lãnh thổ của Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Trong thời gian nầy, từ đảo Hải Nam (tỉnh Quảng Đông), chỉ có một số ngư dân tự túc đánh cá theo mùa, đi thuyền từ bờ biển Trung Hoa đến bờ biển Nam Dương. Trong khi đó, nhà cầm quyền VN đã minh thị CÔNG BỐ CHỦ QUYỀN (animus) và HÀNH SỬ CHỦ QUYỀN (corpus) để thủ đắc chủ quyền lãnh thổ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

[2] Chiếu các án lệ cố định của TÒA ÁN QUỐC TẾ thì sự phân định hải phận và xác định chủ quyền hải đảo phải căn cứ vào NHỮNG YẾU TỐ ĐẶC THÙ của quốc gia vùng duyên hải. Đó là những yếu tố địa lý như: vị trí, diện tích, địa chất, độ sâu, địa hình đáy biển, chiều dài bờ biển, dân số, khí hậu, vùng đặc quyền kinh tế để đánh bắt cá, thềm lục địa để khai thác dầu khí cũng như các yếu tố về kinh tế, chính trị, chiến lược và an ninh quốc phòng. Nếu áp dụng các tiêu chuẩn nầy trong việc phân ranh hải phận, phân định thềm lục địa và xác định chủ quyền các hải đảo tại Biển Đông, Việt Nam sẽ thắng thế trên tất cảmọi lãnh vực.

Ngày nay, Trung Cộng thường huênh hoang rằng biển Nam Trung Hoa (Nam Hải) là biển lịch sử của Trung Quốc từ đời Hán Vũ Đế và Minh Thành Tổ. Tuy nhiên, theo Từ Điển Từ Hải xuất bản năm 1948, Nam Hải thuộc chủ quyền chung cho 5 nước là Trung Hoa, Pháp (VN), Anh (Mã Lai), Mỹ (Phi Luật Tân) và Nhật (Đài Loan) thì Nam Hải KHÔNG PHẢI LÀ BIỂN CỦA TQ VỀ PHÍA NAM. Vì vậy, mà bọn Chệt Bắc Kinh không bao giờ dám đưa những vụ tranh chấp về hải đảo tại Biển Đông Nam Á ra trước các cơ quan trọng tài quốc tế như CÔNG ƯỚC LHQ VỀ LUẬT BIỂN (UNCLOS).

[3] Tấm bản đồ “HOÀNG TRIỀU TRỰC TỈNH ĐỊA DƯ TOÀN ĐỒ” của TS Mai Ngọc Hồng hiến tặng Bảo tàng Viện Lịch Sử Việt Nam do Trung Quốc in ấn và xuất bản năm Giáp Thìn, đời vua Quang Tự nhà Thanh (1904) đã thể hiện rõ cực Nam của TQ chỉ đến đảo Hải Nam là một bằng chứng hùng hồn cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa không phải là bộ phận thuộc lãnh thổ của TQ mà là của Việt Nam.

VŨ KHÍ CHỐNG LẠI CHỦ NGHĨA BÀNH TRƯỚNG, BÁ QUYỀN CỦA TC TẠI BIỂN ĐÔNG:

[1]. LUẬT PHÁP QUỐC TẾ: Ngày 10/12/1982, có 119 nước đã ký vào CÔNG ƯỚC LHQ VỀ LUẬT BIỂN (Law of the Sea Convention hay Los Convention) trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Ngày 16/11/1993 có 60 quốc gia phê chuẩn công ước nầy và một năm sau , ngày 16/11/1994 công ước có hiệu lực chấp hành. Hai nguyên tắc hướng dẫn LUẬT BIỂN là:

• Dành cho các quốc gia duyên hải quyền đánh cá và khai thác dầu khí 200 hải lý tại vùng biển gần bờ.

• Duy trì TỰ DO HÀNG HẢI và TỰ DO KHAI THÁC HẢI SẢN tại vùng biển sâu.

Tinh thần Luật Biển là trọng pháp (law) và công bằng (equity) mà phương thức giải quyết tranh chấp là điều đình, hòa giải, thỏa hiệp, sau đó mới nhờ đến TÒA ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ phân xử mà không dùng tới vũ lực để giải quyết.

[2] PHÂN BIỆT LÃNH HẢI & HẢI PHẬN: Điều đáng lưu ý là phải phân biệt giữa lãnh thổ hay lãnh hải 12 hải lý với hải phận của các quốc gia duyên hải rộng từ 200 đến 350 hải lý tính từ biển lãnh thổ.

• BIỂN LỊCH SỬ VÀ NỘI HẢI (historic waters and internal waters): Theo Tòa Án Quốc Tế The Hague và Điều 8 Công Ước LHQ về Luật Biển. Biển Lịch Sử là nội hải nằm về phía đất liền bên trong đường căn bản của BIỂN LÃNH THỔ. Như vậy biển lịch sử không thể là biển Nam Hải cách lục địa tới 2.000 cây số.

• ĐƯỜNG CĂN BẢN (baselines) thông thường là lằn mức thủy triều xuống thấp (Điều 5 Công ước).

• BIỂN LÃNH THỔ hay LÃNH HẢI (territorial sea) rộng 12 hải lý tính từ đường căn bản ra khơi (Điều 3 Công ước). Lãnh hải là một thành phần của hải phận.

• VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ 200 HẢI LÝ ĐỂ ĐÁNH CÁ (Exchusive Economic Zone, 200 mile – fishery zone: EEZ) là vùng biển nối tiếp Biển Lãnh Thổ (Điều 57 Công ước).

• THỀM LỤC ĐỊA (Continental). Trùng điệp với Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý (360 km) để đánh cá là “THỀM LỤC ĐỊA” để thăm dò dầu khí.Theo điều 76 Công Ước về Luật Biển, thềm lục địa pháp lý rộng 200 hải lý là vùng biển tiếp nối biển lãnh thổ vì vùng đặc quyền kinh tế. Ngoài ra, còn có thềm lục địa, địa chất hay nền lục địa (continental margin) có thể kéo dài tới 350 hải lý (650 km) nếu về mặt địa hình, đáy biển là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa từ đất liền ra ngoài biển (trường hợp Việt Nam).

• Chiêáu điều 17 Công ước thềm lục địa thuộc chủ quyền tuyệt đối (exclusive sovereignty right) của quốc gia duyên hải trong việc thăm dò và khai thác dầu khí. Quyền nầy không tùy thuộc vào điều kiện chiếm cứ (occupation) hay công bố minh thị (express proclamation). Do đó, việc TC chiếm cứ bằng võ lực một số đảo, bãi đá tại Hoàng Sa & Trường Sa không có quyền tước đoạt chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại thềm lục địa.

TRỞ LẠI HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954:

Hiệp định Geneve ngày 20/7/1954 đã xác nhận chủ quyền của VNCH (lúc đó làQuốc gia Việt Nam) đối với các quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa. Thật vậy:

[a] Theo Điều 4 Hiệp Định Geneve 1954, lực lượng Liên Hiệp Pháp gồm Quốc gia VN, Pháp và đồng minh phải rút khỏi tất cả các hải đảo ven bờ biển về phía Bắc giới tuyến (vĩ tuyến 17). Đồng thời quân đội NDVN (Bắc Việt) phải rút khỏi tất cả các hải đảo về phía Nam vĩ tuyến 17. Như vậy, chiếu theo Hiệp Định Geneve 1954, quân đội Bắc Việt phải triệt thoái ra khỏi 2 quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa và tất cả các quân đội ngoại nhập khác như Trung Cộng cũng không có quyền chiếm cứ hay đồn trú tại các quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa.

Và cái gọi là chánh phủVNDCCH không có chủ quyền lãnh thổ từ Vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Do đó, chánh phủ Hà Nội không có tư cách chuyển nhượng hoặc cống dâng các quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa cho bất cứ quốc gia đệ tam nào; vì vậy, công hàm của Phạm văn Đồng gửi cho Chu Ân Lai đề ngày 14/9/1958 không có giá trị và hiệu lực pháp lý.

[b] Chiếu theo Điều 12 Hiệp Định nầy, cũng khẳng định rằng: “Các quốc gia tham dự Hội Nghị Geneve (trong đó có Trung Cộng) cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”

KẾT LUẬN:

Dùng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa là điều bất khả thi. Ngay cả việc bảo vệ các ngư dân Miền Trung chống lại tàu HQ, tàu cá Trung Cộng bắn giết người bừa bải, cướp hải sản, bắt cóc ngư dân đòi tiền chuộc…mà HQ Việt Nam còn không dám làm. Nhưng, Việt Nam có những vũ khí lợi hại, có thể đòi lại chủ quyền Hoàng Sa & Trường Sa trong tay bọn Trung Cộng mà không tốn một giọt máu: [1] Dùng pháp lý về Công Ước LHQ về Luật Biển UNCLOS để tranh đấu với TC như Philippines đã làm. [2] Trưng bày những tài liệu, bằng chứng vô cùng vững chắc về lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa & Trường là của Việt Nam do Trung Cộng dùng vũ lực cưỡng chiếm. [3] Chờ thời cơ khi Trung Cộng có nội loạn hoặc gây chiến tranh với các nước láng giềng, VN sẽ dùng vũ lực tái chiếm lại Hoàng Sa & Trường Sa.

Ngày 27/4/2013, tại Trường Đại Học PVĐ tại Quảng Ngãi đã tổ chức một buổi HỘI THẢO QUỐC TẾ với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa – Khía cạnh Lịch sử & Pháp lý”, với sự tham gia của nhiều chuyên gia VN và ngoại quốc. Trong số nầy có giáo sư Jonathan London, Trường Đại học City University tại Hồng Kông.

Từ Quảng Ngãi, GS Jonathan London trả lời phỏng vấn RFI: “Ai cũng biết là tình hình Biển Đông hiện nay rất phức tạp và VN hiện nay dù có những cơ sở pháp lý vững chắc hơn so với TQ nhiều. Nhưng, vấn đề đặt ra là làm sao khai thác được sự ỦNG HỘ CỦA QUỐC TẾ,” ông đề nghị. “Trong thời gian tới, VN nên tậäp trung vào việc làm rõ về những bằng chứng mà VN hiện có tranh chấp Biển Đông, có liên quan đến CHÍNH TRỊ trong nước. Để nâng cao uy tín của VN trên trường quốc tế và để khai thác triệt để sự ủng hộ của QUỐC TẾ đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, VN phải cố gắng giải quyết những hồ sơ nổi bật về chính trị trong nước như vấn đề đàn áp, bắt giữ, thiếu tự do ngôn luận. Những vấn đề nhân quyền ấy chính là những trở ngại, tức không ai muốn ủng hộ VN, nếu họ thấy những hành vi của các lãnh đạo VN không hợp với những tiêu chuẩn quốc tế về NHÂN QUYỀN.

Theo tôi, những nhận xét của GS Jonathan London rất chính xác và được đánh giá cao. Nhưng, rất tiếc là hiện nay tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN như Trọng Lú, Sang, Dũng…quá hèn nhát, tiếp tục ĐI BẰNG ĐẦU GỐI trước bọn Chệt Bắc Kinh thì làm sao Việt Nam có thể lấy lại quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa trong tay giặc Tàu Khựa?

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn