BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77096)
(Xem: 63201)
(Xem: 40603)
(Xem: 32239)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Từ "Nhân văn giai phẩm" đến Trương Duy Nhất:" Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.

15 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 1572)
Từ "Nhân văn giai phẩm" đến Trương Duy Nhất:" Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Trong tiến trình lịch sử của mình, Đảng CSVN đã trải qua khá nhiều thăng trầm, biến động. Bên cạnh việc đối phó với"giặc ngoài", Đảng nhiều lúc cũng phải vận dụng rất nhiều sách lược để chống"thù trong". Một trong nhiều sách lược đó là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin, của chuyên chính vô sản vào việc "ghép tội" bọn "phản động".

Việc ghán tội này đôi lúc không cần bọn chúng có "tâm phục,khẩu phục" hay không, chỉ cần đám nông dân "mo cơm quả cà" theo Đảng đi làm cách mạng thấy "thông suốt", "công bằng" là được rồi. Bởi để bảo vệ chính quyền từ khi còn non trẻ đến lúc trưởng thành, kim chỉ nam trong mọi hành động của Đảng đó là không ngại sai lầm.

Chỉ khi có "sai" mới có"sửa sai", đời không ai toàn vẹn cả. Vấn đề là cái khoảng cách ở giữa sai và sửa sai đó là số phận bi thảm của biết bao cá nhân, biết bao cuộc đời của những công dân vô tội. Không phải đến tận bây giờ người dân Việt Nam mới biết lên tiếng đòi tự do dân chủ. Từ những năm 50 của thế kỷ trước,phong trào "Nhân văn giai phẩm"(1955-1958) đã ghi dấu như như một mốc son chói lọi của nền dân trí Việt Nam. Trí thức Việt như Nguyễn Tuân, Quang Dũng, Bùi Xuân Phái, Hoàng Cầm, Phan Khôi, Trần Dần, Lê Đạt, Văn Cao...đã cho thấy họ không phải là những con cừu dễ sai khiến.

Tự do, dân chủ cho văn nghệ sĩ, trả lại nghệ thuật cho nghệ thuật là những tôn chỉ của phong trào này. Việc ghán tội cho họ được Đảng khái quát như sau: -Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản. -Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội, khiêu khích nhân dân chống lại chế độ và Đảng lãnh đạo. -Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa. -Gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản, chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản. Số phận của họ trước và sau khi sửa sai đã được nhiều thông tin báo chí nhắc đến,ở đây người viết chỉ đề cập đến nỗi oan khuất của một người phụ nữ duy nhất , bà Thụy An , nhũ danh Lưu Thị Yến.

Tiếp sau Nhân văn giai phẩm là vụ án "xét lại chống Đảng" mà nhận định sau đây quả thật không ngoa:"Có thể nói, sau những sai lầm, oan trái rộng rãi trong Cải cách ruộng đất và Chỉnh đốn tổ chức (1956), thì đây là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử Đảng ta, xét về quy mô, tính chất. Và, có thể nói , đây là vụ án oan sai lớn nhất trong hàng ngũ những người yêu nước Việt Nam của thế kỷ XX".

Thiết nghĩ cũng chẳng cần nêu lại dài dòng việc Đảng đã làm cách nào để ghán tội cho những người yêu nước như Hoàng Minh Chính,Vũ Đình Huỳnh, Lê Trọng Nghĩa, Đỗ Đức Kiên...chỉ biết rằng mấy mươi năm sau lịch sử đã được viết lại và thực chất sau này như Trao đổi với BBC ngày 02/12/2013, nhà văn Vũ Thư Hiên nói ông và những người khác bị bắt và bị bỏ tù trong vụ án "Xét lại chống Đảng" chỉ là những 'con dê tế thần' của một âm mưu trong nội bộ Đảng Cộng sản khi đó, mà theo ông là để hạ uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Oan sai nối tiếp oan sai, Đảng vẫn chẳng hề rút kinh nghiệm và tiếp tục ghán tội cho những người yêu nước khác. Lần này là những người làm chính trị nhưng tội danh lại không liên quan đến chính trị như luật sư Lê Quốc Quân với tội trốn thuế, Cù Huy Hà Vũ với hai bao cao su...Dường như Đảng nhận ra rằng khoác cho bị cáo chiếc áo tù thường phạm có vẻ dễ ăn nói với dân hơn là tù chính trị...Đây cũng là một sáng tạo độc đáo nữa trong việc vận dụng chuyên chính vô sản vào từng thời điểm thích hợp.

Dư luận trong những ngày qua đang hồi hộp chờ đợi tài ghán tội của Đảng ta ở vụ án Trương Duy Nhất. Theo bài viết trên báo CAND và cũng có thể là cáo trạng thì thắp đuốc cũng không tìm ra đâu là tội trạng. Bởi muốn kết án thì phải dựa trên luật, mà luật thì lại chung chung mơ hồ. Kiểu này lại phải nhờ đến sự kết hợp tài tình của bộ tam:tòa án,viện kiểm sát và bộ công an.

Bắt Nhất bảy tháng trước với điều luật 258 tội lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.Nhưng tìm cho ra cái" tự do dân chủ "bị lợi dụng và cái" lợi ích nhà nước" bị xâm phạm trong cái bài báo của Nhất cũng là khó.Vì vậy hết một cái lệnh tạm giam 4 tháng vẫn không xong đành phải ra thêm một cái nữa.Khổ nỗi Nhất lại thuộc loại cứng đầu,chẳng thèm nhận đại một cái tội nào đó cho Đảng đỡ mất mặt.

Xem ra thì Nhất chỉ có một cái tội là "láo", dám chê Thủ tướng viết sai lỗi chính tả, chê chất lượng chính phủ tệ hại...Nhưng hình như những tội này không có trong luật. Vậy xem ra phải chờ. Hôm nọ đọc một comment trên FB của một bạn trẻ nói rằng trong vụ án của Nhất có bóng dáng của bao cao su... Mình không đồng tình. Nói vậy thì coi thường sự sáng tạo của Đảng ta quá.

Xin hãy trả tự do cho Trương Duy Nhất. Bảy tháng tạm giam là quá đủ cho một người vô tội.

Đừng để oan khiên chồng lên oan khiên. Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.

Dương Hoài Linh

Theo Blog Quê Choa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn