BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73357)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thà một lần đau!

10 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 1336)
Thà một lần đau!
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Cũng không lạ lắm, lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ…,” thì lập tức những người am tường nhận xét: “Giáo sư Nguyễn Phú Trọng không hiểu gì về văn học và đạo Phật.” 

Công bình một chút, dù là Phật tử, không hẳn ai cũng có cái nhìn vừa tổng quan vừa đặc thù một tác phẩm văn học cá biệt. Hồ huống ông Trọng theo đạo “vô thần.” Song, kẹt nổi ông Nguyễn Phú Trọng tự nhận mình là Cử nhân Tổng hợp Văn, khóa 8, Hà Nội. Không ít thì nhiều nếu ông học không thông, cũng không nên “phát biểu lung tung” như thế giữa chốn đông người.

Nhiều người trách ông, không phải chỉ vì “biết thì thốt, không biết dựa cột mà nghe.” Mà trách ông vì ông là một trong những biểu tượng “đỉnh cao trí tuệ.” của Đảng và Nhà nước.
Lee Myeong Pak trong dịp Tết Nguyên Đán, viết bốn chữ Hán: “Lâm sự nhi cụ” (gặp việc gì cũng phải dè chừng thận trọng), vốn là lời Khổng Tử được chép trong Luận Ngữ.

Cũng dẫn lời Khổng, ông Abe, đương kim thủ tướng Nhật Bản viết bốn chữ “Dĩ hòa vi quý” tặng cho hạ cấp của mình.

Riêng Ôn Gia Bảo, thiên hạ đồn rằng ông này còn có sẵn ekip chuyên tầm trích sách cổ, chọn ra những lời hay ý độc để thi thoảng bất đồ buông lời, khiến quân tử bác cổ thông kim ngơ ngác, không biết viện dẫn từ đâu.

Việc trích dẫn cổ ngữ cũng như cách ví von, dẫn dụ đều thể hiện nội hàm văn hóa. Tích lũy không sâu, sở học không dày thì khó mà phát ra được những ý tân kỳ, những lời thâm thúy. Bấy giờ, dùng những điển sáo mòn, nói những câu ngớ ngẩn không những không đạt hiệu quả phát ngôn mà còn khiến thiên hạ chê cười cho vậy! – Trần Quang Đức

Thiếu thời, mình đã say mê Tây Du Ký, bản Ngô Thừa Ân. Rồi lớn lên một chút, lại được xem phim. Mà sức học thuở đó cũng chỉ biết là biết “y như phim” vậy thôi. Sau ngày tham gia vào phong trào Gia đình Phật tử, học về Ngài Huyền Trang, mới hiểu có rất nhiều người, kể cả Phật tử cũng đã hiểu sai về lịch sử, văn học Phật giáo, xuyên qua tác phẩm Tây Du Ký. Vấn đề nằm ở chỗ nào, do thái độ của người đọc hay là do tác giả và tác phẩm?

Năm 2004, nhà xuất bản An Tiêm của Thanh Tuệ ở San Jose cho tái bản quyển “Giải mã truyện Tây Du Ký” của tác giả Lê Anh Dũng, trước đó từng xuất hiện ở Việt Nam những năm 1993-1995. Nó giúp cho mình khi đọc truyện hoặc xem phim Tây Du Ký, so chiếu để thâm nhập một cách khác hơn thời non trẻ.

Mặc dù vậy, vẫn có những ý kiến phê phán trong giới nhà Phật, điển hình của thầy Nhật Từ, khuyên phải dè dặt:
Xem Tây Du Ký nếu những cái hay, cái độc đáo, cái ly kỳ của nó chúng ta khen ngợi thì những cái phi lý của nó nhất là cái phản đạo đức, phản giáo dục, đi ngược lại sự thật thì chúng ta phải thẳng thắn lên án, nếu chúng ta không muốn để mặc tình cho thế giới hư cấu của Tây Du Ký cũng như tên tuổi của Ngô Thừa Ân đã bao đời được các nhà văn học nhận định, đánh giá một cách a dua theo kiểu “thấy ai sang bắt quàng làm họ” đi vào ngỏ cụt của bế tắt, của sự phản lại đạo đức cuộc sống.

Một lần, mình có nghe một vị đệ tử thâm tín của thầy Nhất Hạnh kể lại, đại khái vào năm 2007, khi phái đoàn Tăng Thân Làng Mai về Việt Nam hoằng pháp. Mặc dù trước đó phía Tăng Thân đã sắp xếp nơi chốn lưu trú cho phái đoàn gồm mấy trăm người ở một khách sạn tại Hà Nội, hợp đồng đã được ký kết ổn thoả trước khi cất cánh. Vậy mà khi về đến nơi rồi, không phải phía khách sạn muốn hủy bỏ hợp đồng, mà trong những điều kiện nảy sinh của giới chức công quyền địa phương, vòi thêm “phụ phí” cho “điều khoảng bảo kê” tính trên mỗi đầu người trong phái đoàn. Bấy giờ, trong hàng đệ tử cũng có vị chao lòng, thỉnh ý Thầy, Thầy nhất mực khuyên bảo không. Với Thầy Nhất Hạnh, hối lộ là tạo cơ hội cho tham nhũng, là một tội ác! Vì vậy mới có việc tăng thân thiền hành quanh Hồ Gươm. Thầy Nhất Hạnh cương quyết, cho dù phải ở đây suốt đêm thiền tọa, thì cũng không hối lộ.

Cho nên hý lộng theo kiểu ông Nguyễn Phú Trọng, khi ngồi ở tầm lãnh đạo quốc gia, chỉ khiến người nghe cười, nhưng cười vào mặt mình. Vì thấy rõ cái tâm địa của một tập đoàn tham nhũng theo “đúng quy trình” chỉ đạo từ trên xuống dưới.

Hôm nay, người dân cũng nên bớt phần xấu hỗ về hành vi “hôi bia” xảy ra tại Biên Hòa, và Thạc sỹ Nguyễn Anh Tuấn, cùng hai viên công an giựt dọc cũng được phần an ủi khi để lộ bản chất “cướp ngày là quan” hôm qua, vì từ nay có ông tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam – Nguyễn Phú Trọng – đã khiến nhân dân cả nước xấu hỗ hơn hẳn.


Potay.com!

Cho nên, mừng vì, biểu hiện tăng nhanh của chuỗi sự kiện tiêu cực trong nước những năm gần đây, ta thấy đó là dấu hiệu của sự tan rã xã hội (CN).

Nhưng lo vì, người dân Việt Nam sẽ trải qua một ca phẫu thuật, tự thân phải mở thịt mình, lấy ra cái miểng độc đã nằm lâu trong cơ thể, may ra “liễu sinh thoát tử.”

Thà một lần đau!

Ngày 9 tháng 12, 2013
UYÊN NGUYÊN

Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn