BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73243)
(Xem: 62215)
(Xem: 39400)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thư ngỏ gửi nhà văn Phạm Đình Trọng: Không đồng ca, nhưng lĩnh xướng

06 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 1155)
Thư ngỏ gửi nhà văn Phạm Đình Trọng: Không đồng ca, nhưng lĩnh xướng
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Thưa nhà văn,

Tôi mạo muội gởi thư này tới ông, để đưa ra một nhận thức khác về những sự kiện ông đã viết trong bài “Về với dân

Ông mặc định cuộc chiến Đông Dương lần thứ I (1946 -1954) là: “Không còn con đường nào khác, buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước.”

Cuộc chiến này do người Pháp thực hiên, và người Mỹ chịu 80% chi phí chiến tranh, nhằm đắp đập be bờ, ngăn lại cơn đại hồng thuỷ cộng sản đang tràn xuống Đông Nam Á. Người Pháp và cả người Mỹ nữa không có ý biến Việt Nam thành “thuộc địa kiểu mới” như đã tuyên truyền.

Hồ Chí Minh là một chính trị gia lão luyện đã đánh tráo lịch sử. Ông biến cuộc chiến chống cộng của người Pháp và Mỹ thành một cuộc chiến tranh xâm lược. Ngược lại, ông cũng đã biến cuộc chiến bảo vệ ý thứ hệ của đảng Cộng sản thành một cuộc chiến vệ quốc, để lôi kéo những người dân Việt nhẹ dạ vào cuộc chém giết đẫm máu này.

Nhưng thôi, hãy gác lại sự khác biệt, cứ cho rằng Pháp có ý định tái chiếm Việt Nam như ông mặc định. Vậy, có cần thiết phải tiêu hao quá nhiều xương máu, để hàng triệu gia đình tan vỡ, quốc gia tan hoang, hận thù giữa các dân tộc đến như vậy không. Những quốc gia láng giềng cũng giành độc lập nhưng không phải trả giá đắt như chúng ta.

Hơn nữa, chúng ta chấp nhận hy sinh để đổi lấy một chính quyền độc lập. Nhưng chính quyền mới này lại tồi tệ hơn chính quyền của Pháp trước đây. Vậy hàng triệu người ngã xuống để đánh đổi lấy gì?

Thưa nhà văn,

Nếu Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, thì bây giờ chúng ta không mất Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, chúng ta không mất Hoàng Sa, Trường Sa. Nhìn lại pháo đài Đồng Đăng, hẳn ông hiểu người Pháp đã gìn giữ giang sơn của chúng ta cẩn thận đến mức nào. Chúng ta cũng không phải nhọc lòng xin đảng ban cho chút quyền con người, bởi những quyền này chúng ta đã có từ thời Pháp thuộc.

Lịch sử đôi khi chỉ là những trò trớ trêu và cay nghiệt. Chúng ta đánh Pháp, đuổi Mỹ ở cổng trước, nhưng lại rước Tầu, mời Nga vào cổng sau. Quả là một nghịch lý, một bất hạnh khổng lồ cho dân tộc chúng ta. Có dịp lần mò vào những kho sử liệu, biết đâu ông tìm ra những điều thú vi. Bởi lịch sử cũng là những cuộc truy đuổi khôn cùng để tìm ra sự thực.

Đám tang tướng Giáp. Ảnh Google


Trong bài ông có mô phỏng lại tiếng hô của người dân nhiều nước trên thế giới “Hồ Chí Minh! Giáp! Giáp! Hồ Chí Minh! Giáp Giáp!”. Ông coi đó như là một niềm tự hào dân tộc. Nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi. Những người reo ca kia bây giờ đang sống ra sao? Quốc gia của họ đang ở đâu trên bậc thang của nền văn minh nhân lọai?

Những công dân thuộc những quốc gia tiên tiến như tôi biết, họ tự tin và bản lĩnh, không qùy lậy, không sùng bái, đất nước họ không có lãnh tụ ca, không đề cao những người dùng súng đạn và mạng người để giải quyết sự khác biệt.

Hẳn ông đã biết điển tích này, nhưng tôi vẫn kể ra đây: Năm 1991, khi thăm Thái Lan thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng hai đế quốc to”. Thủ tướng Thái Lan nói: “Còn chúng tôi cũng rất tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả.” Không biết ông Kiệt còn dám tự hào khi nghe xong lời đáp lễ trên không.

Trong bài viết, ông có đề cập đến bữa ăn tối ngày 5 tháng 7 năm 1967 do Hồ Chí Minh khoản đãi tướng Thanh trước khi trở lại chiến trường. Ông mô tả đó là bữa ăn “đạm bạc”. Ông có đọc được nhật ký ở phủ chủ tịch, hay có gặp đầu bếp nấu bữa ăn đó không? Tôi nghi ngờ tính “đạm bạc” của bữa ăn tối lịch sử này.


Rồi ông kể tiếp Nguyễn Chí Thanh “rạo rực nghĩ đến chiến thắng trong tầm tay”, “âm thầm vui sướng đến mất ngủ. Quá phấn kích, rạng sáng ngày 6.7.1967, ông bị cơn nhồi máu cơ tim cướp đi mạng sống.”


Tướng Thanh thao thức trong đêm cuối, trước khi xa vợ con nghe có vẻ hợp lý hơn. Cơn nhồi máu cơ tim xẩy ra lúc ba giờ sáng. Căn nguyên có thể là di truyền, cao Cholesterol, cao huyết áp, hút thuốc nhiều. Mất ngủ chỉ là một yếu tố phụ vào căn bệnh đã tiềm ẩn từ lâu. Cách ông mô tả đêm cuối cùng của tướng Thanh, có vẻ suy diễn và gán ghép làm tôi nghi ngờ về những nguồn sử liệu mà ông đã viện dẫn.


Tôi đánh giá tướng Thanh hơn tướng Giáp về cả tài năng và tư cách. Tướng Thanh bình dân hơn, gần gũi với lính hơn, xông pha, lăn lộn trận mạc nhiều hơn, sắc sảo hơn, dám đứng ra bênh đỡ được vài người oan khuất. Đó cũng là một trong những lý do tại sao tướng Thanh được nhiều người khâm phục, còn tướng Giáp bị coi thường ra mặt.


Ông có giải thích vì sao cả ông Hồ và tướng Giáp vắng mặt ở Hà Nội dịp Tết Mậu Thân 1968. Do vậy, tôi cũng đưa ra một cái nhìn khác về sự kiện này.


Người ta đồn rằng Tướng Giáp nhận định nếu đánh mạnh quá, dồn Mỹ vào chân tường. Có thể Mỹ sẽ sử dụng đến bom nguyên tử, ném thẳng vào Hà Nội như họ đã từng làm với Nhật để kết thúc chiến tranh. Thế nên cả hai cùng đi lánh nạn. Ông Hồ qua Bắc Kinh, tướng Giáp đến Budapest.


Lời đồn đoán này không phải là không cơ sở. Ông Hồ từng vào sinh ra tử, từng thay tên đổi họ trên trăm lần, qua mặt những trùm mật thám, sở cẩm Tây, Tàu, vào tù ra khám như đi chợ. Một bậc cao thủ, một đấng đa mưu túc kế. Ông Hồ đâu phải con bò để cho Lê Duẩn muốn dắt đâu thì dắt, muốn cột đâu thì cột. Nếu tướng Giáp không cáo bệnh, không xin nghỉ, thì Lê Duận có ba đầu sáu tay, cũng không thể cưỡng bức một ủy viên bộ chính trị, tổng tư lệnh, tổng tham mưu trưởng, bộ trưởng quốc phòng, đi đâu được.


Trong bài ông cũng ca ngợi tướng Giáp “không tham gia vào những tội ác… trong những vụ tàn sát đẫm máu như cải cách ruộng đất hay Nhân văn Gia Phẩm… ” Thưa nhà văn, nhìn thấy người đang bị bách hại mà mình không có một động thái gì để cứu nạn nhân thì đó là một kẻ tòng phạm không hơn không kém.


Ông viết “Không vào chỗ dành riêng cho tầng lớp vua quan xa dân ở Mai Dịch, Võ Nguyên Giáp về với dân gian Việt Nam ở doi đất bình dị ven biển Vũng Chùa, Quảng Bình quê nhà”. Ông kết luận rằng tướng Giáp đã về với dân.


Tướng Giáp muốn về với dân sao lại không chọn nghĩa trang Vị Xuyên, Cao Bằng, sao không chọnnghĩa trang Trường Sơn, hay nghĩa trang Quốc Tế ở Xa Mát, Tây Ninh.


Tướng Giáp chọn một mình một cõi, các nhà phong thủy ví đó là đất của “ngọa hổ tàng long”, chỉ có các bậc đế vương mới chọn nơi an nghỉ vĩnh hằng như vậy. Tầng lớp tiện dân, chết chưa có đất chôn, đâu dám mơ đến việc có voi chầu hổ phục.


Nhà văn thử tính toán lại xem tổng chi phí cho đám tang tướng Giáp là bao nhiêu, chưa kể đến một đại đội đang canh giữ phần mộ 24/24 giờ hằng ngày, hẳn ông có câu trả lời rằng tướng Giáp ở với quan hay về với dân.


Cha anh chúng ta nhập đồng, yêu nước nghĩa là yêu chủ nghĩa cộng sản, đã ôm mã tấu lao vào họng súng, mang lại hào quang cho tướng Giáp. Con em chúng ta lên đồng, yêu nước nghĩa là yêu đảng, còn đảng còn mình, ôm hoa lao vào khóc một người không bao giờ bỏ đảng. Nhưng khi thoát đồng, họ cũng yêu miếng sushi không thua kém gì tình yêu giành cho tướng Giáp.


Nhà văn tâm sự rằng “không thể góp giọng trong dàn đồng ca kia”. Ông chờ sự yên tĩnh trở lại rồi ông mới lên giọng.


Thưa nhà văn,


Ông có một giọng nam cao, cuồn cuộn mà êm ái, sang sảng mà du dương. Giọng của một người hát thánh ca trong vai lĩnh xướng.


5.11.2013


Trần Hồng Tâm


Nguyên trung úy QĐND


Theo Đàn Chim Việt

Ý kiến bạn đọc
18 Tháng Chín 20188:19 CH
Khách
Tôi xin phép được nói rõ chân dung của hai người có cùng họ và tên là Phạm Đình Trọng, cả hai đều là sĩ quan quân đội Việt Nam. Thế nhưng đại tá Phạm Đình Trọng thật nguyên là phóng viên của báo Quân đội Nhân dân. Sau này là trưởng Chi nhánh báo Quân đội Nhân dân ở phía Nam. Thời gian đó ở địa chỉ 63 đường Lý Tự Trọng Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh. Đại tá Phạm Đình Trọng là người hiền lành, khiêm tốn, thân ái với đồng đội, đồng nghiệp. Tuyệt đối trung thành với Quân đội và với Tổ quốc.
2. Thiếu tá Phạm Đình Trọng (nay là phản động) nguyên là đại úy ở Xưởng phim Quân đội ở phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Hồi còn chiến tranh ông ta sơ tán ở nhà dân đã ăn cắp của dân, bất kể cơ quan quân đội nào ở phố Lý Nam Đế, Hà Nội cũng biết vụ này. Khi ông ta làm việc ở xưởng phim quân đội – theo một đại tá là đạo diễn ở xưởng phim kể - Phạm Đình Trọng là một kẻ nổi tiếng ganh ghét, đố kỵ, là một chuyên gia kiện tụng, chuyên gia vu khống, đặt điều bôi nhọ người khác. Vì xưởng phim muốn tống khứ ông ta đi nên đã buộc phải nâng hàm thiếu tá cho ông và xưởng phim cũng tự đi liên hệ cho ông ta có một chỗ làm tại báo Điện ảnh Kịch trường, nhưng ở đây chỉ cho ông ta làm phát hành báo. Để thoát khỏi công việc phát hành, ông ta xin chuyển vào miền Nam xin vào Chi nhánh phía Nam của báo Tài chính. Ông ta lập tức kiện lên tổng biên tập nói xấu những cán bộ cũ ở Chi nhánh này và đòi làm trưởng Chi nhánh, nhưng không được, ông liền kiện lên thứ trưởng Bộ tài chính đòi chấp nhận yêu cầu của ông ta cũng không được. Cuối cùng ông ta kiện tuốt cả 3 người là trưởng Chi nhánh báo Tài chính ở miền Nam, Tổng biên tập báo Tài chính và Thứ trưởng Bộ Tài chính. Đơn ông ta gởi đi các nơi là Hội nhà báo Việt nam, Văn phòng Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban tư tưởng Văn hóa TƯ vv… Vẫn không được giải quyết theo âm mưu của ông ta. Vì không được Bộ tài chính đáp ứng tham vọng điên cuồng và ngu ngốc của ông ta. Ông ta bị Bộ Tài Chính khai trừ ra khỏi Đảng, nhưng hắn viện rất nhiều lý do trì hoãn và tìm cách xin về báo báo Gia đình và Xã hội. Làm việc tại đây không bao lâu, hắn tiếp tục dở nghề lưu manh kiện tụng làm rối tung nội bộ khiến lãnh đạo tờ báo này và cán bộ cấp trên phải đau đầu. Cuối cùng hắn ta cũng bị lãnh đạo tờ báo này đuổi khỏi Tòa soạn, từ đó đến nay hắn thất nghiệp vì không cơ quan nào dám nhận hắn ta làm việc.
3. Hầu hết đồng nghiệp của ông ta là các nhà văn và nhà báo quân đội đều tẩy chay không quan hệ với ông Trọng này. Sau một thời gian sống ở miền Nam làm ở đâu cũng gây sóng gió bằng thói lưu manh, xảo trá, vu khống, đặt điều cho những người giỏi hơn mình nên ở đâu cũng bị đồng nghiệp tẩy chay.
4. Nay Phạm đình Trọng thất nghiệp này không còn nơi nào để kiện tụng, nhưng thói quen bẻ cong ngòi bút trước kia chống phá đồng nghiệp, bạn bè thì giờ sử dụng bản chất lưu manh đã thấm vào máu thịt sẵn để quậy phá Nhà nước, dựa vào những phản hồi về các vấn đề kinh tế, xã hội nổi cộm là ông ta cố gắng làm sao để mình được nổi tiếng với nước ngoài nhằm mục đích trở thành đối tượng được các tổ chức dân chủ chú ý để bảo lãnh cho ông ta được định cư ở nước ngoài, vì con trai ông ta đang học ở Mỹ. Phạm Đình Trọng này có tâm địa cực kỳ đen tối, là phần tử nguy hiểm trong nước. Trong chiến tranh thì chửi Mỹ - ngụy. Sau chiến tranh vì tài hèn, đức kém nhưng lại có tham vọng đứng trên cao để đè đầu cưỡi cổ người khác nhưng không được, nay trở thành kẻ cuồng vọng lộng bút đả phá như kẻ bị “tẩu hỏa nhập ma” với thủ đoạn trở thành người bị vi phạm nhân quyền để được nước ngoài quan tâm bảo lãnh sang Mỹ. Nhưng hắn không biết rằng, một kẻ vô tài, thất đức, luôn có tâm phản trắc như hắn, ai dám làm bạn và dám bảo lãnh hắn để trở thành “rước rắn về cắn gà nhà” sao?
5. Những người cầm bút đều là những người có hiểu biết, không hiểu tại sao vẫn tin vào những giọng điệu của Phạm Đình Trọng người lùn, răng vẩu, lưng cong, viết dỏm này - một kẻ phản bội, lưu manh, tham vọng điên cuồng và đê tiện để bôi nhọ Nhà nước Việt Nam thì càng làm giảm đi uy tín của trang web đó mà thôi.
05 Tháng Hai 20182:44 SA
Khách
Thương thay thằng Trần Hồng Tâm, cùng chà lứa với tôi, cùng là bộ đội và học đại học. Cùng ghét CS. Nhưng thằng này có cái nhìn lệch lạc, do nguồn thông tin rất lỗ mỗ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn