BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73344)
(Xem: 62242)
(Xem: 39427)
(Xem: 31174)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Sếp Việt Cộng chỉ uống rượu Cognac thôi (*) – Phần 2

05 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 1317)
Sếp Việt Cộng chỉ uống rượu Cognac thôi (*) – Phần 2
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Vào một buổi sáng chủ nhật, khi muốn đi xe ra Vũng Tàu, tôi phải dừng lại trong một đoàn xe dài ngay sau Biên Hòa.

Vũng Tàu 1967-68, Hình: Michael Holt


Ở phía trước chúng tôi, một cây cầu nhỏ đã bị cho nổ tung. Khoảng hai mươi người Việt xúc đất bằng tay vào trong cái lỗ đó; công việc đã tiến triển cho tới mức các loại xe không phải là xe đi trên mọi địa hình cũng có thể đi qua nơi đó được. Quân cảnh Mỹ đứng đổ mồ hôi ở quanh đó, dưới chiếc nón sắt và áo chống đạn. Đã xảy ra kẹt xe vì có một đoàn xe tải cần phải đi qua đó trước các xe dân sự. Có một người quân cảnh trẻ tuổi đứng ở giữa nơi vừa được đổ đất lên đó, chận từng xe tải một lại ở nơi này và nói to với người lái: "Four wheel drive", bốn bánh chủ động. Các tài xế trả lời: "O.K.", chuyển sang chế độ bốn bánh chủ động và tiếp tục chạy đi. Các tài xế người Việt không dừng lại, họ chỉ nhìn vào mặt của người lính một cách không hiểu và cố lắc lư qua được đống đất đó nhanh và tốt trong chừng mực ô tô của họ cho phép. Anh cũng nói "Four wheel drive" của anh với tôi. Tôi lấy làm ngạc nhiên và nói với Siegried Kogelfranz của tờ "Spiegel" đi cùng với tôi:

"Một người Mỹ trẻ tuổi hẳn phải biết là một chiếc ô tô bình thường không có bốn bánh chủ động. Mà anh chàng trông cũng không có vẻ mệt mỏi tới mức vừa nói vừa ngủ." Kogelfranz cười to:

"Trước đây hai năm", ông nói, "tôi đã còn gặp những người Mỹ không biết tìm Việt Nam ở đâu trên bản đồ. Bây giờ thì điều đó có thể đã khác đi, nhưng có lẽ người ta đừng nên cho rằng một cá nhân, ngay cả khi anh ấy thuộc một dân tộc có nền văn minh cao, có quá nhiều kiến thức."

Ở ranh giới Vũng Tàu, người đi đường thỉnh thoảng bị chận lại và phải trả hai mươi đồng – theo giá chợ đen tương ứng với giá trị thật của đồng tiền thì đó là năm mươi xu Đức – và nhận được một tờ biên nhận: Vũng Tàu là một nơi tắm biển và hai mươi đồng đó là phí mà du khách phải trả cho nơi nghỉ dưỡng. Thỉnh thoảng, người ta cũng có thể chạy vào mà không bị chận lại, khi người thu tiền bận rộn ở nơi khác. Rồi ông thu tiền lúc đi ra. Mức lệ phí đó cho thấy rằng đẳng cấp của nơi tắm biển này chỉ còn là sự tưởng nhớ mà thôi. Vào thời mà người ta ấn định khoản lệ phí phải đóng cho nơi nghỉ dưỡng này thì có lẽ là hai mươi đồng còn có được một giá trị tương ứng. Ngày nay, những đứa bé đánh giày ở Sài Gòn chỉ đánh một chiếc giày cho số tiền đó thôi, và bồi bàn khách sạn chờ tờ hai mươi đồng khi họ mang một chai nước suối lên phòng. Vũng Tàu, nơi mà người Pháp gọi là Cap St. Jaques, đã trở thành một thị trấn nhỏ dơ bẩn. Chẳng có gì còn lại từ nét mơ mộng của một thành phố nhỏ lẫn sự hấp dẫn của một thị trấn tắm biển nhỏ của Pháp. Đường phố, quảng trường, Grand Hotel và phần lớn biệt thự bị bỏ hoang và không người chăm sóc giống như trong tất cả các thành phố Việt Nam sau bao nhiêu năm chiến tranh.

 

Vũng Tàu, nơi mà người Pháp gọi là Cap St. Jaques. Hình minh hoạ. Nguồn: mekongdeltatour.com

Bãi biển ở cạnh con đường đi dạo của nơi nghỉ dưỡng trong Vũng Tàu, ngày xưa là nơi đẹp hơn trong số hai bãi tắm, hầu như không còn có thể tắm được nữa. Ở nơi đỗ lại trước sông Sài Gòn có khoảng hơn hai mươi chiếc tàu đang thả neo chờ được phép đi vào và chờ một chỗ trống trong cảng Sài Gòn. Dầu mà những chiếc tàu này thải ra trong thời gian chờ đợi thường nhiều tuần được đẩy trực tiếp vào trong vịnh của Vũng Tàu và vào bãi biển trước con đường đi bộ. Hàng trăm người Mỹ, người Úc, Philippines và du khách cuối tuần từ Sài Gòn nằm cho da cháy nắng ở bãi biển tiếp theo đó về phía Đông, nơi những người Việt Nam, khôn ngoan hơn, ngồi trên hàng hiên của các ngôi nhà gỗ là quán ăn dọc theo đường. Các phi công trực thăng từ phi trường ở sau những đụn cát bay một vòng thật thấp qua bãi biển, ném một cái nhìn xuống các cô gái mặc áo tắm trước khi bay về phía Bắc theo lệnh hành quân của họ.

Ở bãi biển này xe của tôi kẹt lại trong cát và không thể tự thoát ra được. Màn trình diễn những cố gắng của tôi đã thu hút khoảng hai mươi người Việt, phần lớn là những anh chàng trẻ tuổi, những người chăm chú nhìn xuống từ hàng hiên của một nhà hàng bị bỏ trống. Không ai động tay cả. Một người Mỹ kéo tôi ra khỏi cát với chiếc Jeep của ông. Lúc đó, trải nghiệm này đã làm cho tôi suy nghĩ nhiều, và sau đó tôi đã hỏi những người bạn Việt rằng tại sao những anh chàng trẻ tuổi đó đã không giúp tôi, trong khi sự việc thật ra hết sức là dễ hiểu.

"Lẽ ra anh phải yêu cầu họ giúp", bạn bè của tôi nhún vai nói, "thế nào đi chăng nữa thì đấy cũng không phải tại vì anh là người da trắng. Chúng tôi cũng có thể bị như thế."

Có thể là như thế. Mặc dù vậy, đó vẫn là một trải nghiệm mà tôi bất lực đứng đối diện với nó.

Người Mỹ đã biến Vũng Tàu thành một trong số các 'R. and R. – Centres" của họ, Rest and Recreation. Trong biệt ngữ quân đội, chúng được gọi là 'L. and L. – Centres', Love and Liqueur. Như nhiều diễn đạt khác của lính, cách diễn đạt này cũng gần với sự thực hơn. Nhiều con đường toàn quán rượu đã hình thành chỉ qua một đêm, với một quầy rượu bên cạnh những căn phòng khác, bé tí, dơ bẩn, những căn phòng tối tới mức người bồi bàn phải dùng đèn pin để phục vụ. Có vô số các cô gái lo giải trí cho lính. Những người nghỉ phép từ mặt trận trở về thì không keo kiệt, khu vực này của thành phố làm ăn phát đạt.

Tôi tới vào buổi tối trước khi con tàu đến theo lịch trình và được một lãnh đạo của USAID ở Vũng Tàu mời qua đêm trong phòng dành cho khách của anh.

Anh là một con người dễ mến, độ ba mươi lăm tuổi, thấp người, tóc đỏ, nhiều tàn nhang trên làn da trắng và có tính tình chậm chạp của miền Trung Tây như tôi đã quen biết ở Hoa Kỳ. Anh rất hiếu khách, chỉ cho tôi xem thành phố, câu lạc bộ sĩ quan và 'red light district', như anh gọi, và nhân cơ hội này mà trút bầu tâm sự đầy lo lắng của anh cho tôi nghe. Anh là một trong số những người Mỹ trẻ tuổi mà tôi thỉnh thoảng gặp, những người với đôi mắt to sáng ngời, với trái tim trong sạch, tràn đầy sứ mệnh của mình, đến Việt Nam và với mọi sức lực cố gắng giúp đỡ người Việt Nam và xây dựng đất nước này, cũng: đền bù cho những gì mà quân đội của họ đã dẫm nát với những chiếc giày ủng của lính. Họ không muốn dẫn nhập niềm tin Mỹ về nền kinh tế thị trường tự do vào Việt Nam, như Mary MacCarthy nghĩ. Họ đơn giản là chỉ muốn giúp đỡ, nhưng rất nhanh chóng nhận thấy rằng họ ở trong một thế giới khác với thế giới mà người Việt lớn lên ở trong đó; điều đó không ngăn cản họ cố gắng một cách chân thật để có được tình bạn thật sự với người Việt. Họ sống cùng với người dân trong làng và ăn thức ăn của họ, chịu đựng dơ bẩn và ốm đau và ngày nào cũng chứng minh ý định tốt đẹp của họ lại từ đầu. 

"Anh thật không thể tưởng tượng được những khó khăn mà tôi đang đấu tranh với chúng đâu. Đơn giản là thiếu mọi thứ ở khắp nơi; nếu như cuối cùng rồi có được xi măng thì không có gạch, và nếu như người ta có được cả hai thì rồi có ai đó muốn xây một cái gì đó khác với chúng."

Anh lái chiếc xe to đi trên mọi địa hình qua những con đường chật hẹp với các quán rượu ở hai bên đường. Những người đàn bà mảnh dẻ đeo theo cánh tay của những người lính to lớn khổng lồ, đi loạng choạng. Trời tối và mưa. "Tối thế này thì một anh chàng như thế chẳng biết được những người đàn bà nhỏ bé đó thỉnh thoảng có thể là bà của anh. Nhất là khi anh chàng say rượu. Chúng tôi đã cung cấp penicillin cho giám đốc của bệnh viện tỉnh, để ông chữa bệnh giới tính cho các cô gái ở quán rượu. Bây giờ chúng tôi mới biết được rằng ông lấy ba trăm đồng cho mỗi một lần tiêm. Đối với các cô gái thì như thế là quá nhiều tiền nên họ không đi đến đó. Họ phải đưa hầu hết thu nhập của họ cho gia đình của họ.

Nhưng đó còn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Trước đây một tuần, tôi tìm thấy một đứa bé ba tuổi bị bệnh lao phổi nặng.

Trước đây một tuần, tôi tìm thấy một đứa bé ba tuổi bị bệnh lao phổi nặng.

Em là một đứa con lai, rõ ràng là từ một người Mỹ. Mẹ của em đã biến mất. Người duy nhất chăm sóc cho bé trai đó là một em gái mồ côi mười lăm tuổi mang bệnh giang mai. Mỗi sáng, tôi mang sữa đến cho bé trai đó và đưa tiền cho em gái để em có thể mua thức ăn. Nhưng từ ngày hôm qua, em gái đó đã biến mất, và bây giờ tôi phải lo tìm chỗ ăn ở cho đứa bé trai đó. Thật là buồn khi quân đội của chúng tôi là nguyên nhân cho sự khốn cùng này."

 Gs.Ts. Y khoa Heimfried–Christoph Nonnemann

Phan Ba dịch

Theo Người Việt

(*) Trích từ "Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến – Bác sĩ Đức trong Chiến tranh Việt Nam" http://www.amazon.com/dp/B00EPBTGZA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn