BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73344)
(Xem: 62242)
(Xem: 39427)
(Xem: 31174)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lời bàn muộn về tướng Giáp

01 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 1862)
Lời bàn muộn về tướng Giáp
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN HAI LUỒNG

Ba tuần lễ qua, tôi tự cuốn hút vào không khí quốc tang tướng Giáp.

Dịp này tôi đọc được nhiều tài liệu dồn dập về cuộc đời binh nghiệp và chính trị của tướng Giáp và nhiều bài bình luận trên báo chí ở cả hai bên “lề”.



Báo chí nhà nước thì khỏi bàn nhiều, ngôn từ giọng điệu giống nhau như trứng gà trứng vịt, như đúc khuôn, nói những điều ai cũng biết, biết từ lâu. Mỗi khi trích dẫn báo chí nước ngoài, đài báo nước ta chỉ cắt chọn lấy những lời khen ngợi. Tuy vậy có một số tờ báo nhà nước tranh thủ không khí quốc tang bi thương, bật ra cái ấm ức của mình như Sài Gòn tiếp thị, Dân trí

Báo chí tự do (trên mạng) thì phong phú hơn hẳn. Những bài viết của nhiều người cùng mối quan tâm đến số phận tướng Giáp và thời cuộc. Những bài viết dài ngắn khác nhau với phong cách đa dạng, bộc lộ được suy nghĩ độc lập tự chủ, tuy có sai có đúng (bỏ qua những lời phỉ báng bừa bãi). Nhiều bài viết với suy tư nghiêm túc, tránh cảm tính, lật đi lật lại vấn đề, không nghĩ theo một chiều.

Gần đây nhất, tôi đọc được bài viết và biên dịch “Vài suy nghĩ nhân đọc bài Tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Tonneson "(2 kỳ) của tác giả Anh Vũ thông tin về một cuộc gặp gỡ độc đáo của hai vị tướng đối đầu trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975) – Võ Nguyên Giáp và Mc Namara của nhà báo Na uy. Bài viết giúp bạn đọc nhìn thấy chân dung Tướng Giáp rõ hơn một chút. Trong cuộc trò chuyện đó, với tướng Giáp thì chiến tranh chưa chấm hết, lòng ông vẫn bừng bừng lửa đốt, ngồi đối diện uống trà với tướng Mc Namara ở Hà Nội mà hùng hồn gay gắt như đối mặt giữa chiến tranh.

Cảm ơn thời đại internet tự do dân chủ tự phát (dù chỉ mới được “tự do dân chủ một nửa”, bởi báo chí nhà nước tuy không đăng các bài viết trái ý nhưng cũng để mặc người ta tự thông tin và bàn luận).

Bây giờ tôi đã bình tĩnh hơn.

THƯƠNG TIẾC

 Nhớ lại câu thơ Xuân Diệu:

Yêu với căm hai đợt sóng ào ào

Vỗ bên lòng dội mãi tới trăng sao”.

Yêu ai, ghét ai – hẳn bạn đọc đều biết rồi, tưởng không cần nói rõ.

Có ý kiến cho rằng những giọt lệ tiếc thương tướng Giáp có ít độ mặn hơn nước mắt căm ghét đám đồng chí xấu làm hại ông.

Biết bao cảm nghĩ và những lời bàn nghiêm túc trên công luận cả hai “lề” phần lớn đều có điệp từ “thương tiếc”.

“Thương tiếc” là một tổ hợp hai cảm xúc khác nhau tuỳ theo thực tế và quan niệm khác nhau, nhưng có nét bản chất chung:

Thương một người tử tế mà sống phải chịu vất vả, khổ đau, thiệt thòi, oan ức hoặc buồn thương khi người tử biệt sinh ly.

Tiếc một người chết trẻ, giá như người ấy còn sống thì còn hữu ích cho đời hơn nữa. Tiếc là một cảm giác bị mất mát (như tiếc của, tiếc rẻ).

Rút cục thì nhân dân THƯƠNG hay TIẾC, hay là gồm cả TIẾC THƯƠNG trong và sau Lễ quốc tang?

Một bạn đọc ghi bút danh “Quảng Nam” phản hồi sau khi đọc bài viết của ông Hạ Đình Nguyên (Về Tướng Giáp: lịch sử và hôm nay) đăng lại trên blog (giangnamlangtu.wordpress.), tôi xin trích hai câu:

Xin hỏi anh Nguyên: Nếu không bị bạc đãi thì cụ Giáp có giúp cho VN thoát khỏi thân phận hiện nay không?

Nếu không có viêc thanh trừng “từ trong trứng” những tinh hoa ưu tú của dân tộc thời “trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ” mà chính cụ Giáp là cây đa cây đề khi triệt tiêu đối lập không theo Việt Minh với bao nhiêu oan khốc, mà nếu thống kê được chắc cũng ghê rợn vô cùng! Mạnh Tây Tây giết, mạnh Việt Minh Việt Minh thủ tiêu”.

Một câu hỏi thực bất ngờ ít người nghĩ tới suốt gần ba tuần qua. Người hỏi đã biết câu trả lời thoả đáng rồi.

Tôi ngớ người ra, trí tuệ tỉnh táo trong dân gian có nhiều lắm.

Thực vậy, trả lời câu hỏi trên của bạn đọc QN không khó. Nếu tướng Giáp không bị “đồng chí” đố kỵ, hãm hại, có thể ông được bầu làm Chủ tịch nước hay Tổng bí thư trong Đại hội VI. Và nếu thế, ông có thể làm được gì để cứu vận nước nhà ?

Chắc hẳn, ông vẫn “đi theo con đường Bác Hồ đã chọn” như trước sau ông từng nói với thế hệ trẻ, với mọi người như thế (Có lẽ tôi không cần phải trích dẫn nguồn tài liệu mà tướng Giáp đã từng nói viết không ít về lý tưởng của mình, vì đã được in sách, đăng báo, đọc trên đài rất nhiều lần).

Có thể, với bản lĩnh văn hoá, ông không sa vào “nhóm lợi ích” nào hết, không tham nhũng, nhưng ông sẽ là thiểu số nên không thể khắc phục được “lỗi hệ thống”. Một mình ông dù có thêm cả một số đồng chí tâm huyết nữa (chỉ là thuộc cấp của ông) cũng không thể ngăn cản tình trạng suy thoái toàn diện như ngày nay. Nhưng thôi, người xưa đã nói “Mãnh hổ nan địch quần hồ”. Ít ra ông cũng có hai cố gắng nhỏ cuối đời: Ngăn cản việc bán bauxite Tây Nguyên cho ngoại quốc và Tự chọn nơi an nghỉ cuối cùng cho mình.

Và, rồi sao nữa, chỉ thế thôi sao ?

Bản chất nước mắt dành cho Tướng Giáp là thương hay tiếc, hay là gồm cả tiéc thương, hẳn không cần phải bàn thêm nữa.

Nhà văn Dạ Ngân viết tuỳ bút về tiếng khóc trong quốc tang “chắc là trên hết, người ta khóc cho chính mình, cho sự bế tắc của chính mình”.

Nhưng thôi, chúng ta cũng không thể đòi hỏi quá nhiều vào nước mắt.

Theo báo Dân trí, từ khi an táng Đại tướng đến nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 người khắp mọi miền tổ quốc đến thăm viếng Đại tướng, đặc biệt những ngày nghỉ cuối tuần lượng người đến viếng rất đông, có ngày lên đến hơn 4.000 người (thông tin này bác bỏ quan điểm của vài nhà phân tích trước đây rằng người ta đến viếng tướng Giáp ở nhà số 30 vì tò mò muốn xem ngôi biệt thự ra sao).

Có điều này là chắc chắn, nhiều bài báo đã thống nhất khẳng định rằng, cuộc ra đi của tướng Giáp là dịp khiến cả dân tộc tỉnh dậy và nhận thức mọi việc nghiêm túc hơn, tỉnh táo hơn.

Giang Nam Lãng Tử

27-10-2013

Theo Blog Giang Nam Lãng Tử
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn