BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72826)
(Xem: 62104)
(Xem: 39203)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đà Lạt - Đến từ Nha Trang

28 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 5130)
Đà Lạt - Đến từ Nha Trang
513Vote
40Vote
349Vote
20Vote
138Vote
2.5100

























 Qua những thôn xóm




 Nghèo nàn vất vả

 

 Nhưng mà cũng dui



 Chuẩn bị lên đèo nha bà con



 Đèo này có nhiều tên: Đèo Hòn Giao nè, đèo Ô mê ga nè, nhưng mờ tui khoái nhứt là cái tên: Đèo Long Lanh (Cứ đi rồi biết vì sao long lanh).

Thấy cái ảnh trên mạng đẹp sững sờ luôn



 Sương mù rất nhiều


 
Và hễ gặp đá lở thì .... thôi rồi



 Nhưng lại quá đẹp (huhu)
 

Và quá hùng vỹ nữa

 

 Đỉnh Hòn Giao - ranh giới của 2 tỉnh Lâm Đồng - Khánh Hòa

 



Chắc vì đẹp thế này , nên mới gọi là Long Lanh



 



Nơi sẽ đến là Vườn Quốc Gia BIDOUP NÚI BÀ


Nằm trên địa bàn Huyện Lạc Dương và Huyện Đam Rông -Tỉnh Lâm Đồng cách thành phố Đà Lạt 50km theo tỉnh lộ 723.


Nếu như rừng Cúc Phương (Ninh Bình) tự hào với cây chò ngàn năm tuổi thì Bidoup cũng chẳng thua kém gì với cây Pơmu 1.305 năm tuổi có chu vi 13,5 m và chiều cao 40m đã được các nhà khoa học đại học Columbia Hoa Kỳ công nhận là "di sản". 




 Đến Đà Lạt - Đôi khi thấy lòng phẳng như hồ lặng...








 

...

 

 



 Một góc cao nguyên Lâm Viên mùa cuối thu...



 

 





Những lối nhỏ đầy thơ mộng



 
HỒ THAN THỞ

Từ xa xưa, vùng hồ Than Thở ngày nay là một vùng đầm lầy.
Vào năm 1937, người Pháp đắp đập ngăn dòng suối Cam Ly, xây dựng hồ chứa nước rộng 8,5ha cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt.

 Nhận thấy vùng này rất hoang vu, chỉ nghe tiếng gió rì rào qua kẽ lá tạo thành một khúc nhạc buồn, người Pháp mới đặt tên là Lac des Soupirs. Soupir có nghĩa là tiếng gió thổi trong rừng (les soupirs du vent dans les bois) nhưng cũng có nghĩa là sự than thở. Vì khó dịch theo nghĩa thứ nhất, người ta đã dịch theo nghĩa thứ hai, do đó hồ mang tên hồ Than Thở. (Còn tui thì cho là khi tới đó du khách than một câu: Buồn quá đi, thở ra 1 cái rồi .... đi về)
 

 

Vào lúc bình minh, sương mù bao phủ mặt hồ, tạo nên một bức tranh thuỷ mặc tuyệt đẹp, nên sau năm 1975 hồ Than Thở có lúc mang tên hồ Sương Mai.

Hồ Than Thở nằm ở phía đông bắc thành phố Đà Lạt, ven đường Hồ Xuân Hương, gần khu phố Lâm Viên và Thái Phiên, cách khu Hoà Bình 5,8km. Từ khu Hoà Bình đến hồ Than Thở, xe chạy qua các đường Lê Đại Hành, Trần Quốc Toản, Yersin, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Phan Chu Trinh, Hồ Xuân Hương. 


 


 

 Đến khu du lịch hồ Than Thở, du khách dạo chơi dưới rừng thông, cưỡi ngựa, đi trên chiếc cầu bê-tông giả gỗ, chụp ảnh, đi xe đạp nước, cắm trại,…
 Du khách còn có thể đến đồi thông phía bên kia đường (thường gọi là Đồi thông hai mộ)

 



Có 2 câu chuyện, một kể là chàng Vũ Minh Tâm (sĩ quan Đà Lạt và cô Lê Thị Thảo - trên bia mộ có tên nè, ai muốn biết thêm mời tra google.



 

Chuyện khác kể vào thời Lê Chiêu Thống, anh giai tên Hoàng Tùng còn chị gái tên Mai Nương.

Thôi kệ, ai cũng kệ người ta, mắc mớ gì tới mình chớ 

Bây giờ tới cái gì đây?

HỒ XUÂN HƯƠNG

Nguyên trước đây là một thung lũng đất đai phì nhiêu có dòng suối Lát chảy qua. Trong chương trình XD thành phố, người Pháp đã ngăn đập để chắn dòng suối Lát trở thành một hồ nhân tạo (đặt tên là Grand Lac),
 Sau này vào năm 1956 được đổi tên là Xuân hương.

Theo nhân dân kể lại, việc đổi tên Grand Lac của thời Pháp thành Xuân Hương là theo một chủ trương của nhà cầm quyền lúc bấy giờ muốn Việt hoá các địa danh đã có từ thời Pháp.
Từ khi được mang tên Xuân Hương, một cái tên mỹ lệ duyên dáng, xứng đáng là tấm gương trong lành,trang điểm cho thành phố hoa lệ này.

Hồ Xuân Hương có chu vi gần 5km, nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa lũ.
 Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoát cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiêu sa diễm lệ

 


 

 
 

Hồ Xuân Hương là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa, xe đạp đôi khi đến tham quan thành phố Đà Lạt.




Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,...


 

Đồi Cù Là nơi mà người viết bài này (Anchu) thấy rằng đẹp nhất Đà Lạt ,
nhưng (hỡi ơi ... lại nhưng) nó đã được đem gả bán cho nước ngoài mất rùiĐồi Cù gồm có 3 ngọn đồi nhỏ: Đồi gặp gỡ, Đồi hẹn ước và Đồi ái ân,nối nhau bằng con suối Đẫm lệLưng dựa vào trường Đại học Đà Lạt, một trong những ngôi trường
được đánh giá đẹp nhất Đông Nam Á, trước mặt là Hồ Xuân Hương, bên phải là vườn hoa thành phố,
 còn bên trái giáp với một con đường rất hữu tình,
sinh viên Đà Lạt gọi là “Con đường tình”.
 
Còn vị trí nào tuyệt hơn không?
 

 

 

Nhiều người Đà Lạt vẫn tiếc nuối cái thời Đồi Cù bị bỏ hoang để ngựa lên gặm cỏ, cho học sinh vào mùa hè có chỗ đi bắt dế, cắm trại, thả diều, cho những đôi tình nhân có chỗ tâm tình.
Tôi cũng vậy, thích Đồi Cù của ngày xưa với những buổi chiều lên đó chơi đá cỏ, thả diều… chớ không thích nó là cái sân gôn sang trọng như bây giờ 

 

 







THÁC CAM LY

Cam Ly là thác nước ở gần trung tâm thành phố Đà Lạt, chỉ cách khu Hòa Bình 2,3 km về phía đông - nam. Thác không đẹp và thường ít nước vào mùa khô nhưng nhờ vị trí gần trung tâm thành phố nên du khách thường ghé thăm.


Dưới chân thác là một vườn hoa nhỏ.
 Phong cảnh chung quanh thác không còn hoang vu như ngày xưa.
Trong khu vực tháp có lăng Nguyễn Hữu Hào với nhiều kiến trúc độc đáo. 




 


 

Dòng chảy ra lượn về phía tây, khi cách hồ 2km phải vượt qua một đoạn suối bị chặn ngang bởi những tảng đá hoa cương lớn,
tạo thành thác Cam Ly với độ cao khoảng 30m.Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về thác tạo thành sương trắng cả một vùng trông rất thơ mộng.




 


 

THUNG LŨNG TÌNH YÊU
 
Đã đến Đà Lạt, không thể nói không đến Thung lũng tình yêu.
Chẳng phải người ta gọi Đà Lạt là Thành phố tình yêu sao

 


 



Thung lũng Tình Yêu - là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt,
cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về hướng Đông Bắc.
Đó là nơi đập Đa Thiện (xây năm 1972) quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao,
 thành một hồ nước (hồ Đa Thiện) trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh.

 Ban đầu, người Pháp gọi nơi đây là Vallée d'Amour (Thung lũng tình yêu)
 sau nó được đổi tên thành Thung lũng Hòa Bình, và năm 1953 trở lại là Thung lũng Tình yêu.




 




 

 

XQ - ĐÀ LẠT SỬ QUÁN


 

 

Nằm gần thung lũng tình yêu, là nơi có những nghệ nhân cúi mình thêu những bức tranh tuyệt đẹp, và tôi (Anchu) thành thực nói một cách rất xấu hổ là hồi trẻ cũng tập tành đi thêu tranh,nhưng mà không làm sao có thể thêu cả 2 mặt trái phải đều đẹp giống nhau như những cô thợ thêu xinh xắn trong XQ

 

 
 

 




 


 


 


 


 

1 bức tranh thêu trong XQ (chụp vì thấy đẹp quá mờ)



 ĐỒI MỘNG MƠ




Nằm kế bên XQ sử quán và Thung lũng Tình yêu, Đồi Mộng Mơ là một điểm du lịch khai trương năm 2003 nhân dịp kỷ niệm 110 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.
Zoom in (real dimensions: 648 x 486)Đến khu du lịch Đồi Mộng Mơ, du khách sẽ tham quan vườn hoa lan,
cây cảnh, thiên nhiên hữu tình, thác nước nhân tạo,
nhà Việt cổ, vườn thơ Hàn Mặc Tử, tượng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn,
 làng văn hoá dân tộc, trích đoạn Vạn lý trường thành,
 gian hàng đá cảnh thiên nhiên, khu triển lãm sinh vật lạ,
hầm rượu “Mộng Mơ tửu”,…
 


Hầm rượu được thiết kế sâu trong lòng đất

 



Vạn lý trường thành thu nhỏ
 


































An Chu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn