Tôi ở căn nhà 5 này đã lâu, cùng với các bạn cũ mà tình thân như ruột thịt, những người bạn đã chia sẻ với tôi những giây phút đau thương của quãng đời “tù cải tạo” từ Nam ra Bắc. Như “LM. Nguyễn Hữu Lễ, các anh: Tô Tứ Hướng, Vũ Văn Vang, Nguyễn Tốn Tính, Mai Văn An, Dương Văn Lợi, Ngô Đình Thiện, Nguyễn Văn Hà, Trần Phụng Tiên, Mai Ngọc Y, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Đức Khuân, Phạm văn Thông, Đỗ Duy Hùng, Huỳnh Thế Hùng, Phạm Hồng Thọ, Ninh Vệ Vũ, Nguyễn Sĩ Thuyên và Nguyễn Văn Huyền”.
Và những người bạn mới quen trong 4 năm qua như các anh Nguyễn Cao Quyền, Nguyễn Ngọc Liên, Nguyễn Văn Thành, Đèo Văn Tsé, Phan Công Tôn, Lê Ngọc Thạch, Phạm Phú Minh, Đỗ Việt Anh, Nguyễn ngọc Xuân, Nguyễn Khắc Linh, Nguyễn Văn Bảy, Lê Sơn, Nguyễn Văn Vững… đã cùng tôi san sẻ những niềm vui hiếm hoi trong quãng đường nhiều cay đắng. Mà có những người bạn tôi đã không còn cơ hội gặp lại, như tôi đã chia tay với những người bạn thân thiết vào mỗi khi đổi phòng hay chuyển trại.
Sau một tuần chờ đợi vé tầu, chúng tôi ra khu cơ quan, mỗi người nhận 23$ tiền ăn 3 ngày trên tầu và giấy ra trại. Khi cầm giấy ra trại tôi nói với các bạn, “đây là giấy biên nhận” chúng ta đã để lại vùng núi rừng này cả mồ hôi, máu và nước mắt, đã chôn vùi quãng đời tuổi trẻ đẹp nhất của mình, để trở về một nhà tù lớn hơn.
Khi đưa giấy ra trại cho tôi, cô cán bộ Tư thấy tôi mặc bộ bà ba xanh trại phát, xé ngắn tay đã bạc mầu, trong khi các bạn tôi mặc quần áo dân sự, cô hỏi tôi:
-“ Anh không có quần áo dân sự mặc về hay sao?”
-“ Thưa không. Tôi chỉ có bộ quần áo đang mặc.”
-“ Anh mặc quần áo này về coi sao được. Anh đợi tôi một lát.”
Cô chạy sang phòng bên lấy một bộ quần áo nâu mới, thứ quần áo danh cho tù hình sự miền Bắc khi được tha. Cô bảo tôi:
-“ Anh mặc tạm bộ quần áo này, còn mới nên dễ nhìn hơn.”
Tôi nhận bộ quần áo nâu và cám ơn cô. Nhưng tôi vẫn muốn mặc bộ quần áo xanh trại phát cho tù cải tạo miền Nam trên đường về, mặc dù đã bạc mầu. Tôi muốn mặc vì hãnh diện là một người miền Nam đã đi tù dưới chế độ CSVN.
Tôi nhớ mãi lời nhận xét của cô Tư, người mà tôi, anh Hướng và anh Cảnh đã sửa nhà cho gia đình cô vào dịp Tết vừa qua. Khi công việc đã xong, cô Tư tỏ lời cám ơn và hỏi:
-“ Gia đình các anh đã ra thăm nuôi chưa?”
Tôi trả lời cô Tư:
-“ Tôi có nhận được quà của gia đình gửi qua bưu điện. Trong 3 chúng tôi, chỉ có gia đình anh Hướng mới ra thăm.”
-“ Tôi thấy gia đình các anh ra thăm mang hàng trăm ký quà, ăn cả năm chưa hết. Khi khám quà tôi thấy đầy đủ mọi thứ.”
Anh Hướng góp lời:
-“ Chúng tôi thiếu dinh dưỡng đã lâu, không thể ăn dè được. Hơn nữa anh em chia nhau mỗi người một chút cho vui. Vì vậy, gói quà cả trăm ký chỉ được 1, 2 tháng.”
Tôi có cùng ý nghĩ như anh Hướng, cuộc đời tù cải tạo “no nhất thời, đói muôn thuở”, nay ở mai đi, di chuyển bất thường, biết cách nào mà mang, mà giữ để ăn dè.
Cô Tư nói tiếp:
-“ Nhìn thân nhân các anh tới thăm nuôi, tôi biết gia đình các anh rất khá giả, mặc dù các anh đã đi cải tạo mấy năm nay…” cô nhìn quanh căn nhà tiếp lời: “nhà cửa của các anh trong Nam hẳn là khang trang đẹp đẽ, chẳng bù cho chúng tôi, nhà cửa nghèo nàn, chật hẹp.”
Tôi nhìn cô Tư đang diễn tả thực trạng đời sống của mình, nét mặt chứng tỏ lời nói. Vì ở địa vị cô, là người đang có quyền, không cần phải nói một lời “xuống nước” trước mặt người tù cải tạo. Nên khi nói ra, phải là lời thành thật, một nhận xét sau thời gian chung đụng với tù cải tạo miền Nam.
Tôi tiếp lời cô Tư:
-“ Chúng ta ở hai hoàn cảnh đời sống khác nhau, nhưng có điều cần thiết là phải sống vui, cô hãy sửa soạn để các cháu vui Xuân.”
-“ Cám ơn các anh đã sửa nhà giùm tôi. Sau khi quét vôi và làm lại nền, căn phòng sáng sủa hẳn lên.”
Chúng tôi ra nhà thăm nuôi, ngủ tại đây một đêm, sáng sớm mai xe tới đón đưa chúng tôi ra ga Thanh Hóa. Anh Hướng đề nghị tôi sang khu gia đình cán bộ mượn gạo để nấu bữa cơm tối nay, vì đã lâu chúng tôi không biết tới mùi hạt gạo, nhất là trong không khí này. Tôi tới nhà cán bộ Chương. Thấy tôi cán bộ Chương hỏi:
-“ Anh Kim. Ngày mai các anh về phải không?”
-“ Vâng. Sáng mai chúng tôi sẽ rời đây.”
Cán bộ Chương hỏi tiếp:
-“ Anh cần gì không?”
-“ Trời đã tối, chúng tôi không thể vào làng mua gạo, định mượn cán bộ vài lon nấu ăn tối nay. Sáng sớm mai chúng tôi vào làng mua gạo sẽ hoàn lại cán bộ.”
Tôi thấy hắn ngưng giây lát, sau đó kéo tôi vào căn trong gần bếp, mở nắp chum đựng gạo bảo tôi:
-“Đúng ra tôi phải có chút quà mừng các anh được về. Rất tiếc nhà không còn một hột gạo. Cả ngày hôm nay chúng tôi phải ăn sắn.”
Tôi thấy chum đựng gạo trống trơn, biết hắn nói thật. Tôi bảo cán bộ Chương:
-“ Không sao cán bộ. Chúng tôi muốn có bữa ăn để kỷ niệm ngày cuối cùng ở đây. Cán bộ đừng để tâm.”
Tôi chào hắn và chúc vợ chồng hắn có đời sống hạnh phúc. Chúng tôi có một đêm chuyện vãn để sáng mai sẽ ra ga Thanh Hóa, sau đó mỗi người mỗi ngả, mỗi người một cuộc sống khác biệt trong một xã hội mọi thứ đã thay đổi.
Chúng tôi dậy thật sớm uống ly trà nóng. Phải 10 giờ xe mới tới đón. Hành trang của tôi chẳng có gì nhiều, ngoài chiếc mền nỉ, chiếc màn lưới của Mỹ và bộ quần áo nâu cô Tư đưa ngày hôm qua, tất cả để trong túi vải.
Tôi bước lên bậc tam cấp trước nhà thăm nuôi. Trời còn tối. Khu gia đình cán bộ bên kia đường vẫn im lìm say ngủ. Nhớ lại chuyện cũ. Khi sửa mái tranh khu gia đình cán bộ, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh xum họp rồi chia ly nơi nhà thăm nuôi. Và cả tiếng sáo miệng theo âm điệu bản nhạc “người yêu tôi đâu” của các bạn tù đang ngóng đợi người thân. Tôi nhớ mãi gương mặt đầm đìa nước mắt của vợ tôi khi chia tay vào lần thăm nuôi năm vừa rồi, cũng ẩn chứa nét đau khổ như đêm tôi bị bắt tại nhà. Một hình ảnh tưởng chừng đây là sự chia ly không hẹn ngày gặp lại.
Chúng tôi rời trại Thanh Cẩm vào lúc 10 giờ sáng trên một chiếc xe chở hàng không mui che, thẳng đường tới ga xe lửa Thanh Hóa. Cùng đi với chúng tôi có Trung Úy Tuy, Ban giáo dục và cán bộ Ba. Khi tới ga, cán bộ Ba đi lo vé tầu. Chúng tôi mời cán bộ Tuy vào một quán ăn đối diện ga xe lửa dùng bữa ăn tối, vì từ sáng đến giờ tôi không có gì vào bụng. Trong túi tôi chỉ có 23$, chắc đủ ăn một ngày. Tôi nhờ bà chủ quán bán hộ tôi chăn màn và bộ quần áo nâu để có thêm tiền ăn đường.
Tôi gọi một ly nước đá chanh lớn, Sài Gòn gọi là “ly cối”. Đã lâu tôi chưa được nếm vị thơm của mùi chanh và cảm giác lành lạnh của viên đá tan dần trong miệng. Tôi uống một hơi cạn ly nước trước sự ngạc nhiên của bà bán quán. Thấy cán bộ Tuy nhìn khi tôi uống ly đá chanh, tôi nói:
-“ Tôi thèm ly nước chanh này đã hơn 6 năm.”
Tôi lấy chiếc khăn mặt lớn còn mới, một vật duy nhất còn lại trong bọc, mà vợ tôi mang ra khi thăm nuôi. Tôi đưa cán bộ Tuy và nói:
-“ Tôi chỉ còn cái khăn này biếu cán bộ.”
Cán bộ Tuy cầm chiếc khăn ngắm nghía, chắc cảm thấy khác lạ đối với những chiếc khăn thường gặp. Tôi chỉ dấu hiệu mang chữ “Canon” phía đầu cái khăn nói tiếp:
-“ Chiếc khăn này hiệu Canon. Sản xuất tại Mỹ.”
Tôi nhớ mãi lần chở phần gỗ trại cho cán bộ Tuy trước khi hắn về hưu. Hắn mời tôi bát trà xanh nóng hổi, loại trà tươi gia đình tôi thường uống tại miền Nam. Trong câu chuyện hắn nói, khi giảng dậy trên hội trường đã nói theo chính sách.
Chúng tôi chào cán bộ Tuy và CB Ba trước khi lên tầu. 32 chúng tôi ngồi vào một toa, chia nhau những hàng ghế gỗ có lưng tựa. Hai hàng ghế đối diện nhau, giữa có một bàn gỗ nhỏ. Tôi và anh Hướng ngồi một ghế. Tôi chọn chỗ ngồi sát bên cửa sổ, mong tìm một cơn gió nhẹ. Bây giờ đã vào cuối năm, mùa Đông miền Bắc đã bắt đầu. Tầu chuyển bánh, đã gần nửa đêm. Tôi tựa vào lưng ghế, duỗi chân lên chiếc bàn nhỏ. Tôi nhắm mắt mong tìm một giấc ngủ. Suốt đêm hôm qua chúng tôi không chợp mắt, mải mê nói chuyện vì biết rất hiếm cơ hội gặp lại.
Hướng chợt quay qua tôi:
-“ Anh ngủ được không?”
-“ Mặc dù chúng mình thức trắng đêm hôm qua và cả ngày hôm nay trên xe di chuyển, nhưng tôi vẫn cảm thấy khó chợp mắt.”
Hướng tiếp lời, giọng như chùng xuống:
-“ Chúng mình như vừa trải qua một giấc mơ, một thoáng đã hơn 6 năm qua đi.”
-“ Tôi có cùng ý nghĩ như bạn. Niềm vui đến với chúng ta thật bất chợt, cuộc sống của chúng ta như đang ở ngoài tầm tay.” Tôi hỏi Hướng:
-“ Anh có ý định gì không?”
-“ Để về nhà xem hoàn cảnh gia đình ra sao rồi mới tính được.”
-“Các cháu của anh ở Mỹ ra sao?”
-“ Chúng ở với các em của tôi, ngoan và rất chăm học.”
Tôi mừng cho bạn đã có những hạt giống tốt ở vùng đất hứa. Tôi chợt nhớ tới lời cán bộ Chương: “Hồ sơ cá nhân của các anh sẽ chuyển về địa phương nơi các anh cư ngụ để địa phương quản lý…”, tôi nhận ra một điều, đời sống riêng tư của người dân luôn bị theo rõi, nhất là hoàn cảnh của chúng tôi, những người có nợ máu với đảng và nhà nước cộng sản khó thoát khỏi cặp mắt của công an khu vực. Tôi quay qua Hướng:
-“ Khi về, chúng ta bị địa phương theo rõi từng bước, chưa chắc đã sống yên thân.”
Chúng tôi trở nên yên lặng. Khó nói ra những điều suy nghĩ riêng tư vào lúc này khi mà hoàn cảnh xã hội đã hoàn toàn thay đổi.
Tầu đỗ ở ga Đồng Hới khá lâu, chúng tôi có đủ thời gian tắm gội vì đã 2 ngày ngồi bó chân trên ghế và tối ngủ trên tấm báo trải xuống sàn tầu.
Con tầu mải miết chạy, khi tới địa phận Long Khánh, không còn bao lâu nữa sẽ tới Sài Gòn. Lòng tôi nôn nóng về nhà. Tôi chợt thèm hương vị cà phê, nên cùng các bạn vào toa ăn. Theo lịch trình tầu chạy, giờ này toa ăn cũng sắp đến giờ đóng cửa để thu dọn trước khi tới Sài Gòn. Chúng tôi tới toa ăn, trong toa không còn khách. Thấy chúng tôi, một cô tiếp viên hỏi:
-“ Các anh cần gì không?”
-“ Chúng tôi muốn mua ly cà phê.”
Cô quay vào trong hỏi các bạn. Tôi nghe thấy một giọng nữ nói vọng ra:
-“ Mời các anh vào.”
Cô đứng bên cửa mời chúng tôi vào. Trong toa ăn có 5, 6 cô cả giọng miền Nam và Bắc. Tôi ngồi vào bàn với các anh Nguyễn Văn Thành, Tô Tứ Hướng, Nguyễn Ngọc Liên, anh Định và các bạn khác. Thấy tôi mặc bộ áo tù, một cô hỏi:
-“ Các anh vừa đi cải tạo về?”
-“ Vâng, chúng tôi vừa rời trại Thanh Cẩm, Thanh Hóa là lên tầu về Nam.”
Chúng tôi được tiếp đón thật nồng hậu. Ngoài thức uống, cô trưởng toán còn mời chúng tôi một chai Champagne của Liên Xô đã ướp lạnh với tôm khô và củ kiệu, để mừng ngày chúng tôi trở về. Chúng tôi chuyện vãn, dù chỉ trong khoảnh khắc nhưng thấm đượm tình người. Chúng tôi được biết quý danh các cô, nguyên là học sinh trường Gia Long-Sài Gòn, những người đã mang đến cho chúng tôi một thứ tình cảm thật gần gũi, khó quên, hiếm có trong cuộc sống nhiều thay đổi này. Chúng tôi hy vọng có dịp gặp lại: Cô Oanh: 138/2 Cô Bắc, Phú Nhuận – Cô Cúc: 116/33/25 Tô Hiến Thành, Q.10 – Cô Duyên: 530 Lý Thái Tổ, Q.10 – Cô Liên: 212/11/27 Nguyễn Thiện Thuật, Q.3 – Cô Lan: 195/32 Hoàng Đạo (Cống Bà Xếp.)
Bất chợt có tiếng gõ cửa toa ăn. Qua ô cửa kính nơi cánh cửa, một vị khách mặc quân phục muốn vào toa ăn. Tôi nghe rõ câu trả lời của cô tiếp viên:
-“ Toa ăn đóng cửa vì sắp tới ga chính.”
Vị khách nói:
-“Những người ngồi trong toa thì sao?”
-“ Những người này khác.”
Sau câu trả lời, cô quay vào làm tiếp công việc đang làm. Chúng tôi cám ơn các cô tiếp viên đã dành cho chúng tôi một sự ưu đãi đặc biệt. Đây là hình ảnh đẹp nhất sau một thời gian dài chìm đắm trong sự hà khắc. Một thứ hình ảnh gợi nhớ tình cảm thân thiết của quê hương miền Nam.
Tầu dừng lại ga Long Khánh, một người đàn ông lên tầu, tới cửa sổ chỗ tôi ngồi, đón nhận những bó củi, bao than và nhiều thứ khác được chuyển từ dưới sân ga qua cửa sổ. Đây là những món hàng được chuyển về bán tại thành phố.
Tới ga Bình Triệu trong túi tôi không còn một đồng. Tôi đứng trước cửa ga tìm phương tiện về nhà. Một chiếc xe xích lô máy chạy tới bên tôi. Người tài xế còn rất trẻ, mặc chiếc áo trận xanh đã bạc mầu, da mặt nhuộm nâu vì nắng gió. Anh dừng xe và hỏi:
-“ Bác về đâu?”
-“ Tôi về đường Tự Đức, Phú Nhuận.”
-“ Cháu biết đường này. Bây giờ đường Tự Đức đã đổi tên là Nguyễn Thị Huỳnh.”
-“ Tôi không có sẵn tiền. Anh chở tôi về nhà lấy tiền được không?”
-“ Không sao. Bác yên tâm.”
Anh chợt hỏi tôi:
-“ Bác mới đi cải tạo về?”
-“ Tôi vừa về tới.”
Thấy tôi tay không, anh tài xế hỏi:
-“ Hành lý của bác để đâu, chỉ chỗ cháu xách cho.”
-“ Tôi không có gì mang theo.”
Anh tỏ vẻ ngạc nhiên, có lẽ tôi là người đầu tiên, khác với những người anh gặp trước đây. Bất chợt anh lấy từ túi áo trận gói thuốc lá “Basto xanh”, thứ thuốc tôi bắt đầu hút từ sau ngày 30-4-1975. Anh đưa gói thuốc hỏi tôi:
-“Bác hút thuốc không?”
Tự nhiên tôi thấy thèm khói thuốc. Từ lúc rời toa ăn ở Long Khánh đến giờ tôi chưa hút điếu thuốc nào. Tôi rút điếu thuốc và nói:
-“ Cám ơn anh. Trời về chiều se lạnh. Hút điếu thuốc vào giờ phút này sẽ ngon vô cùng.”
Anh lấy chiếc bật lửa Zippo đưa cho tôi mồi lửa. Như một thói quen, tôi bật lửa bằng hai ngón tay. Vẫn âm thanh quen thuộc đã một thời theo tôi với gói thuốc Pall Mall. Tôi hít một hơi dài, nuốt trọn phần khói trong miệng. Dĩ vãng như quyện trong khói thuốc, vừa thơm ngon đậm đà của một thời huy hoàng yêu thương thuở trước, nhưng cũng dậy lên vị đắng của cơn mê “Thiên đường hoang tưởng” hiện tại.
Thấy cách tôi hút thuốc, anh hỏi:
-“ Bác thường hút thuốc trong trại?”
-“ Tôi thường hút thuốc lào 3 số 8, vì thời tiết ngoài Bắc vào cuối năm rất lạnh. Thuốc điếu hút không đã.”
-“ Trước kia bác hút thuốc loại nào?”
-“ Tôi hút Pall Mall, nhưng sau 30-4 tôi đổi qua thuốc Basto xanh.”
-“ Cháu cũng như bác. Bây giờ cháu hút thuốc này, dù không ngon nhưng không nhạt nhẽo như Điện Biên hay Vàm Cỏ.”
Tự nhiên tôi thấy gần gũi với người tài xế này. Tôi hỏi anh:
-“ Anh cho tôi biết tên được không?
-“ Cháu tên Thành.”
-“ Anh Thành trước kia có vào quân đội không?”
-“ Cháu vào lính được hơn một năm thì miền Nam mất.”
-“ Anh ở đơn vị nào?”
-“ Cháu thuộc sư đoàn 18.”
-“ Hiện giờ gia đình anh Thành ra sao?”
-“ Cháu có 2 cháu nhỏ, nhà cháu buôn bán nhỏ ở chợ gần nhà. Cháu cố kiếm đủ sống cho gia đình.”
Thấy tôi đứng đã lâu, Thành mời tôi lên xe, nói:
-“ Trời còn sớm. Cháu chạy một vòng Sài Gòn để bác nhớ lại khung cảnh ngày xưa.”
-“ Cám ơn anh Thành. Tôi xa nhà đã lâu, mọi thứ đều khác lạ.”
Tôi nắm chặt tay Thành khi chia tay anh, một người tuổi trẻ đã đóng góp phần mình để bảo vệ mảnh đất thân yêu này. Tôi cảm nhận một điều, miền Nam mới chính là quê hương của tôi, mặc dù tôi sinh ra và lớn lên tại miền Bắc, nhưng vẫn cảm thấy lạc lõng khi trở về quê cũ.
Tôi bước vào nhà. Vợ tôi nét mặt vui tươi, ngấn lệ long lanh khóe mắt. Nàng và các con vây quanh. Tôi xúc động ôm chặt các con vào lòng, để tận hưởng hơi ấm gia đình xum họp, mà trong suốt thời gian tù đầy vừa qua, những hình ảnh thân yêu gia đình đã là đốm lửa cuối đường để tôi nhắm tới mà hy vọng. Lòng tôi hân hoan. Chúng tôi thật may mắn, vừa tìm lại được tình yêu thương mà tưởng chừng đã mất.
Tháng 10-2013
Trần Nhật Kim
Theo Đàn Chim Việt
—————————
Chú Thích:
Trại Thanh Cẩm
Trại Thanh Cẩm nằm trong xã Cẩm Thành bên bờ sông Mã, thuộc huyện Cẩm Thuỷ tỉnh Thanh Hoá.
Xã Cẩm Thành
Năm 1964 xã Cẩm Thành và xã Cẩm Liên được tách ra từ xã Cẩm Thạch. Sau khi được thành lập, xã Cẩm Thành gồm có 14 xóm: Chanh, Én, Muối, Vạc, Ngọc, Nấm, Phâng, Bọt, Bèo, Trẹn, Khạt, Chiềng Tràm, Cò Cánh và Hồng Thái.
Diện tích xã Cẩm Thành: 30, 64 km2.
Phía Bắc giáp các xã: Điền Trung và Lương Trung, (huyện Bá Thước). Phía Đông giáp xã Cẩm Lương (huyện Cẩm Thuỷ). Phía Nam giáp các xã: Cẩm Thạch và Cẩm Liên (huyện Cẩm Thuỷ). Phía Tây giáp: xã Điền Hạ và Điền Trung (huyện Bá Thước).
Xã Cẩm Thành nằm về phía Tây Bắc Huyện Cẩm Thuỷ, phần lớn nằm về hữu ngạn sông Mã. Xã Cẩm Thành có tỉnh lộ 217 chạy qua.
Huyện Cẩm Thuỷ: là một thị trấn của tỉnh Thanh Hoá, gồm 19 xã: Cẩm Bình, Cẩm Châu, Cẩm Giang, Cẩm Liên, Cẩm Long, Cẩm Lương, Cẩm Ngọc, Cẩm Phong, Cẩm Phú, Cẩm Quý, Cẩm Sơn, Cẩm Tâm, Cẩm Tân, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Tú, Cẩm Vân, Cẩm Yên và Phúc Dó.
Cẩm Thuỷ có diện tích 425.03 km2. Dân tộc gồm: Mường, Kinh và Dao.
Về giao thông, huyện Cẩm Thủy có đường Liên vận 217 nối vùng Thượng Lào với Biển Đông.
Huyện Cẩm Thuỷ nằm về phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 70Km. 80% diện tích huyện Cẩm Thủy là đồi núi.
Trại Quyết Tiến (Cổng Trời)
Trại Quyết Tiến nằm trong địa phận xã Quyết Tiến, một xã thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Xã Quyết Tiến: Bắc giáp xã Tùng Vải (thị trấn Tam Sơn). Đông giáp xã Quản Bạ, xã Đông Hà và xã Thuận Hòa (Vị Xuyên). Nam giáp xã Thuận Hòa (Vị Xuyên) và Minh Tân. Tây giáp xã Minh Tân. Diện tích: 60Km2.
Tọa độ: 23o 00’ 16” B - 104o 58’ 01” Đ
Huyện Quản Bạ: Nằm về phía Bắc tỉnh Hà Giang. Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (TQ). Phía Nam giáp Vị Xuyên. Phía Đông giáp huyện Yên Minh. Diện tích: 550Km2.
Tỉnh Hà Giang: Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng. Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (TQ).
Tọa độ: 22o 10’ đến 23o 30’ vĩ độ Bắc và 104o 20’ đến 105o 34’ kinh độ Đông.
Diện tích toàn tỉnh: 7.884, 37Km2. Với các quốc lộ chính: QL 2, QL 34, QL 4C, QL 279. Với 2 sông: sông Lô và sông Gầm. Hà Giang là tỉnh miền núi, có ngọn Tây Côn Lĩnh cao 2.418m. Độ cao trung bình khoảng 800m so với mặt nước biển.
Và những người bạn mới quen trong 4 năm qua như các anh Nguyễn Cao Quyền, Nguyễn Ngọc Liên, Nguyễn Văn Thành, Đèo Văn Tsé, Phan Công Tôn, Lê Ngọc Thạch, Phạm Phú Minh, Đỗ Việt Anh, Nguyễn ngọc Xuân, Nguyễn Khắc Linh, Nguyễn Văn Bảy, Lê Sơn, Nguyễn Văn Vững… đã cùng tôi san sẻ những niềm vui hiếm hoi trong quãng đường nhiều cay đắng. Mà có những người bạn tôi đã không còn cơ hội gặp lại, như tôi đã chia tay với những người bạn thân thiết vào mỗi khi đổi phòng hay chuyển trại.
Sau một tuần chờ đợi vé tầu, chúng tôi ra khu cơ quan, mỗi người nhận 23$ tiền ăn 3 ngày trên tầu và giấy ra trại. Khi cầm giấy ra trại tôi nói với các bạn, “đây là giấy biên nhận” chúng ta đã để lại vùng núi rừng này cả mồ hôi, máu và nước mắt, đã chôn vùi quãng đời tuổi trẻ đẹp nhất của mình, để trở về một nhà tù lớn hơn.
Khi đưa giấy ra trại cho tôi, cô cán bộ Tư thấy tôi mặc bộ bà ba xanh trại phát, xé ngắn tay đã bạc mầu, trong khi các bạn tôi mặc quần áo dân sự, cô hỏi tôi:
-“ Anh không có quần áo dân sự mặc về hay sao?”
-“ Thưa không. Tôi chỉ có bộ quần áo đang mặc.”
-“ Anh mặc quần áo này về coi sao được. Anh đợi tôi một lát.”
Cô chạy sang phòng bên lấy một bộ quần áo nâu mới, thứ quần áo danh cho tù hình sự miền Bắc khi được tha. Cô bảo tôi:
-“ Anh mặc tạm bộ quần áo này, còn mới nên dễ nhìn hơn.”
Tôi nhận bộ quần áo nâu và cám ơn cô. Nhưng tôi vẫn muốn mặc bộ quần áo xanh trại phát cho tù cải tạo miền Nam trên đường về, mặc dù đã bạc mầu. Tôi muốn mặc vì hãnh diện là một người miền Nam đã đi tù dưới chế độ CSVN.
Tôi nhớ mãi lời nhận xét của cô Tư, người mà tôi, anh Hướng và anh Cảnh đã sửa nhà cho gia đình cô vào dịp Tết vừa qua. Khi công việc đã xong, cô Tư tỏ lời cám ơn và hỏi:
-“ Gia đình các anh đã ra thăm nuôi chưa?”
Tôi trả lời cô Tư:
-“ Tôi có nhận được quà của gia đình gửi qua bưu điện. Trong 3 chúng tôi, chỉ có gia đình anh Hướng mới ra thăm.”
-“ Tôi thấy gia đình các anh ra thăm mang hàng trăm ký quà, ăn cả năm chưa hết. Khi khám quà tôi thấy đầy đủ mọi thứ.”
Anh Hướng góp lời:
-“ Chúng tôi thiếu dinh dưỡng đã lâu, không thể ăn dè được. Hơn nữa anh em chia nhau mỗi người một chút cho vui. Vì vậy, gói quà cả trăm ký chỉ được 1, 2 tháng.”
Tôi có cùng ý nghĩ như anh Hướng, cuộc đời tù cải tạo “no nhất thời, đói muôn thuở”, nay ở mai đi, di chuyển bất thường, biết cách nào mà mang, mà giữ để ăn dè.
Cô Tư nói tiếp:
-“ Nhìn thân nhân các anh tới thăm nuôi, tôi biết gia đình các anh rất khá giả, mặc dù các anh đã đi cải tạo mấy năm nay…” cô nhìn quanh căn nhà tiếp lời: “nhà cửa của các anh trong Nam hẳn là khang trang đẹp đẽ, chẳng bù cho chúng tôi, nhà cửa nghèo nàn, chật hẹp.”
Tôi nhìn cô Tư đang diễn tả thực trạng đời sống của mình, nét mặt chứng tỏ lời nói. Vì ở địa vị cô, là người đang có quyền, không cần phải nói một lời “xuống nước” trước mặt người tù cải tạo. Nên khi nói ra, phải là lời thành thật, một nhận xét sau thời gian chung đụng với tù cải tạo miền Nam.
Tôi tiếp lời cô Tư:
-“ Chúng ta ở hai hoàn cảnh đời sống khác nhau, nhưng có điều cần thiết là phải sống vui, cô hãy sửa soạn để các cháu vui Xuân.”
-“ Cám ơn các anh đã sửa nhà giùm tôi. Sau khi quét vôi và làm lại nền, căn phòng sáng sủa hẳn lên.”
Chúng tôi ra nhà thăm nuôi, ngủ tại đây một đêm, sáng sớm mai xe tới đón đưa chúng tôi ra ga Thanh Hóa. Anh Hướng đề nghị tôi sang khu gia đình cán bộ mượn gạo để nấu bữa cơm tối nay, vì đã lâu chúng tôi không biết tới mùi hạt gạo, nhất là trong không khí này. Tôi tới nhà cán bộ Chương. Thấy tôi cán bộ Chương hỏi:
-“ Anh Kim. Ngày mai các anh về phải không?”
-“ Vâng. Sáng mai chúng tôi sẽ rời đây.”
Cán bộ Chương hỏi tiếp:
-“ Anh cần gì không?”
-“ Trời đã tối, chúng tôi không thể vào làng mua gạo, định mượn cán bộ vài lon nấu ăn tối nay. Sáng sớm mai chúng tôi vào làng mua gạo sẽ hoàn lại cán bộ.”
Tôi thấy hắn ngưng giây lát, sau đó kéo tôi vào căn trong gần bếp, mở nắp chum đựng gạo bảo tôi:
-“Đúng ra tôi phải có chút quà mừng các anh được về. Rất tiếc nhà không còn một hột gạo. Cả ngày hôm nay chúng tôi phải ăn sắn.”
Tôi thấy chum đựng gạo trống trơn, biết hắn nói thật. Tôi bảo cán bộ Chương:
-“ Không sao cán bộ. Chúng tôi muốn có bữa ăn để kỷ niệm ngày cuối cùng ở đây. Cán bộ đừng để tâm.”
Tôi chào hắn và chúc vợ chồng hắn có đời sống hạnh phúc. Chúng tôi có một đêm chuyện vãn để sáng mai sẽ ra ga Thanh Hóa, sau đó mỗi người mỗi ngả, mỗi người một cuộc sống khác biệt trong một xã hội mọi thứ đã thay đổi.
Chúng tôi dậy thật sớm uống ly trà nóng. Phải 10 giờ xe mới tới đón. Hành trang của tôi chẳng có gì nhiều, ngoài chiếc mền nỉ, chiếc màn lưới của Mỹ và bộ quần áo nâu cô Tư đưa ngày hôm qua, tất cả để trong túi vải.
Tôi bước lên bậc tam cấp trước nhà thăm nuôi. Trời còn tối. Khu gia đình cán bộ bên kia đường vẫn im lìm say ngủ. Nhớ lại chuyện cũ. Khi sửa mái tranh khu gia đình cán bộ, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh xum họp rồi chia ly nơi nhà thăm nuôi. Và cả tiếng sáo miệng theo âm điệu bản nhạc “người yêu tôi đâu” của các bạn tù đang ngóng đợi người thân. Tôi nhớ mãi gương mặt đầm đìa nước mắt của vợ tôi khi chia tay vào lần thăm nuôi năm vừa rồi, cũng ẩn chứa nét đau khổ như đêm tôi bị bắt tại nhà. Một hình ảnh tưởng chừng đây là sự chia ly không hẹn ngày gặp lại.
Chúng tôi rời trại Thanh Cẩm vào lúc 10 giờ sáng trên một chiếc xe chở hàng không mui che, thẳng đường tới ga xe lửa Thanh Hóa. Cùng đi với chúng tôi có Trung Úy Tuy, Ban giáo dục và cán bộ Ba. Khi tới ga, cán bộ Ba đi lo vé tầu. Chúng tôi mời cán bộ Tuy vào một quán ăn đối diện ga xe lửa dùng bữa ăn tối, vì từ sáng đến giờ tôi không có gì vào bụng. Trong túi tôi chỉ có 23$, chắc đủ ăn một ngày. Tôi nhờ bà chủ quán bán hộ tôi chăn màn và bộ quần áo nâu để có thêm tiền ăn đường.
Tôi gọi một ly nước đá chanh lớn, Sài Gòn gọi là “ly cối”. Đã lâu tôi chưa được nếm vị thơm của mùi chanh và cảm giác lành lạnh của viên đá tan dần trong miệng. Tôi uống một hơi cạn ly nước trước sự ngạc nhiên của bà bán quán. Thấy cán bộ Tuy nhìn khi tôi uống ly đá chanh, tôi nói:
-“ Tôi thèm ly nước chanh này đã hơn 6 năm.”
Tôi lấy chiếc khăn mặt lớn còn mới, một vật duy nhất còn lại trong bọc, mà vợ tôi mang ra khi thăm nuôi. Tôi đưa cán bộ Tuy và nói:
-“ Tôi chỉ còn cái khăn này biếu cán bộ.”
Cán bộ Tuy cầm chiếc khăn ngắm nghía, chắc cảm thấy khác lạ đối với những chiếc khăn thường gặp. Tôi chỉ dấu hiệu mang chữ “Canon” phía đầu cái khăn nói tiếp:
-“ Chiếc khăn này hiệu Canon. Sản xuất tại Mỹ.”
Tôi nhớ mãi lần chở phần gỗ trại cho cán bộ Tuy trước khi hắn về hưu. Hắn mời tôi bát trà xanh nóng hổi, loại trà tươi gia đình tôi thường uống tại miền Nam. Trong câu chuyện hắn nói, khi giảng dậy trên hội trường đã nói theo chính sách.
Chúng tôi chào cán bộ Tuy và CB Ba trước khi lên tầu. 32 chúng tôi ngồi vào một toa, chia nhau những hàng ghế gỗ có lưng tựa. Hai hàng ghế đối diện nhau, giữa có một bàn gỗ nhỏ. Tôi và anh Hướng ngồi một ghế. Tôi chọn chỗ ngồi sát bên cửa sổ, mong tìm một cơn gió nhẹ. Bây giờ đã vào cuối năm, mùa Đông miền Bắc đã bắt đầu. Tầu chuyển bánh, đã gần nửa đêm. Tôi tựa vào lưng ghế, duỗi chân lên chiếc bàn nhỏ. Tôi nhắm mắt mong tìm một giấc ngủ. Suốt đêm hôm qua chúng tôi không chợp mắt, mải mê nói chuyện vì biết rất hiếm cơ hội gặp lại.
Hướng chợt quay qua tôi:
-“ Anh ngủ được không?”
-“ Mặc dù chúng mình thức trắng đêm hôm qua và cả ngày hôm nay trên xe di chuyển, nhưng tôi vẫn cảm thấy khó chợp mắt.”
Hướng tiếp lời, giọng như chùng xuống:
-“ Chúng mình như vừa trải qua một giấc mơ, một thoáng đã hơn 6 năm qua đi.”
-“ Tôi có cùng ý nghĩ như bạn. Niềm vui đến với chúng ta thật bất chợt, cuộc sống của chúng ta như đang ở ngoài tầm tay.” Tôi hỏi Hướng:
-“ Anh có ý định gì không?”
-“ Để về nhà xem hoàn cảnh gia đình ra sao rồi mới tính được.”
-“Các cháu của anh ở Mỹ ra sao?”
-“ Chúng ở với các em của tôi, ngoan và rất chăm học.”
Tôi mừng cho bạn đã có những hạt giống tốt ở vùng đất hứa. Tôi chợt nhớ tới lời cán bộ Chương: “Hồ sơ cá nhân của các anh sẽ chuyển về địa phương nơi các anh cư ngụ để địa phương quản lý…”, tôi nhận ra một điều, đời sống riêng tư của người dân luôn bị theo rõi, nhất là hoàn cảnh của chúng tôi, những người có nợ máu với đảng và nhà nước cộng sản khó thoát khỏi cặp mắt của công an khu vực. Tôi quay qua Hướng:
-“ Khi về, chúng ta bị địa phương theo rõi từng bước, chưa chắc đã sống yên thân.”
Chúng tôi trở nên yên lặng. Khó nói ra những điều suy nghĩ riêng tư vào lúc này khi mà hoàn cảnh xã hội đã hoàn toàn thay đổi.
Tầu đỗ ở ga Đồng Hới khá lâu, chúng tôi có đủ thời gian tắm gội vì đã 2 ngày ngồi bó chân trên ghế và tối ngủ trên tấm báo trải xuống sàn tầu.
Con tầu mải miết chạy, khi tới địa phận Long Khánh, không còn bao lâu nữa sẽ tới Sài Gòn. Lòng tôi nôn nóng về nhà. Tôi chợt thèm hương vị cà phê, nên cùng các bạn vào toa ăn. Theo lịch trình tầu chạy, giờ này toa ăn cũng sắp đến giờ đóng cửa để thu dọn trước khi tới Sài Gòn. Chúng tôi tới toa ăn, trong toa không còn khách. Thấy chúng tôi, một cô tiếp viên hỏi:
-“ Các anh cần gì không?”
-“ Chúng tôi muốn mua ly cà phê.”
Cô quay vào trong hỏi các bạn. Tôi nghe thấy một giọng nữ nói vọng ra:
-“ Mời các anh vào.”
Cô đứng bên cửa mời chúng tôi vào. Trong toa ăn có 5, 6 cô cả giọng miền Nam và Bắc. Tôi ngồi vào bàn với các anh Nguyễn Văn Thành, Tô Tứ Hướng, Nguyễn Ngọc Liên, anh Định và các bạn khác. Thấy tôi mặc bộ áo tù, một cô hỏi:
-“ Các anh vừa đi cải tạo về?”
-“ Vâng, chúng tôi vừa rời trại Thanh Cẩm, Thanh Hóa là lên tầu về Nam.”
Chúng tôi được tiếp đón thật nồng hậu. Ngoài thức uống, cô trưởng toán còn mời chúng tôi một chai Champagne của Liên Xô đã ướp lạnh với tôm khô và củ kiệu, để mừng ngày chúng tôi trở về. Chúng tôi chuyện vãn, dù chỉ trong khoảnh khắc nhưng thấm đượm tình người. Chúng tôi được biết quý danh các cô, nguyên là học sinh trường Gia Long-Sài Gòn, những người đã mang đến cho chúng tôi một thứ tình cảm thật gần gũi, khó quên, hiếm có trong cuộc sống nhiều thay đổi này. Chúng tôi hy vọng có dịp gặp lại: Cô Oanh: 138/2 Cô Bắc, Phú Nhuận – Cô Cúc: 116/33/25 Tô Hiến Thành, Q.10 – Cô Duyên: 530 Lý Thái Tổ, Q.10 – Cô Liên: 212/11/27 Nguyễn Thiện Thuật, Q.3 – Cô Lan: 195/32 Hoàng Đạo (Cống Bà Xếp.)
Bất chợt có tiếng gõ cửa toa ăn. Qua ô cửa kính nơi cánh cửa, một vị khách mặc quân phục muốn vào toa ăn. Tôi nghe rõ câu trả lời của cô tiếp viên:
-“ Toa ăn đóng cửa vì sắp tới ga chính.”
Vị khách nói:
-“Những người ngồi trong toa thì sao?”
-“ Những người này khác.”
Sau câu trả lời, cô quay vào làm tiếp công việc đang làm. Chúng tôi cám ơn các cô tiếp viên đã dành cho chúng tôi một sự ưu đãi đặc biệt. Đây là hình ảnh đẹp nhất sau một thời gian dài chìm đắm trong sự hà khắc. Một thứ hình ảnh gợi nhớ tình cảm thân thiết của quê hương miền Nam.
Tầu dừng lại ga Long Khánh, một người đàn ông lên tầu, tới cửa sổ chỗ tôi ngồi, đón nhận những bó củi, bao than và nhiều thứ khác được chuyển từ dưới sân ga qua cửa sổ. Đây là những món hàng được chuyển về bán tại thành phố.
Tới ga Bình Triệu trong túi tôi không còn một đồng. Tôi đứng trước cửa ga tìm phương tiện về nhà. Một chiếc xe xích lô máy chạy tới bên tôi. Người tài xế còn rất trẻ, mặc chiếc áo trận xanh đã bạc mầu, da mặt nhuộm nâu vì nắng gió. Anh dừng xe và hỏi:
-“ Bác về đâu?”
-“ Tôi về đường Tự Đức, Phú Nhuận.”
-“ Cháu biết đường này. Bây giờ đường Tự Đức đã đổi tên là Nguyễn Thị Huỳnh.”
-“ Tôi không có sẵn tiền. Anh chở tôi về nhà lấy tiền được không?”
-“ Không sao. Bác yên tâm.”
Anh chợt hỏi tôi:
-“ Bác mới đi cải tạo về?”
-“ Tôi vừa về tới.”
Thấy tôi tay không, anh tài xế hỏi:
-“ Hành lý của bác để đâu, chỉ chỗ cháu xách cho.”
-“ Tôi không có gì mang theo.”
Anh tỏ vẻ ngạc nhiên, có lẽ tôi là người đầu tiên, khác với những người anh gặp trước đây. Bất chợt anh lấy từ túi áo trận gói thuốc lá “Basto xanh”, thứ thuốc tôi bắt đầu hút từ sau ngày 30-4-1975. Anh đưa gói thuốc hỏi tôi:
-“Bác hút thuốc không?”
Tự nhiên tôi thấy thèm khói thuốc. Từ lúc rời toa ăn ở Long Khánh đến giờ tôi chưa hút điếu thuốc nào. Tôi rút điếu thuốc và nói:
-“ Cám ơn anh. Trời về chiều se lạnh. Hút điếu thuốc vào giờ phút này sẽ ngon vô cùng.”
Anh lấy chiếc bật lửa Zippo đưa cho tôi mồi lửa. Như một thói quen, tôi bật lửa bằng hai ngón tay. Vẫn âm thanh quen thuộc đã một thời theo tôi với gói thuốc Pall Mall. Tôi hít một hơi dài, nuốt trọn phần khói trong miệng. Dĩ vãng như quyện trong khói thuốc, vừa thơm ngon đậm đà của một thời huy hoàng yêu thương thuở trước, nhưng cũng dậy lên vị đắng của cơn mê “Thiên đường hoang tưởng” hiện tại.
Thấy cách tôi hút thuốc, anh hỏi:
-“ Bác thường hút thuốc trong trại?”
-“ Tôi thường hút thuốc lào 3 số 8, vì thời tiết ngoài Bắc vào cuối năm rất lạnh. Thuốc điếu hút không đã.”
-“ Trước kia bác hút thuốc loại nào?”
-“ Tôi hút Pall Mall, nhưng sau 30-4 tôi đổi qua thuốc Basto xanh.”
-“ Cháu cũng như bác. Bây giờ cháu hút thuốc này, dù không ngon nhưng không nhạt nhẽo như Điện Biên hay Vàm Cỏ.”
Tự nhiên tôi thấy gần gũi với người tài xế này. Tôi hỏi anh:
-“ Anh cho tôi biết tên được không?
-“ Cháu tên Thành.”
-“ Anh Thành trước kia có vào quân đội không?”
-“ Cháu vào lính được hơn một năm thì miền Nam mất.”
-“ Anh ở đơn vị nào?”
-“ Cháu thuộc sư đoàn 18.”
-“ Hiện giờ gia đình anh Thành ra sao?”
-“ Cháu có 2 cháu nhỏ, nhà cháu buôn bán nhỏ ở chợ gần nhà. Cháu cố kiếm đủ sống cho gia đình.”
Thấy tôi đứng đã lâu, Thành mời tôi lên xe, nói:
-“ Trời còn sớm. Cháu chạy một vòng Sài Gòn để bác nhớ lại khung cảnh ngày xưa.”
-“ Cám ơn anh Thành. Tôi xa nhà đã lâu, mọi thứ đều khác lạ.”
Tôi nắm chặt tay Thành khi chia tay anh, một người tuổi trẻ đã đóng góp phần mình để bảo vệ mảnh đất thân yêu này. Tôi cảm nhận một điều, miền Nam mới chính là quê hương của tôi, mặc dù tôi sinh ra và lớn lên tại miền Bắc, nhưng vẫn cảm thấy lạc lõng khi trở về quê cũ.
Tôi bước vào nhà. Vợ tôi nét mặt vui tươi, ngấn lệ long lanh khóe mắt. Nàng và các con vây quanh. Tôi xúc động ôm chặt các con vào lòng, để tận hưởng hơi ấm gia đình xum họp, mà trong suốt thời gian tù đầy vừa qua, những hình ảnh thân yêu gia đình đã là đốm lửa cuối đường để tôi nhắm tới mà hy vọng. Lòng tôi hân hoan. Chúng tôi thật may mắn, vừa tìm lại được tình yêu thương mà tưởng chừng đã mất.
Tháng 10-2013
Trần Nhật Kim
Theo Đàn Chim Việt
—————————
Chú Thích:
Trại Thanh Cẩm
Trại Thanh Cẩm nằm trong xã Cẩm Thành bên bờ sông Mã, thuộc huyện Cẩm Thuỷ tỉnh Thanh Hoá.
Xã Cẩm Thành
Năm 1964 xã Cẩm Thành và xã Cẩm Liên được tách ra từ xã Cẩm Thạch. Sau khi được thành lập, xã Cẩm Thành gồm có 14 xóm: Chanh, Én, Muối, Vạc, Ngọc, Nấm, Phâng, Bọt, Bèo, Trẹn, Khạt, Chiềng Tràm, Cò Cánh và Hồng Thái.
Diện tích xã Cẩm Thành: 30, 64 km2.
Phía Bắc giáp các xã: Điền Trung và Lương Trung, (huyện Bá Thước). Phía Đông giáp xã Cẩm Lương (huyện Cẩm Thuỷ). Phía Nam giáp các xã: Cẩm Thạch và Cẩm Liên (huyện Cẩm Thuỷ). Phía Tây giáp: xã Điền Hạ và Điền Trung (huyện Bá Thước).
Xã Cẩm Thành nằm về phía Tây Bắc Huyện Cẩm Thuỷ, phần lớn nằm về hữu ngạn sông Mã. Xã Cẩm Thành có tỉnh lộ 217 chạy qua.
Huyện Cẩm Thuỷ: là một thị trấn của tỉnh Thanh Hoá, gồm 19 xã: Cẩm Bình, Cẩm Châu, Cẩm Giang, Cẩm Liên, Cẩm Long, Cẩm Lương, Cẩm Ngọc, Cẩm Phong, Cẩm Phú, Cẩm Quý, Cẩm Sơn, Cẩm Tâm, Cẩm Tân, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Tú, Cẩm Vân, Cẩm Yên và Phúc Dó.
Cẩm Thuỷ có diện tích 425.03 km2. Dân tộc gồm: Mường, Kinh và Dao.
Về giao thông, huyện Cẩm Thủy có đường Liên vận 217 nối vùng Thượng Lào với Biển Đông.
Huyện Cẩm Thuỷ nằm về phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 70Km. 80% diện tích huyện Cẩm Thủy là đồi núi.
Trại Quyết Tiến (Cổng Trời)
Trại Quyết Tiến nằm trong địa phận xã Quyết Tiến, một xã thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Xã Quyết Tiến: Bắc giáp xã Tùng Vải (thị trấn Tam Sơn). Đông giáp xã Quản Bạ, xã Đông Hà và xã Thuận Hòa (Vị Xuyên). Nam giáp xã Thuận Hòa (Vị Xuyên) và Minh Tân. Tây giáp xã Minh Tân. Diện tích: 60Km2.
Tọa độ: 23o 00’ 16” B - 104o 58’ 01” Đ
Huyện Quản Bạ: Nằm về phía Bắc tỉnh Hà Giang. Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (TQ). Phía Nam giáp Vị Xuyên. Phía Đông giáp huyện Yên Minh. Diện tích: 550Km2.
Tỉnh Hà Giang: Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng. Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (TQ).
Tọa độ: 22o 10’ đến 23o 30’ vĩ độ Bắc và 104o 20’ đến 105o 34’ kinh độ Đông.
Diện tích toàn tỉnh: 7.884, 37Km2. Với các quốc lộ chính: QL 2, QL 34, QL 4C, QL 279. Với 2 sông: sông Lô và sông Gầm. Hà Giang là tỉnh miền núi, có ngọn Tây Côn Lĩnh cao 2.418m. Độ cao trung bình khoảng 800m so với mặt nước biển.
Gửi ý kiến của bạn