BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73242)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hội nghị 8 và uy tín Tổng bí thư

03 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 2002)
Hội nghị 8 và uy tín Tổng bí thư
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Một đảng viên lão thành cho rằng người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam ‘đã mất uy tín’ và ‘nên từ chức’.

Ông Trọng là vị tổng bí thư đầu tiên bị Trung ương Đảng bác đề xuất


Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện đang họp toàn thể lần thứ 8 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để bàn về các vấn đề như sửa Hiến pháp, tình hình kinh tế-xã hội, cải cách giáo dục và chuẩn bị cho đại hội lần sau của Đảng.

Ông tổng bí thư đã hai lần thất bại tại hai kỳ Hội nghị Trung ương liên tiếp khi các đề xuất của ông đưa ra đều bị đa số các ủy viên Trung ương bác bỏ. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

‘Xin từ chức’


Bình luận về vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu ủy viên trung ương, nói rằng điều này ‘chứng tỏ tổng bí thư không được Trung ương tín nhiệm bao nhiêu’.

“Nếu tôi ở trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng thì tôi xin với Trung ương từ chức,” ông Vĩnh nói.

Ông Vĩnh cũng chỉ trích ông Trọng là ‘không nói đúng sự thật’ về tình hình đất nước khi ông bày tỏ thái độ lạc quan trong buổi tiếp xúc cử tri mới đây ở Hà Nội.

Ông nói tuyên bố của ông Trọng về việc ‘tuyệt đại đa số nhân dân ủng hộ những nội dung chủ chốt của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi’ là ‘không đúng sự thật’ và ‘không đáp ứng nguyện vọng của nhân dân’.

Về chương trình nghị sự tại Hội nghị Trung ương 8, theo đánh giá của ông Vĩnh thì nội dung quan trọng là bàn về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.

Theo thông cáo của Đảng thì tại hội nghị này các ủy viên Trung ương sẽ nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Ban cán sự Đảng chính phủ, trình bày báo cáo về tình hình đất nước để từ đó bàn bạc đánh giá và tìm giải pháp.

‘Nghị quyết suông’


“Hiện tình chính phủ muốn đăng báo công khai nói thế nào thì nói nhưng thật sự kinh tế đã sa sút nghiêm trọng,” ông nói, “Đất nước đã tụt hậu xa so với các nước xung quanh. Khó khăn đầy rẫy.”

Theo ông thì có thể Trung ương Đảng sẽ bàn về đổi mới kinh tế nhưng không biết đến mức nào.

“Tốt nhất là nên tư nhân hóa các tập đoàn kinh tế nhà nước mà phần lớn đều kêu lỗ vốn.”

Còn về cải cách chính trị, ông Vĩnh cho rằng ‘Trung ương sẽ không bàn đổi mới chính trị đâu’.

Trong chương trình thì hội nghị Trung ương cũng bàn thảo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, vốn giữ nguyên những nội dung về chế độ chính trị của Đảng, trước khi đưa ra Quốc hội thông qua trong phiên họp vào cuối tháng này.

Điều ông Vĩnh quan ngại là Trung ương Đảng phải ‘có biện pháp gì hữu hiệu’ chứ không phải là ra một nghị quyết rồi ‘cuối cùng không đi đến đâu’.

“Từ trước đến giờ Đảng đề ra những nghị quyết nhưng cuối cùng đều không thực hiện được hoặc thực hiện ngược lại,” ông nói.

Do đó ông nói ông không có hy vọng gì về việc Hội nghị 8 lần này sẽ có tác động tích cực gì đối với tình hình đất nước.

03-10-2013

Theo BBC
Ý kiến bạn đọc
04 Tháng Mười 20137:00 SA
Khách
Đưa ra dự thảo hiến pháp để rồi phát biểu : "Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó." Giờ lại nói "đa số người dân ủng hộ "...??? !! Không ủng hộ , có được không?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn