Khi Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước hay hay kể cả Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội... phải lên tiếng, có nghĩa tình trạng đã cấp bách, gay go lắm rồi. Cho dù các ý kiến đó chỉ nói lên được phần nào tình trạng suy thoái trong ĐCSVN nói riêng và của xã hội nói chung. Đồng thời nó cũng phản ảnh được phần nào đó của sự mất lòng tin của dân đối với đảng và chính quyền. Sự thật trầm trọng hơn thế rất nhiều. Đó là điều mà nhân dân mọi tầng, mọi lớp ai cũng biết, cũng thấy, nay cả những vị thuộc dạng còn đảng còn mình cũng thấy và đã dám nói ra. Có lẽ chỉ có những ai cố tình không biết thì sẽ "không biết" mà thôi. Phải chăng cố tình không biết để rồi không phải sửa, hay là họ muốn những cái đó tồn tại để
"đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ!", như lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Hay họ còn muốn để cho tình hình còn phức tạp hơn với những vụ người dân đứng lên chống đối chính quyền. Như vụ anh em gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) dùng súng bắn trả đội cưỡng chế đất trước đây, hay gần đây như vụ giáo dân ở giáo xứ Mỹ Yên, Nghi Lộc (Nghệ An) bao vây trụ sở chính quyền, bắt giữ cả công an. Và gần nhất lại có vụ ông Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình tự cầm súng vào cơ quan nhà nước bắn 05 người thuộc Trung tâm Quản lý đất (Thái bình) rồi tự sát... Nếu coi các vụ việc vừa kể là các đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự không kiểm soát của cả một cơ chế và tạo thành khối u ung thư thì sao? Việc những người đứng đầu của ba cơ quan quan trọng hàng bậc nhất lên tiếng như thế thì đã chứng tỏ rằng “một bộ phận không nhỏ” các cán bộ đảng viên có chức có quyền ngày càng khó kiểm soát, ngày càng tha hóa và đi xuống. Cũng như lời cảnh báo cho thấy cơ chế quản lý nhà nước và xã hội hiện tại đảng CSVN và chính quyền đã và đang ở trong tình trạng mất kiểm soát. Như ung thư đã chuyển sang giai đoạn di căn, phải chăng là cái giai đoạn mà bác sĩ thường bảo người nhà của bệnh nhân rằng
"Có gì ngon thì cho anh ấy ăn đi là vừa."?
Điều đó cho thấy, tình hình rất nghiêm trọng. Tại sao lại để có tình trạng như vậy?Phải chăng như ông Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng trong buổi họp nói trên thì cho rằng "Một bộ phận cán bộ có chức quyền trong các cơ quan quản lý Nhà nước có biểu hiện “bảo kê” để doanh nghiệp, các băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen trên một số lĩnh vực như khai thác tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng, vận tải hành khách…". Người ta thực sự sốc khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng thừa nhận và cho rằng "Phải xem chỗ nào là yếu năng lực, yếu trình độ dẫn đến xử lý chưa đúng, chưa đến nơi. Nhưng nói ở chỗ bao che, bảo kê thì đâu phải yếu trình độ? Tôi cho rằng phải trình độ cao lắm mới bảo kê được chứ. Vậy nguyên nhân chính là ở sự nghiêm chỉnh của các đồng chí. Vi phạm xảy ra ngay tại địa bàn, tại sao lực lượng ngay tại địa bàn không phát hiện được, mà lực lượng của bộ phải bí mật mới xuống bắt được? Nhân dân mất niềm tin đến mức người ta không thèm tố giác vi phạm, tội phạm nữa"
Trước đây truyền thông lề trái thường hay có tin chính quyền nhà nước thường sử dụng lực lượng xã hội đen , côn đồ để tiếp tay trong việc giải quyết các vụ việc nhạy cảm mang màu sắc chính trị thì những phát biểu này ở đây hoàn toàn có sức thuyết phục và càng làm cho người dân mất niềm tin vào chính quyền. Vì một khi chính quyền đứng ra bảo kê cho tà quyền (doanh nghiệp, các băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen) thì còn đâu tính chính danh của một nhà nước? Đó là không kể những biểu hiện công lý bị chà đạp và pháp luật không được tôn trọng. Trong hàng trăm vụ, cảnh sát bị cáo buộc "hành hung, tra tấn, đánh chết dân", trong đó có nhiều vụ gia đình các nạn nhân cáo buộc người nhà của họ đã "thiệt mạng ngay tại đồn công an" do bị tra tấn, đánh đập trái pháp luật. Song về phía công an chỉ bị xử lý rất nhẹ, như việc nguyên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh ở Quận Hai Bà Trưng đã bị buộc tội đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng hồi đầu năm 2011 bị xử vì tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ, mức án chỉ có 4 năm tù. Hay việc công an viên Nguyễn Trọng Hiếu đánh anh Huỳnh Tấn Nam bị thương tích 77%, xếp loại thương tật vĩnh viễn chỉ bị xử phạt 9 tháng tù vì tội Gây thương tích khi thi hành công vụ. Trong khi một cô gái ở phường 1, Quận 10 - SG cắn công an thì bị xử tới 3 năm tù giam. Đây chính là những biểu hiện công lý bị chà đạp và pháp luật không được tôn trọng, nó cũng là lý do vì sao công quỹ bị phát hiện thất thoát hàng trăm nghìn tỷ do tham nhũng, đã xử lý truy thu hàng ngàn tỷ đồng song chỉ thu hồi vẻn vẹn có... 6 tỷ. (!?).Cái lạ là sao không thấy người đứng đầu chính phủ lên tiếng về vấn đề này? Nếu cứ im lặng như thế sẽ là điều bất lợi, nhất là khi người ta nghĩ là các ý kiến nêu trên đang chĩa mũi dùi vào cơ quan Hành pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Khi lãnh đạo của cơ quan Chính phủ không phản ứng có nghĩa là các vị có tên kể trên đã nói đúng, nói trúng? Và điều đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi
"Tại sao lại để có tình trạng như vậy?". Phải chăng chính vì các đơn vị của cơ quan hành pháp đã quá lạm quyền, tới mức công lý bị chà đạp và không được tôn trọng. Nhất là khi cơ quan Tư pháp hoàn toàn bị cơ quan Hành pháp chi phối và trở thành tay sai của cơ quan hành pháp, để phán quyết những bản án trái pháp luật. Đồng thời cho thấy Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và các cơ quan thuộc quyền của họ cũng tỏ ra vô tác dụng và chỉ là các bộ phận dư thừa, đứng ngoài cuộc. Điều mà dân gian nói rằng các bộ phận ấy chỉ làm cái việc
"Cầm cu cho thằng khác (chính phủ) đ(ái)".Điều đó cho thấy, việc gần đây hàng loạt các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã tranh thủ mượn diễn đàn của Quốc hội để tố cáo chính phủ cũng là điều dễ hiểu. Và nó càng thể hiện sự bất lực của các cơ quan nói trên đối với con ngựa bất kham mà ai cũng nghĩ rằng đã hết cách kiềm chế. Càng cho thấy đảng CSVN lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội (theo Điều 4 HP) nhưng tỏ ra bất lực trước chính phủ. Đó chính là lý do vì sao ông Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh đang ráo riết làm việc với các ngành Kiểm sát và Tòa án hòng cố gắng lôi kéo hai cơ quan trên đứng về phía đảng. Đây là khâu then chốt để có thể kiềm chế và kiểm soát được cơ quan Hành pháp trong bối cảnh hiện nay. Và việc các nhà báo bị hạn chế trong buổi làm việc của ông Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh với làm việc với Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về công tác phòng chống tham nhũng và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trong mấy ngày vừa qua, cũng cho thấy việc "xâm nhập" của các Ban thuộc cơ quan Đảng vào những vùng "cấm địa" ấy không phải chuyện có muốn mà là được.
Mấu chốt của mọi vấn đề là ở chỗ đó, chỗ mà các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội cần phải ra tay hành động cụ thể để giải quyết ngay việc lạm quyền của cơ quan Hành pháp. Đó là ngay từ bây giờ chuẩn bị cho việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh dân cử (giả vờ) giữa năm năm 2014 sắp tới. Cũng là bỏ phiếu tín nhiệm nhưng phải là "Tín nhiệm và Bất tín nhiệm" chứ không phải là kiểu "Tín nhiệm cao-Tín nhiệm-Tín nhiệm thấp" kiểu tự lừa bản thân mình và coi thường dân như đã làm năm vừa rồi.
Khi ấy sẽ hai năm rõ mười ngay thôi. Đừng có nói suông.
Ngày 22 tháng 09 năm 2013
KamiTheo Blog Kami