BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73352)
(Xem: 62244)
(Xem: 39430)
(Xem: 31176)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Con gái du học Ăng lê

19 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 1037)
Con gái du học Ăng lê
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Trong ký ức của Chủ tịch, nước Anh là một đế quốc già cỗi. Từ thế kỷ thứ 17, nơi đây đã là “công xưởng thế giới”, sang thế kỷ thứ 19 nước này “mang gươm đi mở cõi” khắp năm châu, đến nỗi: Mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh.

Cứ như lý luận của đồng chí Mạc văn Cạc và đồng chí Nin hói, thì cái đế quốc ấy phải chết từ lâu rồi, vì nó là giai đoạn tột cùng của tư bản chủ nghĩa, nghĩa là tư bản dãy chết, dãy đành đạch như trúng gió. Thế nhưng chờ đợi mãi vẫn chưa thấy nó chết, thế mới lạ.

Khi giải ngoại hạng Anh được VTV tiếp sóng, thấy nước này dường như suốt ngày chỉ đá bóng. Đá ban ngày, đá buổi tối, đá lúc nửa đêm, trận nào cũng đông ngịt người xem, ngồi kín cả khán đài. Theo cách nói của mấy mự nông văn dân: Chẳng thấy đồng ruộng, lúa lang, lợn lạc đâu cả, chỉ thấy toàn sân vận động, to đẹp, hoành tráng. Hình như xứ này chỉ sống bằng thở không khí và đá bóng thì phải.

Rồi, con gái lớn vào đại học, lại chọn đúng khoa Quốc tế, khoa này liên doanh với University of Sunderland . Thấy chương trình học của họ khác với ta. Tư bản dãy chết khác xa với xứ thiên đường là phải rồi. Ta coi trọng chính trị, phải học đủ các loại đường lối, các loại quy luật, mà quy luật nào cũng khách quan cả, còn họ thì không.

Chương trình của xứ đế quốc khuyến khích Học sinh phải có chính kiến, phải thể hiện mình, phải biết quan sát đời sống để đưa ra cách ứng xử… Cách học đó dường như lại hợp với con gái CT. Hết năm thứ 3, căn cứ vào kết quả học tập, trường xét chọn đứa nào được đi du học. Con gái CT thuộc số đó.

Tiếng là được du học nhưng thủ tục không đơn giản như cách của ta. Bọn đế quốc già cỗi này chỉ sợ dân xứ thiên đường sang đó rồi tỵ nạn luôn, không chịu quay về. Người ta đang ở xứ thiên đường, không sợ bọn dãy chết tỵ nạn thì thôi, đằng này chỉ được lắm chuyện.

Theo thông báo của văn phòng Đại sứ xứ đế quốc, cần phải có các thủ tục: Thư mời học chính thức của trường (unconditional offer) ghi rõ tên khóa học, thời gian và các chi phí liên quan; Kết quả học tập gần nhất của SV, vươn vươn…

Xương xẩu nhất là việc chứng minh tài chính gồm: Sổ tiết kiệm (đã ký quỹ ít nhất sáu tháng); lại còn chuyện thu nhập hàng tháng (chứng nhận việc làm, lương tháng, cho thuê nhà, thuê xe...); trong đó mỗi tháng ít nhất là phải 1k USD. Nếu là ở các cơ quan nhà nước danh tiếng thì khỏi, còn với các DN ngoài quốc doanh thì phải có bản sao Đăng ký kinh doanh, Đăng ký thuế, sao kê chi tiết ngân hàng, sổ phụ trong 06 tháng gần nhất để chứng minh tình hình tài chính; hoạt động của công ty, giấy tờ nộp thuế, hợp đồng kinh doanh của công ty... kiểm toán kiểm teo, phức tạp vô cùng.

Lại nữa, còn sổ đỏ, giấy đăng ký xe… bản sao hộ khẩu rườm rà nhiêu khê. Chưa nói chuyện trình độ tiếng Anh, IELTS tối thiểu 6.5 cho những ngành Quản trị kinh doanh. Ngoài học bổng khoảng 30% lại còn học phí nữa, khoảng 7,500 bảng Anh. 1 bảng Anh hiện tương đương khoảng 31.000 đồng, cũng may, châu Âu đang khủng hoảng nên tỷ giá hối đoái lợi cho quân ta.

Từng đó thủ tục lo xong, gửi Phòng lãnh sự, chờ đợi ngày được cấp visa, lại còn lo book vé máy bay, lo chuyện thuê nhà…

Mức sinh hoạt phí trung bình mỗi tháng khoảng 600 bảng Anh (hơn 18 triệu đồng) với thành phố Newcastle, nơi có đội bóng đá khá phọt phẹt vẫn lặn ngụp dưới đáy giải ngoại hạng.

Bay từ Hà Nội, vượt qua gần 10 ngàn km (transit qua Moskow) sẽ tới sân bay Heathrow của thủ đô xứ sương mù. Newcastle cách London khoảng 600 km, nhưng chỉ mất 3h cho việc đi tàu. Xứ đế quốc chuyện tàu xe nhanh hơn xứ thiên đường ở ta.

Đến đó nhờ mấy đứa bạn đón, ở nhờ vài hôm rồi mới tìm nhà trọ.

Chuyện học hành, tương lai vẫn còn dài, nhưng được đến cái xứ mà “mặt trời không bao giờ lặn” nghĩ cũng oách!

Phan Thế Hải

19-08-2010

Theo Blog Phan Thế Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn