BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73246)
(Xem: 62216)
(Xem: 39402)
(Xem: 31152)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhớ lời Cha Kiệt (Kỳ 1/3)

17 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 1105)
Nhớ lời Cha Kiệt (Kỳ 1/3)
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
(Kỷ niệm 5 năm vụ Tòa Khâm sứ, Thái Hà – cuối năm 2007-2008)

Nguyễn Văn

Khởi phát vụ việc, thực ra: Từ Lễ Giáng sinh năm 2007, một số linh mục Tòa Tổng giám mục Hà Nội trong đó có linh mục Gioan Lê Trọng Cung (chánh văn phòng) tổ chức cho giáo dân cầu nguyện dài ngày tại khu 42 Nhà Chung, Hà Nội (trước năm 1959 là Tòa Khâm sứ Hà Nội), với mục đích cầu cho nhà cầm quyền sáng suốt lãnh đạo đất nước và yêu cầu chính quyền thành phố Hà Nội trả lại khu đất.[1]. Trong dịp này, “Sáng ngày 30.12.2007, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, đã đến thăm Toà Tổng Giám Mục Hà Nội khoảng 9 h 45 đến 10 h 25, gặp Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và chứng kiến cảnh giáo dân cầu nguyện.”[2]. Việc “đến thăm” chớp nhoáng trên của ông Dũng chẳng để lại một dấu ấn nào mặc dầu với nụ cười “cầu tài” luôn mở trên môi nên đáp lại nó, có lúc giáo dân đang cầu nguyện cũng đã có vỗ tay hoan nghênh như một phép lịch sự trong giao tiếp! Thế rồi lễ cầu nguyện trong hòa bình cách kiên nhẫn của giáo dân tại khuôn viên Tòa Khâm sứ vẫn tiếp diễn ngày này qua ngày khác, đêm này tiếp đêm kia; và liền đó “Vụ Giáo sứ Thái Hà” bùng nổ trong hòa bình nhưng không kém phần sôi động, kiên nhẫn và được sự hiệp thông của toàn thể giáo dân các nơi như trong lá thư hiệp thông do “Các Linh mục thành phố Hà Nội” [3], và “Thư Mục tử của Tòa Tổng Giám mục Sàigòn”[4] gửi tới. Cuộc đối thoại không cân sức giữa giáo dân và chính quyền Hà Nội cứ thế kéo dài, căng thẳng đến mức trở thành/đưa đến một sự kiện được gọi là “Sự kiện Ngô Quang Kiệt”[5]…



Ngày 20/9/2008, chính quyền cộng sản Hà Nội buộc phải tiếp phái đoàn Tổng Giáo phận Hà Nội do Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt dẫn đầu. Trước các nhân vật chóp bu HN, Đức Tông Kiệt đã có một bài phát biểu phải nói là không khoan nhượng nhưng với một thái độ và lời nói rất từ tốn, khiêm nhường,[6] trong đó có đoạn: “… Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên (NST kẻ dưới).[7] Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng…”

Có lẽ để thực hiện chủ trương “Bóp chết Công giáo” (lời Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị)[8], ngay sau đó, “Tối ngày 21 tháng 9 năm 2008, Đài truyền hình Việt Nam trích riêng phần Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam’.”[9]. Rồi như kiểu đánh hội đồng của đám du thủ du thực, “Các báo của Việt Nam như Hà Nội mới, Quân đội Nhân dân, VietNamNet, An ninh Thủ đô, Tuổi trẻ... cũng trích lại câu như trên và đăng bài lên án Giám mục Ngô Quang Kiệt.”[10]. Rõ ràng, câu nói mà chế độ trich dẫn, lấy ra khỏi ngữ cảnh của nó để thực hiện một âm mưu xấu xa, bẩn thỉu.

Và đây, xin kính mời Quý bạn đọc xem những lời nói, những việc làm, những hành động của những người cán bộ, người cộng sản đã làm đẹp cho đảng của họ, cho Tổ quốc sinh ra họ như thế nào khi họ ra nước ngoài; qua đó ta xem có đúng là “… Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét,…” như Đức Tổng Kiệt kính mến trăn trở, thổ lộ với con dân Việt qua buổi gặp mặt lãnh đạo chóp bu của Hà Nội hay không!?

 

Nhà văn Ma Văn Kháng


Để “mở đầu”… câu chuyện nhiều tập, chúng ta cùng nghe một người cộng sản thứ thiệt (nhưng biết nói sự thật nên cũng đáng kính – hay nói theo “kiểu Hà Nội” ngày nay: Ông ấy là đảng viên… nhưng tốt!) là nhà văn Ma Văn Kháng, trong hồi ký của mình có tên Năm tháng nhọc nhằn – Năm tháng nhớ thương (NXB Hội Nhà văn – 2009) nói những gì?

Để chuẩn bị cho một khóa học khai giảng vào đầu tháng 6 năm 1985 tại Liên Xô (trước thời điểm Cha Kiệt nói các điều trên những đúng 2008 – 1985 = 23 năm nhé, thưa ông Nghị ông Thảo!), 45 học viên (do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cử đi học ngắn hạn) được tập trung nghe người có trách nhiệm nhắc nhở, căn dặn; qua những lời cố lên gân lên cốt khoe khoang sức mạnh “vô địch” của phe xã hội chủ nghĩa ta vẫn thấy được thực chất của cái chế độ này nó ra sao::

“Về tình hình quốc tế và Liên Xô, Trưởng ban quốc tế Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Thuyết phổ biến, tôi ghi được đôi ba ý như sau:

- Thế giới đang ở thế đối đầu căng thẳng. 572 tên lửa Pơsinh 2 của Mỹ sẵn sàng năm phút sau khi có lệnh là bấm nút bắn vào Liên Xô. Tuy vậy, Mỹ cũng không dám ngang nhiên nhảy vào Granada can thiệp quân sự. Liên Xô không cho phép Mỹ thay đổi tương quan lực lượng.

- Liên Xô hùng cường chiếm 20% Tổng sản phẩm thế giới, ngang Mỹ (?). Thế giới có 25 vạn sản phẩm. Liên Xô sản xuất đủ từng ấy sản phẩm. Trong phe XHCN, chỉ có Liên Xô là nước duy nhất có khả năng và có trách nhiệm với cách mạng toàn cầu. Chứng cớ là Ăngola, đất nước sa mạc nóng 50, 54 độ chỉ sống nổi loài thằn lằn trắng mào đỏ, từ Mátxcơva bay một ngày mới tới nơi, vậy mà cách mạng ở đây vừa bùng nổ, thành công, hàng hóa và người Liên Xô đã tràn ngập. Liên Xô bao cả Ăngola, giúp Ba Lan trả nợ 30 tỷ đôla.

- Liên Xô đang tiến hành perestroieka, tức cải tổ, lãnh tụ Đảng là Gorbachov, 55 tuổi có nhiều ý đồ táo bạo, ví dụ ra sắc lệnh cấm uống rượu, nấu rượu. Vì hàng năm, ở Liên Xô, rượu làm tàn hại nền kinh tế và xã hội không kể xiết. Ngày thứ hai hàng tuần, một phần ba thợ nghỉ việc vì say rượu. Số vợ chồng ly dị nhau vì rượu tăng gấp bội. Rượu là quốc họa. Vì nó, kỷ cương xã hội mất nghiêm, con người thiếu lương tâm, thời gian bị lãng phí, lương thực bị hao kiệt.

- Việt Nam hiện thời là con đê ngăn cơn hồng thủy bành trướng.” [trích từ tr.335-336]

Trong những lời nhắc nhở… “chí tình nhất” của lãnh đạo là “các đồng chí đi học phải biết làm thế nào, sống ra sao để… làm duyên cho đảng ta, cho người Việt Nam ta” có những câu rất đáng chú ý – nói cách khác (có thể) là… không để bị nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét” như Cha Kiệt nói. Nhà văn viết tiếp:

“Đáng chú ý là lời dặn dò cụ thể về ăn ở đi lại ứng xử… Chẳng hạn:

- Nơi học là một làng ngoại ô Mátxcơva, một vùng rừng thông, hút thuốc lá phải cẩn thận, kẻo gây hỏa hoạn!

- Thời khóa biểu hàng ngày khá nặng, khó thích ứng, nhưng nên nhớ dù là cấp chức gì, một khi đã đi học thì đều là học trò cả. Giảng viên vào lớp là phải đứng dậy chào!

- Ngại học mà cáo bệnh là người ta đưa vào bệnh viện nằm 10 ngày liền, ăn ở khổ, tiếng tăm không biết, như thằng tù, chớ dại!

- Kinh nghiệm là cứ đến thư viện mượn sách đại vào, đọc hay không bất biết, nhưng như thế là người ta hài lòng, cho là mình chăm chỉ.

- Mới sang, đề nghị cấm trại một tuần, vì người ta mới cấp cho mấy chục rúp đã đổ xô đi mua hàng người ta cười cho. Mà trong việc mua hàng kinh nghiệm cho biết là chớ nên vội vã. Năm rồi, có anh vừa chân ướt chân ráo đến Mát đã đi mua đôi giầy 14 rúp, sau mới biết là hớ, tiếc mãi.

- Đi tham quan bảo tàng, thấy tranh khỏa thân đừng có cười. Người ta cho thế là vô văn hóa!

- Chơi điền kinh thì phải mặc quần áo thể thao, chứ không thể quần đùi mayô như ở nhà. Pigiama mặc ở trong buồng ngủ thôi. Ở nhà bếp có thể mặc quần áo thể thao được.

- Ngồi trong nhà cũng phải đóng cửa ra vào. Vì mĩ quan và tránh gió lùa. Tây họ sợ gió lắm! Ra khỏi nhà phải tắt điện! [tr.336-337]

Lãnh đạo cấp trên lo lắng, căn dặn tỷ mẩn… “vi mô” đến như vậy tưởng là đủ, thế mà nhà văn của ta còn cho biết: “Nhiều, rất nhiều điều căn dặn tỉ mỉ tương tự,”“Thật đúng là anh em công nông dạy bảo nhau. Có điều là những cuộc họp đoàn thường rất ồn ào.” [tr.337]

Tại sao lại thế hỡi ông Phạm Quang Nghị, ông Nguyễn Thế Thảo và các nhà lãnh đạo khác của “đảng ta”? Thiết tưởng những người được cử sang nước bạn học tập phải là những người ưu tú, phải biết sang học điều hay lẽ phải để về xây dựng “tổ quốc xã hội chủ nghĩa” cường mạnh, làm rạng rỡ cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đảng ta chớ?! Tại sao “những cuộc họp đoàn thường rất ồn ào.”? Nhà văn cho hay ngay sau đó: “Vì trên nói, dưới cũng rỉ tai nhau: Này, nồi áp suất chỉ có 14 rúp rưỡi thôi. Quạt Orbita thì 18 rúp rưỡi mua được. Còn nhung thì nhớ mua loại chữ đỏ nhé!” [tr.337]. Thì ra các đồng chí đảng viên ưu tú đó tranh thủ dịp ngàn năm có một này (khi đảng lấy tiền thuế của dân cho đi học) để họ đi… buôn! Viết đến đây tôi sực nhớ đến một ông bạn cấp vụ ở một Bộ nọ (xin tạm giấu tên theo yêu cầu), người từng học Trường đảng cao cấp của Liên Xô thủa trước. Khi cùng trao đổi về cuốn sách (tôi đang dẫn trong bài viết này) thì tự nhiên ổng cười như nắc nẻ… nước mắt mũi ràn rụa! Rút khăn tay (mouchoir), vừa lau vừa nói đứt quãng trong tiếng cười mãi không dứt… Tôi nhớ lần ấy được đi xem một vở kịch gì đó mà lâu ngày quên mất tên. Nghệ sĩ nhân dân Mạnh Linh của ta thủ vai Lênin… Trên sân khấu “Lênin” đang diễn thuyết… nhác nhìn thấy người quen đến… Mạnh Linh vẫn trong trang phục diễn, tìm được lúc ngắt đoạn thích hợp của câu văn liền… chạy vụt ra cánh gà… “Lênin” vẫn một tay chống nạnh như thói quen của “Người”… tay kia liền chỉ soi soi xuống chỗ mấy người bạn đứng phía dưới… này nhớ nhé, nhớ nhé… tớ cần nồi áp suất, nồi áp suất… mua cho tớ mấy cái cũng được, dăm bảy cái càng tốt… nhớ nhé, nhớ nhé… mấy bữa nữa tớ bay về rồi… rồi “Lênin” đi rất nhanh về chỗ của mình để làm nốt… vai trò lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới… trên sân khấu nhưng đầu vẫn quay lại… nhớ nhé, nồi áp suất… áp suất… nhiều… Câu chuyện này có lẽ Ông Nghị, ông Thảo quá… quen phải không hai quý ông? À mà ông Thảo có “XHCN du” không nhỉ? Ông Nghị thì người viết tôi biết chắc là có, và đã bảo vệ luận án tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô. Dù học ở đâu, tôi biết chắc cả 2 vị đều quá biết câu “Ba thằng Thương vụ không bằng một mụ Putskin/ Ba mụ Putskin không bằng Один (đọc là ADIN) [11] trường đảng”. Dân “Cộng” ta đi buôn ráo trọi, nhưng có 3 anh phát tài nhất là: học thương mại đi buôn thì “đúng nghề” rồi, ai bằng nữa, thế mà anh vẫn… “lép” so với mụ Putskin (trường ngôn ngữ) vì “mụ” ta rành tiếng Nga, giao tiếp dễ “lọt” hơn nên “có tài” (kiếm lời) “gấp 3” anh (!). Tuy nhiên câu ca trên cho biết 2 anh/chị này so với “Один trường đảng” thì đúng là số… tịt! Hành lý, tức hàng hóa chuyển về của học viên trường đảng một dạo được Hải quan “bạn” ưu tiên đến kẹp chì tại chỗ – miễn khám tại các cảng! Vậy nhét gì, bao nhiêu mà chả được. Làm giàu dễ ợt! Nhưng quả như các cụ nhà ta thường nói: tham thực thì cực thân – đến một lần, anh Chánh văn phòng bộ nọ, do cái máu “mõ làng” nổi lên, kiện hàng của anh ních toàn kền tấm (plaque de nickel), mặt hàng cực kỳ quý hiếm và có giá tại VN hồi đó. Tại cảng, cần cẩu “bạn” đang làm việc đột nhiên… gẫy gục, kiện hàng từ trên cao rơi vỡ bung ra tung tóe và… lòi mặt chuột! Nghe nói, chuyện đến tai Goóc-ba-chốp và cái gì phải đến đã đến với “các đồng chí Việt Nam”: Cảng trên bộ và dưới nước từ đó khám tuốt luốt! Nhưng thôi, xin trở lại với tác giả họ Ma, thực ra ông họ Đinh – Đinh Trọng Đoàn.

Sau khi được cấp trên cũng như bản thân từng học viên tương lai tự chuẩn bị “tốt” về… tư tưởng, là đến vấn đề… “vật chất có trước”. Nhà văn cho chúng ta hay:

“Sau họp đoàn dặn dò là đến tiết mục đi mượn quần áo. Kho quần áo giầy mũ của Bộ Tài chính toàn loại rung rúc, đã qua tay nhiều người rồi nên chọn được một bộ complet vừa ý rất khó. Khổ nhất là chọn giầy. Tìm được đôi vừa chân vừa ý là rất hiếm. Toàn loại sứt sẹo, cóc gậm. Cuối cùng, có cách nào hơn, đành tặc lưỡi xách về vậy. Giờ nghĩ lại mới thấy thương mình, thương anh em. Chứ hồi ấy, có biết là khổ đâu. Cũng chẳng oán thán, trách cứ ai. Nó như là cái sự tất nhiên phải là vậy thôi!

Ngoài ra còn mấy chi tiết quan trọng nữa không thể không kể. Một là, mỗi người đi học phải đóng 20 đồng, để lấy tiền mua tặng phẩm cho bạn, vì tính ra số người mình cần tặng quà phải trên dưới 70 người; trong đó nào là hiệu trưởng, giáo vụ, y tá, nhà ăn; nào là những cơ sở sẽ đi tham quan hoặc gặp gỡ làm việc. Hai là, tất cả những người đi học đều phải nộp lại tiền ăn cho Bộ Tài chính và tem lương thực, hoặc giấy cắt lương thực cho Bộ lương thực trong thời gian đi học. Cụ thể, ai lương từ 121 đồng đến 160 đồng tháng thì nộp tiền ăn mỗi tháng là 24 đồng. Còn gạo thì tất nhiên một suất một tháng là 13 cân rưỡi. Cứ thế mà nhân lên số ngày đi học. Công bằng hợp lý lắm! Anh được đi sang nước bạn, được ăn uống sung sướng thừa mứa, thì suất gạo và tiền ăn ở nhà dôi ra phải nộp lại chứ còn gì!

Bây giờ năm tháng đã qua đi cả hai chục năm rồi, ngồi nhớ lại tôi vẫn thấy rành rành cái không khí tấp nập sôi động ngốt ngát ở những ngày chuẩn bị lên đường.” [tr.337-338]

Nguyễn Văn – Hanoi
17/09/2013

(Xin mời xem tiếp Kỳ 2/3)


 











[6] Toàn văn bài nói của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt trên http://vietcatholic.net/News/Html/58896.htm




[7] Chỉ một câu này, nếu trích dẫn đầy đủ, chưa cần đoạn sau, cũng đủ nói lên tấm lòng đáng quý của TGM Ngô Quang Kiệt đối với đất nước rồi. Đằng này, khi trích dẫn, những người thủ đoạn, xấu xa chỉ lấy ngữ đầu rồi quy kết ông thì không còn gì biện minh được cho hành động tồi bại của họ.

Vả lại: Hộ chiếu (ở đây là của CHXHCNVN) gắn liền với một thể chế chính trị cụ thể (đó là do đảng cộng sản cầm quyền), chứ đâu nói lên thân phận con dân dân tộc Việt?! Vậy, chỉ riêng cái ý đầu câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt cũng không sai: Ông đâu có thấy nhục vì mình là người Việt Nam mà là thấy nhục vì cầm cái Hộ chiếu CHXHCNVN. – NST chú.






[10] như trên




[11] Tiếng Nga, nghĩa là Một (1) – số đầu trong dãy số tự nhiên; ở câu này có nghĩa một tên/thằng/người – NST chú


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn