BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73354)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Syria - Sự quở trách bằng Tomahawk

28 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 1468)
Syria - Sự quở trách bằng Tomahawk
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52


Michael Kacewicz, Newsweek - Lê Diễn Đức dịch


Người Mỹ và người Anh sẽ tấn công Syria, nhưng không làm thay đổi nhiều. Chỉ duy nhất xoa dịu lương tâm.

 

Người Mỹ và người Anh sẽ tấn công vào Syria. Nấu không, Barack Obama sẽ bị mất mặt trong thế giới Ả Rập. Điều này có thể sẽ còn nguy hiểm hơn sự hỗn loạn tiềm năng sau khi tấn công. Phải thấy rằng các cường quốc lớn nhất không cho phép sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt mà không bị trừng phạt. Thậm chí bằng một phương cách hạn chế. Và xỏ mũi Putin. Thực sự đây mới là một đòn giáng mạnh vào tiền đồn ảnh hưởng cuối cùng của Nga ở Trung Đông, chứ không phải vấn đề Snowden được đánh giá quá cao, có thể làm nên vòng xoáy của cuộc đối đầu Mỹ-Nga. Căng thẳng ngày càng tăng giữa Moscow và Washington có thể sẽ có tác dụng phụ chủ yếu lên các cuộc tấn công vào Syria. Rất khó để đánh giá mục đích mà Obama huớng tới ngoài sự phô trương lực lượng. Bởi vì xem xét cuộc tấn công từ biển sẽ không làm thay đổi bao nhiêu ngay trong Syria và sẽ không mang lại sự kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu.

 



Máy bay ném bom B-2 Spirit, B-1B và B52 - Ảnh : AFP


Rõ ràng cuộc tấn công vào al-Assad sẽ không mang tính tàn phá. Chỉ bốn tàu khu trục, có thể hàng không mẫu hạm, và sự hỗ trợ Anh, là quá đủ tấn công chế độ Syria. Đánh hàng chục tên lửa Tomahawk vào các vị trí chủ chốt và hoạt động có hiệu quả cho đến nay: trung tâm chỉ huy quân quân sự của chế độ, sân bay, có thể các trụ sở đảng và tình báo, cùng với các kho vũ khí. Với lực lượng này không đủ để làm thay đổi tình hình ở Syria. Cuộc tấn công của đội tàu Anh-Mỹ có thể gây ra thiệt hại nhỏ hoặc vừa. Thực tế là làm chỉ làm giảm chức năng hoạt động trong các điều kiện chiến tranh và khủng hoảng Syria.

 

Cuộc tấn công này chắc chắn sẽ làm tổn thương al-Assad, nhưng trong thực tế, sẽ không mang lại một bước gần chiến thắng hơn cho lực lượng đối lập. Nói cho cùng, người Mỹ rõ ràng sợ chiến thắng này hơn là duy trì quyền lực trong tay của al-Assad. Không có một phe đối lập, mà lực lượng đang tồn tại một phần lớn là kẻ thù mãnh liệt của phương Tây hơn so với chế độ al-Assad. Cuộc tấn công do đó sẽ là bán công cụ ngoại giao nhất của tất cả những gì có thể. Nó cũng là biểu hiện của sự bất lực và bực tức sâu xa của người Mỹ và người Anh. Trong hai năm qua, vấn đề Syria vẫn ngự trị một sự bế tắc và tiếp tục là chủ đề tranh cãi trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, kết thúc bằng thất bại mọi cuộc đàm phán hòa bình.

 

Trong thời gian này, lực lượng đối lập dân chủ với mức độ có ý nghĩa đã phát triển và nhân rộng từ giới cựu sĩ quan quân đội và trí thức thành thị, được biến chuyển nhờ vào tiền của các lãnh chúa Ả Rập từ hàng chục giáo phái. Đất nước đang rình rập bởi các băng nhóm lính đánh thuê và cao trào Hồi giáo cực đoan. Một sự hỗn loạn nổ ra thậm chí làm mất phương hướng của ngành tình báo. Ở Syria đang diễn ra cuộc chiến gia tộc và tôn giáo trên lãnh thổ và với nhà nước Syria trong hình thức hiện tại của nó. Bản thân al-Assad cũng thừa nhận sự mất mát này và chỉ chiến đấu để kiểm soát các vùng lãnh thổ của giao phái Shiite và Alavi. Chế độ đã vượt quá "đường đỏ mỏng" bằng thảm sát đẫm máu. Và đã đi một bước quá xa, sử dụng hoặc cho phép sử dụng vũ khí hóa học với bên xung đột.

 

Một sự thay đổi thực sự sẽ là thiết lập một vùng cấm bay trên Syria theo cách đã làm với Iraq của Saddam Hussein. Sự thay đổi này có cam kết tham gia nghiêm túc của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng giải pháp này còn quá sớm. Phải kéo thêm lực lượng lớn hơn trong khu vực về phía đông Địa Trung Hải (vài ngày trước vượt kênh đào Suez, hướng về Vịnh là nhóm tàu sân bay USS Harry Truman và tàu tuần dương lớp Ticendrog, có thể nhóm này sẽ phải quay trở lại). Và trên tất cả, phải biết được phản ứng của Nga và Iran khi cuộc khủng hoảng gia tăng. Phải kiểm tra đòn đánh vào nhà độc tài có gây ra hiệu ứng nội bộ. Ví dụ, như là một phần của lực lượng chỉ huy cao cấp al-Assad buộc phải đàm phán với phe đối lập và phương Tây. Mặc dù loại tính toán này thất bại ở Iraq và Libya, bởi vì các nhà độc tài chống đã chiến đấu đến cùng.

 

Dấu hiệu cho thấy nếu người Mỹ bắn tomahawk đầu tiên hướng tới Syria, tàu của họ sẽ neo đậu lâu ngoài khơi bờ biển của vùng Cận Đông. Cho đến lúc các chính trị gia ở Washington nhận ra rằng vấn đề của Syria không thể được giải quyết trong khoảng cách của rocket, thậm chí chính xác như Tomahawk.

 

Lê Diễn Đức dịch

 


Bài được dịch từ Newsweek, phiên bản tiếng Ba Lan, ngày 27/8/2013 tại link: http://opinie.newsweek.pl/michal-kacewicz--syria---uderzajaca-reprymenda-tomahawkiem,107933,1,1.html


 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn