BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72812)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhà giáo một thời nhếch nhác (5)

21 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 1516)
Nhà giáo một thời nhếch nhác (5)
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

13.


Có những .. . .tâm tình !



 Thật khó có thể tưởng tượng được rằng nhà trường XHCN sao mà sinh ra lắm tổ chức thế.

 Mà lại toàn là những tổ chức công khai, có liên hệ tới mọi sinh hoạt trong nhà trường sau ngày Sài Gòn đổi chủ. Chúng đã tuần tự xuất hiện như một thực thể hiển nhiên, không cần thông báo, không cần giới thiệu và ngay cả thành phần nhân sự của mỗi tổ chức ra sao cũng không thấy phổ biến cho mọi người biết. Mà thực sự cũng chẳng mấy ai cần biết. Vì biết cũng chẳng để làm gì. Ngôi trường này đâu còn là một chỗ thân thương tha thiết trong tâm tình của mọi người như xưa để ai cũng thấy mình gắn bó nổi trôi theo nó. Bây giờ không yêu, cũng chẳng ghét, mọi người chỉ thấy cần tới nó mà thôi. Bởi ai cũng muốn bám víu vào nó như những kẻ sang sông đắm đò, cố ngoi lên, tìm cách cột thân xác mình vào những mảnh ván vỡ của con thuyền để cho qua cơn hoạn nạn.

 Nếu hiểu được như thế thì mới lý giải được tại sao trong những tháng ngày đằng đẵng, các thầy cô nom mệt mỏi trong vẻ mặt nhẫn nhịn, âu sầu mà vẫn phải cố công đạp xe qua nhiều đường phố để tới nhà trường hít thở bầu không khí đe nẹt, dòm ngó, nghi ky, một đôi khi còn phải chịu đựng lắng nghe những lời nói hỗn hào, xấc xược.

 Nhưng mấy ai hành xử được như Linh Mục kiêm nhà giáo Thanh Lãng. Ông cũng dạy học, lại làm Trưởng ban Văn Chương Quốc âm ở đại học Văn Khoa Sài Gòn. Sau 30 tháng 4- 1 975, chắc sinh hoạt ở đó cũng nhiều trò nhố nhăng lắm nên ông không muốn về trường nữa mà đi làm tàu hủ ở một Họp tác xã trong Ngã Tư Bẩy Hiền. Vì có quen biết với ông, nên thỉnh thoảng trên đường đạp xe từ Hợp tác xã trở về ông có ghé qua nhà tôi để cho mấy bìa đậu hũ mới ra lò, cầm lên thấy vẫn còn nóng hổi.

 Dư luận sau này lên án ông là một kẻ nằm vùng chỉ vì lý do ông là Chủ Tịch Hội Văn Bút, lại nhân danh Văn Bút để can thiệp với chính quyền cho một cây bút nằm vùng đích thực là Vũ Hạnh. Nếu LM Thanh Lãng là một tay nằm vùng thì công trình của ông thực hiện cho phía bên kia hẳn phải nhiều hơn nữa, nhất là sự lũng đoạn tổ chức Văn Bút là một công tác dễ làm. Nhưng thành tích có lợi cho bên kia chỉ có mỗi một chuyện can thiệp đó.

 Ngoài ra, tuyệt nhiên tôi không thấy có bất cứ một dấu hiệu nào chứng tỏ ông đã phá hoại tổ chức Văn Bút trong cương vị một Chủ tịch nhiều năm trước đó. Theo tôi nghĩ, có thể ông nhẹ dạ, thương người , trọng tình nghĩa đối với người cộng tác lâu năm. Vả chăng, quyết định xin tha cho Vũ Hạnh không phải là một quyết định đơn phương của riêng ông, mà là của cả Ban Chấp Hành. Nếu Ban Chấp Hành không đồng ý thì dù muốn, LM Thanh Lãng cũng không thể đơn phương ra quyết nghị can thiệp nhân danh Văn Bút. Cho nên, theo tôi nghĩ là một linh mục, không bị ràng buộc bởi gia đình, ông có điều kiện đế hành xử như một kẻ sĩ. Không có ruộng ở nhà quê để về quê đi cầy như cung cách ứng xử của người xưa, thì ông đi làm đậu hũ.

 Đôi lần ông tạt qua nhà tôi để cho bìa đậu nóng như đã nói ở trên, tôi thấy ông nhìn vợ chồng tôi, và lũ nhỏ nhà tôi bằng đôi mắt tần ngần, xót xa. Tôi hiểu thấu tâm trạng của ông. Mọi sự đã đổi thay hết rồi, và thời thế này biết có còn được gặp nhau. Cho nên, chúng tôi đã nghĩ rằng bìa đậu ông cho chỉ là phụ, mà điều chính yếu là lâu lâu ông lấy cớ tạt qua để hãy còn nhìn thấy được nhau. Ôi, tấm lòng của một vị Linh mục, kiêm Giáo sư Đại học và Chủ tịch Văn Bút Việt Nam trong nhiều nhiệm kỳ cho đến khi xảy đàn tan nghé.

 Thực tình, tôi cũng muốn theo gương ông để rũ bỏ hết thấy mọi chuyện nhếch nhác trong nhà trường đế đi theo con đường lao động làm tầu hủ như thế. Nhưng đa phần chúng tôi, gia cảnh đùm đề, giữa thời buổi mà mọi người đều chung một hoàn cảnh xây đàn tan nghé, bạo lực bao vây tứ phía thì thôi, đành là cứ nhắm mắt đưa chân, không thể làm như ông được . Có lẽ chỉ những ai trong cùng cảnh ngộ với tôi lúc đó thì mới có thể cảm thông mà thôi.

 ****


 Trở về chuyện các tổ chức có trong nhà trường. Nói sơ qua về mặt nổi, thì có Ban Giám Hiệu. Bên cạnh Ban Giám Hiệu là Công đoàn Trường. Rồi đến Chi đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chi Đội Thiếu niên Tiền Phong, Chi Hội Nhà Giáo Yêu Nước các tổ chuyên môn, các Tổ Lao Động Sản Xuất. . . thôi thì đủ mọi thứ cử rối tinh rối mù chen vào sinh hoạt giảng dạy trong nhà trường, nơi mà xưa kia vẫn sinh hoạt êm đềm tĩnh mịch. Sự êm đềm, tĩnh mịch đến khiến con người còn chú ý được tới cả những tia nắng le lói lọt qua khe mành hay bình tâm nhìn ngắm những cành lá đu đưa bên ngoài song cửa, đôi khi còn có cả tiếng chim hót líu lo vọng vào lớp học. Cái thời xa xưa ấy bây giờ cũng phải dìm sâu trong tâm tưởng. Nó chẳng hợp thời !

 Về mặt phân công thì Công đoàn có nhiệm vụ tham gia vào việc quản lý Nhà trường, phối hợp với Ban Giám Hiệu để vừa chăm lo đời sống vật chất của các giáo viên vừa theo dõi công tác giảng dạy sao cho chủ trương, chính sách của Đảng và nhà Nước được bảo đảm thực hiện tốt Bên cạnh đó là nhiệm vụ tham gia công việc soạn thảo và giám sát việc tiến hành những quy chế áp dụng trong nhà trường. như qui chế Chi tiêu Nội bộ, quy chế Thiết lập Hội đồng Thi đua, quy chế tổ chức các phong trào thi đua và những đề nghị khen thưởng, quy chế tiếp thu, bảo quản và sử dụng tài sản của nhà trường thuộc chế độ cũ còn bỏ lại . . .v..v... Vì lắm công việc đa đoan như thế, nên Công đoàn nhà trường cũng choán khá nhiều chỗ, đặc biệt là cả một dẫy nhà kho ở cuối hành lang kế bên khu bếp núc cũng đã được vận dụng để làm chỗ tiếp thu và phân phối các loại nhu yếu phẩm dành cho giáo viên và công nhân viên nhà trường.

 Người lo việc quản lý cái "khâu' phân phối này là một phụ nữ được Công đoàn Quận phái xuống. Chị trạc tuổi gần 50, da trắng trẻo, thân hình phốp pháp, bận quần thâm, áo cánh nhưng là thứ áo may bằng vải có in hoa với mầu sắc rực rỡ chứ chằng phải thứ vải ngà ngà của mầu trắng đã ố vàng như nhiều bà, nhiều cô ở đây hay mặc. Chị vui tính, rất hay cười và khi cười thì miệng rộng huếch lên phát ra thứ âm thanh nghe vui vẻ, ròn rã, loại tiếng cười của những người ruột để ngoài da, chẳng có gì để phải giấu giếm. Chị tên Thu, người miền Nam, nói năng bằng giọng miền Nam rặt. Trước tháng 4-1975 chị vẫn sinh sống ở Sài Gòn, có một quán cơm bình dân mở ở ngay xế Tổng Y Viện Cộng Hòa. Ở nơi này, không ai biết được đấy là một ổ giao liên do chính chị làm chủ chốt. Một người phổi bò như chị mà lại có thể là dân Việt Cộng “nằm vùng" sao ?

 Sau này, có nhiều dịp chuyện trò, chị đã kể:

 - Chồng tui đi tập kết,từ năm 54. Tui một nách hai con phải làm ăn buôn bán để nuôi chúng chớ .Trước thì buôn bán đủ thứ linh tinh bậy bạ ngoài chợ để đắp đổi qua ngày. Sau, cái Tổng Y Viện Cộng Hòa dựng lên khang trang, tui mới chen vào một chân bán cơm cho thân nhân người bệnh. Ai ngờ dính luôn tại đó vì khách đông quá trời. Mà toàn vợ lính thôi. Họ nghèo xơ xác mà lắm khi còn lâm vào hoàn cảnh khốn đốn hơn mình.

 Chị ngừng một chút như để nén cái mủi lòng cứ như đang tràn lên cổ họng:

 - Thầy biết không ! Lắm khi, chồng thì thương tích trầm trọng mới vô, nằm đó. Y tá thì nói bệnh viện hết máu trong kho. Muốn sang máu cho chồng thì phải đi mua. Mà tiền đâu mà mua.

 Tôi cũng còn đang phân vân tìm câu trả lời cho câu hỏi của chị, thì chị đã cất giọng hằn học :

 - Con bà nó ! Thiểu gì đứa chầu chực rình mò ở ngoài cổng để gạ gẫm muốn có tiền mua bịch máu cho chồng thì cứ đi bán dâm.

 Chị ngừng một lát rồi tiếp :

 - Tui hận những cảnh đời như thế nên khi được mấy ổng móc nối là tôi chấp thuận liền. Chẳng cứ là tôi đã có chồng đi tập kết. Nó đi từ đời nảo đời nào, chẳng thơ từ lấy một chữ, tôi đâu còn nhớ.

 Tôi vui miệng hỏi thăm :

 - Vậy bây giờ đất nước thống nhất rồi thì anh chị lại đoàn tụ chớ ? .

 Chị huếch miệng ra cười :

 - Có mà đoàn với con thần đanh đỏ mỏ ! ở đó mà nói đoàn !
Tôi ngạc nhiên :

 - Thế là sao ?

 - Còn là sao ? Nó vác vào trong này một con vợ Bắc kỳ rặt, ăn nói chỏng lỏn cứ như mụ nội nhà người ta. Rồi còn nói là "chúng mình cùng ngồi lại với nhau rồi hiệp đồng giải quyết ? ". Giải quyết con mẹ gì. Tui ký phứt giấy ly dị, nhưng đòi vẫn giữ con là xong cái một.

 - Ảnh chịu chớ ?

 - Chịu chớ sao không. Còn mừng nữa là khác. Khỏi lo đèo bòng mà cũng khỏi bị kỷ luật.

 Những dịp tôi được nghe chị Thu thổ lộ tâm tình như thế không hiếm. Vì cứ lâu lâu, cô giáo trong Tổ chuyên môn của tôi đáng lẽ phải tới gặp chị để phụ vào công việc điều hành, ghi chép sổ sách thì cô lại bận và nhờ tôi thay thế giùm một bữa. Thế là tôi thu xếp giờ giấc để giúp chị làm những việc chị cần nhờ. Toàn là những chuyện sổ sách thôi. Lâu lâu thì viết một cái văn thư cho một Hợp tác xã đề nghị mua ngoài tiêu chuẩn một, hai món gì đó để phục vụ nào Ngày Kỷ niệm, ngày Phát động một Phong trào, ngày Tổng kết Thi đua, ngày Bồi dưỡng sau một đợt công tác như tham gia Phòng Cháy Chữa Cháy ..v..v...

 Vì thế, trong lúc nghỉ ngơi hay chờ đợi nhân viên đi tìm kiếm một hóa đơn hay bảng liệt kê nào đó thì chị lại quay ra trò chuyện với tôi một cách thoải mái. Sẵn dịp, tôi hay nêu những câu hỏi tò mò, như thể :

 - Hồi còn nằm vùng thì chị đảm đương những công tác nào ?

 Chị Thu đáp :

 - Chủ yếu là biến cái quán ăn của tui làm cơ sở giao liên.

 - Tức là một cái trạm tiếp nhận võ khí, mìn với lựu đạn trước khi đưa vào thành phố phải không?

 Chị trợn mắt :

 - Làm gì mà có tới mấy thứ đó ! Cái quán của tui ở ngay xế cổng Y viện, người ta đi lại rần rần, ở đó mà chứa võ khí. Chỉ nhận rồi chuyển giao tin tức thôi.

 - Thế thì cũng quá cỡ thợ mộc rồi.

 - Mà tui có biết tin tức trời trăng gì đâu. Chỉ nay nhận tấm bánh tét, mai con cá kho, chuyển giao đi mà bên trong ruột nó chứa cái gì tui đâu có biết.

 - Các con của chị có tham gia vào những công tác ấy không .

 - Chúng nó còn con nít, biết gì mà tham gia. Với lại tui cũng không muốn cho chúng nó dính vào những thứ công việc này. Cứ phải lo học đi cái đã.

 - Ủa ? Các con chị đi học ở nhà trường của chế độ cũ, chị cũng cho đi à ?

 - Có gì mà không cho đi. Thầy cô thì cũng như thầy cô bây giờ chớ đâu có gì khác.

 - Khác chớ ! Không khác thì sao Cách mạng cứ đòi đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào ? '

 Chị cười khanh khách :

 - Chuyện của mấy ổng, mình xía vô chi cho thêm mệt. Tôi thì tôi vẫn quý các thầy các cô. Thời nào mà chẳng cần tới thầy giáo, cô giáo. Không thầy đố mấy làm nên, xưa ông bà đã nói vậy rồi mà.

 Tôi tủm tỉm cười :

 - Vậy mà tôi cứ nghĩ chị phải là tay cừ khôi lắm mới được trên giao cho nhiệm vụ này. .

 Chị chép miệng:

 - Úi cái trò bếp núc, chợ búa thì tui rành. Hồi còn cái quán, một ngày lo bữa ăn cho cả vài trăm cái miệng chớ đâu chỉ dăm bẩy chục người như các thầy ở đây. Mà phân phối cũng đâu có gì nhiều, dăm bữa nửa tháng mới có một kỳ. Mấy ổng biết tui từ ngày đó nên mới điều về đây đấy.

 Rồi chị lại hỏi :

 - Vậy mấy thầy có kêu ca gì không ?

 - Kêu ca chuyện gì ?

 - Thì cái khâu phân phối ấy. Thiếu gì thứ để kêu ca. Có điều là tụi tôi cũng đã cố gắng tối đa rồi. Lắm lúc phải vật lộn bên Hợp tác xã mới thu mua tạm đủ xài đó.

 Tôi vội nói:

 - Tụi tôi thông cảm chớ. Cả nước đang khó khăn mà. Đâu có ai kêu ca gì.

 Chị thở dài :

 - Các thầy hiểu cho vậy là tốt. Đúng là khó khăn cả nưốc. Nhưng nói cho ngay, mình đâu cỏ thiên tai bão lụt gì. Khi không mấy ổng cứ hô lên chuyện này chuyện kia rồi làm rối tung cả lên. Bà con kháo nhau là cứ để yên như trước thì mọi sự sẽ êm tuốt. '

 Tôi vờ ngạc nhiên:

 - Ủa ? Lại có chuyện nói năng như vậy à ?

 Chị hiếng con mắt về phía tôi, vừa cười nhoẻn vừa hạ thấp giọng:

 - Bà con nhân dân đâu có mù. Mà điều biết vậy thôi. Ai mà dám công khai nêu ý kiến. Thôi cứ cầu cho mọi sự bình an, đời sồng yên lành, ổn định là tốt rồi.

 Như thế là tôi lại biết thêm được một thứ tâm tình nữa của những con người đang đứng trong guồng máy cách mạng. Chị Thu, dưới mắt tôi thì cũng chỉ là một phụ nữ bình dân, dễ dãi, kiến thức hạn hẹp, suy nghĩ nông cạn ít khi ra khỏi những vấn đề nhỏ nhặt trong nếp sống hằng ngày. Tuy nay thì chị đang được Cách mạng tin dùng, nhưng tôi thấy chị cũng chẳng khác chi hầu hết các bà buôn bán tại các sạp ngoài chợ. Chỉ có điều ngược lại, là họ thì đang bị liệt vào loại vô sản lưu manh, con phe buôn đi bán lại ngoài chợ trời, ngày ngày cứ phải đôn đáo, che đậy giấu giếm hoặc bỏ chạy tán loạn dưới sự ruồng bắt của những công an khu vực. Rồi sau cuộc đảo lộn coi như một sự đổi đời, sẽ còn không biết bao nhiêu loại tâm tình khác biệt nữa trong những đám người đang chộn rộn ở xã hội bên ngoài kia. Làm sao phân biệt được cái nào là thật, cái nào là giả dối để biết đường, biết lối mà lần đi. Thật vậy, bởi chính tôi đã trải qua một kinh nghiệm mà mỗi khi nhớ lại vẫn thấy hãi hùng. Hôm đó tôi phải tham dự một cuộc họp do ông Tổ trưởng dân phố triệu tập. Số người hiện diện không nhiều, chỉ khoảng hai chục người. Trừ dăm ba ông cán bộ, số còn lại có vẻ như là dân trí thức có ăn có học đang cư ngụ trong khu nhà quanh đó. Thì ra những người được mời tới cũng là thành phần có chọn lọc. Sau một hồi chuyện vãn về tình hình an ninh khu phố, bỗng một ông cán bộ quơ tờ báo Nhân Dân lên, xoay ngang xoay dọc rồi nói với mọi người:

 - Báo chí gì mà chả có tin tức gì hết ráo. Toàn những thứ bình luận tào lao gì đâu.

 Một ông khác, người hàng xóm tôi biết rõ chẳng có thành tích cách mạng gì, trước 30-4 còn chạy áp phe, buôn lậu đủ thứ hàng, vậy mà cũng lên giọng nói tiếp ngay:

 - Đúng rồi ? Những thứ báo này chi đáng vút vô sọt rác chớ ai mà coi !

 Câu tuyên bố xanh rờn của ông ta rơi tõm vào trong sự im lặng cứ mỗi lúc một nặng nề hơn lên. Tôi khẽ liếc nhìn quanh, điểm đủ mặt mọi người với một tâm trạng hồi hộp, lo âu. Thật tình tôi chỉ lo rằng một vị nào đó buột mồm hay ngứa mồm mà hùa theo cái ý kiến chết người kể trên thì đêm nay, hẳn công an sẽ tới nhà gõ cửa, mời đi sớm.

 Nhưng may quá, chẳng có ai lên tiếng một câu nào. Thì ra trình độ đề cao cảnh giác của mấy người cùng khu phố với tôi hôm đó cũng đã tới mức thượng thừa. Sau cùng, mới có một vị nhẩn nha lên tiếng :

 - Ông nói làm sao ấy chứ. Báo Nhân Dân có rất nhiều bài giá trị. Mình là dân thành phố mới được giải phóng, cần phải đọc kỹ báo này để học tập đường lối chủ trương, chính sách của Đảng với nhà nước chứ. Sao lại nói vứt vô sọt rác !

 Chả hiểu ông ấy nói mỉa mai hay nịnh nọt. Nhưng phát biểu được như thế, dù với ý đồ nào thì cũng là thuộc loại cái đầu có sạn ! Nhưng chao ôi ! Chẳng lẽ từ nay con người ta sẽ cứ phải đối đáp với nhau kiểu như vậy mãi hay sao!

  14


 Măng có được mọc thẳng ?


 Tháng 8-1945, ở Hà Nội các thiếu niên, nhi đồng đua nhau gia nhập các tổ chức mới vừa thành lập. Ai tuổi dưới 13 thì vô Nhi Đồng Cứu Quốc Hội. Trên tuổi đó thì vô Đoàn Thiếu niên Tiền Phong. Từ 18 trở lên thì gia nhập Tự vệ Thành hay Công an Xung phong. Sinh hoạt ở Thủ Đô vào thời kỳ đó rất nhộn nhịp. Đặc biệt là tiếng kèn, tiếng trống ếch, tiếng phèng la của các đoàn Nhi đồng Cứu quốc luôn luôn rộn rã, dù ai ở khu phố nào cũng đều nghe thấy, có khi đinh tai nhức óc vì phải nghe lũ trẻ tập tành như thế suốt ngày.

 Riêng tôi thì cũng trở nên một đoàn viên Nhi đồng do anh tôi đưa vào, khi đó anh tôi đã là một Tự vệ Thành và sau này cũng chiến đấu trong hàng ngũ của Trung đoàn Thủ Đô.

 Tôi gia nhập đoàn Ngọc Hồ, chi nhánh của Hội Nhi Đồng Cứu Quốc thuộc khu phố Sinh Từ, thủ đô Hà Nội. Y phục của đoàn là quần sọc mầu xanh lam, áo sơ- mi nâu, đầu đội mũ ca-lô cũng mầu nâu trên có viền xanh lá cây để phân biệt với đoàn Thiếu Niên trên mũ có viền mầu vàng.

 Phù hiệu của Nhi đồng Cứu quốc là hình một đọt măng vơi hàng chữ "Măng Mọc Thẳng". thể hiện sự trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ luôn sẵn sàng vươn thẳng lên cao không bị những hệ lụy của đời thường làm cho xiên vẹo đi . Còn bài hát chính thức của Nhi Đồng thì cũng chưa có "5 điều bác Hồ dạy". Nội dung chỉ là:

 "Nhanh bước nhanh nhi đồng theo cờ đỏ sao vàng.

 Kìa lòi gió ngàn kìa lời sông núi, kìa lời gió ngàn kìa lời sông núi.

 Nhắc nhủ em rawngftuy mình đang còn thơ ấu.

 Nhưng nhất tâm trật tự vâng lòi, vâng lời người trên.

 Tập tành sao thân hình em được nở nang,

 Trở nên sau này anh tài hiên ngang.

 Ơn nước non, em nguyện dám đâu xa rời.

 Em trọn đời trung với Việt Nam. "

 Sau này, không rõ chính tác giả Phong Nhã hay lệnh truyền từ ai đó mà nội dung bài hát đã bị thay đổi, nhất là 2 câu cuối cùng : Ơn nước non, em nguyền dám đâu xa rời. Em trọn đời trung " với Việt Nam .", thì bị đổi thành :

 "Em kính yêu, vâng lời nhớ ơn Bác Hồ, yêu hòa bình yêu nước Việt Nam. "

 Thì ra ở trong cái xã hội này, những chuyện cho dù đã trở thành sự đã rồi, mà vẫn cứ bị đem ra uốn nắn, chỉnh sửa. Như vậy lịch sử cận đại VN bây giờ, nếu có bị méo mó, xuyên tạc đi thì cũng không có gì đáng phải ngạc nhiên.
Mà vấn đề đặt ra là việc sửa lời của bài hát chính thức kể trên đâu có làm cho nó hay hơn, hoặc có ý nghĩa gì hơn. Thật ra nó chỉ là một sự kiện bắt con nít cũng phải góp phần vỗ tay phụ họa trong cả triệu tiếng vỗ tay, hoan hô phụ họa để sùng bái một cá nhân do nhu cầu chinh trị hơn là cho mục tiêu giáo dục nhi đồng . Như­ thế thì măng chư­a kịp mọc lên đã bị bẻ cong đi rồi, còn nói chi đến chuyện mọc lên thẳng được nữa.

Trong ngành giáo dục, hẳn nhiều người còn nhớ tới lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lớp học Chính trị dành cho các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc vào năm 1958. Tại đây, ông Hồ đã trình bầy sự quan trọng về nhiệm vụ của những người thầy giáo trong sư nghiệp giáo dục và nhấn mạnh: "Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người."

Câu nói đó tính ra đến nay đã được hơn nửa thế ky. Thành quả giáo dục của Nhà N­ước VN cũng đã đủ chín mùi để nhìn xem nó đâm hoa, kết trái ra sao.

Dẫu lạc quan cách nào thì nhiều người cũng đã phải công nhận rằng con người ­ngày nay đã biến dạng so với con người đã đ­ược đào luyện trong truyền thống suốt mấy nghìn năm lịch sử.

Con tố cha, vợ tố chồng trong Cải Cách Ruộng đất chẳng phải là một chân dung Việt Nam đã bị bạo lực và giáo dục tuyên truyền CS làm cho méo nát đi sao ?

Trong một xã hội có biết bao nhiêu tài năng bị vùi giập. Con ng­ười thì bị dìm xuống mức tận cùng, chỉ biết đấu tranh với bất cứ đối tượng nào để có thể sinh tồn. Thực tế cho thấy người ta đã đấu tranh với cả những đối tượng trong gia đình như­ ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột thịt, rồi qua đến bạn bè, bà con chòm xóm cùng các cá nhân ngoài xã hội. Khi con người đã chỉ nhìn nhau gầm gừ thì sự nghi kỵ, dòm ngó, bóp méo, thổi phồng thậm chí cả bịa đặt, xuyên tạc, tố cáo để tâng công. . . đều thấy hiển lộ trong đời sống thường trực hàng ngày. Nh­ư thế thì xã hội cũng bị biến dạng theo con ng­ười .

Chính những ng­ười từ Hà Nội đi vào Nam sau năm 75 cũng thừa nhận rằng mình đã phải triền miên sống trong một xã hội u mê, rị mọ, ăn mắm mút giòi" .(chữ nghĩa mà người miền Nam ch­ưa bao giờ nghe nói đến)

Nhưng thành quả giáo dục của nhà trườ­ng XHCN không chỉ có thế !

Khi nền kinh tế trong nư­ớc được Đảng và nhà n­ước đổi qua nền Kinh tế thị trường theo định hư­ớng Xã hội Chủ nghĩa thì nó lại làm biến dạng con ng­ười đi theo một hư­ớng khác.

Ôi, có bao giờ người phụ nữ Việt Nam phải xếp hàng cho đám đàn ông nư­ớc ngoài xăm xoi từng chỗ trên thân thể của mình để hòng được chúng tuyển chọn làm vợ như­ người ta đã thấy xẩy ra trong suốt những thập niên vừa qua. Đảng đâu rồi ? Nhà nư­ớc đâu rồi ? Quốc Hội đâu rồi ? Các bà các cô trong Hội Liên Hiệp Phụ Nữ VN (LH PNVN) đi đâu hết rồi ?

Không, họ vẫn còn cả đó, và vẫn cất lên những lời dối trá. Như­ bà Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ VN (LH PNVN) Nguyễn Thị Thanh Hòa, ngày 31–10-2011 khi tiếp đoàn đại biểu nư­ớc Cộng hòa Venezuela qua thăm Việt Nam, đã nói với bà Mercedes Ponce Delgado, phu nhân Chủ tịch Quốc hội Venezuela rằng dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, vai trò và vị thế của phụ nữ Việt Nam trong xã hội ngày càng được nâng cao".

Nâng cao cái nỗi gì khi mà cả đám phụ nữ VN ngồi chầu chực như­ một đám người vô cảm để mong tới lúc được gọi vào cho một lũ đàn ông nư­ớc ngoài sờ mó, tuyển chọn.

Họ đã nghĩ gì trong những giờ phút chờ đợi như­ thế .

Tôi không tin rằng họ chịu lám những chuyện đau lòng như­ thế chỉ vì lòng ham muốn vật chất của mình. Tôi thấu hiểu trên vai họ vào lúc đó là gánh nặng gia đình, là sự học của con cái, là những món nợ chồng chất đè lên cả gia đình sau một thời gian dài vật lộn với đời sống khó khăn, và bao trùm lên hết cả chính là cái guồng máy cường hào ác bá thời mới bây giờ đã vắt kiệt thành quả lao động của họ để khiến họ đành phải nhằm mắt đưa chân.

Thôi thì hy sinh thân mình mà cứu lấy người thân thích, ruột thịt cho nên cái đáng nguyền rủa chính là cái xã hội bất nhân bây giờ đã xô đẩy người phụ nữ vào những con đ­ường ng đau th­ơng nh­ư thế.

Mà cũng không thể không nhắc tới bà Chủ tịch LHPNVN với nhân cách chắc cũng đã bị biến dạng. Bởi một con người mà nếu nhân cách không bị biến dạng chắc chắn sẽ không thể muối mặt nóii lên những lời nh­ư thế:

Với sự quan tâm của Đảng vàa Nhà nư­ớc, vai trò và vị thế của phụ nữ Việt Nam trong xã hội ngày càng được nâng cao"

Lời lẽ này không những đã vừa phỉ nhổ lên chính nhân cách của người phát biểu mà còn giẫm đạp lên trên những thân xác tủi nhục của nhiều phụ nữ VN xấu số trong thời đại VN còn Đảng lãnh đạo Nhà nư­ớc quản lý, Nhân dân làm chủ như­ hiện nay.

 ***


Lùi lại cái thời điểm nhiễu như­ơng của những ngày miền Nam vừa đổi chủ, sân trường vào lúc học trò xếp hàng chào cờ trư­ớc khi vô lớp, người ta đã thấy lác đác có bóng dáng của những chiếc khăn quàng đỏ do các em học sinh từ miền Bắc mang vào. Học sinh cũ của miền Nam chư­a có được ngay cái "vinh dự" ấy. Chúung còn phải thi đua, còn phải phấn đấu, còn phải cật lực tham gia những kế hoạch nhỏ như­ đi lượm giấy vụn , lượm bao nylon, thu gom bao giấy dầu đựg xi-măng . . .v. .v. .cùng là học tập đủ thứ rồi mới đ­ược linh đình làm nghi thức đeo khăn. Cái khăn quàng đỏ phút chốc trở thành mục tiêu hàng đầu mà trẻ thơ mong muốn đạt được.

Mà để có điều kiện đeo khăn, chúng chỉ cần chăm chỉ ngoan ngoãn học hành, lễ phép với thầy cô, hiếu đễ với ông bà, cha mẹ, anh chị em thì cũng đ­ược đi. Nh­ưng chuyện không chỉ đơn giản như­ thế.

Sau này, khi vào lớp học, mấy đứa đeo khăn quàng đỏ cứ chăm chăm rình mò thầy cô lắm khi lộ liễu đến mức khiến cho thầy cô thấy nhột nhạt. Rồi bắt đầu xuât hiện những vụ thầy cô bị chúng tố cáo với Chi Đội, Chi Đoàn trong trường. Nào thầy-cô vô lớp trễ bao nhiêu phút, nào trong giờ giảng thầy-cô đi ra ngoài mấy lần, nào trong khi bài giảng thầy-cô hay nói tới chuyện ngày xư­a thế này, ngày xư­a th kia..v..v. . .

Nhắc lại những điều này, tôi không hề trách cứ những học sinh đã từng làm công việc tố cáo ấy. Chúng chỉ là nhữ­ng mái đầu xanh hồn nhiên, trong sáng. Nghe người lớn xúi giục gì thì làm theo nấy, nhất lại là sự xúi giục đánh trúng vào tâm lý tuổi thơ là thường hay thích tự làm những chuyện động trời mang tính cách anh hùng nghĩa khí.

Kẻ gây tội ác hủy hoại đầu óc tuổi thơ chính là những bóng ma chập chờn đứng phía sau hậu trường sân khấu. Không ai có thể nêu đ­ược đích danh tên tuổi của chúng, như­ng dấu vết của chúng thì ai cũng thấy được. Đó là những Nghị Quyết, những Văn Bản, những Quy chế, những Công văn, Chỉ thị được phân phối cho các Ban, Ngành tùy theo từng kế hoạch ba năm, năm năm hay theo diễn tiến của tình hình chính trị, xã hội bên ngoài.

Nội dung những thứ đó đã mang một sức trấn áp vô song, nó bắt con người đầu thì gục xuống, miệng thì câm nín đi, và tâm địa thì cứ mỗi ngày một thêm hèn hạ, nhút nhát. Tất cả đã góp phần làm suy đồi đạo đức xã hội, đã khiến con người trở nên vô lư­ơng tâm, vô cảm, sẵn sàng giẫm đạp lên nỗi đau của người khác mà không có chút lòng dạ nào thấy băn khoăn, áy náy. Thật là mỉa mai khi nghĩ tới ba chữ "Quân, S­ư, Phụ' ngày xư­a, ông Thầy chỉ sau ông Vua và còn đi trư­ớc cả người cha sinh ra mình, chứ có đâu mà Thầy giáo bây giờ nem nép chỉ lo học trò rình mò, báo cáo về cuộc sống riêng tư­ của mình. Thành quả 50 năm trồng người mà đã đến thế thì cái tai hại của 100 năm sau sẽ còn đư­a đất nư­ớc đi về đâu?

Nhân nói đến chuyện phấn đấu để được đeo Khăn Quàng Đỏ Sài Gòn sau năm 1975, nhiều người hẳn không quên những công cuộc tuyên truyền vẫn đang sôi nổi, liên tục như­ "bài trừ văn hoá phản động và đồi trụy", "tham gia xây dựng nền văn hóa mới", "vận động bà con rời thành phố đi kinh tế mới"..v..v. . .

Hầu hết thanh niên, sinh viên, học sinh đã đ­ược các chính quyền địa phư­ơng như­ Phườ­ng, Khóm hay các đoàn thể như­ Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Mặt trận Tổỉ quốc... thúc đẩy tích cực tham gia các cuộc vận động này.

Thành quả thu đ­uợc theo tài liệu sách báo sau này thì chỉ trong hai năm 1975- 1977 đã có khoảng 700.000 người hồi hư­ơng lập nghiệp hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới các huyện ngoại thành và các tỉnh miền Đông. Năm 1976, lực lượng Thanh niên Xung phong thành phố được thành lập đã đưa hàng vạn thanh niên trai tráng đủ mọi thành phần sinh viên học sinh, công nhân lao động, lính chiến đấu vào công tác khai hoang các vùng kinh tế mới từ đồng bằng lên cao nguyên. Năm 1979, khi chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ, nam nữ Thanh niên Xung phong thành phố cũng đã được gửi ra tuyển lưạ lo việc cáng thư­ơng, tải đạn, mà số l­ượng bị hy sinh không bao giờ được nêu ra.

Ông Võ Văn Kiệt đến hội nghị sơ kết Thanh niên Xung phong năm 1981 ở Đắc Nông


Sở dĩ tôi nêu lại một vài con số kể trên là để nhắc đến công tác tuyên truyền mà Nhà N­ước phát động mỗi khi có một đợt công tác hay chiến dịch nào đó sắp đ­ược thi hành. Bọn học sinh, nhi đồng sinh hoạt trong các Chi Đội Chi Đoàn, các trường, lớp..v.v..cũng không đứng ra ngoài công cuộc vận động quy mô đó.

 

Như­ trong cuộc Cải tạo T­ư sản Th­ương nghiệp trên quy mô toàn miền Nam vào tháng 3-1978, Sài Gòn đã rúng động về những chuyện công an, cảnh sát ùa tới lục soát, niêm phong, tịch thu, bắt bớ tất cả những nhà buôn gọi là có máu mặt.

 

Đám trẻ góp phần trong công cuộc này là được rỉ tai dò la xem các cơ sở th­ương mại, các nhà buôn hàng xóm láng giềng hay trong khu phố có tẩu tán tài sản bằng cách lén lút chở đi vào ban đêm hay không đặc biệt là ngay với cả ng­ời trong nhà, hãy ghi nhớ những chỗ ông bà,cha mẹ, chú bác. . . cất giấu vàng bạc châu báu để báo cáo lại, "nhằm bảo vệ tài sản của nhà mrớc XHCN", đoàn thể trong nhà trường đã dạy dỗ trẻ con nh­ư thế !

 

Vào thời điểm đó, nhiều thành tích của tuổi trẻ được tuyên d­ương và loan truyền. Đã có nhiều dân T­ư sản đào hố sau vư­ờn hay nậy gạch trong nhà lên để cất giấu vàng bạc, có mẹ già một nhà tư­ sản vờ nằm ốm rên trên giư­ờng khi công an ập vào, dư­ới gối bà cụ đã nhét đầy những cây vàng để công an không ngờ tới .

 

Những thủ đoạn che giấu đó đều bị phát giác mà phần lớn là do sự tố cáo của những Đoàn viên hay Đội viên. Không biết sau này khi nhận được những tấm bằng khen, những đứa trẻ này đã nghĩ gì về hai chữ gia đình ?

 

Như­ng dù có nghĩ gì hay không nghĩ thì đấy cũng lại là những b­ước khởi đầu làm cho những giá trị nhân bản của con ngư­ời bắt đầu bị băng hoại. Tuy nhiên có một vụ tố giác của một Đội viên mà sau này dư­ luận dân Sài Gòn cử xì xào bàn tán mãi. Số là có một nhà Tư­ Sản kia, khi chiến dịch đánh Tư­ sản được phát động thì trong nhà còn chứa rất nhiều vàng bạc. Bà chủ liền tìm cách tẩu tán tại nhiều nơi trong nhà : như­ dư­ới các chậu cây cảnh mỗi chỗ để vài cây vàng, trong xó xính sau vách bếp để một túi có đến vài chục cây nữa, rồi mấy viên gạch được nậy lên ở góc nhà, d­ưới gậm ghế sa lon cũng ngụy trang thành chỗ cất giấu. Ấy thế mà mọi chỗ mọi nơi kể trên đều bị cậu con trai quý mới có 14 tuổi, rình mò rồi đem ghi chép lại hết để lập bản t­ường trình như­ đã được căn dặn trước. Khi công an ập vào, moi ra từng chỗ từng nơi, chỗ nào cũng trúng phong thóc, tổng cộng phát hiện được tới hơn 100 cây vàng khiến cho bà chủ nhà gào to lên mấy tiếng " Con ơi con giết mẹ rồi .." rồi quay ra ngất xỉu.

 

Cái vụ này đã gây chấn động d­ư luận và được nhiều Chi Đoàn, Chi Đội. Thanh niên các khu phố lấy làm trường hợp điển hình để học tập vả noi g­ươg "Dũng sĩ chống Tư sản mại bản". Ấy thể rồi bẵng đi một thời gian sau, khi mà d­ư luận đã nguôi ngoại về việc nguyền rủa thằng con bất hiếu đã đi nghe xúi khôn xúi dại làm hại ngay đến cả gia đình của mình, thì tôi lại được chị Thu, Ban Tiếp liệu Công đoàn, nhân lúc rảnh rỗi, xì ra cho nghe một chuyện động trời :

 

- Thằng nhở đó nó qua mặt cả nư­ớc đấy thầy ơi. Mẹ con nhà nó bảo nhau tr­ước rồi. Chỗ nào, cất giấu bao nhiêu cứ đem tố giác ra hết đi. Cán bộ chủ quan, cứ t­ưởng nắm được hết lư­ng quần con mẹ tư­ sản rồi nên không còn tính chuyện khám xét nơi nào khác nữa. Ai có dè đâu, nó giấu trên trần cả lố, còn gấp đôi, gấp ba con số bị mất nữa kìa !

 

Tôi ngớ ng­uời ra :

 

- Làm sao chị biết được ?

 

Chị c­ười tủm tỉm :

 

- Hai nhỏ nhà tôi ăn giầm nằm giề trên Thành Đoàn, chuyện gì mà chúng nó không biết ! Chỉ có điều là gia đình con mẹ tư sản cùng với thằng nhỏ trốn đi rồi thì cả đám mới trơ mắt ếch hết cả ra thôi.

 

- Vậy rồi phải xử trí ra sao ?

 

Chị bật lên cười khanh khách :

 

- Còn xử với xét gì nữa. Cứ ếm lẹ cho xong. Càng moi ra càng thúi. . .

 

Tôi cũng bật c­ười theo :

 

- Hèn chi trên bảng thông tin của Chi Đoàn, lâu nay tôi thấy gỡ bỏ cái khẩu hiệu học tập theo gương của Đội viên Trần văn Tâm tích cực tham gia công tác Cải tạo Tư sản, Tư Doanh".

 

Nhân lúc câu chuyện bắt đầu vui vui, tôi bèn nhìn thẳng vào chị và hỏi :

 

- Thế còn mấy đứa nhỏ nhà chị. Chúng nó cũng lập được nhiều công chứ?

 

Chị bỗng đổi giọng sẵng hỏi lại :

 

- Công gì ?

 

- Thì tham gia công tác Cải tạo ấy . . . . .

 

Mắt chị chợt long lên:

 

- Nhà tui không có mả đi làm chuyện báo cáo bà con, thầy à. Tôi đã căn dặn tụi nó, vui chơi đua đòi gì thì cứ việc nhưg chớ có mà theo đuôi tụi nó làm những chuyện tố giác bà con là không xong được với tôi đâu.

 

Tôi đáp lời ngay như để làm cho cơn giận của chị nguôi đi :

 

- Nhất trí ? Tôi nhất trí với chị . Ở ngoài kia khác . . ở trong này khác ! Đâu có khi nào lại đi khuyến khích con nít làm nhàm chuyện bất nhân.

 

Rồi như chợt nhận ra là mình cũng đang nói năng hớ hênh, tôi mau lẹ kiếm lời thoái thác rồi vội vã tiến ra cửa, chuồn một mạch.

 

Lòng tự nghĩ : Chính những tấm lòng trong sáng và ngay thẳng đuồn đuột của những ng­ười miền Nam nh­ư chị Thu thì mới tạo nên điều kiện để cho những đọt măng con cái sau này có thể mọc lên thật thẳng chứ không phải cả một guồng máy giáo dục khổng lồ đang vận chuyển làm nên được chuyện đó!

 

15.

 

 Bụi phấn . . . Bụi trần . . . .

 

 

Chỉ không đầy 5 năm, sau khi Nhà N­ước Cách mạng thi hành đủ loại biện pháp nhằm mục đích đư­a n­ước nhà tiền mạnh, tiến mau, tiến vững chắc lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì Sài Gòn vốn mang tên Hòn ngọc Viễn Đông nay đã trở nên tiều tụy với dân tình nhớn nhác, te tua.

 

Ở tại trụ sở các Phư­ờng, Khóm hồi mới 'giải phóng", đám thanh thiếu niên tụ họp suốt ngày để kèn trống om sòm tập tành gọi là văn nghệ nghiệp d­ư góp phần biểu dư­ơng khí thế của nền văn minh đỉnh cao ngang tầm thời đại của loài ngư­ời. Bản nhạc được cất lên nhiều nhất, ở khắp mọi nơi là bài " Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng", hay bài "Kết đoàn chúng ta là sức mạnh - Kết đoàn chúng ta là sắt gang.", rồi bài "Tiếng chầy trên Sóc Bom Bo" cũng rất thịnh hành nữa, nhất là trẻ em trong các xóm thư­ờng hay nhắc lại đoạn hát nháy trong bài : Cắc cùm cụp cum, cắc cùm cum cụp cum . . .

 

Ấy vậy mà rồi trống kèn cũng tém dẹp, tiếng hát nhộn nhạo ngày nào đã biệt tăm. Còn Cắc cum gì nữa khi cái đói đang đe dọa thư­ờng trực hằng ngày ! Ngay đền cái loa Phư­ờng trư­ớc thì ra rả suốt ngày, sau cũng chỉ ọ e mỗi khi Ph­ường cần ra thông cáo nhắc bà con về chuyện "Nhu yếu phẩm" đã về.

 

Trong một loạt bài viết mang tên "Ký ức thời sổ gạo" xuất hiện trên trang web Tuổi Trẻ, các tác giả Xuân Trung- Quang Thiện- Hàng Chức Nguyên đã có đoạn nh­ư sau :

 

“Sống giữa Sài Gòn thời ấy, ông giáo Nguyễn Văn Hàng thèm bát cơm trắng và đủ thứ: cây viết trơn tru, tờ giấy trắng, chiếc lốp xe chưa vá, chiếc xích chưa lộn... Hơn 20 năm rồi ông Hàng vẫn còn nhớ cái hôm chiếc xe đạp cà tàng bị banh niền.

 

Ông mượn cây kim to và sợi cước dài vật lộn với chiếc lốp suốt đêm. Sáng hôm sau, ông đến lớp mà không cầm nổi viên phấn nhưng không biết phải giải thích thế nào với học sinh. Mấy ngón tay nứt toét, sưng lên. Thế mà ông vẫn ngày hai buổi đến lớp.

 

Năm ấy, vợ ông sinh con đầu lòng. Tiêu chuẩn gạo hằng tháng được 13kg/khẩu, nhưng thường chỉ lĩnh được 3kg, còn lại qui đổi lúc bo bo, lúc bột mì, lúc mì sợi vụn, lúc khoai lang...

 

Cả tiêu chuẩn gạo của ông giáo Hàng cũng ưu tiên dành cho vợ, mấy tháng trời ông quên mất trên đời còn có món cơm trắng. Còn thịt chỉ là thứ mơ ước. Một hôm hội đồng giáo viên bỗng nảy ý định biến mơ ước thành hiện thực: nuôi một con heo.

 

Nhưng bằng cách nào? Cả tập thể nhảy vào bàn bạc và quyết định tập thể cùng nuôi. Con heo được nhốt vào khoảng trống giữa hai dãy phòng học. Ai có thức ăn thừa mang đến, nhưng khổ nỗi người không đủ ăn thì làm gì có thừa cho heo.

Nhưng rồi vẫn có: nước vo gạo, ruột cá, gốc rau... Nhưng nước vo gạo thì trong veo, gốc rau thì cụt ngủn. Con heo con thèm cám như trẻ con thèm sữa.

 

Một học kỳ trôi qua, con heo chẳng lớn được bao nhiêu. Nhưng đến ngày đến tháng hội đồng giáo viên cũng đành xẻ thịt liên hoan. Thế mà buổi liên hoan vẫn linh đình vì có được mấy miếng thịt.

 

Thầy Hàng bảo nửa năm rồi ông chưa ngửi được mùi thịt. Nuôi heo cực quá, trường thầy Hàng chuyển hướng “đầu tư” nuôi chó. Ông hiệu trưởng “lý luận”: không có gì cho chó ăn thì nó vẫn có thể tự kiếm lấy cái ăn.

 

Tưởng nói đùa hóa ra ông hiệu trưởng đi xin chó con thật rồi gửi nuôi ở nhà bà cụ trong trường. Thầy cô giáo có canh thừa, cá cặn lại gom góp mang đến cho con chó của tập thể.

 

Cuộc sống cứ thế trôi. Cây vẫn đơm hoa kết trái. Thầy cô cưới nhau trong cảnh mượn của người này chiếc áo trắng, của người kia chiếc cà vạt. Chén, đũa, ly, đĩa... tập hợp của nhau lại bày cho đủ mâm.

 

Nói thế cho sang chứ khẩu phần mỗi người ăn cỗ cưới chỉ có một miếng chả giò, một miếng dưa hấu và một quả chôm chôm. Thầy Hàng ra sân trường chặt một cành sứ vào trang trí, quét dọn sơ sơ để biến thành căn phòng... hạnh phúc.

Nhưng chiếc giường quá ọp ẹp, chân gãy tự bao giờ. Một ông thầy bạn thân thầy Hàng vốn khéo tay được tín nhiệm giao chăm chút lại “tổ ấm” cho đôi uyên ương. Chiếc giường đến giờ chót đủ bốn chân. Chú rể cười: xem như xong cái căn bản nhất...

 

Cả tiêu chuẩn gạo của ông giáo Hàng cũng ưu tiên dành cho vơ, mấy tháng trời ông quên mất trên đời còn có món cơm trắng. Còn thịt chỉ là thứ mơ ưóc.


***

 

 

Xem ra ngôi trường của thầy giáo Nguyễn văn Hàng tuy cũng ở Sài Gòn, nhưng có mòi thảm thê hơn là ngôi trường mà tôi đang dạy rất nhiều. Bởi Hội đồng Giáo viên chúng tôi chưa phải bàn tính tới chuyện nuôi heo, mà vì thế cũng chưa đến nỗi phải chứng kiến cảnh đau lòng:

“ con heo được nhốt vào khoảng trống giữa hai dãy phòng học. Ai có thức ăn thừa mang đến. Nhưng khổ nỗi người không đủ ăn thì làm gì có thừa cho heo. Nhưng rồi vẫn có nước vo gạo, ruột cá, gốc rau ... Nhưng nước vo gạo thì trong veo, gốc rau thì cụt ngủn. Con heo con thèm cám như trẻ con thèm sữa."

Đã thế nuôi heo chẳng có lời, các thầy cũng bàn nhau nuôi chó nữa thì mới thật là thê thảm. Tui đoan chắc vị Hiệu trưởng của ngôi trường mà thầy giáo Hàng đang giảng dạy, khi nêu cái ý kiến này hẳn đã từng đạp xe qua đường Trương Minh Ký, ở đó vào mỗi buồi chiều, mùi chả chó bốc lên ngào ngạt cả một con đường thênh thang dài cả cây số bởi vì hai bền lề đường, tiệm thịt chó mọc lên nhan nhản mà khách lui tới hầu hết là cán bộ ở Bắc vào với túi tiền rủng rẳng.

Nghĩ lại cũng thấy ngậm ngùi cho các nhà giáo ở thời đại này. Trong khi trách nhiệm nặng nề về việc giáo dục con em vẫn đổ lên đầu, lên vai các Thầy các Cô, vậy mà Thầy-cô lại vẫn cũng phải bận tâm chuyện tính toán nuôi heo, nuôi chó trong trường thì tâm trí đâu mà cũng cầm phấn đứng trước bảng đen.

Nhưng khi nói ngôi trường của thầy Nguyễn văn Hàng thảm thê hơn ngôi trường mà tôi đang dạy, ý tôi chỉ nhắm vào chuyện nuôi heo, nuôi chó trong trường thôi, chứ tôi không ngụ ý cho rằng đời sống của giáo viên ở trường tôi lại sung túc, no đủ hơn những trường khác.

Làm sao no đủ hơn được khi mà tiêu chuẩn dành cho nhà giáo thì ở nơi nào cũng như nhau. Nếu Thầy giáo Hàng có phải vật lộn với chiếc lốp xe suốt đêm với cây kim to và sợi cước dài khiến ngón tay cứ toét ra để hôm sau vào lớp cầm viên phấn không nổi, thì chúng tôi cũng đã chẳng hơn gì. Tức là tay cũng sưng tấy lên vì phải đánh vật với cái xe đạp cũ kỹ, hư hỏng cả lốp lẫn xăm, cả vành bánh đến líp xe, thắng xe, và xích xe. Chúng tôi cũng kinh qua những tháng ngày gạo chỉ lĩnh 3 k‎í thay vì 13 kí, còn lại thì quy đổi ra bột mỡ, mỡ sợi vụn hay khoai lang với nhiều củ đã bị sùng. . . .

Tuy nhiên tôi cũng lại đoan chắc rằng tập thể giáo viên trong ngôi trường của thầy Hàng cũng như chúng tôi, cứ đến ngày 20- 11 mỗi năm, thì lại nhận được những bó hoa, hay trên ngực được cài một bông hoa. Đó là "Ngày Nhà Giáo VN " nó được chính thức công nhận từ năm 1982 nhằm "thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên; để nêu rõ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trông sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; để phát huy truyền thống của nhân dân ta luôn luôn tôn trọng, quý mến thầy giảo và cô giáo." (nguyên văn trong Quyết định của Hội đồng Bộ Trưởng ban hành ngày 28-9-1982)

Tôi không hiểu các thầy cô đã nghĩ gì khi đeo trên ngực chùm hoa do học sinh trong lớp cài lên áo, nhưng riêng tôi thì vừa ngậm ngùi vừa cảm ơn tấm lòng chân thực của đám học trò trong lớp. Chúng vẫn nhìn ông Thầy bằng con mắt tin cậy và biết ơn. Chúng cũng nhiều khi bầy tỏ tấm lòng chua xót và cảm thông khi thầy các thầy các cô ăn bận xốc xếch, nghèo nàn bước vào lớp, mặt mũi vêu vào, dáng dấp mệt mỏi khi cố cao giọng giảng bài.

Làm gì mà chúng không biết là Thầy cô đang đói, vì chính chúng nó cùng với gia đình cũng đang lâm vào tình cảnh bữa no bữa đói, nhưng vẫn kiên trì cắp sách đến trờng. Chỉ có điều là cứ mỗi năm tổ chức một ngày cho học trò gắn hoa lên áo thầy cô để rồi cho rằng đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên" hay "để phát huy truyền thống của nhân dân ta luôn luôn tôn trọng, qúy mến thầy giáo và cô giáo." thì thật không còn gì mai mỉa hơn.

Bộ cứ để cho nhân dân nhìn thấy "Con heo được nhốt vào khoảng trống giữa hai dãy phòng học" là đã phát huy truyền thống của nhân dân luôn luôn tôn trọng thầy . Mà không phải vì nhà nước ở chỗ quá cao, không với được xuống thấp để thấu rõ hoàn cảnh thiếu thốn của Thầy cô nơi học đường.

Kỷ niệm về một bữa liên hoan mà tôi kể lại dưới đây, đối với tôi thật đã để đời.

Số là nhân một dịp ăn mừng và phát huy thành quả chi đó, có thể là sau cuộc bầu cử Quốc Hội thống nhất cả nước, trường tôi có tổ chức một buổi liên hoan cho Thầy cô toàn trường lại có sự tham dự của một phái đoàn hùng hậu từ trên Phường, trên Quận xuống nữa.

Theo tin từ Ban Giám Hiệu thì nội dung buổi tổ chức gồm nhiều tiết mục như báo cáo diễn tiến những công tác do nhà trường đã tham dự, công bố danh sách những giáo viên, công nhân viên nhà trường đã tích cực tham gia công tác, phát Giấy Khen Cá Nhân và cuối cùng là "hiểu dụ" của Cán bộ lãnh đạo tới tham dự. 

Đặc biệt, lại còn có cả món Bún Sườn Heo nấu với Dọc Mùng được chiêu đãi ngay trong buổi lễ nữa. Ấy, cái vụ ngoại lệ này xem ra lại được hoan nghênh hơn cả vì ngay từ sáng đã có những tiếng xì xào: " Chiều nay có mít tinh sau buổi học, bà Thu chiêu đãi cả món Bún.".

Ai kia chứ, chị Thu thì được lòng tin cậy của mọi người ở chỗ không xà xẻo, không thiên vị, không trù ếm ai trong thời gian chị lo công việc phân phối nhu yếu phẩm trong trường. Con người ấy đứng ra lo chuyện ăn uống liên hoan thì tất nhiên là phải "có chất lượng" rồi.

Ngay từ buổi chiều, chúng tôi đã cùng những học trò lớp lớn lo kê dọn bàn ghế và căng biểu ngữ trong hội trường. Thầy cô ngồi ghế học trò kê trước những cái bàn dài, quay mặt cả về phía bục diễn giả. Gần bục của diễn giả thì có kê thêm bàn vuông, ghế có lưng dựa dành cho Ban Giám Hiệu và quan khách. Trên mặt bàn của tất cả mọi chỗ ngồi, bát đũa cũng đã bầy sẵn sàng chờ đợi được đong đầy những sợi bún trắng muốt được để sẵn trong những cái rổ đặt trên một cái kệ ở sát tường. Phía cuối phòng, qua cánh cửa sổ mở rộng nhìn ra phía ngoài hành lang, mọi người đã thấy mấy nồi nước dùng đang bốc khói nghi ngút và tóa ra một mùi vừa béo, vừa ngậy lại vừa thơm đến lạ lùng.

Gần tới giờ khai mạc thì nhân viên của chị Thu đã đơm bún vào tô sẵn sàng. Chỉ còn chờ tới khi quan khách đi từ văn phòng Ban Giám Hiệu ở mé trên đi xuống là chia nhau đi rót thêm nước dùng vào tô nữa là tiệc liên hoan có thể khởi sự ngay. Theo chị Thu thì ăn như thế vừa nóng, vừa đúng lúc bụng dạ ai cũng đã đói, mới ngon, lòng dạ mới phấn chấn, tinh thần mới "hồ hởi" mà lắng nghe những lời huấn thị hoặc tham dự mọi diễn tiến của buổi tổ chức.

Cũng vì tính toán như thế nên chị đã dặn sẵn toán trực, là hễ thấy quan khách bắt đầu từ văn phòng Ban Giám Hiệu ở trên ấy đi xuống khu hội trường là phải thông báo ngay đề đầu bếp kịp thời phục vụ.

Mọi sự diễn tiến theo đúng như dự liệu. Các thấy cô đã tề tựu đông đủ trong hội trường. Mặt mũi ai cũng tuơi tỉnh vừa vì có quan khách tới thăm trường. vừa do cái mùi Bún Sườn cứ ngào ngạt xông lên điếc mũi.

Rồi bỗng có tiếng người reo lên :

- Xuống rồi . . . xuống rồi . . . . .”

'Thế là các cô phục vụ ùa nhau đi từng bàn múc nước dùng đổ đầy từng tô bún.

Kể ra theo phép lịch sự thì phải chờ tất cả mọi người đông đủ và chủ tọa tuyên bố khai mạc rồi mới bắt tay vào cuộc. Nhưng bát bún đã để trước mặt rồi, lại đã đói mềm người sau một buổi dạy mệt rã rời, mấy ai cưỡng nổi cái múi hấp dẫn của tô bún. Thành ra, nhiều vị thì vẫn thản nhiên chờ, nhưng cũng đã có nhiều vị khác bưng tô bún lên húp sì sụp.

Ủa ! Mà sao quan khách thì chưa thấy ai vào hội trường? Tại cái tên háu ăn nào hô hoán láo hay có sự cố chi bất thường? Chị Thu mặt xanh lét, vừa trông ra ngoài hành lang chờ đợi vừa quay lại nhìn một cách bất lực các thầy, cô bây giờ đã trở thành đa số trong hội trường đang húp sùm sụp phần bún của mình, dù chưa có mặt quan khách. Thế có chết người không !
Hóa ra trong tiến trình sắp xếp đã xẩy ra một chi tiết bất thường. Số là đám quan khách trên đường đi xuống phía hội trường, lúc ngang qua khu vực dành cho các Tổ lao động thì có mấy vị tò mò muốn ghé qua để quan sát.

Ông Hiệu trưởng trường tôi đã hoan hỉ giải thích mọi sinh hoạt ở đây, nào Tổ Đồng hồ, tổ Ấn loát, Tổ Thêu may, tổ Mành mành trúc . . . . Tất cả đã nói lên sự quan tâm của nhà trường trong công cuộc đề cao tinh thần lao động đối với các giáo viên dới mái nhà trường XHCN.

Với ngần ấy thì giờ bỏ ra để giải thích, thì trong hội trường mọi người đã đánh sạch banh cả tô bún của mình.

Thôi thế cũng đành chứ biết làm sao. Lúc phái đoàn quan khách bước vào thì mặt bàn nơi các giáo viên ngồi bát đũa đã lỏng chỏng, giấy chùi tay vương vãi, tệ hơn nữa là có nhiều vị giáo viên bò luôn buổi họp, chuồn ra sân gọi nhau ì ới lấy xe ra về.

Quang cảnh bừa bãi, tan hoang, chăng còn ra cái "thống chế" gì.

Nhưng còn ai biết nói gì hơn ?

 
****

Tuy nhiên những sự thể diễn ra trong một buổi liên hoan như thế, tuy cũng là những điều đáng xấu hổ trong một xã hội văn minh nhưng xét cho cung, con người trong xã hội văn minh đâu có bị dồn ép tới mức cùng kiệt như những nhà giáo chúng tôi ở thời điểm đó. Hơn nữa, cũng có thể nghĩ rằng sự thể phũ phàng nếu đã xẩy ra như thế thi nó cũng là cái thước đo lòng quý trọng của các giáo viên chúng tôi đối với đám quan chức nhà nước đến như thế nào ?

Nay ngồi nhắc lại cái kỷ niệm chua xót đó, tôi bỗng muốn so sánh cái nền tảng đạo đức trong ngành giáo dục của ba, bốn chục năm về trước với hiện trạng của ngành giáo dục ở Việt Nam bây giờ. Hồi đó, tức sau ngày 30-4-1975, giáo viên dù nghèo, dù thiếu thốn, dù có đến nỗi húp một tô bún trước giờ khai mạc, nhưng cũng không bao giờ xẩy ra tệ trạng giáo viên gạ gẫm nữ sinh để đổi tình lấy điểm như đã xẩy ra trong ngành giảo dục ở VN hiện nay.

Hồi đó ông Hiệu trưởng có hống hách đeo súng lục vô trường để dọa dẫm thị uy với mọi người, nhưng không có cái cảnh Hiệu trưởng mua dâm học trò, lại còn tổ chức bán dâm cho đám quan chức quyền uy trong địa phương của mình nữa. Hồi đó nếu học trò có đi báo cáo thầy, cô tới trễ vài phút, bỏ lớp ra ngoài mấy lần trong giờ học, hay nói chuyện hồi xưa thế này, hồi xưa thế khác..v..v. . . thì cũng không cỏ cái cảnh chúng đâm chém nhau trong sân trường, hoặc nữ sinh tác oai tác quái trên hè phố, ngay giữa chốn đông người.

Rồi còn biết bao nhiêu thảm kịch xảy ra trong nhà trường, trong hàng ngũ giáo chức, trong các lề lối thi cừ và trong các trường thi..v..v. . . với những trò gian lận, trao phong bì, đem phao thi vào trắng xóa sân trường.

Đấy mới chỉ là nói những chuyện trực tiếp trong phạm vi nhà trường.

Nhưng nhà trường là đầu mối của đạo đức gia đình, đạo đức xã hội.

Do đâu mà có kẻ thì vung hàng chục, hàng trăm tỷ đồng trong những lề lối sống xa hoa, phí phạm, ngồi xổm lên nỗi đau của hàng triệu con ngời, trong khi còn có nhiều kẻ thì hãy còn đang vất vưởng sống cầm hơi bằng những đồng lương chết đói.

Do đâu mà có cảnh con nít hàng năm cứ phải đeo phao bơi qua sông để đến trường học mà từ tai to mặt lớn trong mọi tổ chức Đảng, Chính Phủ, Mặt Trận Tổ quốc cho đến cái Quốc Hội tiêu phí hàng năm cả ngàn tỷ đồng mà không một ai thấy động tâm, nảy lòng thương xót.

Câu trả lời thích đáng cho những thắc mắc kể trên chắc chỉ cần trả lời trong một câu thu gọn.

Đó là cái chế độ Giáo Dục xây dựng trên nền tảng đã dựng sẵn: "Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý , Nhân dân làm chủ đã tạo dựng nên cái xã hội VN ngày nay. Vì Đảng lãnh đạo nên Đảng ngồi xổm lên mọi nỗi đau của con người và sử dụng bạo lực để trấn áp bất cứ kẻ nào muốn chống đối. Nhà nước lãnh việc quản lý thực chất chỉ là những tên tay sai đắc lực của Đảng đã thi hành những chính sách ám muội nhằm phục vụ uy quyền của thiểu số nằm quyền lãnh đạo.

Còn Nhân dân làm chủ thì chỉ là cái bánh vẽ đã bốc mùi hôi thổi. Bởi bất cứ người dân nào cũng đều thấy mình chẳng bao giờ có cơ hội làm chủ hết, mà tất cả đều chỉ là những nạn nhân đã bị guồng máy cai trị bóc lột từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tôi tin rằng cứ triệt bỏ cái nguyên tắc phản dân chủ bao gồm "ba vế xác định sẵn" như nó đang còn hiện diện trong thể chế chính trị ở VN, thì mọi sự rồi sẽ đâu vào đấy hết? 

 
 16

Làm chủ tập thể


 
 Trong 3 điều nói về vai trò của Đảng, Nhà Nước và Nhân dân thì tôi thấy cái vế thứ ba là khó nắm được nhất.

Thế nào là Nhân Dân làm chủ ?

Vào thời gian ấy, nghĩa là sau khi Sài Gòn đổi chủ, dân chúng Sài Gòn cũng như các công nhân viên chức đều đã được liên tục học tập đề hiểu rõ vai trò của mình. Riêng tôi, trong cương vị một giáo viên, ngoài các buổi học tập chính trị do nhà trường tổ chức, tôi còn đọc thêm những tài liệu khác để tìm hiểu xem thế nào là "nhân dân làm chủ”.

Để tiện việc theo dõi hay khỏi mất công diễn giải dài dòng, tôi thử đặt công việc tim hiểu của tôi vào nội dung cuộc đối thoại giữa hai người dân trong vùng mới được “giải phóng" như sau :

Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý thì rõ rồi.

Nhưng nhân dân làm chủ là thế nào nhể ? Làm chủ cái gì?

Đi lấy của ai về mà đòi làm chủ?

- Làm chủ nói nôm na ra là của mình. Giải phóng rồi thì mình có tất cả. Đất đai này, của cải vật chất này, các cơ xưởng, các xí nghiệp sản xuất này . . . . Tuốt tuột đều về tay mình cả nên mình làm chủ những thứ đó.

- Vậy mình làm chủ thì mình có được lấy đem về nhà xài không?

- Ấy ! Đâu được ? Cái này là của chung mà. Đã là của chung sao có thể khuân về nhà làm của riêng được .

- Vậy ra còn có cái vụ làm chủ chung với làm chủ riêng nữa à ?

- Giải phóng rồi, phải tập dùng chữ nghĩa cho nó hợp thời. Có đấy! Nhưng làm chủ riêng thì gọi là tư hữu, tư sản . Làm chủ chung thì gọi là Làm chủ tập thế .

- Chết ! Tư sản đang bị đánh tơi bời. Vậy mình không còn có quyền làm chủ riêng cái gì nữa sao?

- Có chứ. Mình cứ làm chủ những thứ nhỏ nhỏ thì được chấp nhận. Như trong nhà mình có cái bàn, cái ghế, cái giường, cái chiếu . . . . nhà nước sẽ không động tới. Nhưng nếu mình lại đi có cửa hàng, có cơ sở máy móc sản xuất ra đồ dùng mà lại phải thuê công nhân đứng máy, thì cái đó gọi là tư sản bóc lột. Bị tiêu diệt là cái chắc rồi.

- Vậy những thứ cửa hàng, cơ sở máy móc sản xuất ấy sẽ về tay ai ?

- Về tay mình chứ còn tay ai !

- Rõ dấm dớ !

- Không dấm dớ đâu. Tại về tay mình nhưng không phải của mình. Mình chỉ "làm chủ tập thể" thôi ?

- Vậy tập thể là những thằng nào ?

- Là toàn thể nhân dân ! Có cả cậu lẫn tôi trong đó nữa.

- Thôi thế thì tôi hiểu rồi ! Nhân dân là cái đại thể trong đó có mình. Cái gì hễ cứ nhân danh nhân dân tất cũng là nhân danh cả cho mình. Nhưng riêng một mình mình thì mình không thể coi là nhân dân được. Đúng không ?

- Đương nhiên. Có mỗi một cá nhân thôi mà lại đòi làm nhân dân !

- Vậy mình có làm chủ tập thể thì cũng chỉ là danh nghĩa thôi. Chứ mình có quyền đếch gì trong cái tập thể gọi là nhân dân đó. Đã thế, mấy thằng có chức, có quyền thì cứ nhân danh nhân dân" lôi mình ra ghè, bắt phải thế này, thế kia mà mình đâu dám há mồm ra cãi.

- Ý nghĩa trong thực tế thì nó là như thế. Nhưng này, chớ có mở mồm nói ra, Công an Nhân dân nó còng cổ.
Như vậy nói tóm lại : Khi hô :” Làm Chủ tập thể tức là chỉ có “Nhân dân làm chủ thôi. Nhưng chớ có cắc ké đi hỏi nhân dân là những thằng nào, đúng không ?

 - Thì báo, đài chẳng ra rả suốt ngày câu :”Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân dân làm chủ đó sao, mà cứ còn phải thắc mắc.

 - Thôi..thôi. . .tớ cũng chẳng thắc mắc làm đếch gì, cái thứ ngôn ngữ chập chờn như ma quỷ. Chẳng ăn cái giải gì, có khi lại lụy vào thân ?

 ****


 Diễn dịch kiểu nôm na như ở trên tất có nhiều người cho là xuyên tạc, thậm chí còn kết tội là phản động nữa. Có thể họ sẽ nại ra lời lẽ của ông Lê Duẩn để lý luận, vì ổng đã nói :

 "Trên cơ sở những đòi hỏi tất yếu của cuộc sống cộng đồng, của quyền làm chủ tập thể, phải tôn trọng và bảo đảm các quyền của công dân, bảo đảm sự phát triển phong phú của nhân cách, bồi dưỡng và phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân, tạo điều kiện cho mọi người tự tìm tòi và sáng tạo trên các lĩnh vực sản xuất , hoạy động khoa học, kỹ' thuật, văn hóa, nghệ thuật".

 Hoặc ngay cả bác Hồ cũng nói :

 "Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa... Trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, thì mỗi người ột bộ phận của tập thể giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao trong xã hội.

 Cho nên lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện được thỏa mãn ..”

 Lời nào nghe chẳng hay ho. Nhưng hãy cứ thử đem đối chiếu những lời lẽ này với thực tế trong cái xã hội mà quyền làm chủ tập thể đã được thiết lập trên nửa thế kỷ nay rồi, để sẽ thấy nó ra làm sao.

 Chắc ai cũng có thể có câu trả lới chính xác, nếu đầu óc suy nghĩ không bị vẩn lên vì những tính toán lươn lẹo, riêng tư.

****


 Ấy thế mà ở trường học, cả thầy lẫn trò chúng tôi vẫn phải nhai đi nhai lại những bài học đã quá cũ mòn, ngồi xổm lên mọi trình độ suy nghĩ của con người. Nó bao gồm nhiều thứ, chỉ xin kể vài chương : .

 1/- Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa.

 2/- Xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

 3/- Xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa.

 4/- Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

 Nói chung là Nhà Nước C.S nào cũng có cái tâm lý thích nhồi nhét. Mà lại còn tin chắc rằng cứ nhồi nhét mãi đi, thì bất cứ cái đầu nào cũng sẽ trở thành u mê trống rỗng (hay làm như thể u mê trống rỗng) để rồi ai cũng sẽ nhìn ra được cái “ chân lý” giống như ông Tố Hữu đã nhìn thấy qua câu thơ “ mặt trời chân ly chói qua tim “

 Nhưng hỡi ơi, ở ngoài Bắc ra sao thì tôi không biết, nhưng ở trong Nam này thì trong bất cứ bài giảng nào ở bất cứ hội trường nào, với bất cứ người nói hay người nghe nào, tôi đều chỉ thấy những ánh mắt thờ ơ, vô cảm, cứ như thể đầu óc ai ai cũng để đi đâu, mặc cho những lời lên gân lên cốt vẫn oang oang qua những cái loa bắt kề ngay ở bên lỗ tai.

 Chỉ trong những giây phút chịu đựng cảnh người nói, người nghe, chúng ta cùng nhau đóng trò dối trá ấy, tôi mới thấy thấm thía nhớ đến bầu không khí sinh hoạt trong các nhà trường ở miền Nam trước đây.

 Nhà trường hồi đó êm ả dưới bóng những lùm cây, bầu không khí trang nghiêm trong giờ học đôi lúc chỉ nghe thấy tiếng sang sảng giảng bài. Trong giờ chơi hay giờ tan trường, học trò vui vẻ túa ra đường phố với những vẻ mặt hồn nhiên, vui vẻ như những bầy chim non ùa ra khỏi tổ.

 Và dù là trường Công hay trường Tư, sinh hoạt giảng dạy trong nhà trường không bao giờ có chuyện bị chính quyền thô bạo xen vào, bắt thầy cô phải dạy điều này điều kia ra ngoài phần chuyên môn đã được ấn định từ cả vài chục năm trước. Đấy mới chỉ một chuyện nhỏ nhoi về bầu không khí nhà trường. Nhưng trong suốt cả những ngày dài đằng đẵng bây giờ, dù ai có tất bật cách mấy thì cũng không tránh được niềm hoài vọng những gì đã có từ ngày xưa, những thứ chẳng phải là vật chất xa hoa, giầu có hưởng thụ gì mà chỉ là những cái rất tầm thường, ai cũng có thể có . Đó chính là một tâm trạng bình an, một niềm vui thanh thản khi sáng ra, biết một ngày nữa bắt đầu trong đó mọi sự lại cũng sẽ chỉ diễn tiến bình thường theo dự tính . Còn bây giờ, sự bình an không bao giờ còn ngự trị trong lòng của bất cứ ai, vì mọi bất trắc lúc nào cũng cứ sẵn sàng ụp xuống. Mọi người đều đã cảm nhận rõ như vậy. Họ tự biết Sài Gòn đâu phải là thành phố được giải phóng. Nó đang bị chiếm đóng, và nhân dân trong thành phố ấy đã và đang còn bị giầy xéo, hành hạ vì cái gốc “Ngụy “ của mình.

 Ghê gớm thay cái trò sử dụng từ ngữ của đám cầm bút chỉ biết phục vụ cho cường quyền, dù biết nó đang là một thứ ác quyền. Bọn cầm quyền không thể đẻ ra được chữ "Ngụy". Nó phải là sản phẩm của một chuyên viên cầm bút. Rõ ra là chỉ có một con chữ ấy thôi, Nhưng cũng đã nung sôi lên được biết bao nhiêu bầu nhiệt huyết của nhiều người nhẹ dạ để bây giờ, nhiều kẻ trong đám người nhiệt huyết ấy, với súng ống rầm rộ vào thành, sẵn sàng xả hết mọi nỗi căm thù vốn đã được nuôi dưỡng từ bao nhiêu năm lên mọi ngóc ngách sinh hoạt của dân thành phố. Và sau này, người ta chỉ bừng tỉnh khi nhận ra rằng, chính mình đã bị nhồi nhét căm thù để hành xừ như những con rối sẵn sàng thiêu thân. Thủ phạm làm cái việc nhồi nhét ấy, chính là những kẻ cầm bút tình nguyện làm tay sai cho bạo lực ?

 Trở lại nỗi niềm tiếc nuối nhỏ nhoi đôi khi nó lén trở lại tâm hồn của mỗi người, có khi đó chỉ là một hồi tưởng, nhớ lại những dáng người nhộn nhịp đi lại trên hè phố, quần áo mang nhiều sắc mầu rộn rã, kiểu cách thì đủ hình đủ vẻ, mà cung cách đi đứng, nói năng cũng chất chứa vẻ tươi cười, bình thản. Những thứ đó, ngày xưa không ai hề nghĩ rằng đấy là những tài sản vô cùng quý giá mà mọi người đang có. Chỉ đến khi tất cả đã qua đi rồi, bây giờ trước mắt chi là những khuôn mặt đăm chiêu, những nụ cười héo hắt, những bộ quần áo nhuộm đen, nhuộm chàm đầy tính chất của sự đồng phục . . . mọi người mới thấy trong lòng sao vô cùng xót xa, tiếc nuối. vẻ tiếc nuối này hầu như tôi còn bắt gặp ở ngay cả một vài cán bộ vốn đã bỏ trường, bỏ lớp ra khu nay đã trở về như anh Thành, người cán bộ đầu tiên đã đến tiếp thu ngôi trường mà tôi đang giảng dạy.

 Thoạt đầu thì anh vui lắm. Mặt anh rạng rỡ, ánh mắt vui mừng khi thấy có vị giáo viên nào tới gặp anh để hỏi han công việc. Anh sốt sắng trả lời hay giúp đỡ tận tình, làm như những người tới hợp tác với anh đã góp phần giải tỏa cho anh cái mặc cảm rằng anh là kẻ nằm vùng. Mang trong người cái mặc cảm này, chính là vì anh cũng đã hấp thụ được phần nào tinh hoa của nền giáo dục miền Nam VN trước đây. Một trong những nét tinh hoa ấy là kính thầy, quí bạn, trọng tình nghĩa và không hề có tâm địa phản trắc.

 Dĩ nhiên, khi quyết định rời bỏ Sài Gòn để ra bưng là anh đã đi theo tiếng gọi lý tưởng của mình. Anh muốn làm cách mạng để thay đổi cuộc sống mà anh thấy còn nhiều nỗi bất toàn. Đấy là bầu nhiệt huyết đáng khen của tuổi trẻ. Và giả sử nếu anh thực hiện được điều ước muốn, tức là đem lại cho dân chúng miền Nam một đời sống tốt đẹp hơn, thì anh đã trở thành một thứ anh hùng mà không mang một chút mặc cảm tội lỗi nào.

 Nhưng cái chế độ mà anh chọn lựa nay cho thấy nó ngày càng tồi tệ hơn cái thể chế mà anh đã rời bỏ. Nó đã xây dựng vinh quang bằng sự nuôi diwỡng và kích động lòng căm thù. Nó đã phá tan hoang đời sống của biết bao con người, làm tróc gốc nhiều truyền thống gia đình tốt đẹp của cha ông và làm đảo lộn mọi trật tự trong xã hội. Chạy ra bưng để rồi trở về nhìn thành quả chiến thắng đã ra đến nông nỗi ấy, thì trong tâm tưởng làm gì anh chẳng thấy mình là một kẻ phản bội gia đình, anh em, bạn bè, thầy cũ. . . Đó là thứ tâm trạng e dè, hụt hẫng, hối tiếc mà tôi đã nhìn thấy ở nhiều người quen biết khi họ đã lộ diện là kẻ nằm vùng. Rồi thêm một nhân vật nữa tôi mới có dịp quen biết do anh Thành giới thiệu, mà theo anh gọi là để mở rộng việc giao du trong những ngày mọi người còn nhìn nhau bỡ ngỡ. Đó là anh Tư Đồng, người đang sinh hoạt trên Thành Đoàn. Tên thực anh là gì, tôi không biết, nhưng mọi người thì gọi anh theo bí danh là Tư Đồng. Cái tên này, theo anh giải thích thì đấy là bốn điều kiện để anh lập gia đình. Người phối ngẫu của anh phải cùng chủng tộc (không là người nước ngoài), cùng giai cấp, cùng lý tưởng CS và cùng tham gia phục vụ đất nước. Bốn điều ấy gọi là bốn điểm tương đồng, chỉ cô nào “ đồng” với anh 4 thứ đó thì anh mới chịu lấy làm vợ. Đó là lý do anh trở thành người mang bí danh Bốn Đồng hay Tứ Đồng. Vì “ kén chọn “ như thế, nên cho đến nay, anh vẫn còn độc thân vì chưa tìm ra được đối tượng nào có đủ bốn cái “ đồng” như anh mong muốn cả.

 Anh Tứ Đồng say mê lý tưởng CS chắc cũng giống như nhiều trí thức thiên tả khác. Anh đã đọc nhiều tài liệu sách báo C.S. để thấy những điều vạch ra trong mớ lý thuyết ấy đã rất phù hợp với lý tưởng của mình. Có lần anh say sưa nói với tôi :

 - Còn gì tốt đẹp hơn là một xã hội trong đó “ Một người vì mọi người- Mọi người vì một người. “

 Tôi thừa dịp chen vào :

 - Thì xã hội cũ cũng có những con người sống vì mọi người. Tôi thấy nhiều bà , nhiều cô trong các tổ chức từ thiện vẫn tới các viện Cô nhi , giúp đỡ các quả phụ…”
Đôi mắt của anh bỗng quắc lên, và anh trả lời tôi bằng một giọng có pha đôi chút phẫn nộ :

 - Thầy chỉ nhìn thấy hiện tượng mà không nhận rõ được bản chất. Các bà, các cô đó là thuộc giai cấp bóc lột. Họ làm từ thiện chỉ như một trò giải trí hay bầy hàng để che giấu mặc cảm tội lỗi. Đến khi làm xong một công tác từ thiện rồi, lòng họ lại thư thái để tiếp tục hành vi bóc lột như trước.

 Tôi công nhận là anh có nhận xét đúng, nhưng tôi phản đối anh về cái sự vơ đũa cả nắm. Tôi bảo anh rằng khi anh chưa tiếp xúc được với đầy đủ mọi loại người, chưa kinh qua được nhiều hoàn cảnh thì không thể quy chụp mọi con người vào chung một cái giỏ tội lỗi.

 Anh có vẻ nguôi ngoai và không cãi lại lời phản bác của tôi. Qua đó, tôi đánh giá anh là một người biết phục thiện. Một lần khác, anh lại nói với tôi bằng một giọng phẫn nộ :

 - Thầy thấy không. Người phụ nữ nông thôn, quanh năm chân lấm tay bùn, mùa đông tháng giá lội xuống ao vớt bèo tê cứng cả tay chân thì không thấy ai tỏ lòng thương xót gì. Ấy vậy mà mấy bà tướng, tá chế độ cũ vừa mới cầm cái cuốc bước xuống ruộng là mọi người ai nấy đều đã xót xa, thương cảm. Thế là bất công ? Bất công !

 Tôi cãi lại :

 - Tôi không phủ nhận sự vất vả, gian nan của những phụ nữ ở nông thôn. Nhưng đem ví họ với mấy bà tướng, tá chưa từng bao giờ phải chân lấm tay bùn thì đó mới là sự so sánh bất công. Dưới mắt tôi, bàn chân bàn tay của các bà ấy khi giẫm xuống bùn sẽ gây cảm giác đau đớn hơn là cảm giác nhẹ nhàng quen thuộc của những phụ nữ ở nông thôn vốn đã lao động từ thuở nhỏ.

 Ngưng một giây, tôi lại còn tiếp thêm :

 - Theo ý tôi, khi đánh giá một nỗi đau của con người, ta không thế căn cứ vào thành phần giai cấp của con người ấy mà phải nhìn vào chính nỗi đau mà họ đang phải chịu đựng. Theo tôi, bàn chân của các bà tướng tá lần đầu tiên phải giẫm xuống ao bùn sẽ đau đớn hơn là bàn chân của các phụ nữ nông thôn đã quen thuộc với công việc lao động từ tấm bé. Đem quan điếm đấu tranh giai cấp vào việc đánh giá nỗi đau của con người sẽ đơn thuần chỉ là một hành vi trả thù giai cấp, chứ không có lý tưởng cao đẹp nào trong đó cả.

 Lần ấy cả hai chúng tôi đều ra sức bênh vực lập luận của mình. Bầu không khí căng thẳng đến nỗi anh Tứ Đồng vùng vằng bỏ ra về, quên cả chuyện tới xoa đầu hỏi han âu yếm mấy đứa nhỏ trong nhà tôi.

 Rồi bẵng đi cả tuần không thấy anh ghé lại chơi. Tôi cho rằng tôi đã mất đi một người bạn vừa quen. Nhưng tôi không hề tiếc nuối . Giữa anh và tôi có một khoảng cách nhận thức về con người khá xa.

 Nhưng ngạc nhiên thay, bỗng có một hôm anh tới gặp tôi và chưa kịp hỏi han gì, anh đã nói ngay :

 -Tôi sai ? Đúng là tôi đã sai ?

 Anh kể lại rằng anh đã trải qua nhiều đêm trằn trọc để suy nghĩ về cuộc cãi vã vừa qua. Cuối cùng anh đã phải công nhận rằng tôi có lý khi tôi cho rằng : đánh giá một nỗi đau của con người, ta không thể căn cứ vào thành phần giai cấp của con người ấy mà phải nhìn vào chính nỗi đau mà họ đang phải chịu đựng. Và anh cũng đồng ý với tôi là : bàn chân bàn tay của các bà tướng tá thuộc chế độ cũ, vì chưa bao giờ phải lao động nên khi giẫm xuống bùn sẽ gây cảm giác đau đớn hơn là cảm giác nhẹ nhàng quen thuộc của những phụ nữ ở thông thôn. Ngoài chuyện hân hoan khi thấy mình đã thắng cuộc, trong lòng tôi còn thấy rất cảm kích về tính phục thiện của anh Tứ Đồng. Cho dù anh là một con người cộng sản, nhưng tôi cho rằng anh không phải là một thứ CS cực đoan, ham mê quyền lực đến độ có thể chấp nhận hủy diệt con người để phục vụ cho lý tởng của mình. Nói cho đúng ra, anh chỉ là một con người mang ảo tưởng rằng chủ nghĩa CS sẽ giải quyết được mọi bất công trên cõi đời này.

 Tôi hy vọng một ngày kia, khi nhìn rõ chân tướng CS, anh sẽ sẵn sàng trở về với bà con, anh em bạn bè, nói chung là trở về với hàng ngũ dân tộc.

(Còn tiếp)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn