BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73251)
(Xem: 62218)
(Xem: 39404)
(Xem: 31153)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Một Thời Chinh Chiến Cũ

28 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 1713)
Một Thời Chinh Chiến Cũ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Cho riêng một người


-Mày còn nhớ Trân không? Cô bé ở Pleiku mà mày hay giắt đi ăn kem khi cô bé còn nhỏ xíu xìu xiu ấy. Phong cười toe toét kéo ghế ngồi xuống.

-Mấy chục năm qua rồi, nhưng tao vẫn nhớ khá rõ, tao có thể hình dung ra gương mặt của Trân với những nét đặc biệt. Tao nhớ cô bé có cặp mắt thật đẹp. Hồi đó tao cứ chọc là "cặp mắt của bé sau này sẽ khiến nhiều chàng trai nhảy vào tự tử trong đó" Trân giận dỗi không thèm nói chuyện với tao cả tuần. Quả thật như vậy, cặp mắt Trân lúc nào cũng như cười với mọi người, thật ướt như thầm trao một lời hứa hẹn.

Thời gian hầu như đã xóa nhòa dĩ vãng nhưng tao chẳng thể quên Trân. Sau này hình như Trân học ở Sàigòn, chỉ về Pleiku trong dịp nghỉ hè và về mấy ngày tết Nguyên Đán. Từ đó tao không gặp Trân thường nữa.

Ngữ châm điếu thuốc thả hồn theo làn khói mong manh như đang tìm về quá khứ, quay qua hỏi bạn:

-Sao khi khổng khi không mày lại nhắc đến Trân, mày gặp cô bé ở đâu vậy? Chắc có lẽ bây giờ bé Trân ngày nào đã con đàn cháu đống rồi còn gì nữa. Ừ mà mày biến đi đâu mấy năm nay thiếu điều anh em đăng báo "Tìm trẻ lạc" vậy.

-Mày cũng biết hoàn cảnh của tao rồi. Những năm trước tao lo "cày" để nuôi hai thằng con trai ăn học bên này. Bây giờ chúng nó lớn, có công ăn việc làm nên "vỗ cánh bay đi còn tao xếp cánh lại". Ở Sàigòn tao còn cô con gái mà tao đã xa nó hơn ba mươi năm nay kể từ ngày tao nhanh chân nhảy lên chuyến tàu chót ở bến Bạch Đằng. Tao thí mạng cùi bay về thăm nó.

-Mày không sợ mấy tên vẹm cất mày vào trại tù sao? Coi bộ tụi nó cũng ưu ái mày dữ lắm đấy. Hồi tao đang "Lao động là vinh quang, lang thang là chết đói" ở trại tù ngoài Bắc, tao đã bị tụi nó gọi lên "làm việc" te tua vì một tấm hình của mày trên tờ báo.

-Tao cũng "lạnh cẳng" lắm, nhưng thương đứa con gái bao năm không có bố nên tao cũng liều. Về lần đầu tao cũng bị mấy tên công an phường "chăm sóc" rất kỹ. Nhưng tụi nó cũng chỉ vòi tiền ăn nhậu. Con gái tao lo đấm mõm tụi nó đậm đà nên mới được yên thân. Tao về cũng chỉ thăm đứa con gái và hai đứa cháu ngoại nên cả ngày quanh quẩn trong nhà chẳng đi đâu cả riết rồi tụi nó không quấy rầy nữa. Hình như có lần tao đã nói với mày là tao đang cần một nơi yên tĩnh để hoàn tất tác phẩm cuối còn dang dở.

Mỗi lần bọn ?kiến vàng? bất chợt gặp tao tụi nó lại cười nham nhở, xin tiền ăn nhậu.

-Mà mày gặp Trân ở đâu vậy?

-Ở Pleiku chứ còn ở đâu. Trong chuyến về Việt Nam vừa rồi tao đeo ba lô đi trên con đường số bảy nối Cheo Reo với Ninh Hòa để tìm lại chút dấu tích của ngày triệt thoái trên con đường kinh hoàng này. Sau hơn ba mươi năm dài tất cả đã thay đổi không còn lưu lại gì nhiều ngoại trừ một phần sắt vụn của xe cộ bị trúng mìn hay pháo kích dọc đường bỏ lại mà người ta chưa ?xẻ thịt? bán phế liệu kịp. Thực ra thì tao muốn một lần đi qua chốn cũ, gom góp thêm chi tiết để hoàn tất tác phẩm cuối đời của tao, và cũng để thăm lại nơi ba thằng em thân thiết trong đơn vị cuối cùng của tao đã nằm lại nơi này! Như mày biết tao đã hoàn tất hai cuốn sách hơn tám trăm trang, tao dự trù viết thêm khoảng hai nghìn trang nữa trước khi nhắm mắt suôi tay.

 

Tao leo lên quả đồi, tìm lại gốc cây ngày ấy tao và ba thằng em nằm trốn pháo địch. Mày biết lúc đó dân quân lẫn lộn từ Kontum, Pleiku theo đoàn quân triệt thoải bỏ Vùng 2 Chiến Thuật, thêm đoàn quân, dân tỉnh Phú Bổn nữa. Lính tráng lo bồng bế vợ con chạy giặc nên chỉ còn những đơn vị không có thân nhân đi theo là còn đủ cấp chỉ huy nên vẫn duy trì được đội hình.

Xe cộ đủ loại nằm ngổn ngang. Tất cả mắc kẹt bên này Sông Ba, có cái tên trên bản đồ là "Le Bac" có lẽ đã được đặt tên từ thời Pháp thuộc. Cây cầu đã bị hư hại nên Công Binh bắc tạm cây cầu nổi qua sông. Ai cũng muốn chen lấn tìm con đường sống bên kia bờ nên nghẹt cứng người và xe cộ. Sinh lộ phía trước đã bị bịt kín, lùi lại phía sau là tử lộ! Tất cả tìm mọi cách để vượt qua giòng sông nghiệt ngã.

Con đường này trong những năm chiến tranh bao nhiêu bom đạn trút xuống nên đã thành hoang phế. Công Binh sửa chữa vội vàng lấy đường triệt thoải về Nha Trang. Nhưng bọn cộng sản sát nhân không kể gì đến mạng sống của những người dân lành vô tội nên đã trút xuống những trận mưa pháo thật dã man. Một quả đạn rơi xuống làm hàng trăm người tan nát thịt xương! Tao không thể tưởng tượng được sự độc ác dã man của con người cộng sản lại có thể khủng khiếp đến như vậy. Tiếng than khóc, tiếng rên la vang lên cả một khu rừng lâu nay tĩnh mịch. Thần chết luôn luôn rình rập đoàn người khốn khổ đang cố gắng tìm lấy chút hy vọng sống còn. Những quả đạn vẫn nổ, những xác người bị chém thành từng mảnh văng vải khắp nơi. Trên những cành cây, những bụi rậm có những cánh tay, ống chân treo lủng lẳng đong đưa theo gió. Những giọt máu nhỏ xuống đọng thành từng vũng, khô khốc trên cỏ úa. Khung cảnh thật khủng khiếp! Tao không biết địa ngục như thế nào, nhưng những tiếng nổ, tiếng than khóc rên la của ngày đó vẫn còn âm ỉ vang lên trong tiềm thức của tao. Trong những ngày đó nơi đây đã biến thành địa ngục trần gian!

Lúc đó bên tao chỉ còn ba thằng em, một thằng mang máy và hai đứa lúc nào cũng kè kè bên tao vì sợ tao chết. Tao ngồi dựa vào một gốc cổ thụ chắc cũng trụ ở đây cả trăm năm trước, ba tên đệ tử ngồi bên kia đang chia nhau phì phèo mẩu thuốc lá còn xót lại.

Tên mang máy để cái PRC- 25 nằm lăn lóc trên đám cỏ cằn nhằn:

-"Ông thầy ơi, vất cái của nợ này đi. Từ hai ngày nay có liên lạc được với ai nữa đâu. Mỗi lần gọi các thẩm quyền cô em này cứ ù lì chẳng chịu thỏ thẻ gì cả..."

-"Bây giờ trên đồi cao cậu thử liên lạc lại một lần nữa xem sao" Tao nói với tên đàn em.

-"Chỉ nghe tiếng rè rè như từ âm ty vọng lại thôi. Chắc các quan zulu mất tiêu rồi thẩm quyền ạ."

-"Coi chừng máy hết pin. Cậu thử thay pin mới rồi gọi lại một lần nữa xem sao" Tao dỗ dành thằng em.

-"Em mới thay pin ngày hôm qua làm sao mà hết pin. Ông thầy quên là lúc nào em cũng o bế ?cái cô em nàỷ rất cẩn thận, đâu nỡ để cô ta đói khát đến nỗi tắt tiếng như vậy đâụ.."

-"Thôi được. Cậu hủy nó đi. Để rơi vào tay bọn chó chết nó chơi lại mình thì phiền lắm." Tao nói chưa dứt câu thì một tiếng nổ chát chúa vang lên. Đất cát bay mù mịt. Sức chấn động của tuếng nổ làm tao muốn nghẹt thở, tao gọi mấy đứa em trong hoảng hốt:

-"Có đứa nào bị dính miểng không?" Đáp lại tiếng la của tao là một sự im lặng rùng rợn bao quanh, dù lúc đó những giọt nắng vẫn còn bám víu trên những cành cây, ngọn cỏ. Khi bụi đất tan dần tao thấy xác ba thằng em nằm xỏng soài trên vũng máu. Giòng máu từ thân xác tụi nó vẫn còn đang âm ỉ chảy ra . Hai đứa bị mảnh pháo kích phá nát lồng ngực, tên đàn em lo cơm nước cho tao quằn quại trong đau đớn, tiếng rên yếu ớt, chỉ còn phảng phất nấc lên từng chập. Không biết có phải là may mắn không, nhờ thân cây quá lớn đã cứu tao thoát chết. Nước mắt tao ràn rụa nhỏ cả xuống gương mặt của tên đàn em khi tao nâng đầu nó lên dựa trên đùi tao.

Cúc thều thào từng tiếng đứt đoạn:

"Em chết mất thẩm quyền ơi! Từ nay em không còn săn sóc thẩm quyền được nữa rồi. Thằng Tư nó không biết nấu nướng gì cả, láu ta láu táu pha cà phê rồi chĩa thuốc của thẩm quyền là giỏi thôi" Cúc, tên đàn em nấc lên cố hít vào buồng phổi chút oxy cuối cùng. Nó đâu biết thằng Tư và Huỳnh hai đứa đã đi trước nó một bước. Tao ôm chặt xác Cúc lạnh dần trong vòng tay mặc cho giòng nước mắt chảy dài trên má rớt trên gương mặt phủ một lớp bụi của Cúc, lúc đó chỉ còn là một xác chết!.

Ba tên đàn em thân thiết nhất đã bỏ tao lại để ra đi cùng một lúc. Bỗng nhiên tao trở thành trơ trọi giữa rừng núi bao la trong lúc cuộc chiến gần tàn! Cúc, Huỳnh và Tư đã tình nguyện theo tao từ ngày tao mới thuyên chuyển về đơn vị. Cúc dân Quảng Ngãi và Huỳnh dân Quảng Trị, nhập ngũ cùng một ngày nên hai đứa rất thân nhau. Còn Tư người miền Nam, chẳng biết sao lưu lạc lên tuốt cao nguyên. Bốn thầy trò tao đề huề Bắc Trung Nam.

Tao hì hục dùng xẻng cá nhân đào một cái hố rồi xếp xác cả ba đứa nằm ngay ngắn trong đó cùng với vũ khí cá nhân và chiếc máy PRC-25 đã đi theo thằng Tư bấy lâu nay. Nhờ khu đất tương đối mềm nên cái hố đủ sâu và rộng cho ba đứa tụi nó nằm lại thoải mái bên nhau trên triền đồi. Tao xuống con suối gần đó nhúng ướt cái áo lót của tao lên lau mặt mũi cho tụi nó trước khi phủ lên xác ba đứa em bằng hai cái poncho, Tao không muốn mặt mũi tụi nó dính đất trong lần ra đi cuối cùng. Tao cẩn thận vần mấy cục đá lớn xếp trên nấm mộ của ba đứa để làm giấu và giữ thân xác của tụi nó không bị thú rừng đào xới lên.

Khi mặt trời ló dạng tao dùng con dao găm khắc tên ba đứa trên phiến đá. Tao chẳng để ý đến những ngón tay bật máu nhuộm đỏ cái cán dao trong lúc mải miết khắc tên tụi nó lên phiến đá! Tao cũng không quên hái một bó hoa rừng để trước mộ ba đứa. Tao nhớ mỗi khi có đứa nào trong đơn vị tử trận thằng Cúc luôn luôn chạy đi hái hoa rừng bỏ vào poncho cho bạn. Bây giờ tới lượt tao hái hoa rừng đặt trên mộ tụi đàn em!

Nước mắt chan hòa trên má, tao thì thầm lời vĩnh biệt:

"Thôi tụi mày đã bỏ tao. Tụi mày chơi xấu quá, rủ nhau cùng đi một lượt, bỏ tao lại một mình. Thế mà đứa nào cũng nói thương tao, đứa nào cũng nói lo cho thẩm quyền. Thôi cũng xong, trước sau gì anh em mình cũng gặp lại nhau. Tụi mày yên nghỉ, tao đi đây. Mai sau nếu còn sống tao sẽ cố trở về thăm lại tụi mày"

Sau khi từ giã ba tên đàn em, tao lầm lũi bước xuống đồi cùng với đoàn quân dân tan tác phía dưới. Tao bước đi như một người mất hồn. Lúc đó tao lại cầu mong có một viện đạn thoát khỏi nòng súng địch đốn tao ngã xuống để nằm lại nơi đây.

-"Mày đã làm tròn lời hứa về thăm lại ba đứa em"

-"Ừ, lúc đầu tao muốn tìm kiếm gia đình tụi nó để cải táng đưa tụi nó về quê, Nhưng tao chỉ nhớ loáng thoáng địa chỉ của hai đứa, mà đã sau hơn ba chục năm không biết gia đình tụi nó còn ở chỗ cũ hay đã lưu lạc tới phương trời nào rồi. Cuối cùng tao đã để tụi nó nằm yên chỗ cũ. Lúc sống tụi nó ríu rít chọc phá nhau suốt ngày, đã cùng chết bên nhau. Nếu có một thế giới khác thì tụi nó cũng vẫn còn bên nhau!

Chiến trường năm xưa giờ chẳng còn để lại vết tích. Những mái nhà đã mọc lên thay thế cho cảnh hoang tàn chết chóc. Tao lập ba cái mộ bia rồi ra xóm dân gần đó mua trái cây, hái một bó hoa dại, thắp lên mộ ba đứa em những nén nhang."

"Tao ngồi trước ngôi mộ ba đứa em do chính tao chôn xác tụi nó năm xưa. Tiếng gió vi vu mà tao cứ tưởng tiếng tụi nó đang chọc phá nhau như mấy chục năm về trước."

"Tao đã xin tạm trú ở nhà một người dân gần chân đồi để mỗi ngày leo lên con dốc ngồi trước mộ ba tên đàn em. Trong khói hương vật vờ theo gió, tao hình dung ra nụ cười lém lỉnh của Cúc, dáng cao lênh khênh của Huỳnh. Cái máy PRC-25 luôn luôn trên lưng Tư. Tên này rất cẩn thận. Cần ăng-ten lúc nào cũng được ngụy trang bằng một cành cây tươi"

-"Thế này cho chắc ăn thẩm quyền . Tránh được họng súng của mấy con chuột nhắt nhắm bắn lật mất ?cái nắp chảỏ không còn chỗ cho con gái bố Thượng Sĩ già xoa cái đầu trọc lóc của em nữa"

Tao mang theo mấy trái bắp và khoai luộc cùng một bình nước uống. Tao đã ngồi trước mộ tụi nó suốt ba ngày. Miệng tao đắng chát với những điều thuốc tiếp nối không dứt. Lúc mệt tao dựa vào gốc cây năm xưa ngủ gà ngủ gật.

Tao gửi cho vợ chồng người chủ nhà một số tiền nhỏ nhờ mua nhang thình thoảng lên thăm mộ ba thằng em trước khi mướn người chở tao ngược về Pleiku, thành phố tao và mày đã ở hơn năm năm. Tao đã gặp lại Trân ở thành phố cũ.

Hôm đó tao xuống khu Chùa Tỉnh Hội lúc xưa để xin lễ cầu siêu cho ba thằng em. Tao gặp gương mặt của một phụ nữ mới lướt qua đã thấy như thật quen và thân thiết. Mái tóc cắt ngắn ôm sát cái gáy thanh tú. Gương mặt bầu bỉnh như búp bê và cặp mắt, tao chẳng thể quên cặp mắt ngày đó. Cặp mắt nhìn ai như hớp hồn người ta vậy. Người phụ nữ với nhan sắc còn mặn mà, nét quý phái vẫn còn lưu lại nụ cười nhẹ nhàng trên đôi môi.

Tao lên tiếng hỏi:

"Xin lỗi, không biết tôi phải xưng hô như thế nào, xin phép được gọi là cô vậy. Gương mặt của cô làm tôi nhớ lại cô bé trước bảy lăm tôi đã gặp và rất thân, coi nhau như anh em. Cô bé này tên là Trân. Tính đến bây giờ cô bé năm xưa cũng đã hơn năm mươi rồi còn gì."

Đôi mắt người phụ nữ dường như cố che dấu sự xúc động, đôi môi hé nở nụ cười phô hàm răng trắng đều đặn như những hột bắp nếp. Người phụ nữ hỏi vặn lại tao một cách nghịch ngợm:

-"Đã hơn năm mươi tuổi rồi làm sao ông còn có thể gọi là cô bé được nữạ..?"

-"Cô nói đúng. Nhưng đối với tôi thì Trân lúc nào cũng vẫn là một cô bé hay nhõng nhẽo giận hờn, lại còn hay nhè nữa chứ. Dù bây giờ tuổi đời bao nhiêu chăng nữa thì đối với tôi Trân lúc nào cũng vẫn là cô bé của năm xưạ"

-"Căn cứ vào đâu ông có thể đoan quyết tôi là bé Trân năm xưa vậỷ"

-"Gương mặt và cặp mắt, tôi hy vọng là không lầm. Hồi xưa tôi cứ chọc bé Trân là gương mặt của bé như trăng mười sáu làm cô bé giận dỗi đòi nghỉ chơi! Và cặp mắt, vâng cặp mắt làm những chàng trai ngoi ngóp chết đuối trong đó."

-"Chời ơi... Làm thế nào mà cả một thân hình đồ sộ chết đuối trong cặp mắt được cơ chứ. Có phải ông là nhà văn không? Mấy ông nhà văn ưa ba xạo lắm..."

-"Tôi nói là hồn của mấy chàng chết đuối chứ đâu phải là người đâu. Mà cô có đúng là bé Trân không cái đã nàỏ"

Cuối cùng người phụ nữ đó nở nụ cười thật tươi và thú nhận chính là "Bé Trân" của mấy chục năm về trước.

-"Vâng, em chính là bé Trân của các anh mấy chục năm trước. Thế còn anh, có phải tên anh là Phong không?"

-"Giỏi quá. Bé Trân vẫn còn nhớ tên anh cơ à?"

-"Em đâu nhớ, tên anh nằm ngay trên cái mũ anh đang đội thì ai mà không biết. Còn anh Ngữ bây giờ ở đâu, anh có tin tức gì của anh ấy không?"

-"Chà chà, cô bé này tinh thật. Lại còn nhớ cả người xưa nữa cơ đấy. Muốn gặp Ngữ thì phải hối lộ trước. Hiện nay Trân đang ở đâu và được mấy cháu rồỉ"

Gương mặt của Trân chợt buồn sau câu hỏi của tao. Tao mời Trân ngồi trên băng ghế đá dưới bóng mát của mấy cây bông sứ. Chắc mày không quên cái ghế đá đó được. Mấy cây bông sứ đã phủ cả một khoảng rộng. Hồi đó mỗi lần đưa bé Trân đi Chùa mày hay ngồi chỗ đó. Nghe tao hỏiTrân buồn buồn tâm sự:

-"Vừa bước chân tới Mỹ năm bảy lăm, em bơ vơ vì chẳng có một người thân nào bên cạnh nên em đã bằng lòng về làm vợ Cảnh. Em chỉ biết anh ấy là một sĩ quan, hình như phục vụ ở một sư đoàn bộ binh tuốt ngoài miền Trung. Khi về sống với nhau em nhận thấy em đã làm một quyết định sai lầm. Cảnh là một người đàn ông độc đoán, thô bạo và lười biếng; coi vợ không hơn một nô lệ! Điều tệ hại nhất sau khi sống bên nhau em mới nhận thấy là không có một chút tình yêu nào dành cho Cảnh. Em nhận làm vợ Cảnh như một trốn chạy sự cô đơn nơi đất khách quê người, hay một sự trả ơn.

Em đã muốn ly dị ngay từ lúc đầu, nhưng Cảnh hăm dọa nếu ly dị sẽ giết em ngay nên em sợ quá. Hàng đêm em chỉ là một người đàn bà làm nô lệ tình dục mà không có một chút tình yêu. Em ghê sợ mỗi lúc màn đêm buông xuống. Mỗi lần Cảnh Hành hạ thân xác em chẳng khác nào một con vật. Em cắn răng chịu đựng cho đến khi con em vừa đủ trí khôn nên em đã quyết định trốn đi, rồi ra tòa xin ly dị.

Phong móc túi gắn điếu thuốc lên môi. Làn khói cuồn cuộn tản mác vào không gian khi ngọn lửa vừa lóe lên. Giọng Phong trầm hẳn xuống:

-Tao không ngờ ở thế kỷ này và ngay trong một đất nước văn minh như nước Mỹ mà vẫn có những phụ nữ bị hành hạ như vậy.

-Mày có biết hiện tại Trân đang ở đâu và hoàn cảnh sống của nàng ra sao không?

-Đừng nôn nóng quá như vậy thằng khỉ. Mày cũng đáo để thật. ?Dấm? người yêu từ thuở mười ba cơ đấy. Trân cho tao biết hiện nay các con nàng cũng đã lớn, đã tốt nghiệp đại học và có công ăn việc làm. Vì mang nặng mặc cảm với đàn ông nên mặc dù đã ly dị hơn hai mươi năm nhưng Trân vẫn không muốn ràng buộc thêm nữa. Trân sống cùng các con của nàng. Nàng tâm sự là chỉ mong các con có gia đình để có cháu bồng bế săn sóc cho đỡ buồn.

Tôn trọng lời hứa với Trân nên tao không thể cho mày số điện thoại của Trân được. Để tao hỏi ý kiến Trân xem sao trước đã. Thôi để tao sẽ cho Trân số điện thoại của mày, nếu Trân muốn liên lạc nàng sẽ gọi mày, như vậy tiện hơn.

-Tội nghiệp Trân, tao không ngờ cuộc sống của nàng lại gian truân như vậy. Ông bà ta nói ?Hồng nhan đa truân? thật chẳng sai. Mày cũng thấy là hồi đó Trân có cặp mắt thật thu hút, làn da của nàng mịn màng. Mỗi lần đưa Trân đi chơi tao thường cầm tay giắt nàng đi. Tao cứ muốn nắm mãi bàn tay thật đẹp của nàng. Lần cuối gặp Trân ở Sàigòn lúc đó nàng đã mười bảy mười tám tuổi rồi. Trân đã bắt đầu biết e thẹn nên không để tao nắm tay như trước nữa. Nếu không có cái ngày ?Thuở trời đất nổi cơn gió bụỉ thì không hiểu tao có chút duyên số gì với nàng không nữa.

-Mày nói cũng có lý. Tao nghe nói lúc đó gia đình nàng rất giàu trong lúc tụi mình chỉ là những tên lính nghèo kiết xác. Nhưng bây giờ hoàn cảnh của hai đứa mày cũng không có gì ngăn cản nếu tụi mày còn thương nhau thực sự.

Ngữ chờ đợi tiếng điện thoại reo bất ngờ, nhưng càng mong ngóng càng thất vọng. Ngữ đã không được tin tức gì thêm về Trân sau khi từ giã Phong. Đôi lúc muốn gọi Phong để xin số điện thoại của Trân nhưng vội bỏ ý định vì không muốn bạn thất hứa với Trân và chính Ngữ cũng không cho phép mình khuấy động cuộc sống của Trân khi nàng không muốn.

Trong lúc tưởng như không bao giờ gặp lại người con gái có cặp mắt thu hồn người, thì thật bất ngờ Ngữ đã gặp lại Trân như một định mệnh. Hôm đó Ngữ được một người bạn mời tham dự đêm ?Tiền Hội Ngộ? các cựu học sinh ?Phố núỉ. Lúc đầu Ngữ từ chối không muốn đi vì không thích ồn ào ở chỗ đông người, vã lại cũng chẳng quen ai nhiều. Nhưng mấy người bạn lôi kéo mãi nên Ngữ cũng miễn cưỡng chiều bạn.

Khi tới nơi thì tất cả các bàn đã đủ người. Đang ngơ ngác giữa những tiếng nói cười rôm rả, Ngữ nghe tiếng gọi:

-Phải Ngữ không, đây còn chỗ trống này lại đây ngồi với tụi tao

Nhận ra giọng của Châu, giọng khào khào như vịt đực từ ngày cùng ở trại tù Vĩnh Quang ngoài Bắc. Hai đứa chỉ học chung lớp đêm năm đệ nhị ở Hội Khuyến Học Bổ Túc. Hồi đó trường Chu Văn An mở lớp đêm ở dãy lầu phía sau trường Petrus Ky để giúp các học sinh không có điều kiện đi học như những học sinh bình thường. Lên năm đệ nhất Ngữ theo ban C, còn Châu vẫn học ban A. Gặp lại nhau trong lò luyện thép Thủ Đức rồi lại bặt tin để cuối cùng ?hội ngộ? trong trại tù cộng sản. Cũng vì bản tính gàn gàn bướng bướng nên Châu bị tên đội trưởng ?đì? cho gần chết.

Châu kéo cái ghế trống cho Ngữ ngồi xuống lên tiếng giới thiệu:

-Đây là anh Ngữ, kể từ ngày ra khỏi nhà tù đến nay mới gặp lại. Ngữ gật đầu chào mọi người ngồi xuống. Bỗng Ngữ giật mình khi chạm phải đôi mắt của người phụ nữ ngồi đối diện. Cặp mắt ấy lôi Ngữ trở về với quá khứ mịt mù. Cặp mắt đã theo Ngữ gần suốt cuộc đời.

Ngữ hỏi nhỏ Châu về người phụ nữ nhưng Châu thì thầm:

-Tao không biết bà ấy là ai cả, hình như trong nhóm của vợ chồng Đính, bạn tao; để tao hỏi cho. Mày làm gì mà ngơ ngác như thằng mất hồn vậy?

-Có lẽ tao không quen ở những nơi ồn ào như thế này. Ngữ khỏa lấp tình cảm của mình.

Trong lúc cười nói với Châu, thỉnh thoảng Ngữ vẫn nhìn thấy gương mặt của người phụ nữ ngồi đối diện thật quen thuộc. Cũng vì ngồi quá xa nên Ngữ không dám lên tiếng hỏi. Sau khi theo Châu ra ngoài hút thuốc trở vào thì người phụ nữ đã biến mất. Châu hỏi vợ chồng Đính mới biết người phụ nữ đã cáo lỗi về trước vì không được khỏe. Qua vợ chồng Đính Ngữ biết được người phụ nữ chính là Trân.

Ngữ ngẩn ngơ như người mất hồn vì đã không kịp gặp lại Trân, chẳng được nói với Trân một lời chào hỏi. Ngữ không làm cách nào trốn chạy ánh mắt thỉnh thoảng nhìn về phía mình. Ánh mắt nghịch ngợm ngày xưa nhưng bây giờ dường như luôn phảng phất ẩn chứa một nỗi buồn mênh mang!

Một buổi sáng mùa đông Ngữ thức giậy rất sớm. Anh không làm sao ngủ tiếp vì hình ảnh Trân cứ lởn vởn trước mặt. Ngữ cứ tự trách móc, tự hành hạ mình vì đã bỏ mất cơ hội gặp lại Trân.

Ngữ pha ly cà phê mở cửa bước ra sân sau châm điếu thuốc đầu tiên trong ngày. Bầu trời trắng đục, những bông tuyết bay dầy đặc như những đàn bướm trắng chập chờn trong không gian vắng lặng. Ngữ để mặc cho những giọt tuyết nhỏ li ti bám trên chiếc áo lạnh. Khói thuốc và ngụm cà phê nóng không đủ sưởi ấm trong buổi sáng lạnh lẽo mùa đông. Làm sao mà sưởi ấm trong lúc cõi lòng hoàn toàn trống vắng!

Ngồi trước chiếc computer quen thuộc, trong lúc Ngữ miệt mài ?mổ cò? từng nốt trên keyboard để hoàn tất một truyện ngắn thì tiếng điện thoại vang lên. Trên màn hình số điện thoại hiện lên thật lạ, ba số đầu anh nhận ra người gọi ở vùng Dallas.

Tiếng phụ nữ trong điện thoại vang lên:

-?Xin lỗi có phải ông Ngữ không ạ??

Ngữ ngạc nhiên vì giọng nói có vẻ xa lạ, nhưng linh cảm báo cho anh biết là người gọi rất thân thiết với mình.

-?Vâng Ngữ tôi nghe đây. Xin lỗi, xin bà có thể cho biết quý danh??

-?Anh Ngữ không nhận ra em saỏ?

-?Phải Trân không, có phải em là Trân không? Ngữ lắp bắp trong hơi thở dồn dập đầy xúc động.

-?Vâng em là Trân, ?Bé Trân? của anh ngày xưa đây, nhưng bây giờ? không còn bé nữa phải không anh?? Giọng nói của Trân thật buồn từ ở một nơi thật xa vọng lại. Dường như Trân đang cố gắng chận lại giòng nước mắt đang trào ra. Tiếng nói của Ngữ cũng lạc đi

-?Anh chờ đợi tiếng em trong máy từng giờ từng ngày bao lâu nay. Và anh cũng đã không dám nhận em khi ngồi đối diện với em trong bàn tiệc hôm nào ở dưới Houston trong đêm tiền hội ngộ của Phố Núị?

Tiếng thở dài vang lên trong máy cùng giọng nói trĩu buồn:

-?Có lẽ như vậy lại tốt anh ạ. Nếu hôm đó anh hỏi chắc em cũng sẽ chối không nhận là ?Bé Trân? đâu. Em vẫn không quên những kỷ niệm xưa hồi ở Phố Núi. Nhưng thời gian cũng đã làm hao mòn đi những kỷ niệm êm đềm ngày xưa, phải vậy không anh? Em chẳng sao quên sự chiều chuộng của anh dành cho em trong những ngày tháng đó. Nhưng ngày xưa bây giờ chỉ còn là dĩ vãng dù ngọt ngào hay đắng cay thì cũng đã bị đẩy lùi vào quá khứ mất rồi. Dù sao thì em cũng chẳng thể quên, nhất là ánh mắt anh trong đêm tình cờ ngồi đối diện với anh ở Houston. Ánh mắt thật buồn đã làm em thao thức trong nhiều đêm dài. Chính ánh mắt của anh đã bắt em phải gọi anh giờ phút này. Em cảm thấy thật vô tình nếu em không gọi thăm anh, gọi thăm anh một lần cuối trong đời. Em không muốn gặp lại anh dù chẳng bao giờ có thể quên được anh.

Anh Phong có cho em biết rõ hoàn cảnh của anh hiện nay và cũng có những lời khuyên. Nhưng anh Ngữ ạ, dường như tất cả đã trễ mất rồi, phải không anh?Tất cả đã muộn màng?!

Em chỉ xin anh một điều, hãy giữ lại cho nhau những kỷ niệm đẹp trong một đoạn đời. Em biết là em không thể mang lại hạnh phúc cho anh và cả anh cũng vậy. Hôm gặp lại anh trong bữa tiệc em muốn được ngồi gần bên anh, em muốn được nghe tiếng anh thì thầm gọi ?Bé Trân? như ngày xưa. Em cố kìm hãm lại những đợt sóng cảm xúc cuồn cuộn mãnh liệt trong em.

Chính em cũng muốn được nằm trong vòng tay yêu thương của anh. Em nhìn thấy rõ tình yêu trong đôi mắt anh hướng về em. Em không chịu đựng nổi những mâu thuẫn cứ dâng lên, nên cuối cùng em phải chạy trốn đôi mắt anh, chạy trốn tình cảm của chính mình; chạy trốn một sự thật!

Trong cuộc sống hiện tại chúng ta còn quá nhiều ràng buộc anh ạ. Và những ràng buộc mà em nhận thấy cả hai chúng ta đều không thể nào bước qua để giải quyết ổn thỏa được, phải vậy không anh? Nếu anh còn giữ lại những kỷ niệm xưa, vẫn dành cho em tình yêu thì xin anh cùng em trau chuốt cuộc tình dù mãi mãi cách xa nhau.

Giọng Trân đầy nước mắt. Ngữ lờ mờ nhận thấy những điều Trân nói lên là sự thật mà vì tình yêu dành cho Trân quá mãnh liệt Ngữ đã không kịp nhận ra.

-Nhưng ít ra em cũng cho anh được gặp em một lần chứ. Chẳng lẽ?

Tiếng Trân như lạc đi:

-Không thể nào làm khác đi hoàn cảnh của chúng ta bây giờ, gặp lại nhau nào có ích gì. Gặp lại nhau chỉ gây thêm những dằn vặt, những khổ đau lúc chia tay thì tốt hơn là đừng gặp nữa. Anh đã bước vào tuổi già và em cũng không còn trẻ nữa để tìm thấy một tương laỉ!

Ngữ nghe rõ tiếng nấc nghẹn ngào của Trân trong máy. Chẳng có lời an ủi nào bù đắp được những mất mát, những đau thương của số kiếp.

-Chúc anh những điều tốt lành nhất. Em không bao giờ quên tình cảm của anh đã dành cho em! và Bé Trân của anh cũng mãi mãi nhớ và cầu nguyện cho anh? Vĩnh biệt!

Giọng nói cùng tiếng nức nở của Trân như còn vang mãi trong thần trí thẫn thờ của Ngữ. Ngữ nhìn vào khoảng không trước mặt như một kẻ vô hồn?!

Vùng gió xoáy mùa xuân 2013

Ngũ Lang

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn