BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72808)
(Xem: 62102)
(Xem: 39197)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phát kiến ngôn từ

07 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 1113)
Phát kiến ngôn từ
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Nhiều ngày trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng đi dự Đối thoại Shangri-La, báo chí trong nước đã đưa tin theo chiều hướng quảng bá, đánh bóng sự kiện này, với những cách diễn đạt như “khách mời chính thức”, “diễn giả chính”, “phát biểu khai mạc”, “phát biểu đề dẫn quan trọng” để qua đó tuyên truyền mạnh về một hình ảnh, vị thế, uy tín, tầm quan trọng về đối ngoại và ngoại giao của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trong phiên họp khai mạc cho cuộc họp Shangri-La bàn về an ninh khu vực Đông Nam Á.


Tin tức dồn dập theo kiểu tuyên giáo đó cùng với sự cập nhật liên tục việc ông Dũng đến Singapore, xuất hiện tại khách sạn Shangri-La đã có tác dụng làm loãng, che khuất bớt những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra tại kỳ họp Quốc hội, đặc biệt là những tranh luận gay gắt về kinh tế - tài chính, về sửa đổi Hiến pháp, về chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm... Nó cũng làm mờ đi dư luận xôn xao về việc bắt blogger Trương Duy Nhất và việc đàn áp cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 2/6.

Cuối cùng, ông Thủ tướng Việt Nam cũng đăng đàn với bài phát biểu được chuẩn bị sẵn rất công phu. Báo chí trong nước lại một phen tiếp tục rầm rộ công cuộc tuyên truyền hoành tráng với sự phân tích các nội dung quan trọng, mới, với văn phong thể hiện tầm trí tuệ cao và phong cách ngoại giao văn minh của bài phát biểu. Thời sự hàng ngày không bỏ qua mọi cách khai thác sự “đánh giá cao” của học giả, các nhà báo và chính khách quốc tế về bài phát biểu này, đặc biệt là từ khóa được lặp lại với tần suất cao có dụng ý “lòng tin chiến lược”.

Cũng phải thừa nhận sự công phu trong việc chuẩn bị văn bản của cơ quan giúp việc; trong đó, nét nổi bật là văn phong mềm mại, có phần hoa mỹ, bay bướm thể hiện trong một số đoạn của diễn văn. Vì là lần đầu tiên Việt Nam có một phát biểu mang tính tuyên ngôn về an ninh quốc phòng, trong bối cảnh hết sức tế nhị của ASEAN, của Biển Đông, của Châu Á – Thái Bình Dương, với sự vận động khó lường về những vấn đề địa chính trị khu vực và xu thế cạnh tranh – cân bằng cán cân khẳng định sức mạnh của các cường quốc có can dự, bài phát biểu đã cố thoát khỏi văn phong khô khan, sáo mòn, tự tin quá mức, khẳng định võ đoán, độc quyền chân lý, xem thường người khác của lối chính luận xã hội chủ nghĩa truyền thống. Trong lối chính luận ấy, từ ngữ bị triệt tiêu các yếu tố cảm xúc; cú pháp khẳng định, thể hiện sự tự tin chỉ mình là đúng, luôn luôn và tất cả đúng kiểu “suy cho cùng” của K. Marx; người đối thoại bị giáng cấp nhân xưng kiểu “lũ”, “chúng”, “bọn họ”.

Không đi theo cách ấy vì cảm thấy sự xấc xược, tự tin trong thời buổi này không có lợi nên chiều hướng thể hiện của bài phát biểu Shangri-La được làm sinh động hơn bằng những câu mở, câu bán cảm thán, nhiều từ ngữ “đa phương” hơn (như từ “quan ngại” vốn không có trong kho từ ngữ chính luận – báo chí Việt Nam “xã hội chủ nghĩa”, mà là từ BBC của những năm 80 thế kỷ trước).

Bên cạnh sự không mới gì về nội dung chiến lược quốc phòng – an ninh, thậm chí có thụt lùi, chủ hòa và thực dụng, sự phân tích tuyên truyền nói trên khai thác tối đa tính “mới” của khái niệm “lòng tin chiến lược”. Mà đúng là mới thật vì khái niệm này chưa từng xuất hiện trong lịch sử bang giao quốc tế, cả song phương và đa phương, theo nghĩa đó là một chuẩn mực, mô hình, giá trị cần đạt của quan hệ ngoại giao. Vì vậy, nội hàm của nó chưa có, tiêu chí cũng chưa xác định. Một khái niệm không có nội hàm, tức cũng không tương thích với ngoại diên nào, là một khái niệm ảo, không có giá trị nhận thức luận.

Có lẽ vì nhiều thứ áp lực của lần đầu tiên phát biểu tại một diễn đàn như vậy, bộ máy ngoại giao Việt Nam muốn tạo ấn tượng độc đáo về một cái lạ; tìm cái lạ như vậy không dễ nên cuối cùng những người tham mưu văn bản đưa ra sáng kiến “lòng tin chiến lược” với một thao tác tương đối đơn giản là tạo ra một từ phái sinh từ khái niệm “đối tác chiến lược”: trong các quan hệ đối tác chiến lược, lòng tin cũng phải “chiến lược”.

Thao tác đó, về mặt kỹ thuật từ ngữ, giống như một sự lắp ghép bất chợt các từ lại với nhau để có một đơn vị hình thức lớn hơn; chẳng hạn từ những từ “chè”, “đỗ”, “gà”, “vịt”, ta có thể ghép “chè đỗ”, “chè gà”, “chè vịt”; “chè đỗ” thì hiểu được, còn “chè gà”, “chè vịt” thì phải có thời gian để quen dần nếu nó quả trở thành món ăn có thật.

Tuy nhiên, trong khi đối tác chiến lược là một mô hình bang giao cụ thể, đặc thù song phương, với những lĩnh vực, nội dung, cấp độ, lộ trình hợp tác cụ thể, “lòng tin chiến lược” thì chẳng đo lường gì được, mênh mông như nước Biển Đông. Nó được tung vào Đối thoại Shangri – La 2013 như một trò chơi ngôn từ, một kiểu hoa mỹ làm điệu, đỏng đảnh, không hơn không kém.

Không biết người đọc lên cụm từ ấy trên diễn đàn có hiểu gì không, song có lẽ từ nay, sẽ có hàng trăm luận án tiến sĩ được đẻ ra từ cụm từ này khi nghiên cứu về khoa học ngoại giao.

Xích Tử

Theo Dân Luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn